Đến nội dung

Hình ảnh

Động lực cho việc tự học của giáo viên


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 10 trả lời

#1
haiphong08

haiphong08

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 119 Bài viết

Hôm nay tôi xin trao đổi với các thầy cô giáo về động lực cho việc tự trau dồi cho bản thân ( về :kiến thức, giảng dạy): Hiện nay có rất nhiều thầy cô ít tự trau dồi cho chính mình vì nghĩ rằng vì môi trường mình dạy học sinh yếu không cần đến kiến thức quá cao. Tôi thấy như vậy là rất nguy hiểm cho giáo viên đó và chính cho cả giáo dục. Rất mong được các thầy cô trao đổi về kinh nghiệm cũng như những nguồn lực giúp các thầy cô có nhiệt tình tâm huyết với công việc tự bồi dưỡng cho chính bản thân.

Có lần tôi nói chuyện với 1 gv đang ôn luyện đội tuyển QG của tỉnh về suy nghĩ đó của tôi thì thầy rất trân thành trả lời câu rất đơn giản đó là " Sức ép". Nhưng giả sử rằng trong môi trường nào đó không có sức ép mấy thì gv chỉ dừng lại dạy đơn thuần học sinh những kiến thức phổ thông bình thường sao?

Hy vọng các thầy cô tích cực trao đổi kinh nghiệm này.



#2
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết

Lâu lắm mới thấy anh Giang post bài.

 

Có lẽ em cũng đang ở hoàn cảnh của anh. Đối tượng học sinh mà anh em mình dạy quá yếu, mặt khác, nhu cầu học và nhu cầu khám phá của các em cũng không cao. Người thầy trong hoàn cảnh như vậy dễ tự bằng lòng với kiến thức bản thân mà quên đi việc tự học,

 

Em thì em vẫn tự nghiên cứu thêm. Nhiều lúc, có thầy cô trong trường hỏi: làm thêm toán như vậy làm gì trong khi học sinh còn chả hiểu nổi bài của SGK. Em thì em nghĩ là mình phải cố nghiên cứu thêm để bản thân không bị dốt đi. Dù là ở đâu, dù trong hoàn cảnh nào, dù là ở cương vị nào thì mình vẫn phải sống bằng nghiệp toán mà.

 

Mặt khác, em lại có VMF. Việc tự học của em còn với mục đích là phục vụ cho VMF tốt hơn, nhiều hơn.

 

Nhìn chung, động lực của em không phải là sức ép của ai cả mà là từ nhu cầu bản thân em.

 

p/s: Lâu không gặp, dạo này anh thế nào ạ?


1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#3
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết

Tôi nhất trí với ý kiến của thầy Thế! Giáo viên tự học là do nhu cầu nâng cao kiến thức, trau dồi phương pháp, kỹ năng và quan trọng là không bị dốt đi. Quan trọng là làm sao cứ mỗi khi dạy được học trò được 1 thì bản thân phải học thêm được 2. Nếu có suy nghĩ rằng trình độ h cọc sinh còn yếu, nhu cầu học hỏi khám phá còn ít mà bằng lòng với thực tại không cần phấn đấu thì như thế chúng ta sẽ tụt hậu dần dần.

Càng học nhiều, càng biết nhiều thì sẽ thấy bản thân mình còn yếu kém rất nhiều (cảm giác như "càng học càng ngu") và động lực tự học tiếp tục được bồi đắp.



#4
nguyen_dung

nguyen_dung

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết

Hôm nay tôi xin trao đổi với các thầy cô giáo về động lực cho việc tự trau dồi cho bản thân ( về :kiến thức, giảng dạy): Hiện nay có rất nhiều thầy cô ít tự trau dồi cho chính mình vì nghĩ rằng vì môi trường mình dạy học sinh yếu không cần đến kiến thức quá cao. Tôi thấy như vậy là rất nguy hiểm cho giáo viên đó và chính cho cả giáo dục. Rất mong được các thầy cô trao đổi về kinh nghiệm cũng như những nguồn lực giúp các thầy cô có nhiệt tình tâm huyết với công việc tự bồi dưỡng cho chính bản thân.

Có lần tôi nói chuyện với 1 gv đang ôn luyện đội tuyển QG của tỉnh về suy nghĩ đó của tôi thì thầy rất trân thành trả lời câu rất đơn giản đó là " Sức ép". Nhưng giả sử rằng trong môi trường nào đó không có sức ép mấy thì gv chỉ dừng lại dạy đơn thuần học sinh những kiến thức phổ thông bình thường sao?

Hy vọng các thầy cô tích cực trao đổi kinh nghiệm này.

Xin hãy phân tích câu trên, vì theo kinh nghiệm của tôi, câu trên không hoàn toàn chính xác.

Không hoàn toàn chính xác có nghĩa là câu trên còn khá "mơ hồ", "vẫn chung chung".

Bất kỳ 1 nghiên cứu khoa học nào, hoặc 1 bản báo cáo gì đi nữa, nếu không chỉ ra "ứng dụng" thì không có giá trị khoa học nào cả ( cho đến khi nêu ra được ứng dụng ). Nghĩa là bạn nói "nguy hiểm" nhưng "nguy hiểm" về cái gì thì tôi chưa hiểu rõ lắm ( nếu giải quyết được cái "nguy hiểm" đó thì chúng ta đạt được cái gì? )

Tôi có trao đổi với các giảng viên đại học, và cả bạn bè quốc tế, đa phần đều khẳng định "trau dồi kiến thức cho bản thân là rất quan trọng, nhưng nó không phải là mục tiêu hàng đầu. Mục tiêu chính là dạy cách học sinh biết học, biết suy nghĩ".

Nói theo 1 câu của VN mình, trò mà giỏi bằng thầy là thầy còn kém; trò mà giỏi hơn thầy mới là thầy ngon.



#5
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết

Nói theo 1 câu của VN mình, trò mà giỏi bằng thầy là thầy còn kém; trò mà giỏi hơn thầy mới là thầy ngon.

Ý kiến của bác Nguyên dĩ nhiên là đúng. GS Lê Văn Thiêm từng nói: 

 

Người trò giỏi là người mà thầy không dạy gì cũng làm được. Người thầy giỏi là người tìm ra học trò như thế

 

 

 

Tuy nhiên, câu hỏi mà bác haiphong08 đưa ra ở đây lại là một phạm trù khác. GV cần lấy động lực nào để mình giỏi hơn. Câu hỏi cần trả lời ở đây là động lực.  Hiển nhiên, nếu trả lời được câu hỏi đó, ta sẽ góp phần làm được điều mà GS Lê Văn Thiêm cũng như bác Dương Nguyên đã nói: làm cho trò còn giỏi hơn


1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#6
haiphong08

haiphong08

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 119 Bài viết

Cảm ơn Thế, thầy Thanh và anh Nguyên: 

         Để nói ở đây hoàn cảnh của Thế giống em nên có phần hiểu tình hình hiện tại của địa phương. Và anh rất cảm phục Thế vì " động lực " tự học đầy ý nghĩa  có lẽ đó là một động lực bền vững.

         Với ý kiến thầy Thanh rất hợp ý em vì tâm lý khi em ôn luyện đội cũng chỉ mong muốn để dạy học sinh 1 thì phải biết nhiều hơn 3 lần. Em cũng được nghe kể về thầy em cũng rất muốn thầy chia xẻ kinh nghiệm chính bản thân về tự bồi dưỡng cho mình.

      Có lẽ em đồng tình với Thế ở đây là nội dung chính đó là "động lực": Còn nếu bàn luận về việc " Nguy hiểm"  thì đưa ra một số ý kiến thế này: Nếu không tự bồi dưỡng thì giáo viên có thể hiểu sai hoặc không hiểu ví như: việc phải kết luận tính đơn điệu hàm số như trong bài viết cùng trang " Về bài toán khảo sát hàm số" hóa ra kiến thức bị hiểu sai( mà đối với môn Toán thì cực kì tai hại) dẫn đến nhiều hệ lụy như ví dụ về phương trình mà leminhansp  đã đưa ra. Có thể nói đây là khiếm khuyết lớn 1 người làm toán. Còn đến nguy hiểm đến GD thì xin nêu 1 câu nói : Không sợ trò dốt mà chỉ sợ thầy dốt.

        Xin đồng tình với bác Nguyên là :"trau dồi kiến thức cho bản thân là rất quan trọng, nhưng nó không phải là mục tiêu hàng đầu. Mục tiêu chính là dạy cách học sinh biết học, biết suy nghĩ" có lẽ đây là mảng giảng dạy cũng rất nhiều nhà giáo dục nước ngoài Như G.Polya rồi GS Nguyễn Cảnh Toàn  cũng đã nói. Nhưng cái quan trọng của giáo dục ta đang tìm kiếm là phải làm thế nào? Có lẽ điều này bác Nguyên có thể chia sẻ thêm? 

 Một lần nữa cảm ơn thầy Thanh , anh Nguyên, Thế có đã chia sẻ.

Tôi nghĩ trong diễn đàn ta vẫn con nhiều GV khác mong các thây cô có thể chia sẻ thêm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi haiphong08: 19-09-2013 - 00:04


#7
leminhansp

leminhansp

    $\text{Hâm hấp}$

  • Điều hành viên
  • 606 Bài viết
Em chào các anh! Đã lâu lắm rồi em không vào diễn đàn nữa một phần vì bận đi học nhưng có lẽ còn vài lí do nữa (lười chẳng hạn)! Động lực để tự học em nghĩ do môi trường tác động rất nhiều, nhưng có lẽ mục đích của chủ topic là làm thế nào để trong một môi trường không thuận lợi mà vẫn có thể có động lực tự học! Em chưa đi dạy (mặc dù đã ra trường được hơn 1 năm) nhưng em nghĩ để có động lực tự học thì trước hết cần xác định mình có muốn không đã (chắc chắn là ai cũng muốn nâng cao trình độ rồi, hiển nhiên như thế nhưng cũng cần làm rõ, như em rất muốn, nhưng vẫn "lười" >:)  ), sau đó cần tìm cho mình một "đồng đội" tốt!
Trong bất cứ việc gì cũng cần những đồng đội, và việc tự học hiển nhiên cũng thế! Bên cạnh việc trao đổi những điểm còn khúc mắc để hiểu rõ hơn, thì việc được "khoe" với đồng đội cũng có rất nhiều tác dụng. Bản thân em khi làm được một bài toán khó, hiểu được một vấn đề phức tạp, hay đơn giản là hoàn thành một chuyên đề nhỏ nếu không được chia sẻ và nhận những lời cổ vũ động viên thì niềm vui sẽ giảm đi một nửa.  :lol: 
Bản thân em khi đi dạy (gia sư) cũng suy nghĩ rất nhiều, luôn cố gắng truyền đạt cho học sinh cách phân tích một bài toán, cách tìm ra lời giải (chứ không phải lời giải)!
"Cho như thế thì tìm ra được điều gì? Từ những điều đó còn suy ra được điều gì đó? Có liên quan gì đến kết luận không? Để giải quyết đc câu hỏi thì có những phương pháp nào? Cần những gì? Hoặc hướng dẫn học sinh cách đọc sách nữa."
Nhưng có lẽ trình độ còn có hạn nên học sinh đa số không muốn học điều đó, có thể một phần vì học sinh thời nay khá lười và "xổi", nhưng có lẽ cũng là do mình còn chưa sâu sắc, chưa thực sự hiểu vấn đề dẫn đến việc giảng giải chưa thực sự thuyết phục dẫn đến học sinh chưa hiểu và chán không muốn nghe!
Chính vì thế, có thể nói việc trau dồi kiến thức, tự học tự nghiên cứu là rất quan trọng ngay cả với việc dạy học sinh yếu!

Hãy tìm hiểu trước khi hỏi!
Hãy hỏi TẠI SAO thay vì hỏi NHƯ THẾ NÀO và thử cố gắng tự trả lời trước khi hỏi người khác!
Hãy chia sẻ với $\sqrt{\text{MF}}$ những gì bạn học được, hãy trao đổi với $\sqrt{\text{MF}}$ những vấn đề bạn còn băn khoăn!

 

Facebook: Cùng nhau học toán CoolMath

Website: Cungnhauhoctoan.com


#8
haiphong08

haiphong08

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 119 Bài viết

 Một ý kiến khá hay của  leminhansp động lực được cấu thành từ việc cống hiến và chia sẻ để nhận được những lời khích lệ tạo lên động lực. Mình nghĩ nó tốt bởi theo GS Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng "Nhân cách và tư duy quan trọng hơn kiến thưc". Và minh thật sự  tâm đắc với bạn câu " Mình có muốn không? ".Thực sự người ta sẽ không làm những điều người ta không muốn hay có làm chỉ cho có lệ. Có lẽ đối với người muốn tiến bộ thì câu nay phải đưa ra hàng đầu.

Rất cảm ơn ý kiến chia sẻ của leminhansp!



#9
nguyen_dung

nguyen_dung

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết
À, tôi đã hiểu vấn đề. Tạm thời, tôi chia mảng kiến thức làm 2, một là kiến thức cơ bản ( basic, fundamental, principle ) và cái còn lại là kiến thức nâng cao ( advantage ). Như ví dụ được nêu ở trên thì vấn đề được nêu ra là kiến thức cơ bản, mà cái này lại không nắm rõ thì nguy quá ( rất thú vị là nhiều trường hợp dạy kiến thức không đúng "chuẩn" vẫn tốt nghiệp đại học được ). Chính vì thế mà có những buổi hội thảo, tu nghiệp để chỉnh lại.
Có lẽ, bạn ám chỉ kiến thức cơ bản, còn tôi hiểu là bạn đang nói nâng cao, nên cách nói chuyện bị "lệch pha". Còn nếu bàn về nâng cao thì sẽ khác.
Một vấn đề cần bàn luận nữa là sách giáo khoa còn khá nhiều "sạn" ( tôi kiểm chứng ở sách toán và hóa ). Một ví dụ là bài tập 2, trang 60 SGK toán 12 cơ bản, bài học về tiệm cận ( tôi dùng đt nên ko gõ bài đó ra đc - các bạn tự tìm xem nhé ). Trong sách chỉ dạy về tiệm cận đứng và tiệm cận ngang. Yêu cầu của bài tập là "xác định tiệm cận đứng và tiệm cận ngang", nhưng kết quả tìm ra là tiệm cận xiên ( hay gọi là "nghiêng" ). Vấn đề là bản chất của tiệm cận ngang và tiệm cận xiên là khác nhau hoàn toàn ( tiệm cận xiên học bài bản ở SGK những năm 2007 trở về trước, bây giờ đã bỏ ). Vậy, kết luận thế nào ?
Khi chúng ta học thì được nhồi nhét vào đầu là "SGK là kiến thức chuẩn nhất", nhưng mà "chuẩn" thì chưa chắc đã "đúng". Dạy đúng "chuẩn" thì hơi ray rứt vì kiến thức chưa "chính xác", mà dạy "chính xác" thì học trò có thể mất điểm oan. Vậy, lựa chọn của bạn là thế nào ( khi mà không ngừng "tự học" để đạt kiến thức "chính xác")
P/S : khi tôi học lớp 7, một bài thơ được in trong SGK văn học có ký hiệu là dấu "huyền" nhưng trong tất cả các cuốn sách tham khảo đều là dấu "sắc" , và khi tôi đi hỏi rất nhiều người, họ đều nói nguyên bản là dấu "sắc". Dấu "huyền" và dấu "sắc" làm sai lệch ý nghĩa bài thơ, vậy nên làm sao. Đó là kỷ niệm đầu đời của tôi về nhặt sạn trong SGK.
P/S2 : còn đối với sách tham khảo thì in nhầm, in cẩu thả tràn lan rồi, miễn bàn

#10
haiphong08

haiphong08

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 119 Bài viết

 Nếu nói về sách thì quá nhiều điều để nói. Bộ sách hiện tại được đánh giá kém nhất trong những bộ sách từ 1996 đến nay, về cấu trúc về nội dung nhiều điều phải bàn, cho nên đôi khi ta cũng phải chấp nhận bài toán tìm tiệm cận đó chỉ đòi về kĩ năng chỉ tiệm cận đứng và tiệm cận ngang có vẻ hơi máy móc xu thế bây giờ khi biên soạn sách họ chỉ chú trọng vào rèn luyện kĩ năng. Vấn đề sách còn nhiều lắm nào là giảm tải, nào là tích hợp, có những phần đưa ra cho đủ nội dung như một cái thực đơn vậy.... Tôi đồng tình tư tưởng biên soạn SGK theo nối nhiều nhóm tác giả chứ không hợp nhất như thế này. Ngày trước chúng tôi học nhiều sách hay lắm. Ví dụ như nhóm thầy Ngô Thúc Lanh thì nói về tư tưởng hàm số thì khỏi phải bàn, sách nhóm tác giả miền Nam do thầy Hạo chủ biên cũng có những điều hợp lý, sách nhóm thầy Phan Đức Chính cũng khá ổn định. 

Chính một phần việc thống nhất SGK dẫn đến quan niệm "SGK là chuẩn mực" là hiển nhiên( tất nhiên chưa đúng) có lẽ nên coi nó như là giáo trình. Ở đây phải khẳng định khi dạy là phải dạy "chính xác" nếu không thì cần gì phải học. Theo tôi cái quan trọng của dạy toán chính là dạy tư duy do vậy tính chính xác không được bỏ qua. Nhưng nếu để tránh cho hs khỏi thiệt thòi trong khi thi đôi khi phải dạy theo kiều" mì ăn liền" mặc dù là không muốn.

Xin cảm ơn bác  nguyen_dung cho biết những chính kiến của bản thân hy vọng sẽ được nghe về mảng còn lại của bác với tiêu chí những lý do nào khiến bác không mêt mỏi trong làm việc với toán.



#11
thuteacher

thuteacher

    Lính mới

  • Thành viên
  • 7 Bài viết

Tôi nhất trí với ý kiến của thầy Thế! Giáo viên tự học là do nhu cầu nâng cao kiến thức, trau dồi phương pháp, kỹ năng và quan trọng là không bị dốt đi. Quan trọng là làm sao cứ mỗi khi dạy được học trò được 1 thì bản thân phải học thêm được 2. Nếu có suy nghĩ rằng trình độ h cọc sinh còn yếu, nhu cầu học hỏi khám phá còn ít mà bằng lòng với thực tại không cần phấn đấu thì như thế chúng ta sẽ tụt hậu dần dần.

Càng học nhiều, càng biết nhiều thì sẽ thấy bản thân mình còn yếu kém rất nhiều (cảm giác như "càng học càng ngu") và động lực tự học tiếp tục được bồi đắp.

 

Tôi nhất trí với ý kiến của thầy Thế! Giáo viên tự học là do nhu cầu nâng cao kiến thức, trau dồi phương pháp, kỹ năng và quan trọng là không bị dốt đi. Quan trọng là làm sao cứ mỗi khi dạy được học trò được 1 thì bản thân phải học thêm được 2. Nếu có suy nghĩ rằng trình độ h cọc sinh còn yếu, nhu cầu học hỏi khám phá còn ít mà bằng lòng với thực tại không cần phấn đấu thì như thế chúng ta sẽ tụt hậu dần dần.

Càng học nhiều, càng biết nhiều thì sẽ thấy bản thân mình còn yếu kém rất nhiều (cảm giác như "càng học càng ngu") và động lực tự học tiếp tục được bồi đắp.

đúng vậy a ơi càng học càng ngu..là GV mà nhiều bài e k biết giải..nhiều luk buồn vs bản thân






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh