Đến nội dung

Hình ảnh

Thực trạng nền toán học việt Nam

* * * * * 1 Bình chọn toán học việt nam nguyễn tiến zung

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 110 trả lời

#101
hellscream

hellscream

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 94 Bài viết

Thêm chút ý kiến :

Theo mình thấy toán học không quá khó, nhưng nó quá nhiều công thức và giả thuyết. Nếu có thể làm đơn giản 1 vấn đề thì sẻ rất dễ đàng. Nhưng các học sinh ít có thời gian cùng thấy giáo hay các người giỏi giảng giải. Mỗi tiết học là 1 cuộc đua với thời gian. Vô lớp, giải các bài mẫu, ôn lại, ... có nhiều bài còn chưa học xong hết đã thi lên lớp.

Vấn đề $$$, chất lượng, ... không ý kiến.

Bằng cấp, danh, ... không phải vấn đề chính mà sáng tạo và chứng minh mới là quan trọng.Đúng hay sai, có hay không , ...

Có nhiều vấn đề rất đơn giản ta còn chưa giải được nói chi đến lớn.


Mình có ý kiến thế này : chúng ta có rất nhiều giáo viên cấp 3, mỗi năm không ít trong số họ học cao học hoặc cao hơn nữa là tiến sĩ nhưng về hình thức chỉ là có bằng cấp. Chứ ít khi mang những kiến thức cao cấp đó áp dụng vào cấp 3 được.

Nhưng mình nghĩ, nếu họ cũng chăm chỉ đọc, cũng suy nghĩ trăn trở về một vấn đề nào, (lập nhóm GV cấp 3 yêu thích đại số, xác suât ... chẳng hạn) thì có lẽ cũng có ích. Mình nghĩ đã là giáo viên là phải có trách nhiệm tự nghiên cứu, tìm hiểu rồi. Và giáo viên chắc cũng có nhiều thời gian để xem và nghiên cứu cái gì đó. Ít nhất họ cũng biết thêm cái gì đó, sau đó trao đổi lẫn nhau và họ cũng sẽ có kết quả tốt.

Chứ toán cấp 3 sau mấy năm dạy học chắc họ thuộc làu làu rồi. Như thế hơi phí.

Nhưng có lẽ việc cơm áo gạo tiền mất nhiều thời gian quá Ông chú mình sau khi học xong 2 cái cao học vẫn lại bỏ đi đống thức kiến thức ấy. Quay về với toán cấp 3. Mình nghĩ là chú cũng có khả năng :in nhưng không khai thác hết thôi.
Sách ebook tiếng Anh nhiều lĩnh vực : Toán, tin, lý, hóa, sinh, kỹ thuật, cơ học ... đang cập nhật

xhttp://www.mediafire.com/?sharekey=b707da971ed43e1695af63b7d44918aac6a4ac4097f68de3
Đã up hết sách lên và xóa hết trong ổ cứng rồi - về xin copy lại.

Link các thư mục sách
http://diendantoanho...mp;#entry162888

Cách download = torrent
http://diendantoanho...mp;#entry162934

Chúng ta có thể không giỏi nhất nhưng chúng ta luôn cố gắng để có ích hơn.

#102
math1024

math1024

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 23 Bài viết
tôi cg~ thấy rất ít người am hiểu ở ta , một phần đã ra nc ngoài . Nhưng chúng ta hãy hy vọng một thời gian gần đây sự việc sẽ khác . Tôi có một số bạn du học và tôi vui mừng khi biết các bạn thi IMO phần lớn có ham muốn trở thành nhà toán học . Ở Viet nam hay den DHKHTN Ha Noi , o nc ngoai hay den Cambridge , Polytechnique ... danh tiếng một tí ý các bạn trẻ ạ . Đấy đào tạo mới tốt

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi math1024: 28-10-2007 - 10:38

Tôi đã chịu rất nhiều đau khổ do người khác mang lại cho tôi , và bây giờ tôi muốn trả lời họ

#103
math1024

math1024

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 23 Bài viết
theo tôi phải nắm chắc bản chất sự việc luôn luôn tìm hiểu cơ sở lập luận lô gíc
nếu nghiên cứu cần xây dựng mô hình để suy xét
Tôi đã chịu rất nhiều đau khổ do người khác mang lại cho tôi , và bây giờ tôi muốn trả lời họ

#104
pizza

pizza

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 143 Bài viết
Có bài này:
http://homepage.ntlw...aumotsophan.htm

Không hiểu chị Quỳnh Anh này là chị nào? Một bài tưởng niệm mà lại lồng vào "tôi tuy là gái cũng đã giữ cương vị một Tổ trưởng Đại Số của khoa Toán trong một trường đại học lớn của thủ đô", " còn em trai tôi đã lần lượt tốt nghiệp trung cấp, rồi đại học xây dựng" :D
Có bác nào biết khoa toán trường đh lớn ở HN nào có vị nữ trưởng bộ môn chưa phải là tiến sĩ ko, và sau đó có trở thành ts ở tuổi > 44? Đọc bài này hóa ra trường đh lớn của thủ đô mà lởm thế ah?
The world is what it is; men who are nothing , who allow themselves to become nothing , have no place in it !
(Naipaul)
Khi mê tiền chỉ là tiền
Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm
Khi mê dâm chỉ là dâm
Ngộ ra mới biết trong dâm có tình
(NBS)

#105
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Đọc kĩ mới thấy. Đúng là tổ trưởng tổ đại số gì mà kém thế, thậm chí còn chưa bảo vệ tiến sĩ nữa. Mả chả hiểu sao người ta lại cứ thích mang cái bằng tiến sĩ ra để chứng tỏ tài năng cơ chứ nhỉ?

cuối năm ngoái vừa được đề bạt làm quản đốc của một Xí nghiệp Xây lắp ở Hà Nội, trước đây đã nhiều lần đoạt giải nhất cuộc thi tay nghề xây dựng của Thủ đô.

Đọc buồn cười nhất đoạn này. Sau này về xây nhà cưới vợ, cố gắng đi tìm thuê bằng được chú này để lát đá hoa.

Mà tại sao lại không viết thẳng First name ra chứ nhỉ, có phải ở US đâu mà gọi Last name. Còn gọi midle name thì chưa thấy bao giờ.
PhDvn.org

#106
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Tiếp theo 3 bài trước, bài này sẽ trình bày một cách tổng quan tình hình công bố quốc tế ngành toán ở Việt Nam. Vẫn sử dụng dữ liệu của Web of Science (WoS) và các tập san ISI. Lần này, tôi có cơ duyên download toàn bộ ấn phẩm toán từ VN trên các tập san ISI tính từ 1975 đến 2011 (36 năm).
Hình đã gửi
Tính từ 1975 đến 2011, VN công bố được 1715 bài báo trên các tập san trong thư mục của ISI (Viện thông tin khoa học). Nhờ sự giúp đỡ của một bạn, tôi có thể download toàn bộ danh sách của 1715 bài, với tất cả thông tin cần thiết cho phân tích như tác giả, viện / trung tâm, năm công bố, hợp tác, tần số trích dẫn, v.v. Dĩ nhiên, dữ liệu này không đầy đủ, vì chưa kể các tập san ngoài ISI. Nhưng thông thường, các nhà tài trợ hay sử dụng ISI và WoS để đánh giá, nên có thể xem đây là số liệu quí, và tôi nghĩ có thể sử dụng như là một nguồn tham khảo sau này. Có thể tóm lược vài xu hướng qua dữ liệu này như sau:


Xu hướng tăng trưởng.
Số bài báo ngành toán tăng mỗi năm, và bắt đầu xuất hiện trên tập san ISI từ năm 1976 (2 bài). Năm 1977 và 1978 không có bài nào, nhưng đến năm 1979 trở đi thì năm nào cũng có vài bài. Tuy nhiên, mãi đến năm 1980, số bài báo về toán từ VN trên ISI vẫn chỉ 3 bài. Trong thập niên đầu thế kỉ 21, trước năm 2008, mỗi năm VN công bố khoảng 50-70 bài. Bắt đầu từ 2009, VN có số bài báo về toán “nhạy vọt”, với trên 130 bài mỗi năm. Tính trung bình từ 1980 trở đi, số bài báo về toán của VN tăng khoảng 10% mỗi năm (Biểu đồ 1).

Hình đã gửi
Trung tâm nghiên cứu.
Bảy mươi phần trăm những bài báo về toán chỉ tập trung trong 10 trung tâm/đại học (Bảng 1). Riêng Viện Toán với gần 700 bài, chiếm tỉ trọng 41% tổng số bài báo về toán trên các tập san ISI trong thời gian 36 năm qua. Trung tâm có số bài báo nhiều thứ hai là ĐH Quốc gia, nhưng không rõ ở Hà Nội hay TPHCM (tôi nghĩ chủ yếu là ĐHQG Hà Nội). Như có thể thấy qua bảng này, 8 trong số 10 trung tâm hàng đầu là ở phía Bắc; phía Nam chỉ có 2 đại học trong danh sách này: ĐH Cần Thơ và ĐH Quốc tế. Cần để cập ở đây rằng ĐH Huế và ĐH Vinh cũng có số bài báo về toán đáng chú ý.

Bảng 1. Các viện / trường hàng đầu (top 10) trong công bố quốc tế về toán

ttth.PNG

Hợp tác quốc tế.
Cũng như các ngành khoa học khác, giới toán học VN cũng hợp tác với đồng nghiệp nước ngoài. Những nước hợp tác nhiều với VN là Pháp, Đức, Mĩ, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc và Úc. Số bài báo hợp tác với những nước trên chiếm khoảng 1/3 tổng số bài báo về toán từ VN (Biểu đồ 2).

Hình đã gửi

Ngôi sao.
Có tất cả 490 tác giả của 1715 bài báo. Những tác giả thuộc vào nhóm “top 10” (dựa vào số bài báo ISI) có thể xem qua trong bảng 2 dưới đây. Người đứng đầu bảng là Gs Ngô Việt Trung (66 bài), kế đến là các giáo sư NT Long (48), PQ Khánh (45), ND Yên (43), Hoàng Tuỵ (39), v.v. Số bài báo của các tác giả này chiếm 1 phần 4 tổng số bài báo về toán từ VN. Chú ý trong danh sách “top 10” có hai người nước ngoài, có lẽ là những người hợp tác với các nhà toán học VN.

Bảng 2. Các tác giả “top 10” về toán


top10.PNG

Trích dẫn.
Biểu đồ 3 dưới đây trình bày tần số trích dẫn của toàn bộ 1715 bài báo trong thời gian 36 năm qua. Như có thể thấy, phần lớn những bài báo về toán của VN được trích dẫn dưới 10 lần. Thật ra, có đến 698 bài (hay 41%) bài chưa bao giờ được trích dẫn.
Hình đã gửi

Tuy nhiên, chú ý biểu đồ trên, chúng ta thấy vẫn có những bài được trích dẫn nhiều lần. Chẳng hạn như bài của Gs Ngô Việt Trung trên Proceed Amer Math Soc năm 1987 được trích dẫn 82 lần; và đây là công trình về toán (trên ISI) từ VN được trích dẫn nhiều nhất. Bài thứ 2 được trích dẫn cũng nhiều lần (76) là của tác giả Gs Vũ Quốc Phóng (anh bạn cũ của tôi ở Ohio) và Lyubich trên Studia Mathematica vào năm 1988. Hai bài của Gs Hoàng Tuỵ trên J Computat Appl Math và J Optimization Theor and Appl cũng được trích dẫn nhiều lần (63 và 67 lần, tính từ 1987 và 2000).

Tính trung bình (median), số lần trích dẫn cho mỗi bài báo về toán từ VN là 1.

Tự trích dẫn.
Tổng số lần trích dẫn của 1715 bài báo trong vòng 36 năm qua là 7442 lần. Trong số này, 2292 là tác giả tự trích dẫn bài của mình. Nói cách khác, gần 1 phần 3 tần số trích dẫn là tự trích dẫn (self-ciation). Tỉ lệ này rất cao so với các nước phương tây (trung bình 5-6%).

Tập san.
Gần 40% những bài báo về toán của VN xuất hiện trên 11 tập san trong bảng dưới đây. Đặc biệt, 3 tập san rất “quen” với toán học VN là Nonlinear Analysis Theory Methods Applications, Journal of Optimization Theory and Applications, và Journal of Mathematical Analysis and Applications. Nói chung, phần lớn những tập san này đều có impact factor dưới 1.5. Hình như trong ngành toán, tập san có impact factor cao nhất (trên 4) là Annals of Mathemat, Bull. Amer. Math Soc, J Amer Math Soc, Inventiones Mathemat, Acta Mathematica.

Bảng 3. Những tập san giới toán học thường công bố

tapchi.PNG


Nói tóm lại, những số liệu trên đây cho thấy trong 36 năm qua ngành toán học VN đã có một số đóng góp đáng chú ý, nhưng vẫn còn khiêm tốn. Số bài báo khoa học còn thấp, và phần lớn xuất hiện trên những tập san có ảnh hưởng không cao. Đáng chú ý hơn là dù toán học đã có một bước “nhảy vọt” từ sau 2008, nhưng vẫn chưa đủ để vượt qua các nước trong vùng như Singapore và Đài Loan. Thật ra, trong một phân tích trước, tôi đã trình bày số liệu cho thấy Mã Lai đã qua mặt VN về số lượng và chất lượng nghiên cứu về toán (và Thái Lan cũng trên đường qua mặt VN).

Về chất lượng, như phản ảnh qua chỉ số trích dẫn, các nghiên cứu toán học cũng chưa đạt chất lượng cao. Tính trung bình mỗi bài chỉ được trích dẫn 1 lần. Có đến 41% những nghiên cứu toán ở VN chưa bao giờ được trích dẫn. Còn trong những bài được trích dẫn, thì có đến gần 1/3 là tự trích dẫn!

Tính chung, theo cách xếp hạng của ISI, toán học VN đứng hạng 55 (trong số 158 nước trên thế giới), so với Hàn Quốc (hạng 20) và Singapore (25). Theo Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, VN phấn đấu đến năm 2020 sẽ đứng hạng 40 về toán học trên thế giới. Nhưng nếu những số liệu này là kinh nghiệm và giả định tăng trưởng như hiện nay, thì đến năm 2020, chúng ta có thể tiên lượng VN sẽ công bố khoảng 380 bài báo về toán. Đến lúc đó, Mã Lai và Thái Lan có thể công bố trên 1000 bài. Hi vọng rằng Viện Toán cao cấp sẽ giúp VN tạo nên một bước nhảy vọt khác trong vòng 8 năm tới.
Theo Nguyễn Văn Tuấn

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#107
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Sáng 8/6 tại Viện Toán học Việt Nam, GS. Hoàng Tụy đã có bài trình bày có tựa đề Một số vấn đề phát triển toán học, trong đó tập trung vào ba vấn đề cơ bản về toán học Việt Nam: lịch sử phát triển; toán lý thuyết, toán ứng dụng, và ứng dụng toán; đánh giá chất lượng nghiên cứu.
Hình đã gửi
Hình đã gửi
Về lịch sử phát triển toán học Việt Nam, GS. Hoàng Tụy khẳng định nền toán học Việt Nam đã có những thành công nhất định trong điều kiện khách quan vô cùng khó khăn. Ông lấy năm 1956 là năm khởi điểm của nền toán học Việt Nam, với sự kiện nhà toán học Nguyễn Khánh Toàn hoàn thành một công trình nghiên cứu về hình học, được coi là công trình nghiên cứu toán học nghiêm túc đầu tiên. Tuy nhiên, trong thời gian này, đội ngũ các nhà toán học Việt Nam vẫn còn rất non trẻ, hầu hết mới ở trình độ đào tạo 3 năm đại học, và rất ít người có điều kiện làm nghiên cứu.

Trong bối cảnh khó khăn ấy, sự hỗ trợ đào tạo của Liên Xô đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng một nền tảng cho đội ngũ các nhà toán học Việt Nam. Theo GS. Hoàng Tụy, lứa cán bộ nghiên cứu toán của Việt Nam đầu tiên được Liên Xô đào tạo về nước đã giúp Đại học Tổng hợp Hà Nội lúc đó có vị thế chuyên môn hàng đầu ở Đông Nam Á. Khoa Toán của trường đã bắt đầu có những hoạt động nghiên cứu mang dáng dấp hiện đại, như tổ chức các chuyên đề toán học và seminar cho cả sinh viên lẫn cán bộ giảng dạy, “tạo ra một không khí đi vào khoa học rất sôi nổi”. GS. Hoàng Tụy cho biết, năm 1963 một phóng viên báo Le Monde của Pháp đã bày tỏ ngạc nhiên về sự tích cực của các nhà toán học Việt Nam trong những hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu về vận trụ học (operation research).

Về hợp tác quốc tế, toán học Việt Nam trong giai đoạn này không chỉ sớm có sự giao lưu với Liên Xô và các nước Đông Âu, mà còn có mối quan hệ gần gũi với các nhà toán học Pháp. Nhiều nhà toán học quốc tế có tên tuổi, như Alexander Grothendieck hay Stephen Smale, từng bày tỏ sự trân trọng nền toán học của Việt Nam. Những hoạt động tích cực trong nghiên cứu, phát triển của toán học Việt Nam cùng sự ghi nhận của những nhà toán học hàng đầu này đã cho thấy bất chấp chiến tranh và những khó khăn khách quan, nền toán học Việt Nam đã từng bước khẳng định được vị trí của mình. “Việt Nam đã không đến nỗi vô danh về toán”, GS. Hoàng Tụy khẳng định. Trong thực tế, việc lý thuyết tối ưu toàn cục của ông được công bố quốc tế năm 1964, tạo nền tảng để lý thuyết này liên tục phát triển đến tận ngày nay, đã góp phần quan trọng giúp khẳng định vị trí của toán học Việt Nam giữa cộng đồng toán học thế giới.

Sự phát triển của toán học Việt Nam, theo GS. Hoàng Tụy, đã có những thuận lợi nhất định do được sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo cấp cao nhất, đặc biệt là Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế từ một số cấp quản lý khiến việc sử dụng cán bộ và quản lý khoa học không phù hợp. Có tờ báo từng đưa tin ca ngợi “GS. Lê Văn Thiêm chăn bò rất có trách nhiệm”, GS. Hoàng Tụy kể lại, điển hình cho tư duy lệch lạc trong quản lý của một thời kỳ, áp đặt cán bộ khoa học vào những hoạt động không phù hợp với năng lực, sở trường chuyên môn. Việc đánh giá, bổ nhiệm các nhà toán học có khi rơi vào tay những người làm công tác cán bộ mới chỉ có trình độ học vấn cấp II, ông cho biết. Những hạn chế về quản lý hành chính đã gây cản trở không nhỏ tới sự phát triển của toán học Việt Nam, đặc biệt là trong hiệu quả ứng dụng thực tiễn, như lĩnh vực kinh tế. GS. Hoàng Tụy cho rằng thất bại của ngành toán kinh tế là do không giao quyền điều hành cho những người có năng lực và trình độ chuyên môn phù hợp.

Bên cạnh đó, mô hình quản lý kinh tế theo cơ chế cũ đã không tạo ra động cơ, nhu cầu để các xí nghiệp hợp tác với các nhà khoa học. Vì vậy, sẽ là “bất công, vô lý nếu chỉ trách các nhà toán học không đi vào thực tế”, GS. Hoàng Tụy nhận định. Tuy nhiên, trái với ý kiến cho rằng toán ứng dụng ở Việt Nam không phát triển, ông khẳng định rằng các hoạt động nghiên cứu toán ứng dụng vẫn diễn ra song hành với nghiên cứu toán lý thuyết. Từ rất sớm, toán học Việt Nam đã hình thành những định hướng nghiên cứu cơ bản trực tiếp hoặc gián tiếp mang tính ứng dụng, như toán học tính toán, máy tính, xác suất thống kê, tối ưu, v.v. Nhiều cán bộ đã sớm được cử đi đào tạo về toán học máy tính và các lĩnh vực liên quan, như Phan Đình Diệu, ngay từ khi ngành học này mới phát triển trên thế giới.

Về cách đánh giá chất lượng nghiên cứu toán học của Việt Nam, GS. Hoàng Tụy nhìn nhận rằng không thể chỉ lệ thuộc vào những chỉ tiêu mang tính định lượng, ví dụ như số lượng công bố quốc tế và trích dẫn trên các tạp chí ISI. Ông chỉ ra rằng mỗi ngành khoa học có một đặc thù riêng. Bản thân trong toán học cũng chia ra nhiều ngành, và có ngành dễ công bố quốc tế hơn các ngành khác. Việc công bố quốc tế là khó hay dễ cũng tùy theo thời gian. Như thời của GS. Lê Văn Thiêm thì việc công bố quốc tế là khó khăn hơn rất nhiều so với hiện nay. Đồng thời, có những tạp chí của Liên Xô trước đây là rất tốt, nhưng qua thời gian trở nên kém chất lượng và ngày nay không được nằm trong danh sách các tạp chí ISI. Vì vậy, không thể chỉ nhìn vào số lượng công bố quốc tế trên các tạp chí ISI để đánh giá trình độ hay thành tựu của một nhà toán học. Thay vào đó, người ta phải xem xét kỹ cách đánh giá khách quan hơn trong nội bộ từng ngành khoa học, mỗi ngành thường có phân loại riêng về chất lượng tạp chí trong phân ngành của mình.

Tương tự như vậy, người ta càng không thể nào đếm số công bố hay trích dẫn trên các tạp chí ISI để đánh giá hay xếp hạng một nền toán học, và việc đặt ra chỉ tiêu để phấn đấu thăng hạng cho toán học Việt Nam căn cứ theo chỉ tiêu này là không hợp lý, GS. Hoàng Tụy nhìn nhận. Ông cho rằng nếu đánh giá chất lượng dựa trên số lượng bài công bố quốc tế thì đương nhiên những nước đông dân, ví dụ như Trung Quốc, sẽ xếp hạng vượt xa các nền toán học như Thụy Điển và Hungary, mặc dù “ai dám nói rằng nền toán học Thụy Điển và Hungary là kém?”

Theo Tia Sáng


1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#108
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết

Entry này giới thiệu một bài viết của Ts Đặng Đình Thi (Anh Quốc), trong đó anh bày tỏ vài suy nghĩ về toán học và khoa học Việt Nam. Có thể tóm lược những ý này trong (i) so với những ngành khác ở Việt Nam, toán học có một thế đứng tốt và đi vào nề nếp nhờ những người đặt nền móng như Gs Lê Văn Thiêm và Gs Hoàng Tuỵ; (ii) nhưng thiếu một cầu nối giữa toán học và các ngành khoa học khác, kể cả kinh tế, nên toán học Việt Nam tồn tại như một ốc đảo; và (iii) đánh giá một nền toán học nên dựa vào những thước đo định lượng mà các nước khác đã và đang làm. Hi vọng tôi hiểu đúng những gì anh Thi nói vì tôi cũng đã có trao đổi cá nhân với anh ấy.



Tôi chỉ muốn thêm một ý nhỏ thôi: đó là phân biệt đánh giá chung một nền khoa học và đánh giá một cá nhân nhà khoa học. Để đánh giá chung một nền khoa học, ngày nay người ta sử dụng các chỉ số về scientometrics hay bibliometrics (chắc tạm dịch là đo lường khoa học). Những chỉ số này bao gồm số lượng bài báo khoa học và những chỉ số liên quan đến tần số trích dẫn (citation). Số bài báo thể hiện hay phản ảnh mức độ hoạt động của nền khoa học (tiếng Anh là activity). Một nền khoa học năng động có nhiều nhà khoa học trong nhiều ngành, và do đó nhiều bài báo bao trùm các ngành khoa học. Do đó, số lượng bài báo có thể xem là một đo lường về đầu ra – output của một nền khoa học.


Số lượng còn cho phép chúng ta so sánh giữa các nền khoa học một cách khách quan và biết mình đang ở đâu. Chẳng hạn như Việt Nam có trên 9000 giáo sư và phó giáo sư, nhưng mỗi năm “sản xuất” được khoảng 1000 bài trên các tập san quốc tế. Trong khi đó, ở Thái Lan, con số giáo sư là khoảng 450 người và assistant professor & associate professor nghe nói là 4 lần con số này. Mỗi năm Thái Lan công bố được khoảng 5000 bài trên các tập san quốc tế. So sánh như vậy để thấy năng suất khoa học Việt Nam ra sao.


Nhưng số lượng có thể không phản ảnh chất lượng, và do đó, các chuyên gia phải dùng những chỉ số khách quan để “đo lường” chất lượng. Có hàng chục chỉ số, nhưng tất cả đều dựa vào tần số trích dẫn. Tần số trích dẫn phản ảnh một phần chất lượng nghiên cứu. Một công trình nghiên cứu sau khi đã công bố một thời gian, nếu có đóng góp gì đó cho chuyên ngành, thì sẽ được trích dẫn. Nghiên cứu khoa học mang tính kế thừa. Thế hệ sau đứng trên vai thế hệ trước. Do đó, một công trình nghiên cứu được nhiều trích dẫn là thể hiện chất lượng của công trình đó. Ngược lại, những công trình không được ai trích dẫn có thể là những công trình chẳng ai quan tâm, hoặc chất lượng quá thấp. Ngoài các chỉ số trên, các nhà nghiên cứu còn phát triển một số chỉ số khác để đánh giá một nền khoa học. Những chỉ số này bao gồm: relative citation index, field citation score, top 1% citation, v.v. Những chỉ số này được phát triển để so sánh mức độ ảnh hưởng của nhà khoa học và nền khoa học


Đối với một cá nhân, dùng chỉ tiêu gì để đánh giá? Ở Úc, các nhà khoa học xã hội cho rằng đánh giá cá nhân phải dựa vào thẩm định của chuyên gia trong ngành, tức là phải đọc công trình từng cá nhân để đánh giá, chứ không nên dựa vào những chỉ số bibliometrics trên đây. Vài năm qua, Úc đã làm như thế cho giới khoa học xã hội, nhưng họ … đầu hàng, và bỏ cách làm này. Sau một thời gian áp dụng, các nhà quản lí mới biết là sự nghiệp của một cá nhân có thể tuỳ thuộc vào sự đánh giá cảm tính của một vài cá nhân, mà không dựa vào một chỉ số định lượng về lượng cũng như phẩm chất. Do đó, cách đánh giá mới là dựa vào các chỉ số bibliometrics VÀ đánh giá định tính của các chuyên gia (nhưng đánh giá định tính có trọng lượng thấp). Trong thực tế, người ta đánh giá một nhà khoa học qua 4 tiêu chí chính:

  • năng suất và chất lượng khoa học;
  • tầm ảnh hưởng cấp quốc gia và trên trường quốc tế;
  • phục vụ cho chuyên ngành; và
  • phục vụ cộng đồng.

Năng suất và chất lượng nghiên cứu khoa học có thể đánh giá qua các chỉ số như mô tả trong phần đầu. Đối với cá nhân nhà khoa học, người ta thường đánh giá qua chỉ số H. Sau này còn có thêm chỉ số G. Chỉ số H thường được dùng như là một thước đo để quyết định đề bạt chức danh giáo sư, để cung cấp tài trợ cho nghiên cứu khoa học, v.v. Theo giới toán học thì ngoài chỉ số H, tầm ảnh hưởng của nhà toán học có thể đánh giá qua vài “tín hiệu” như sau:


Được mời giảng trong các hội nghị có uy tín cao. Những hội nghị do các hiệp hội chuyên ngành tổ chức có thể thu hút hàng ngàn, hàng vạn người tham dự là những diễn đàn quan trọng trong chuyên ngành. Trong ngành toán, có lẽ các hội nghị như International Congress of Mathematicians, International Congress of Industrial and Applied Mathematics, và International Congress on Mathematical Physics được xem là những diễn đàn có uy tín cao. Được mời nói chuyện và giảng trong các hội nghị này là một vinh dự, nhưng cũng là một cách ghi nhận sự đóng góp quan trọng của nhà khoa học.


Được các trung tâm nghiên cứu tinh hoa (elite institutes) mời làm việc và bảo trợ chi phí. Trong y khoa, có những trung tâm lừng danh như Mayo Clinic, Broad Institute, Howard Hughes Medical Institute, v.v. và khách mời của những nơi này được xem là một vinh dự. Trong ngành toán, theo tôi biết có những trung tâm nổi tiếng như Newton, Erwin Schrodinger và Viện Mittag-Leffler, hoặc Mathematical Sciences Research Institute, the Institute for Mathematics and its Applications và Fields Institute là những trung tâm quan trọng. Dĩ nhiên, cần phải phân biệt hai loại khách mời. Loại được các trung tâm này mời và bảo trợ toàn bộ chi phí ăn ở đi lại. Loại thứ hai là khách tự xin đến làm và tự lo chi phí ăn ở đi lại. Không nói ra, ai cũng biết chỉ có khách mời loại đầu mới là vinh dự.


Được trao các giải thưởng quan trọng trong ngành. Các giải thưởng của các hiệp hội chuyên ngành, các fellowships cũng là những phần thưởng ghi nhận sự đóng góp quí báu của nhà khoa học.


Ngoài ra, một thước đo khác là hoạt động phục vụ cho chuyên ngành. Các hoạt động này bao gồm được mời phục vụ trong ban biên tập các tập san khoa học có tiếng trong chuyên ngành, thành viên trong các ủy ban khoa học của các hội nghị quốc tế, và phục vụ như là chuyên gia bình duyệt đơn xin tài trợ và của các tập san khoa học.


Nói tóm lại, để đánh giá một nền khoa học và so sánh các nền khoa học, chúng ta cần phải sử dụng các phân tích gọi chung là bibliometrics hay scientometrics (bao gồm số lượng và chỉ số về chất lượng) nghiên cứu khoa học. Để đánh giá cá nhân nhà khoa học, ngoài những chỉ số scientometrics, còn phải sử dụng đến tầm ảnh hưởng cấp quốc gia và trên trường quốc tế và phục vụ cho chuyên ngành và cộng đồng.


Những cách đánh giá này chẳng có gì mới, vì thế giới và cộng đồng khoa học đã sử dụng trong nửa thế kỉ qua. Nhà đầu tư cho khoa học có quyền đòi hỏi đồng tiền của họ đầu tư phải mang hiệu quả, và hiệu quả không thể chỉ là những nhận định cảm tính, định tính, mà quan trọng hơn là phải mang tính định lượng.


NVT


====



Vài suy nghĩ về toán học và khoa học của Việt Nam



Đặng Đình Thi



Gần đây trên diễn đàn Humboldt, một diễn đàn của nhiều các nhà khoa học và học giả người Việt Nam, một số học giả có trao đổi về bài nói chuyện về toán học của giáo sư Hoàng Tụy tại Viện Toán học-Hà Nội, tóm tắt buổi nói chuyện này đã được đăng trên báo Tia Sáng.


Là người đã theo dõi các thảo luận trên diễn đàn Humboldt, cũng như đã đọc một số bài viết trên Internet, so sánh giữa toán học của Việt Nam với các nước khác ở Châu á. Tôi xin có vài ý kiến như sau:


Ngành toán nói riêng và các lĩnh vực khoa học khác của Việt Nam nói chung, so sánh với các nước khác quả là khó! Sự yếu kém cũng có rất nhiều nguyên nhân, và cũng không thể đổ lỗi hết cho những người làm khoa học. Việc nhìn nhận thẳng thắn những yếu kém là rất cần thiết, tuy nhiên cũng phải lấy những điểm sáng (dù là nhỏ nhất) làm điểm tựa để hy vọng và làm động lực để phấn đấu cho từng các nhân và cả cộng đồng. So với các lĩnh khác ở Việt Nam, tôi cho rằng ngành toán và vật lý vẫn là hai ngành mạnh nhất, hai cộng đồng này đã được hình thành và đang phát triển. Hai cộng đồng này có nhiều điểm sáng để cho các cộng đồng khác noi theo, họ đã tổ chức được những buổi seminar hàng tuần, hàng tháng. Cách đây gần một năm khi bàn về tạp chí trong ngành cơ, tôi có hỏi một giáo sư ở Viện Cơ học- Hà Nội rằng “tại sao không noi gương các nhà khoa học bên ngành toán, người ta có tạp chí làm ăn khá bài bản như là Acta Mathematica Vietnamica, họ mời được khá nhiều các nhà toán học có uy tín ở nước ngoài vào trong ban biên tập, trong khi ngành cơ cũng có một số nhà cơ học gốc Việt ở nước ngoài tầm cỡ Quốc tế…” thì được trả lời rằng "họ không nhiệt tình", tôi hơi ngạc nhiên vì tôi có tiếp xúc và nói chuyện với một vài nhà khoa học này nên tôi biết.

So với các ngành khác, ngành toán may mắn có được một chút lịch sử và có những người tầm cỡ tạo dựng từ thủa ban đầu như GS Lê Văn Thiêm, GS Hoàng Tụy... và xa hơn nữa ở thế kỷ 15 có hai nhà toán học là Vũ Hữu, được sử sách ghi nhận là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam, với công trình "Lập thành toán pháp" bao gồm kiến thức cơ bản về hình học và số học. Người thứ hai là trạng nguyên Lương Thế Vinh (ông nổi tiếng vì giỏi cả văn chương, âm nhạc lẫn toán học) với công trình "Đại thành toán pháp", cả hai cuốn sách đều trở thành sách giáo khoa về toán trong lịch sử giáo dục Việt Nam hàng mấy thế kỷ.



Về tầm quan trọng của toán học, có lẽ không cần nói nhiều chỉ cần trích dẫn một câu triết lý khá sâu sắc của Galilei là đủ "toán học là ngôn ngữ của khoa học", tôi nhớ trong một bài nói chuyện về khoa học, nhà toán học lừng danh Michael Atiyah người Anh cũng đã diễn giải như vậy.


Theo thiển ý của tôi, khoa học kỹ thuật của Việt Nam ta yếu vì có một nguyên nhân sâu xa từ thời xa xưa, ông cha ta vốn rất giỏi về văn chương và thơ ca (đây là một lĩnh vực khác cũng rất quan trọng), nhưng xã hội rất miệt thị những người làm toán, nên rất coi nhẹ việc học toán và thi toán, những người làm toán chủ yếu được phân làm những công việc sổ sách, tính thuế (lại viên), đo đạc ruộng đất, địa chất...trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú ghi rằng "Xét ra chức nha, lại cho là hèn thấp. Việc kiểm soát sổ sách không giao cho kẻ sĩ. Kẻ sĩ làm văn, cho việc lại là ti tiện nên không nhúng tay vào“. Người làm toán không được xem là kẻ sĩ, vì vậy những người thông minh tài giỏi đều theo nghiệp văn chương thơ ca, coi khinh toán học, thì làm sao chúng ta có những nhà toán học. Lịch sử của chúng ta là thế!


Xã hội có thành kiến với toán học như vậy cho nên làm sao khoa học kỹ thuật phát triển được, nhưng có một câu hỏi vẫn làm tôi suy nghĩ là nước Đại Việt bị ảnh hưởng của Trung Hoa cả ngàn năm, trong khi toán học của Trung Hoa phát triển từ rất sớm và khá mạnh, từ mấy ngàn năm về trước họ đã có những nhà toán học nổi tiếng thời đó như là Chang Tshang (ca 200-142 BC), Liu Hui (ca 220-280 BC), thế kỷ 13 có Qin Jiushao (1202-1261) cùng kỷ nguyên của Qin còn có các nhà toán học khác Li Zhi, Yang Hui, and Zhu Shiejie. Theo cố giáo sư Hoàng Xuân Hãn "Ở đời Đường, toán học bên Trung Hoa đã bành trướng đến cực Tây, mà nay ta còn có tủ sách cũ”. Trung Hoa thời xa xưa có một nền toán học mạnh như vậy, vậy mà tại sao toán học đã không được du nhập vào Việt Nam từ sớm? tôi vẫn băn khoăn câu hỏi này, chỉ đến thế kỷ 15 mới có Vũ Hữu và Lương Thế Vinh và bị đứt quãng sau đó....

Thời nay quan niệm của xã hội về toán học đã khác xưa, nhưng đúng là xã hội ta thời xưa miệt thị toán học như thế thì các ngành khoa học kỹ thuật khác lấy đâu ra, đâu có lịch sử truyền thống gì? toán học vẫn may mắn có được một chút lịch sử như vậy.


GS. Hoàng Tụy vốn là một nhà toán ứng dụng nổi tiếng, rất tâm huyết với nền khoa học và giáo dục của nước nhà, ông đi nhiều, biết nhiều, đọc những bài viết của ông là cảm nhận thấy ngay sự trăn trở, suy tư của một con người, một nhân chứng đã chứng kiến đầy đủ một quãng đường lịch sử đầy đau thương, gian khổ của một dân tộc (ông sinh trước1930 ba năm), những ý kiến của ông thường rất sâu sắc và thẳng thắn. Những tâm tình của ông trong bài nói chuyện tại Viện Toán cũng vậy, tôi tán thành với nhiều ý kiến của giáo sư trong bài viết. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi, để toán học nói riêng và khoa học kỹ thuật của Việt Nam phát triển, chúng ta cần có một cách tiếp cận phù hợp.


Toán học nói riêng và khoa học kỹ thuật nói chung muốn phát triển, những người làm quản lý khoa học của chúng ta cần phải thiết lập các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất "highest ethical standards" và mọi người phải tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn này, việc đánh giá vẫn phải dựa vào các con số (ở đây là số lượng và chất lượng công trình nghiên cứu). Chúng ta cần phải dựa vào hai thứ này để đi, nó như là cái lề đường cho người mới tập đi để bám theo mà đi, đặc biệt trong lúc giông tố, đầy cát bụi (đây không chỉ là ý kiến của tôi mà là kinh nghiệm của một số nước đã làm thành công, Hàn Quốc là một ví dụ). Nếu chúng ta không bám vào những thứ này, chúng ta sẽ mất phương hướng ngay tức khắc.


Khoa học toán (mathematical sciences) bao gồm lý thuyết (pure mathematics) và toán ứng dụng (applied mathematics). Những người làm về toán lý thuyết thường chủ yếu giải quyết những vấn đề nội tại trong toán, cũng là để củng cố và phát triển một lý thuyết, một phương pháp nào đó, nhiều khi làm sáng tỏ sự hiểu biết của con người trong một vấn đề nào đó trong toán học, tất cả những nghiên cứu này ở cự ly xa gần đều để hướng tới phục vụ loài người. Những người làm toán ứng dụng thường nghiên cứu của họ có thể ứng dụng trực tiếp vào những vấn đề trong đời sống xã hội. Khó có thể nói cái này quan trọng hơn cái kia. Quan trọng là nghiên cứu này, nghiên cứu kia có thực sư đóng góp “significant contribution” về mặt lý thuyết hay ứng dụng hay không mà thôi. Nhiều trường hợp rất khó để phân biệt người này hay người kia là làm lý thuyết hay ứng dụng.


Vấn đề đối với toán học ở Việt Nam, tôi vẫn thấy thiếu những “cây cầu” để kết nối giữa toán học với các ngành công nghiệp của chúng ta “missing links”. Lấy ví dụ ngành cơ học và khoa học máy tính là hai ngành gần gũi với toán học nhất, hai ngành này có thể kết nối toán học với công nghiệp của chúng ta, chúng ta thiếu những "cây cầu" để liên kết các ngành với nhau để giải quyết các bài toán thực tiễn phục vụ kinh tế của đất nước. Tôi xin lấy một vài ví dụ để minh họa cho những “cây cầu” đó, ở Mỹ đó là:


1- Viện khoa học tính toán "The Institute for Computational Engineering and Sciences (ICES)" ở Texas, Austin:http://www.ices.utexas.edu/


2. Viện toán và ứng dụng "Institute for Mathematics and its Applications (IMA)" ở ĐH Minnesota, Minneapolis:http://www.ima.umn.edu/


3. Viện toán lý thuyết và ứng dụng “Institute for Pure and Applied Mathematics” ở UCLA:
http://www.ipam.ucla.edu/


4. Viện khoa học sinh học toán “Mathematical Biosciences Institute” ở Columbus, Ohio. http://www.mbi.osu.edu/


Và nhiều viện, trung tâm nghiên cứu khác. Tôi chắc rằng chỉ khi nào chúng ta có được những “cây cầu” có hình dáng như vậy và có ngành công nghiệp đủ mạnh, có tính cạnh tranh. Khi đó xã hội sẽ thấy rõ được tầm quan trọng của toán học, và sẽ xóa bỏ được những thành kiến còn lại từ xa xưa.


Chúng ta cần phải có những nhà lãnh đạo thấu hiểu được vấn đề này!


Về công nghiệp thực ra ngành công nghiệp của chúng ta, các công ty xí nghiệp có lúc (cách đây khoảng 10-15 năm trước) đã đạt đến điểm mà tại đó, đang rất cần khoa học và công nghệ để vượt qua được sự "làng nhàng" của mình, để có thể cạnh tranh được với bên ngoài trong cơ chế thị trường, ví dụ các nhà máy đóng tàu Hạ Long, Phà Rừng, Bạch Đằng, Bến Kiền, nhà máy chế tạo ô tô Hòa Bình, các nhà máy phân đạm, nhà máy kẹo Hải Hà, nhà máy Chế tạo Công cụ số 1… (nhiều nhà máy xí nghiệp này bây giờ còn đâu?) thì đất nước lại có đội ngũ lãnh đạo không có đủ tâm và tầm. Trong khi chưa thấy được nhu cầu mà công nghiệp của chúng ta đòi hỏi, đã làm không nghiêm túc, không quan tâm khoa học và công nghệ, bây giờ dẫn đến một loạt các doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp phá sản nợ nần theo thời gian. Sức cạnh tranh các ngành công nghiệp của chúng ta bây giờ rơi xuống điểm rất thấp.


Nếu chúng ta thực sự muốn phát triển được khoa học và công nghệ, chúng ta cần phải thay đổi tư duy, cần có cung cách làm ăn chuyên nghiệp, một thái độ đúng đắn của tất cả những người liên quan là hết sức cần thiết.



Đặng Đình Thi


1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#109
bachkhoaaptech

bachkhoaaptech

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết
Chương trình tài trợ 100% học phí khóa học Android plus/PHP plus Bachkhoa-aptech

>Tài trợ 100% học phí khóa học Android plus/PHP plus
>Làm việc ngay trong quá trình học
>Học 1 năm lấy bằng 2 năm
Đào tạo theo chuyên đề Apex + Android plus/PHP plus
Chuyên gia lập trình .Net quốc tế Aptech
Chuyên gia lập trình Java quốc tế Express

Hệ thống đào tạo lập trình viên quốc tế Bachkhoa-aptech.

#110
thanhbinhlab

thanhbinhlab

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 20 Bài viết
Tớ khoong thể mở được file pdf này.

#111
funcalys

funcalys

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 519 Bài viết

Tớ khoong thể mở được file pdf này.

http://www.ziddu.com...NTZung.pdf.html





Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: toán học việt nam, nguyễn tiến zung

1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh