Đến nội dung

Hình ảnh

Tìm các số nguyên không âm $x,y$ thoả mãn đẳng thức $x^2=y^2+\sqrt{y+1}$


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 23 trả lời

#1
mrwin99

mrwin99

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 38 Bài viết

Một số bài tập về phương trình nghiêm nguyên

 

Bài 1: Tìm các cặp số nguyên $(x,y)$ thoar mãn đẳng thức $y(x-1)=x^2+2$

Bài 2: Tìm các chữ số $a,b,c$ biết rằng $\sqrt{\overline{abc}}=(a+b)\sqrt{c}$

Bài 3 : Tìm các giá trị nguyên $x,y$ thoả mãn đẳng thức $(y+2)x^2+1=y^2$

Bài 4 : Cho $f(x)=ax^2+bx+c$ có tính chất : $f(x)$nhận giá trị nguyên khi $x$ là số nguyên.Hỏi các hệ số $a,b,c$ có nhất thiết là các số nguyên hay không? Vì sao?

Bài 5: Tìm các số nguyên không âm $x,y$ thoả mãn đẳng thức $x^2=y^2+\sqrt{y+1}$

 



#2
Yagami Raito

Yagami Raito

    Master Tetsuya

  • Thành viên
  • 1333 Bài viết

Một số bài tập về phương trình nghiêm nguyên

 

Bài 1: Tìm các cặp số nguyên $(x,y)$ thoả mãn đẳng thức $y(x-1)=x^2+2$

 

 

$\Leftrightarrow xy-y-x^2-2=0\Leftrightarrow (x-1)(y-x-1)=3$

 

Tới đây ta xét các trường hợp là ra


:nav: Học gõ công thức toán học tại đây

:nav: Hướng dẫn đặt tiêu đề tại đây

:nav: Hướng dẫn Vẽ hình trên diễn đàn toán tại đây

--------------------------------------------------------------

 


#3
duongtoi

duongtoi

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 747 Bài viết

Bài 5: Tìm các số nguyên không âm $x,y$ thoả mãn đẳng thức $x^2=y^2+\sqrt{y+1}$

Ta có $(x-y)(x+y)=\sqrt{y+1}>0$.

Suy ra $x>y$.

Suy ra $x\ge 1$ nên $x+y\ge y+1\ge 1$.

Mặt khác, $x-y>0$ nên $x-y\ge 1$.

Do đó, $(x-y)(x+y)\ge y+1\ge\sqrt{y+1}$.

Dấu $"="$ xảy ra khi và chỉ khi $y+1=1;x+y=y+1;x-y=1$.

Tức là $x=1;y=0$.



#4
nguyencuong123

nguyencuong123

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 587 Bài viết

Bài 3 làm nốt: $PT\Leftrightarrow x^{2}(y+2)+1-y^{2}=0\Leftrightarrow x^{2}(y+2)+(4-y^{2})=3\Leftrightarrow (x^{2}+2-y)(2+y)=3$.đến đây thì chỉ còn việc xét ứơc


    :icon12:  :icon12:  :icon12:   Bình minh tắt nắng trời vương vấn :icon12:  :icon12:  :icon12:       

      :icon12: Một cõi chơi vơi, ta với ta  :icon12:       

:nav: My Facebook  :nav:  

 


#5
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1668 Bài viết

Bài 4 : $f(1)=a+b+c$ ; $f(0)=c$ nên c nguyên do đó a + b nguyên ; $f(-1)=a-b+c$ nên a - b nguyên do đó a ; b ; c nguyên 


$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#6
duongtoi

duongtoi

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 747 Bài viết
Bài 3 : Tìm các giá trị nguyên $x,y$ thoả mãn đẳng thức $(y+2)x^2+1=y^2$

 

Ta có $x^2(y+2)=(y-1)(y+1)$.

TH1: Nếu $y\ge 0$.

Ta có $y+2> y+1>y-1\ge 0$.

Do đó, PT chỉ xảy ra khi $x=0$.

Suy ra, $y=1$.

TH2: Nếu $y<0$.

Ta có, nếu $y<-1$ thì $y^2-1>0; (y+2)x^2\le 0$

Suy ra vô nghiệm.

Nếu $y=-1$ thì $x=0$ thỏa mãn.

Vậy có hai nghiệm $x=0;y=-1$ và $x=0;y=1$.



#7
Yagami Raito

Yagami Raito

    Master Tetsuya

  • Thành viên
  • 1333 Bài viết

Bài 2

Ta có:  $(a+b)^{2}c=10\overline{ab}+c$ hay $\left | (a+b)^{2}-1 \right |c=10\overline{ab}$

 

Nếu $\overline{ab}$ không chia hết cho $3$ thì $(a+b)$ cũng không chia hết cho $3$, do đó: $(a+b)^{2}$ khi chia cho $3$ còn dư $1$, từ đó $(a+b)^{2}-1$ chia hết cho $3$, suy ra $ab$ chia hết cho $3$, trái giả thiết

 

Vậy $ab$ chia hết cho $3$, nên $(a+b),c$ đều chia hết cho $3$

 

Vì $1\leq a+b\leq 18$, do đó:

 

- Nếu $a+b$ lấy giá trị $12,15,18$ thì $10\overline{ab}$ chia hết cho $143, 224, 323$ khi đó $\overline{ab}$ chia hết cho $143,224,323$ là điều vô lí vì $\overline{ab}$ là số có hai chữ số

 

- Nếu $a+b=3$ thì $8c=10\overline{ab}$. Đẳng thức này không xảy ra vì vế trái là số có một chữ số, vế phải là số có ba chữ số

 

- Nếu $a+b=6$ thì $7c=2\overline{ab}=20a+2b=18a+12$. Phương trình này không có nghiệm nguyên

 

- Nếu $a+b=9$ thì $8c=\overline{ab}=9a+9$, suy ra $c=9,a=7,b=2$

 

Bộ ba số $a=7,b=2,c=9$ thoả mãn đề bài


:nav: Học gõ công thức toán học tại đây

:nav: Hướng dẫn đặt tiêu đề tại đây

:nav: Hướng dẫn Vẽ hình trên diễn đàn toán tại đây

--------------------------------------------------------------

 


#8
duongtoi

duongtoi

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 747 Bài viết

Bài 2: Tìm các chữ số $a,b,c$ biết rằng $\sqrt{\overline{abc}}=(a+b)\sqrt{c}$

Suy ra $c$ là số chính phương nên $c=\{0;1;4;9\}$.

TH1: $c=0$ suy ra $a=b=0$.  (không biết TH này có dc nhận nghiệm không vì không nói rõ $\overline{abc}$ bắt buộc là số có ba chữ số, Theo mình là nhận nghiệm này)

TH2: $c=1$. Suy ra, $\sqrt{\overline{abc}}$ có chữ số tận cùng là 1.

Do đó $a+b$ có chữ số tận cùng là 1. Có các TH sau: $a+b=1+0=0+1=1$ hoặc $a+b=2+9=3+8=4+7=5+6$.

Mặt khác $\overline{abc}=(a+b)^2c$ là số chính phương nên $\overline{abc}$ có dạng $4k$ hoặc $4k+1$.

Nên ta được $\overline{abc}$ có dạng $4k+1$ nên $a=3;b=8$ hoặc $a=5;b=7$.

Các số là $381;741$.

Thử lại, thì hai số này loại.

TH3: $c=4$.

Ta có $\overline{ab4}\equiv a+b+1\mod 3$ và $4(a+b)^2\equiv (a+b)^2\mod 3$.

TH này vô nghiệm.

TH4: $c=9$



#9
canhhoang30011999

canhhoang30011999

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 634 Bài viết

Bài 4 : $f(1)=a+b+c$ ; $f(0)=c$ nên c nguyên do đó a + b nguyên ; $f(-1)=a-b+c$ nên a - b nguyên do đó a ; b ; c nguyên 

khong the tu a+b nguyen va a-b nguyen de suy ra a,b nguyen duoc



#10
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1668 Bài viết

khong the tu a+b nguyen va a-b nguyen de suy ra a,b nguyen duoc

a+b nguyên ; a-b nguyên nên (a+b)+(a-b) = 2a nguyên (tổng 2 số nguyên là 1 số nguyên ) nên a nguyên 


$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#11
canhhoang30011999

canhhoang30011999

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 634 Bài viết

theo mình thì a+b nguyên ,a-b nguyên $\Rightarrow 2b,2a$ là số nguyên

$\Rightarrow a= \frac{a_{1}}{2}$$b= \frac{b_{1}}{2}$$\Rightarrow ax^{2}+bx= \frac{a_{1}x^{2}+b_{1}x}{2}$ là số nguyên

$\Leftrightarrow a_{1},b_{1} cung tinh chan le$

=>a,b,c không nhất thiết là số nguyên



#12
canhhoang30011999

canhhoang30011999

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 634 Bài viết

a+b nguyên ; a-b nguyên nên (a+b)+(a-b) = 2a nguyên (tổng 2 số nguyên là 1 số nguyên ) nên a nguyên 

2a nguyên thì không thể nói a nguyên VD 3 nguyên nhưng 1,5 không nguyên



#13
mrwin99

mrwin99

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 38 Bài viết

Bài 6 : Tìm tất cả các số nguyên $n$ sao cho $x^2-nx+2002=n$ có nghiệm nguyên

Bài 7: Tìm số $n$ nguyên dương thoả mãn $\sqrt{(3+2\sqrt{2})^{n}}+\sqrt{(3-2\sqrt{2})^{n}}=6$

Bài 8: Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình 

$$2x^6-2x^3y+y^2=64$$

Bài 9: Tìm $x,y$ nguyên thoả mãn đẳng thức $2y^2x+x+y+1=x^2+2y^2+xy$

Bài 10: Tìm $x,y$ nguyên thoả mãn $x^2+5y^2+2y-4xy-3=0$

Bài 11 : Tìm nghiêm nguyên phương trình $xy-2y-3=3x-x^2$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyentrunghieua: 09-08-2013 - 11:21


#14
Simpson Joe Donald

Simpson Joe Donald

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 293 Bài viết


 

Bài 7: Tìm số $n$ nguyên dương thoả mãn $\sqrt{(3+2\sqrt{2})^{n}}+\sqrt{(3-2\sqrt{2})^{n}}=6$

 

Nhận xét: $(3+2\sqrt{2})(3-2\sqrt{2})=1$

Đặt: $\sqrt{(3-2\sqrt{2})^x}=a>0$

PT trở thành:

$a+\dfrac{1}{a}=6\iff a^2-6a+1=0 \iff \left[ \begin{array}{l} a=3-2\sqrt{2} \\ a=3+2\sqrt{2} \end{array}\right.$


Câu nói bất hủ nhất của Joker  : 
Joker để dao vào mồm Gambol nói : Mày muốn biết vì sao tao có những vết sẹo trên mặt hay không ? Ông già tao là .............. 1 con sâu rượu, một con quỷ dữ. Và một đêm nọ , hắn trở nên điên loạn hơn bình thường . Mẹ tao vớ lấy con dao làm bếp để tự vệ . Hắn không thích thế ... không một chút nào . Vậy là tao chứng kiến ... cảnh hắn cầm con dao đi tới chỗ bà ấy , vừa chém xối xả vừa cười lớn . Hắn quay về phía tao và nói ... "Sao mày phải nghiêm túc?". Hắn thọc con dao vào miệng tao. "Hãy đặt nụ cười lên khuôn mặt nó nhé". Và ... "Sao mày phải nghiêm túc như vậy ?"


#15
Yagami Raito

Yagami Raito

    Master Tetsuya

  • Thành viên
  • 1333 Bài viết

Bài 11 : Tìm nghiêm nguyên phương trình $xy-2y-3=3x-x^2$


Phương trình tương đương
$$y(x-2)+x(x-3)=3(2)$$
Với $x=2$ $(2)\Leftrightarrow -2=3$ (vô lý)

Với $x$ khác $2$ thì $(2)\Leftrightarrow y=\frac{-x^2+3x+3}{x-2}=\frac{-(x-2)^2-(x+1)}{x-2}=-x-2-\frac{x+1}{x-2}$
Do $y$ là số nguyên nên $\frac{x+1}{x-2}$ nguyên $\Leftrightarrow (x+1)\vdots (x-2)\Leftrightarrow 3\vdots (x-2)$

Tới đây tiếp tục giải và ta có phương trình có nghiệm nguyên $(x,y)\epsilon \boxed{(3;3),(-3;3),(1;-5),(7;-5)}$

Bài 6 : Tìm tất cả các số nguyên $n$ sao cho $x^2-nx+2002=n$ có nghiệm nguyên

Phương trình tương đương $x^2-nx+(2002-n)=0$
Ta có $\Delta =n^2-8008n+4n=(n+2)^2-8012$
Nhận thấy để phương trình có nghiệm nguyên thì $\Delta =(n+2)^2-8012$ là 1 một số chính phương
Tức là phương trình $(n+2)^2-8012=a^2$ phải có nghiệm ($a\epsilon \mathbb{N}$)
$\Leftrightarrow (n+2+a)(n+2-a)=8012=2003.4$
Do $(n+2+a) \geq (n+2-a)$ và $(n+2+a)+(n+2-a)=2n+4$ nên $(n+2+a);(n+2-a) $ cùng tính chẵn lẻ.
Vậy chỉ xảy ra TH
$\left\{\begin{matrix} n+2+a=4006 & & \\ n+2-a=2 & & \end{matrix}\right. \Rightarrow n=2002$
Thay vào pt ta có
$$x^2-2002x=0$$
$x=0$hoặc $x=2002$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Jinbe: 10-08-2013 - 08:15

:nav: Học gõ công thức toán học tại đây

:nav: Hướng dẫn đặt tiêu đề tại đây

:nav: Hướng dẫn Vẽ hình trên diễn đàn toán tại đây

--------------------------------------------------------------

 


#16
letankhang

letankhang

    $\sqrt{MF}'s$ $member$

  • Thành viên
  • 1079 Bài viết

 

Bài 11 : Tìm nghiêm nguyên phương trình $xy-2y-3=3x-x^2$

Bài 11 :

$gt\Rightarrow xy-x^{2}-2y-2x-x-3=0\Rightarrow x(y-x)-2(y-x)-(x-2)=5\Rightarrow (x-2)(y-x-1)=5$

Tới đây bạn chỉ cần xét ước để tìm nghiệm nguyên của $PT$


        :oto:   :nav:  :wub:  $\mathfrak Lê $ $\mathfrak Tấn $ $\mathfrak Khang $ $\mathfrak tự$ $\mathfrak hào $ $\mathfrak là $ $\mathfrak thành $ $\mathfrak viên $ $\mathfrak VMF $  :wub:   :nav:  :oto:            

  $\textbf{Khi đọc một quyển sách; tôi chỉ ráng tìm cái hay của nó chứ không phải cái dở của nó.}$

 

 


#17
letankhang

letankhang

    $\sqrt{MF}'s$ $member$

  • Thành viên
  • 1079 Bài viết

 

Bài 10: Tìm $x,y$ nguyên thoả mãn $x^2+5y^2+2y-4xy-3=0$

 

Bài 10 :

$gt\Rightarrow x^{2}-4xy+4y^{2}+y^{2}+2y+1-4=0\Rightarrow (x-2y)^{2}+(y+1)^{2}=4$

Do : $x;y\epsilon \mathbb{Z}\Rightarrow (x-2y)^{2};(y+1)^{2}$ phải là số chính phương 

$\Rightarrow (x-2y)^{2};(y+1)^{2}\epsilon \left \{ 0;4 \right \}$

Từ đây ta có thể dễ dàng giải tiếp.  :wub:


        :oto:   :nav:  :wub:  $\mathfrak Lê $ $\mathfrak Tấn $ $\mathfrak Khang $ $\mathfrak tự$ $\mathfrak hào $ $\mathfrak là $ $\mathfrak thành $ $\mathfrak viên $ $\mathfrak VMF $  :wub:   :nav:  :oto:            

  $\textbf{Khi đọc một quyển sách; tôi chỉ ráng tìm cái hay của nó chứ không phải cái dở của nó.}$

 

 


#18
letankhang

letankhang

    $\sqrt{MF}'s$ $member$

  • Thành viên
  • 1079 Bài viết

 

Bài 9: Tìm $x,y$ nguyên thoả mãn đẳng thức $2y^2x+x+y+1=x^2+2y^2+xy$

 

Chém luôn bài 9 vậy :P

$gt\Rightarrow x^{2}+2y^{2}+xy-2y^{2}x-x-y-1=0\Rightarrow (x^{2}-x)-(2y^{2}x-2y^{2})+(xy-y)=1\Rightarrow (x-1)(x-2y^{2}+y)=1$

Tới đây ta chỉ cần xét ước để tìm nghiệm nguyên của $PT$


        :oto:   :nav:  :wub:  $\mathfrak Lê $ $\mathfrak Tấn $ $\mathfrak Khang $ $\mathfrak tự$ $\mathfrak hào $ $\mathfrak là $ $\mathfrak thành $ $\mathfrak viên $ $\mathfrak VMF $  :wub:   :nav:  :oto:            

  $\textbf{Khi đọc một quyển sách; tôi chỉ ráng tìm cái hay của nó chứ không phải cái dở của nó.}$

 

 


#19
letankhang

letankhang

    $\sqrt{MF}'s$ $member$

  • Thành viên
  • 1079 Bài viết

 

Bài 8: Tìm nghiệm nguyên dương của phương trình 

$$2x^6-2x^3y+y^2=64$$

 

$gt\Rightarrow x^{6}+x^{6}-2x^{3}y+y^{2}=64\Rightarrow x^{6}+(x^{3}-y)^{2}=64$

Dễ thấy $-2\leq x\leq 2$ ( do tại $x=2;x=-2$ thì $x^{6}=64$ và $x^{6}$; $(x^{3}-y)^{2}\geq 0$ )

Chỉ cần xét các trường hợp để tìm nghiệm nguyên của $x;y$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi letankhang: 10-08-2013 - 08:49

        :oto:   :nav:  :wub:  $\mathfrak Lê $ $\mathfrak Tấn $ $\mathfrak Khang $ $\mathfrak tự$ $\mathfrak hào $ $\mathfrak là $ $\mathfrak thành $ $\mathfrak viên $ $\mathfrak VMF $  :wub:   :nav:  :oto:            

  $\textbf{Khi đọc một quyển sách; tôi chỉ ráng tìm cái hay của nó chứ không phải cái dở của nó.}$

 

 


#20
Ha Manh Huu

Ha Manh Huu

    Trung úy

  • Thành viên
  • 799 Bài viết

em sai rồi em $f(0)=c$ nguyên nên $c$ nguyên

còn a ,b ko nhất thiết nguyên ví dụ cho $a=b=\frac{1}{2}$ thì $PT\Leftrightarrow \frac{x^2}{2}+\frac{x}{2}+c= \frac{x(x+1)}{2}\in Z$ do đó bài em bị sai


tàn lụi





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh