Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi chọn đội tuyển quốc gia tỉnh Quảng Nam 2013-2014


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
thukilop

thukilop

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 291 Bài viết

Sở giáo dục & đào tạo Quảng Nam

Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT Năm học 2013-2014

Ngày thi: 02/10/2013

Thời gian: 180 phút

 

 

Câu 1 (5 điểm):

a) giải pt:

$\sqrt{3x-2}-\sqrt{x+1}=2x^{2}-x-3$

b) giải hệ pt:

$\left\{\begin{matrix}x^{3}+3x^{2}-13x-15= &\frac{8}{y^{3}}-\frac{8}{y} \\ y^{2}+4=5y^{2}(x^{2}+2x+2) & \end{matrix}\right.$
 
Câu 2 (4.0 điểm):
a) cho dãy số $(u_{n})$ xác định bởi: $u_{1}=\frac{2014}{2013}$, $2u_{n+1}=u_{n}^{2}+2u_{n}$ với $n\in N^{*}$
 
Đặt $S_{n}=\frac{1}{u_{1}+2}+\frac{1}{u_{2}+2}+...+\frac{1}{u_{n}+2}$. Tính $limS_{n}$
b) Tìm tất cả các hàm số f liên tục trên R thỏa mãn:
$f(3x-y+\alpha )=3f(x)-f(y)$ $\forall x,y\in R$
trong đó $\alpha$ là số thực cho trước
 
Câu 3 (5,0 điểm):
a) Cho tam giác ABC có diện tích bằng 1. Gọi M là điểm bất kì nằm trong mặt phẳng chứa tam giác ABC. Tìm GTNN của biểu thức:

$T=MA.h_{a}+MB.h_{b}+MC.h_{c}$

( $h_{a},h_{b},h_{c}$ là độ dài các đường cao vẽ từ A,B,C tương ứng).

b) Cho tam giác ABC có 2 đỉnh B, C cố định và đỉnh A thay đổi. Gọi H và G lần lượt là trực tâm và trọng tâm của tam giác ABC. Gọi E đối xứng với H qua G. Tìm tập hợp điểm A, biết điểm E thuộc đường thẳng BC.

 

Câu 4 (3 điểm):

a) Tìm tất cả các số nguyên dương a, b, c sao cho: $a+2b=c$ và $a^{3}+8b^{3}=c^{2}$

b) Cho đa thức $f(x)$ có bậc $n>1$, có các hệ số đều là các số nguyên và thỏa điều kiện $f(a+b)=ab$ với a,b là 2 số nguyên cho trước (a,b khác 0). Chứng minh rằng $f(a)$ chia hết cho b và $f(b)$ chia hết cho a

 

Câu 5 (3 điểm): 

Cho 3 số thực dương a,b,c thỏa $a.b.c=8$

Chứng minh rằng với mọi k thuộc $N^{*}$ ta có:

 

$\frac{a^{2^{k}}}{(a+b)(a^{2}+b^{2})...(a^{2^{k-1}}+b^{2^{k-1}})}+\frac{b^{2^{k}}}{(b+c)(b^{2}+c^{2})...(b^{2^{k-1}}+c^{2^{k-1}})}+\frac{c^{2^{k}}}{(c+a)(c^{2}+a^{2})...(c^{2^{k-1}}+a^{2^{k-1}})}\geq \frac{3}{2^{k-1}}$

 

===Hết===

 


-VƯƠN ĐẾN ƯỚC MƠ-


#2
thuan192

thuan192

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 325 Bài viết

 

Sở giáo dục & đào tạo Quảng Nam

Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT Năm học 2013-2014

Ngày thi: 02/10/2013

Thời gian: 180 phút

 

 

Câu 1 (5 điểm):

a) giải pt:

$\sqrt{3x-2}-\sqrt{x+1}=2x^{2}-x-3$

 

 đk     $x\geq \frac{2}{3}$

pt tương đương với    $\sqrt{3x-2}-\sqrt{x+1}=\left ( x+1 \right )\left ( 2x-3 \right )$

             đặt $a=\sqrt{3x-2} ; b=\sqrt{x+1}$

     khi đó ta có      $\left\{\begin{matrix} a-b=a^{2}\left ( 2x-3 \right )\\ a^{2}-b^{2}=2x-3 \end{matrix}\right.$

                đến đây ta có thể giải dễ dàng và x=$\frac{3}{2}$


:lol:Thuận :lol:

#3
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Câu 4 (3 điểm):

a) Tìm tất cả các số nguyên dương a, b, c sao cho: $a+2b=c$ và $a^{3}+8b^{3}=c^{2}$

Lời giải. Ta có $c^2=(a+2b)(a^2-2ab+4b^2) \Rightarrow c=a^2-2ab+4b^2$. Vậy $a^2-2ab+4b^2=a+2b \Leftrightarrow a^2-a(2b+1)+4b^2-2b=0$.

Ta có $\Delta = (2b+1)^2-4(4b^2-2b)= -12b^2+12b+1$. Để phương trình có nghiệm thì $\Delta \ge 0$. Đến đây giới hạn $b$ rồi tìm $a,c$.


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#4
thuan192

thuan192

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 325 Bài viết

Câu 4 (3 điểm):

a) Tìm tất cả các số nguyên dương a, b, c sao cho: $a+2b=c$ và $a^{3}+8b^{3}=c^{2}$

 

ta có$\left\{\begin{matrix} a+2b=c\\ a^{3}+8b^{3}=c^{2} \end{matrix}\right.$

           <=>$\left\{\begin{matrix} a+2b=c\\ \left ( a+2b \right )\left ( a^{2}-2ab+4b^{2} \right )=c^{2} \end{matrix}\right.$

               vì c>0  nên ta được         $a^{2}-2ab+4b^{2} =c$

                                              <=>   $a^{2}-2ab+4b^{2} =a+2b$

                      <=>$\left ( a-2b \right )^{2}+\left ( a-1 \right )^{2}+\left ( 2b-1 \right )^{2}=2=0^{2}+1^{2}+1^{2}$

                   khi đó  a=2  b=1    c=4  và    a=b=1     c=3


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thuan192: 03-10-2013 - 00:07

:lol:Thuận :lol:

#5
123123

123123

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 21 Bài viết

ta có$\left\{\begin{matrix} a+2b=c\\ a^{3}+8b^{3}=c^{2} \end{matrix}\right.$

           <=>$\left\{\begin{matrix} a+2b=c\\ \left ( a+2b \right )\left ( a^{2}-2ab+4b^{2} \right )=c^{2} \end{matrix}\right.$

               vì c>0  nên ta được         $a^{2}-2ab+4b^{2} =c$

                                              <=>   $a^{2}-2ab+4b^{2} =a+2b$

                      <=>$\left ( a-2b \right )^{2}+\left ( a-1 \right )^{2}+\left ( 2b-1 \right )^{2}=2=0^{2}+1^{2}+1^{2}$

                   khi đó  a=2  b=1    c=4

Còn nghiệm a=b=1; c=3 mà bạn.

Chứng minh $3\leq c\leq 4$ là tìm được.



#6
thuan192

thuan192

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 325 Bài viết

Do mình thử bị sót nghiệm thôi.Cảm ơn bạn nhắc nhở .mình sẽ sửa lại


:lol:Thuận :lol:

#7
PT42

PT42

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 170 Bài viết

Câu 4

a) Ta có $c^{2} = a^{3} + 8b^{3} = (a + 2b)(a^{2} - 2ab + 4b^{2}) = c. (a^{2} - 2ab + 4b^{2})$

Mà c > 0 nên $a^{2} - 2ab + 4b^{2} = c$

Lại có $(a + 2b)^{2} = a^{2} + 4ab + 4b^{2} = c^{2}$

$\Rightarrow 2ab = \frac{c^{2} - c}{3}$ (1)

 

Vì $(a + 2b)^{2} \geq 4. a. 2b$ nên $c^{2} \geq 4. \frac{c^{2} - c}{3}$

$\Rightarrow 3c^{2} \geq 4c^{2} - 4c$

$\Rightarrow c.(c - 4) \leq 0$

$\Rightarrow 0 \leq c\leq 4$ $\Rightarrow$ c= 1, 2, 3 hoặc 4 (vì c > 0) 

Mà từ (1) $\Rightarrow (c^{2} - c) \vdots 3$ $\Rightarrow$ c = 1, 3 hoặc 4.

Cũng từ (1) $\Rightarrow$ $c^{2} - c > 0$ $\Rightarrow c \neq 1$ 

$\Rightarrow$ c = 3 hoặc 4.

 

- Nếu c = 3 thì $\left\{\begin{matrix} a + 2b = 3\\a. 2b = 2 \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow$ a = 1, b = 1

 

- Nếu c = 4 thì $\left\{\begin{matrix} a. 2b = \frac{4^{2} - 4}{3} = 4\\a + 2b = 4 \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} a = 2\\b = 1 \end{matrix}\right.$

 

 

b) Đặt $f(x) = c_{n}x^{n} + ... + c_{1}x + c_{0}$

Với x, y là các số nguyên và $x \neq y$ ta có $x^{k} - y^{k}$ chia hết cho x - y (k = 0, 1, ..., n)

mà $c_{k}$ nguyên nên $c_{k}. (x^{k} - y^{k})$ chia hết cho x - y

$\Rightarrow f(x) - f(y)$ chia hết cho x - y

 

- Cho x = a + b, y = b ta có $x - y = a \neq 0$ $\Rightarrow f(a + b) - f(b) = ab - f(b)$ chia hết cho a

$\Rightarrow f(b)$ chia hết cho a.

Tương tự có $f(a)$ chia hết cho b.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PT42: 03-10-2013 - 11:09

Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế, hiền thành liêu nhiên tụng diệc si.(Xuất dương lưu biệt - Phan Bội Châu)

 

Thời lai đồ điếu thành công dị, vận khứ anh hùng ẩm hận đa.(Thuật Hoài - Đặng Dung)


#8
mbrandm

mbrandm

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 49 Bài viết

bài cuối:

 k=1 ta cần chứng minh BĐT $\sum \frac{a^{2}}{a+b}\geq 3$

BĐT này t dễ dàng chứng minh được bằng cauchy-schawz kết hợp với giả thiết abc=8

Giả sử bất đẳng thức đúng khi k=l nào đó, tức là: $\sum \frac{a^{2^{l}}}{\left ( a+b \right )\left ( a^{2}+b^{2} \right )...\left ( a^{2^{l-1}}+b^{2^{l-1}} \right )}\geq \frac{3}{2^{l-1}}$

Ta sẽ chứng minh nó đúng ở k=l+1 như sau

Đặt $\left ( a+b \right )...\left ( a^{2^{l-1}} +b^{2^{l-1}}\right )=x;$

$ \left ( b+c \right )...\left ( b^{2^{l-1}}+c^{2^{l-1}} \right )=y;$

$ \left ( c+a \right )...\left ( c^{2^{l-1}}+a^{2^{l-1}} \right )=z;$

ta có $\left [ \sum \frac{2a^{2^{l+1}}}{x\left ( a^{2^{l}}+b^{2^{l}} \right )} \right ]\left [ \sum \frac{a^{2^{l}}+b^{2^{l}}}{2x} \right ]\geq \left ( \sum \frac{a^{2^{l}}}{x} \right )^{2}$

Như vậy ta cần chứng minh $\sum \frac{a^{2^{l}}}{x}\geq \sum \frac{a^{2^{l}}+b^{2^{l}}}{2x}\Leftrightarrow \sum \frac{a^{2^{l}}}{x}\geq \sum \frac{b^{2^{l}}}{x}$

Ta có $a^{2^{l}}-b^{2^{l}}=\left ( a-b \right )\left ( a+b \right )\left ( a^{2}+b^{2} \right )...\left ( a^{2^{l-1}} +b^{2^{l-1}}\right )$(dễ chứng minh bằng quy nạp)

Như thế ta thấy rằng $\sum \frac{a^{2^{l}}}{x}=\sum \frac{b^{2^{l}}}{x}$

Vậy ta có :$\sum \frac{2a^{2^{l+1}}}{x\left ( a^{2^{l}} +b^{2^{l}}\right )}\geq \sum \frac{a^{2^{l}}}{x}\geq \frac{3}{2^{l-1}}$

Bài toán chứng minh xong, bài này trong bài thi thì mình chứng minh cụ thể, những chỗ dễ dàng :icon6: mong mấy bạn tự chứng minh .


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi mbrandm: 05-10-2013 - 09:15





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh