Đến nội dung

Hình ảnh

Tìm chữ số tận cùng


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
manocanh

manocanh

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 452 Bài viết

CHUYÊN ĐỀ : TÌM CÁC CHỮ SỐ TẬN CÙNG

( manocanh tổng hợp từ các cuốn sách số học của Nguyễn Vũ Thanh, Nguyễn Đức Tấn ... )


A.TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I.PHÉP CHIA HẾT :
1.Định nghĩa :

Cho hai số nguyên bất kỳ $1000$ . Nhưng khi khảo sát các chữ số tận cùng của một số , có những phương pháp đặc biệt khá lí thú :

1.Tìm một chữ số tận cùng của $2;3;7$ ) ta lấy số mũ $1992$ số 2 )

Giải :

Đặt $1991$ số 2 ) . Ta có
$2^{9^{1993}}$

Giải :

Trước hết ta tìm hai chữ số tận cùng của $\large 9^{1993} $
Ta có : $\large 9^{1993}=9^3.9^{1990}=9^3.(3^20)199 \equiv 29 (mod 100)$
Vì $\large 3^{20} \equiv 1 ( mod 100 )$
Vậy : $\large 2^{9}{1993} = 2^{100k+ 29} \equiv 2^{29}.375 \equiv 2^{30}.188 \equiv (2^{10})^{3}.188 \equiv 24^3.188 \equiv 824.188 \equiv 912 (mod 1000)$

Tương tự như trên các bạn hãy đưa ra phương pháp tìm bốn chữ số tận cùng của $\large a^n$ dựa vào chữ số tận cùng của n

c.Bài tập :

tu bi- continiu

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HAIBARA AI loves ZHAOYUN: 20-09-2012 - 00:58


#2
manocanh

manocanh

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 452 Bài viết

LÝ EULER , ĐỊNH LÝ FERMAT



1.Định lý Fermat :

Chắc hẳn rằng các bạn đã từng gặp bài toán sau :
Chứng minh rằng với mọi số nguyên n:

a)$\large n^2-n$ chia hết cho 2

b)$\large n^3-n$ chia hết cho 3

c)$\large n^5-n$ chia hết cho 5

Bài toán này có thể giải được bằng cách phân tích $\large n^2-n , n^3-n , n^5-n$ ra thừa số

a) $\large n^2 - n = n(n-1)$ . Trong hai số nguyên liên tiếp $\large n-1 , n$ bao giờ cũng có một số chia hết cho 2.

b)$\large n^3-n = n(n-1)(n+1)$ . Trong ba số nguyên liên tiếp $ \large n-1, n , n+1$ bao giờ cũng có một số chia hết cho 3

c)$\large n^5-n = n(n-1)(n+1)(n^2+1)$

Nếu$ \large n$ chia hết cho 5 thì $\large n^5-n$ chia hết cho 5

Nếu$ \large n$ không chia hết cho 5 , thì $\large n$ có dạng $\large 5k \pm 1$ hoặc $\large 5k \pm 2$ trong ba số $\large n-1 , n+1 , n$ luôn có một số chia hết cho 5

- với $\large n = 5k+1$ thì $\large n-1 = 5k $, chia hết cho 5

- với $\large n = 5k -1$ thì $\large n+1 = 5k $, chia hết cho 5

- với $\large n = 5k \pm 2$ thì $\large n^2 = 25k \pm 20k +4$ do đó $\large n^2 + 1 = 25k^2 \pm 20k +5$ , chia hết cho 5

Ta chú ý rằng nếu như $\large 2|n^2-n ; 3|n^3-n ; 5| n^5-n$ với mọi số nguyên $\large n$ , thì $\large n^4- n$ không phải luôn chia hết cho 4 ( với $\large n=2$ , ta có $\large 2^4-2 =14 $không chia hết cho 4 )

Các số $ 2,3,5 $là các số nguyên tố và bài tập ta vừa giải là trường hợp riêng của định lý sau đây :

Định lý Fermat ( Phec-ma)

Nếu$ \large p$ là số nguyên tố thì $\large n^{p} \equiv n ( mod p ) $
$(\large n^p - n $ chia hết cho $\large p$ ) với mọi số nguyên $\large n$

Chứng minh :

Nếu$ \large n$ chia hết cho $\large p$ thì rõ ràng $\large n^{p} \equiv n (mod p )$
Nếu $\large n$ không chia hết cho $\large p$ thì $\large 2n,3n ,... , (p-1)n$ đều là không chia hết cho $\large p$ , nghĩa là :

$\large n \equiv a_{1} (mod p )$ với $\large 1 \leq a_{1} \leq p-1$

$\large 2n \equiv a_{2} (mod p )$ với $1 \leq a_{2} \leq p-1$

....

$\large (p-1)n \equiv a_{p-1} (mod p )$ với $1 \leq a_{p-1} \leq p-1$

$\large p-1$ số$ \large a_{1} , a_{2} .... , a_{p-1}$ (mỗi số lấy một trong các giá trị từ $\large 1$ đến $\large p-1$ là đôi một khác nhau , bởi vì nếu có hai số nào bằng nhau , thí dụ $\large a_{k} = a_{h} (k]h)$ thì từ hai đồng dư thức trên đây mà vế phải là $\large a_{k}$ và $\large a_{h}$ , ta sẽ có $\large kn \equiv hn (mod p )$ do đó $\large (k-h)n \equiv 0 (mod p)$ , trong đó $\large 1 \leq k-h \leq p-1$
$\large \Rightarrow n$ chia hết cho $\large p$ trái với giả thiết

Nếu$ \large p-1 $ số $\large a_{1} , a_{2} ,... , a_{p-1}$ đôi một khác nhau mà mỗi số lại lấy giá trị từ $\large 1$ đến $\large p-1$ thì tích của $\large p-1$ số đó phải bằng tích của các số từ $ \large 1$ đến $\large p-1 $:

$\large a_{1}a_{2}....a_{p-1}=1.2.3.....(p-1) $
Nhân từng vế $\large p-1 $đồng dư thức trên ta được :

$\large n.2n.3n.....(p-1}n \equiv a_{1}a_{2}....a_{p-1} (mod p ) $

$\large n.2n.3n.....(p-1}n \equiv 1.2.3.....(p-1) (mod p ) $

$\large 1.2.3.....(p-1).n^{p-1} \equiv 1.2.3....(p-1) (mod p ) $

Chia hai vế của đồng dư thức cho tích$ \large 1.2.3....(p-1)$ nguyên tố với $\large p$ , và được :

$\large n^{p-1} \equiv 1 (mod p ) $

Từ đó : $\large n^p \equiv n (mod p) $

2.Định lý Euler :

Euler đã mở rộng định lý Fermat cho trường hợp modun m bất kỳ và có định lý sau đây :

$\large m$ là số nguyên dương gọi $\large \gamma (m)$ là số các số bé hơn $\large m$ và nguyên tố cùng nhau với $\large m , \gamma (m)$ được gọi là hàm Euler

Công thức tính $\large \gamma (m)$ . Phân tích ra thừa số nguyên tố :

$\large m=p_{1}^{\alpha_{1}}.p_{2}^{\alpha_{2}}.......p_{k}^{\alpha_{k}}$

$\large \gamma (m) = m(1-\dfrac{1}{p_{1}})(1-\dfrac{1}{p_{2}}).....(1-\dfrac{1}{p_{k}})$

Định lý Euler : Với $\large (a,m)=1$ thì $\large a^{\gamma (m)} \equiv 1 (mod m)$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi inhtoan: 14-05-2009 - 13:26


#3
Meveryday

Meveryday

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 61 Bài viết
Xin lỗi cho mình hỏi những bài tập khó ở trên không có lời giải à! Phức tạp quá, không biết mình giải có đúng khống!

@manocanh : bạn ko làm được bài nào thì nói ra mọi người sẽ giúp [COLOR=red]
Nhat Thi

#4
le_duc

le_duc

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 15 Bài viết
em xin đóng góp 1 bài nhé
$ [(sqrt{29}) + (sqrt{21})^{2005}]
$với [] là phân nguyên

toán học vô biên ,quay đầu là bờ


he he he

#5
CheLong

CheLong

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 33 Bài viết
Nhờ mọi người chỉ giáo giúp bài này.
Tìm 3 chữ số tận cùng của:
$14^{14^{14}}$
Always think about HTTT.
Add me if you online: [email protected]

#6
tuan101293

tuan101293

    Trung úy

  • Thành viên
  • 999 Bài viết

Nhờ mọi người chỉ giáo giúp bài này.
Tìm 3 chữ số tận cùng của:
$14^{14^{14}}$

Để tìm n chữ số tận cùng của số A thực chất là tìm số dư của A khi chia cho $ 10^{n $.Để tìm số dư của a khi chia cho $ 10^{n $,ta đưa về việc tìm số dư của A khi chia cho $ 2 ^{n $ và$ 5^{n $

KT-PT


Do unto others as you would have them do unto you.





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh