Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi khảo sát chọn đội tuyển toán 9 quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội - năm học 2013-2014


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
LittleAquarius

LittleAquarius

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 47 Bài viết

Bài 1: (5đ)
1/ Tính: $\frac{(2013^{2}-2019).(2013^{2}+4026-3).2014}{2010.2012.2015.2016}$

2/ Giả sử $\frac{4^{5}+4^{5}+4^{5}+4^{5}}{3^{5}+3^{5}+3^{5}}.\frac{6^{5}+6^{5}+6^{5}+6^{5}+6^{5}+6^{5}}{2^{5}+2^{5}}=2^{n}$
Hãy tìm số nguyên dương $n$.

Bài 2: (3đ)
Tìm các số nguyên tố $p$ sao cho có thể viết $\frac{1}{p}=\frac{1}{a^{2}}+\frac{1}{b^{2}}$ với $a,b$ là các số nguyên dương.

Bài 3: (4đ)
1/ Tìm giá trị của $m$ để phương trình sau có nghiệm âm: $\frac{2x-3(m+1)}{x+1}=1$

2/ Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức: $M = (3x-1)^{2}-4|3x-1|+5$

Bài 4: (4đ)
Chứng minh rằng với các số $x,y,z\geqslant 2$ thì: $(x+y^{3})(y+z^{3})(z+x^{3})\geqslant 125xyz$

Bài 5: (4đ)
Cho tam giác $ABC$ cân tại $A$. Điểm $H$ là trung điểm của $BC$. Gọi $I$ là hình chiếu vuông góc của $H$ trên $AC$ và $O$ là trung điểm của $HI$. Chứng minh:

a) Tam giác $BIC$ đồng dạng với tam giác $AOH$.
b) $AO$ vuông góc với $BI$.
c) Đường thẳng vuông góc với $BC$ tại $B$ cắt đường thẳng $AC$ tại $K$. Chứng minh: $\frac{S_{BHI}}{S_{HAK}}=\frac{BC^{2}}{4.AH^{2}}$

 

Thời gian thi: 150 phút


Toán học hấp dẫn ta 
bằng những khó khăn  bằng những hi vọng

                                                                       (Hin-be)

^_^   :icon4:   :biggrin:   :lol: 


#2
Hoang Tung 126

Hoang Tung 126

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2061 Bài viết

Bài 4: Theo bđt côsi ta có :$(x+y^3)(y+z^3)(z+x^3)=(x+\frac{y^3}{4}+\frac{y^3}{4}+\frac{y^3}{4}+\frac{y^3}{4})(y+\frac{z^3}{4}+\frac{z^3}{4}+\frac{z^3}{4}+\frac{z^3}{4})(z+\frac{x^3}{4}+\frac{x^3}{4}+\frac{x^3}{4}+\frac{x^3}{4})\geq 5.\sqrt[5]{\frac{x.y^12}{4^4}}.5\sqrt[5]{\frac{yz^12}{4^4}}.5\sqrt[5]{\frac{z.x^12}{4^4}}=125.xyz.\sqrt[5]{\frac{x^8y^8z^8}{4^12}}\geq 125.xyz.5\sqrt[5]{\frac{2^8.2^8.2^8}{4^12}}= 125xyz$( Do $x\geq 2,y\geq 2,z\geq 2$) .Dấu = xảy ra khi $x=y=z=2$



#3
duongtoi

duongtoi

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 747 Bài viết

Bài 1: (5đ)
1/ Tính: $\frac{(2013^{2}-2019).(2013^{2}+4026-3).2014}{2010.2012.2015.2016}$

2/ Giả sử $\frac{4^{5}+4^{5}+4^{5}+4^{5}}{3^{5}+3^{5}+3^{5}}.\frac{6^{5}+6^{5}+6^{5}+6^{5}+6^{5}+6^{5}}{2^{5}+2^{5}}=2^{n}$
Hãy tìm số nguyên dương $n$.

Bài 1:

1/ Ta có $2013^2-2019=2013^3-2013-6=(2013-3)(2013+2)=2010.2015$ và $2013^{2}+4026-3=2013^2+2.2013-3=(2013-1)(2013+3)=2012.2016$

Vậy $A=\frac{2010.2015.2012.2016.2014}{2010.2012.2015.2016}$

$= 2014$.

2/ Ta có $\frac{4^{5}+4^{5}+4^{5}+4^{5}}{3^{5}+3^{5}+3^{5}}.\frac{6^{5}+6^{5}+6^{5}+6^{5}+6^{5}+6^{5}}{2^{5}+2^{5}}=\frac{4^6}{3^6}.\frac{6^6}{2^6}=4^6$

Thay giả thiết ta có $2^n=4^6=2^{12}$

Vậy $n=12$



#4
duongtoi

duongtoi

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 747 Bài viết

Bài 3: Phần 1 thì quá đơn giản rồi, nhưng chú ý trường hợp $x=-1$.

Phần 2 thì thấy vô lý quá. Ta có $M=t^2-4t+5$ với $t=|3x-1|\ge 0$ thì chỉ có giá trị nhỏ nhất, không thể tìm được giá trị lớn nhất (Bằng $+\infty$)



#5
duongtoi

duongtoi

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 747 Bài viết

bài 5

Hình gửi kèm

  • hv2.jpg


#6
LittleAquarius

LittleAquarius

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 47 Bài viết

Bài 3: Phần 1 thì quá đơn giản rồi, nhưng chú ý trường hợp $x=-1$.

Phần 2 thì thấy vô lý quá. Ta có $M=t^2-4t+5$ với $t=|3x-1|\ge 0$ thì chỉ có giá trị nhỏ nhất, không thể tìm được giá trị lớn nhất (Bằng $+\infty$)

phần 2 k sai đề đâu, đề bài đúng là như vậy đấy, cũng có nhiều nguời nghĩ là sai đề


Toán học hấp dẫn ta 
bằng những khó khăn  bằng những hi vọng

                                                                       (Hin-be)

^_^   :icon4:   :biggrin:   :lol: 


#7
Vu Thuy Linh

Vu Thuy Linh

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 556 Bài viết

Bài 2: (3đ)

Tìm các số nguyên tố $p$ sao cho có thể viết $\frac{1}{p}=\frac{1}{a^{2}}+\frac{1}{b^{2}}$ với $a,b$ là các số nguyên dương.
 

ko bik đúg ko:

$\frac{a^{2}+b^{2}}{a^{2}b^{2}}=\frac{1}{p}\Rightarrow pa^{2}+pb^{2}-a^{2}b^{2}=0$

$\Leftrightarrow a^{2}(p-b^{2})-p(p-b^{2})+p^{2}=0$

$(a^{2}-p)(b^{2}-p)=p^{2}$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} p^{2}\vdots (a^{2}-p)\\ p^{2}\vdots \left (b^{2}-p \right ) \end{matrix}\right.$

Mà $Ư(p^{2})\in {\pm 1;\pm p;\pm p^{2}}$...

Đến đây xét các trường hợp



#8
dinhthanhhung

dinhthanhhung

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 111 Bài viết

 

Bài 2: (3đ)
Tìm các số nguyên tố $p$ sao cho có thể viết $\frac{1}{p}=\frac{1}{a^{2}}+\frac{1}{b^{2}}$ với $a,b$ là các số nguyên dương.
 

 

$p(a^2+b^2)=a^2b^2$ nên giả sử $a$ chia hết $p$

$(p^2x^2+b^2)=px^2b^2$ với $a=px$ , có ngay $b$ chia hết $p$

Với $a=px$ , $b=py$ (x,y nguyên dương) có $p=\frac{1}{x^2}+\frac{1}{y^2}\geq 2$

Sau một số bước biến đổi $(2x^2-1)(2y^2-1)\leq 1$ có ngay $x=y=1$ và $p=2$



#9
doanlemanhtung191199

doanlemanhtung191199

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 82 Bài viết

phần 2 k sai đề đâu, đề bài đúng là như vậy đấy, cũng có nhiều nguời nghĩ là sai đề

Nếu không sai đề thì bạn tìm Max đi


                                             Như :like  thần chưởng!!!!!!!!!

                                                    :ukliam2: :ukliam2: :ukliam2: :ukliam2: :ukliam2: :ukliam2: :ukliam2: :ukliam2: :ukliam2: :ukliam2: :ukliam2: :ukliam2:





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh