Đến nội dung

Hình ảnh

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ACD$ là hình chữ nhật với $AB=a, AD=a\sqrt{2}$, $SA$ vuông góc với mặt phẳng $(ABCD)$....

- - - - - hhkg hình chóp đa diện

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 1 trả lời

#1
hihi2zz

hihi2zz

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 248 Bài viết

Cho hình chóp $S.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình chữ nhật với $AB=a, AD=a\sqrt{2}$, $SA$ vuông góc với mặt phẳng $(ABCD)$ và góc tạo bởi $SB$ với mặt đáy là $45^{0}$.Gợi $M$ và $N$ lần lượt là trung điểm của $AD$ và $SC$. $I$ là giao điểm của $BM$ và $AC$.

a) Chứng minh rằng mặt phẳng $(SAC)$ vuông góc với mặt phẳng $(SMB)$.

b)Tính góc tạo bởi $SC$ và $(SAB)$

c)Tính khoảng cách giữa $SI$ và $CD$

d)mp$(P)$ đi qua AB và vuông góc với $(SDC)$.Tính thể tích hai phần hình chóp $SABCD$ phân chia bởi $(P)$.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hihi2zz: 18-08-2013 - 16:41

:ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:  :ukliam2:

                   Cách duy nhất để học toán là làm toán                            

 


#2
tanh

tanh

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 298 Bài viết

a)

Vì $ BM \bot AC$

Mà $BM \bot SA( SA \bot (ABCD))$

Vậy $BM \bot (SAC)$

Mà $BM \in (SBM)$

Vậy $ (SBM) \bot (SAC)$.

b)

Xét $ \Delta SAB$ vuông tại $A$ có $\widehat{SBA}=45^{\circ}$; cạnh $SA=AB=a\sqrt{2}$.

Mà $BC \bot AB$

      $ BC \bot SA ( SA \bot (ABCD))$

$\rightarrow BC \bot (SBA)$

$\rightarrow BC \bot SB$

Xét $\Delta SBC \bot$ tại $B$ có $ SB=BC= a\sqrt{2}$

$\rightarrow \widehat{SBC}=45^{\circ}=\widehat{(SC;(SAB))}$

 

c)

Trên $AD$ lấy điểm $F$ sao cho $FD=2AF$

$\rightarrow FI // DC;\rightarrow CD // (SFI) $

Trên $mp(SAD)$ kéo dài $SF$; trên $SF$ lấy $M$ sao cho $MD \bot SF$

Xét $\Delta AFS\sim\Delta DMF $

$\rightarrow \frac{MD}{SA}=\frac{DF}{FS}=\frac{\frac{2a\sqrt{2}}{3}}{\frac{a\sqrt{11}}{3}}=\frac{2\sqrt{2}}{\sqrt{11}}$

$\rightarrow MD=\frac{2a\sqrt{22}}{11}=d_{(DC,(SFI))}=d_{(SI;DC)}$

 

d)

Trên $mp(SAD)$ kẻ $AH \bot SD(H \in SD)$

Trên $mp(SDC)$ kẻ $HI // DC (I \in SC)$

Vây $mp(P)$ cần tìm là $mp(AHIB)$

Xét $\Delta SAD \bot$ tại $A$ có $AH \bot SD$

$\rightarrow AH= \frac{a\sqrt{2}}{\sqrt{3}}$

$\rightarrow SH=\frac{a}{\sqrt{3}};HD=\frac{2a}{\sqrt{3}}$

$\frac{SH}{SD}=\frac{SI}{IC}=\frac{1}{3}$

Mà ta có : $V_{S.ABCD}=\frac{1}{3}.SA.S_{ABCD}=\frac{1}{3}.a.a^{2}\sqrt{2}=\frac{a^{3}\sqrt{2}}{3}$

$\rightarrow V_{S.ADC}=V_{S.ABC}=\frac{1}{2}.V_{S.ABCD}=\frac{1}{2}.\frac{a^{3}\sqrt{2}}{3}=\frac{a^{3}\sqrt{2}}{6}$

Vậy:

+)$\frac{V_{S.AHI}}{V_{SADC}}=\frac{SA}{SA}.\frac{SH}{SD}.\frac{SI}{IC}=1.\frac{1}{3}.\frac{1}{3}=\frac{1}{9}$

$\rightarrow V_{AHI}=\frac{1}{9}.V_{S.ADC}=\frac{1}{9}.\frac{a^{3}\sqrt{2}}{6}=\frac{a^{3}\sqrt{2}}{54}$

+)$\frac{V_{S.ABI}}{V_{S.ABC}}=\frac{SA}{SA}.\frac{SI}{IC}.\frac{SB}{SB}=1.\frac{1}{3}.1=\frac{1}{3}$

$\rightarrow V_{S.ABI}=\frac{1}{3}.V_{S.ABC}=\frac{1}{3}.\frac{a^{3}\sqrt{2}}{6}=\frac{a^{3}\sqrt{2}}{18}$

 

Vậy:

$V_{S.AHIB}=V_{S.AHI}+V_{S.ABI}=\frac{a^{3}\sqrt{2}}{54}+\frac{a^{3}\sqrt{2}}{18}=\frac{2a^{3}\sqrt{2}}{27}$

$\rightarrow V_{AHIBDC}=V_{S.ABCD}-V_{S.AHIB}=\frac{a^{3}\sqrt{2}}{3}-\frac{2a^{3}\sqrt{2}}{27}=\frac{7a^{3}\sqrt{2}}{27}$.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Khi để bàn tay bạn trên lò lửa một phút , ta tưởng như lâu một giờ . Khi ngồi gần cô gái đẹp một giờ ta tưởng chỉ mới một phút. Ðó là sự tương đối.





Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: hhkg, hình chóp, đa diện

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh