Đến nội dung

Hình ảnh

$\lim_{x\to 0}\left(\dfrac{\sin x}{x}+\sin x \right)^{\frac{1}{\sin x+x}}$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 13 trả lời

#1
Rantaro

Rantaro

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 44 Bài viết

Tính giới hạn $$\lim_{x\to 0}\left(\dfrac{\sin x}{x}+\sin x \right)^{\dfrac{1}{\sin x+x}}$$

 

Cám ơn các bạn nhiều :)



#2
duongtoi

duongtoi

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 747 Bài viết

Tính giới hạn $$\lim_{x\to 0}\left(\dfrac{\sin x}{x}+\sin x \right)^{\dfrac{1}{\sin x+x}}$$

 

Cám ơn các bạn nhiều :)

Chả biết có nhầm chỗ nào k nữa.:D

Ta có $A=\left (\lim_{x\to 0}(\frac{\sin x}{x}+\sin x) \right )^{\lim_{x\to0}\frac{1}{\sin x+x}}=1^{\infty}=e$



#3
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1668 Bài viết

Chả biết có nhầm chỗ nào k nữa. :D

Ta có $A=\left (\lim_{x\to 0}(\frac{\sin x}{x}+\sin x) \right )^{\lim_{x\to0}\frac{1}{\sin x+x}}=1^{\infty}=e$

sai rồi bạn ạ , $lim(1+\frac{1}{n})^{n}=e$ và cái kia không ở dạng này , bài này mình nghĩ dùng lopital


$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#4
Rantaro

Rantaro

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 44 Bài viết

sai rồi bạn ạ , $lim(1+\frac{1}{n})^{n}=e$ và cái kia không ở dạng này , bài này mình nghĩ dùng lopital

Mình làm thế này có được không bạn :)

 

Đặt $A=\left(\dfrac{\sin x}{x}+\sin x\right)^{\frac{1}{\sin x+x}} \Rightarrow \ln A=\dfrac{1}{\sin x + x}.\ln\dfrac{\sin x+x\sin x}{x}$

 

Ta có:

 

$\lim_{x\to 0}\ln A=\lim_{x\to 0}\dfrac{\ln \left( \dfrac{\sin x}{x}+\sin x\right)}{\sin x + x}=\lim_{x\to 0}\dfrac{\left(\dfrac{x\cos x-\sin x}{x^2}+\cos x \right).\dfrac{x}{\sin x+x\sin x}}{\cos x +1}$

 

$=\lim_{x \to 0}\dfrac{x^2\cos x+x\cos x-\sin x}{(\sin x+x\sin x)(\cos x+1)}$

 

$=\lim_{x\to 0}\dfrac{2x\cos x-x^2\sin x+\cos x-x\sin x-\cos x}{(\cos x+\sin x+x\cos x)(\cos x+1)-(\sin x+x\sin x)(-\sin x)}$

 

$=\dfrac{0-0+1-0-1}{1.2-0}=0$

 

Vậy $\lim_{x\to 0}A=e^0=1$.



#5
Kool LL

Kool LL

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 370 Bài viết


 Tính giới hạn $$\lim_{x\to 0}\left(\dfrac{\sin x}{x}+\sin x \right)^{\dfrac{1}{\sin x+x}}$$

Cám ơn các bạn nhiều :)

 

Đây là giới hạn dạng $1^{\infty}$, vì $f(x)=u(x)^{v(x)}$ với $\lim u(x)=1$ và $\lim v(x)=\infty$.PP chung để tính $\lim f(x)$ như sau :

* Chú ý : $\lim\frac{\ln1+[u-1]}{u-1}=1\quad(*)$

* $\lim f=\lim e^{\ln{u^v}}$$=\lim e^{v.\ln u}$$=e^{\lim (v.\ln u)}$$=e^{ \lim\left[ \frac{(u-1)}{\frac{1}{v}}. \frac{\ln [1+(u-1)]}{u-1}\right]}$$=e^{ \lim\left[\frac{u-1}{\frac{1}{v}}\right]. \lim\frac{\ln [1+(u-1)]}{u-1} }$$\overset{(*)}{=}e^{ \lim\left[\frac{u-1}{\frac{1}{v}}\right]. 1 }=...$ đến đây có thể rút gọn $\frac{u-1}{\frac{1}{v}}$ rồi dùng qui tắc L'Hospital để tính tiếp ra kết quả.

 

Quay trở lại bài toán :

Đặt $f(x)=\left(\dfrac{\sin x}{x}+\sin x \right)^{\dfrac{1}{\sin x+x}}$. Ta có :

* $\lim_{x\to 0}f(x)=...$ $=e^{ \lim_{x\to 0} \frac{ \frac{\sin x}{x}+\sin x-1 }{\sin x+x} }$ $=e^{ \lim_{x\to 0} \frac{ \sin x+x.\sin x-x }{x.\sin x+x^2} }$ $\overset{L'Hospital}{====} e^{ \lim_{x\to 0} \frac{\cos x+\sin x+x.\cos x-1 }{\sin x+x\cos x +2x } }$ $\overset{L'Hospital}{====} e^{ \lim_{x\to 0} \frac{-\sin x+\cos x +cos x -x\sin x }{\cos x+\cos x -x\sin x+2} }=e^{\frac{1}{2}}=\sqrt{e}$.

 

--------------------------------------------------------------------------------

 

Cũng có thể làm như sau :

* $\lim_{x\to 0} \frac{\sin x}{x}=1 \quad(**)$

* $\lim_{x\to 0}f(x)=...$ $=e^{ \lim_{x\to 0} \frac{ \frac{\sin x}{x}+\sin x-1 }{\sin x+x} }$ $\overset{(**)}{=}e^{ \lim_{x\to 0} \frac{\sin x}{\sin x+x} }$ $=e^{ \lim_{x\to 0}\frac{ \frac{\sin x}{x} }{ \frac{\sin x}{x}+1 } }$ $\overset{(**)}{=}e^{\frac{1}{2}}=\sqrt{e}$

 

 

 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Kool LL: 12-09-2013 - 18:42


#6
Kool LL

Kool LL

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 370 Bài viết

$\lim_{x\to 0}\dfrac{\left(\dfrac{x\cos x-\sin x}{x^2}+\cos x \right).\dfrac{x}{\sin x+x\sin x}}{\cos x +1}$

 

$=\lim_{x \to 0}\dfrac{x^2\cos x+x\cos x-\sin x}{(\sin x+x\sin x)(\cos x+1)}$

 

 

Bước này biến đổi sai rồi, còn một nhân tử $x$ ở dưới mẫu nữa !


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Kool LL: 12-09-2013 - 18:50


#7
vo van duc

vo van duc

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 582 Bài viết

Nếu kiểm tra bằng máy tính ta có thể thấy ngay rằng đáp số của bài toán là $\sqrt{e}$

 

Tôi làm như sau. Anh em góp ý nha! hihi

.................................

 

Khi $x\rightarrow 0$ thì $\sin x\sim x$

 

Khi đó

 

$\begin{eqnarray} \underset{x\rightarrow 0}{lim}\left ( \frac{\sin x}{x}+\sin x \right )^{\frac{1}{\sin x+x}} &=& \underset{x\rightarrow 0}{lim}\left ( \frac{x}{x}+x \right )^{\frac{1}{x+x}} \\ &=& \underset{x\rightarrow 0}{lim}\left ( 1+x \right )^{\frac{1}{2x}} \\ &=& \underset{x\rightarrow 0}{lim}\left [ \left ( 1+x \right )^{\frac{1}{x}} \right ]^{\frac{1}{2}} \\ &=& \sqrt{e} \end{eqnarray}$


Võ Văn Đức 17.gif       6.gif

 

 

 

 

 


#8
Mrnhan

Mrnhan

    $\text{Uchiha Itachi}$

  • Thành viên
  • 1100 Bài viết

Nếu kiểm tra bằng máy tính ta có thể thấy ngay rằng đáp số của bài toán là $\sqrt{e}$

 

Tôi làm như sau. Anh em góp ý nha! hihi

.................................

 

Khi $x\rightarrow 0$ thì $\sin x\sim x$

 

Khi đó

 

$\begin{eqnarray} \underset{x\rightarrow 0}{lim}\left ( \frac{\sin x}{x}+\sin x \right )^{\frac{1}{\sin x+x}} &=& \underset{x\rightarrow 0}{lim}\left ( \frac{x}{x}+x \right )^{\frac{1}{x+x}} \\ &=& \underset{x\rightarrow 0}{lim}\left ( 1+x \right )^{\frac{1}{2x}} \\ &=& \underset{x\rightarrow 0}{lim}\left [ \left ( 1+x \right )^{\frac{1}{x}} \right ]^{\frac{1}{2}} \\ &=& \sqrt{e} \end{eqnarray}$

Em nhớ thầy nói là cái VCB và VCL chỉ áp dụng cho tích và thương, không được áp dụng cho tổng và hiệu, thế anh làm thế có chuẩn không, mặc dù đáp có đúng? ~O)


$\text{Cứ làm việc chăm chỉ trong im lặng}$

Hình đã gửi$\text{Hãy để thành công trở thành tiếng nói của bạn}$Hình đã gửi


#9
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1668 Bài viết

Em nhớ thầy nói là cái VCB và VCL chỉ áp dụng cho tích và thương, không được áp dụng cho tổng và hiệu, thế anh làm thế có chuẩn không, mặc dù đáp có đúng? ~O)

Được mà , trong giáo trình của mình lưu ý một số vô cùng bé đặc biệt là :

  Nếu $x->0$ thì $sinx=x,tgx=x,arcsinx=x,arctgx=x,ln(x+1)=x$ 

Dấu $=$ ở đây hiểu là xấp xỉ nhé 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bangbang1412: 17-09-2013 - 18:08

$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#10
Mrnhan

Mrnhan

    $\text{Uchiha Itachi}$

  • Thành viên
  • 1100 Bài viết

Được mà , trong giáo trình của mình lưu ý một số vô cùng bé đặc biệt là :

  Nếu $x->0$ thì $sinx=x,tgx=x,arcsinx=x,arctgx=x,ln(x+1)=x$ 

Dấu $=$ ở đây hiểu là xấp xỉ nhé 

Ý mình là cách sử dụng, còn mấy cái trên thì đúng rồi!


$\text{Cứ làm việc chăm chỉ trong im lặng}$

Hình đã gửi$\text{Hãy để thành công trở thành tiếng nói của bạn}$Hình đã gửi


#11
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1668 Bài viết

Ý mình là cách sử dụng, còn mấy cái trên thì đúng rồi!

Có được làm như anh Đức mà 


$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#12
letrongvan

letrongvan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 213 Bài viết

Em nhớ thầy nói là cái VCB và VCL chỉ áp dụng cho tích và thương, không được áp dụng cho tổng và hiệu, thế anh làm thế có chuẩn không, mặc dù đáp có đúng? ~O)

 

Được mà , trong giáo trình của mình lưu ý một số vô cùng bé đặc biệt là :

  Nếu $x->0$ thì $sinx=x,tgx=x,arcsinx=x,arctgx=x,ln(x+1)=x$ 

Dấu $=$ ở đây hiểu là xấp xỉ nhé 

Không phải lúc nào cũng dùng vcb tương đương được, nhưng có trường hợp dùng trong tổng hiệu được, không biết diễn giải ra sao nhưng cái điều kiện để có thể thay là cả tử và mẫu hay gì đó cùng phải tiến về 0 khi x tiến về 0, lâu rồi không học lý thuyết nên không nhớ rõ lắm


Tào Tháo


#13
letrongvan

letrongvan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 213 Bài viết

Em nghĩ anh Đức làm bài này cũng không ổn :D


Tào Tháo


#14
Mrnhan

Mrnhan

    $\text{Uchiha Itachi}$

  • Thành viên
  • 1100 Bài viết

Em nghĩ anh Đức làm bài này cũng không ổn :D

Cái này em đã thông qua thầy, và thầy phán 1 câu: "Không được!". Mong anh mấy ac xem lại!


$\text{Cứ làm việc chăm chỉ trong im lặng}$

Hình đã gửi$\text{Hãy để thành công trở thành tiếng nói của bạn}$Hình đã gửi





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh