Đến nội dung

Hình ảnh

Thực trạng nền toán học việt Nam

* * * * * 1 Bình chọn toán học việt nam nguyễn tiến zung

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 110 trả lời

#21
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
hì, vẫn nói đều mà. Anh hoadaica đã làm được ván cờ nào với tb0714 chưa ạ

Mà các anh có thể làm 1 seri giới thiệu về các nhà toán học VN đương thời ko. Dạo trước đọc bài về GS Phạm Anh Minh và bài của thầy Hưng về GS Nguyễn Hữu Anh thì thấy ... phấn khích hẳn lên

Cảm tưởng đó là một thế giới ở rất gần mà mình ko biết vậy :rolleyes:

#22
hoang

hoang

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 233 Bài viết
http://vietnamnet.vn...2006/02/543335/

Hôm nay vào đọc vietnamnet thấy có bài này

Đa phần những vấn đề mà các nhà Toán học nghiên cứu, là do họ tự đặt ra, tự thấy rằng nó rất có ích, rồi tự đi tìm lời giải và cũng chỉ có họ, hoặc những người theo đuổi Toán ở tầm của họ mới hiểu được.

Vì không có ai hiểu được ngoài mấy ông Toán biết với nhau, nên cũng là các ông tự hoan hô nhau. Ông này khen ông khác giỏi, khen những vấn đề xyz nào đó là giải quyết được mấu chốt, là có ý nghĩa, ảnh hưởng rất lớn... và dân chúng, xã hội, thực ra là chẳng hiểu tẹo nào về vấn đề đó... tung hô theo.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoang: 21-02-2006 - 14:32

hoanglovely

#23
Ronaldo

Ronaldo

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 422 Bài viết
Nếu bạn không học Toán lý thuyết thì có lẽ không nên bình luận gì về nó , để tránh cãi nhau không cần thiết . Bạn nên đọc bài viết của GS Nguyễn Tiến Dũng để biết thêm một vài cái về Toán . Trong đấy , GS Nguyễn Tiến Dũng cũng nói là Toán ứng dụng và Toán lý thuyết cũng không có ranh giới rõ ràng nào cả .
Nên bạn đừng nói lung tung :rolleyes:

#24
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Sao lại có bài nói về thầy Hưng thế nhỉ. Vừa xem lại thì ra dieugiandi học lớp 10, trẻ nhỉ :rolleyes: :vdots. Riêng với MM thì thầy Hưng có lẽ là người đáng trọng nhất mà MM từng biết.

Còn về Toán ứng dụng và Toán lý thuyết thì theo MM là cái gì cũng có chừng mực của nó cả, có thể trong điều kiện thực tại nào đó cần thiết phải triển mạnh toán ứng dụng hơn. Có điều toán lý thuyết vẫn là nền tảng

Còn nhớ GS Phan Đình Diệu đã viết về ý nghĩa của định lý ko đầy đủ Godel: vậy là ko thể có một thứ toán học luôn luôn đúng. Toán Học rốt cục cũng là một hiện tượng xã hội, một tiên đề toán học hoàn toàn có thể thay đổi để phù họp với thực tế và để giúp con người phục vụ cuộc sống .... (trích cuốn sách của cụ trong bộ sách Viện Toán Học :rolleyes:)

Riêng bản thân MM thì nghĩ thế này: toán ứng dụng và cả toán lý thuyết nữa có một nguồn gốc sâu sa là giúp con người phát triển cuộc sống của mình về mặt cơm áo gạo tiền. Có điều, cái đó chỉ là sâu sa, ko ai ko ăn mà sống cả. Còn làm Toán bây giờ có lẽ đối với mỗi nhà toán học thì đó là một điều kiện để sinh tồn vậy, toán học cho họ một thế giới, họ sống trong thế giới ấy và dĩ nhiên ... người bên ngoài làm sao hiểu được :Rightarrow

#25
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Ai bảo là dùng vào thực tế chỉ có toán ứng dụng? toàn nói linh tinh.
Toán ứng dụng tức là toán đã được đem vào ứng dụng, và do đó đúng là có ứng dụng thực tế vì nếu không người ta đã không gọi nó là toán ứng dụng.
PhDvn.org

#26
Computerdeptrai

Computerdeptrai

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 24 Bài viết
Em tìm mãi bài báo về thiên tài thế kỉ 21 mà ko được? Bác nào có cho em xin,em đọc cho thật hoàn chỉnh rồi xin tham gia cùng các bác

#27
pizza

pizza

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 143 Bài viết

Chẳng qua tôi không muốn cãi nhau nên post vậy thôi. Tôi nói là hoàn toàn đồng ý với ý kiến của ông Trung Hà là trong hoàn cảnh của nước Việt Nam hiện nay cơ mà. Người ta cần những cái thực tế, có lợi trước mắt .

Vấn đề là anh Hà cực đoan , gì thì cũng phải nhìn xa một tí . Có 1 câu đại thể thế này : x có tầm nhìn xa , anh x thể thành công lớn . Nhưng x kiên nhẫn chiếm lĩnh từng mục tiêu trước mắt , anh dễ trở thành hoang tưởng . Cái mục tiêu trước mắt là làm cho kt VN khá lên , nhưng trở thành giàu có thì việc bỏ qua toán đh như anh Hà nói quả là ko ngửi nổi . Cái cốt lõi là ở chỗ đấy . Vì thế , sẽ hợp lí hơn nếu hoang nói 50 thằng cực giỏi nên có 40 thằng làm ra cơm áo gạo tiền và 10 thằng "tự sướng" .

Công nhận VN ta làm giỏi thật , đại hội nào cũng thấy đạt được mục tiêu đề ra . Thế mà vẫn nghèo , híc .
The world is what it is; men who are nothing , who allow themselves to become nothing , have no place in it !
(Naipaul)
Khi mê tiền chỉ là tiền
Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm
Khi mê dâm chỉ là dâm
Ngộ ra mới biết trong dâm có tình
(NBS)

#28
titeoteo

titeoteo

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 30 Bài viết
Oh, my God!
Xin lỗi vì phá đám các thầy!
Nhưng mà đọc mấy lời về thầy Trình thì chịu đựng không được.
Em đã được học thầy Trình 3 năm, thầy là người rất giản dị, chưa bao giờ thấy thầy khoe mình, thầy rất quan tâm đến học trò. Lúc đó em rất ngưỡng mộ thầy.
Thầy và các thầy khác ở trường đã truyền cho em tình yêu toán học, đã động viên em rất nhiều (những lúc thi rớt,...).
Khi lên đại học biết về việc nghiên cứu khoa học của thầy em cũng hơi buồn, nhưng mà lại nghĩ mỗi người sinh ra có một sứ mệnh, thầy Trình tuy nghiên cứu khoa học không giỏi nhưng thầy đã thành công trong việc vun đắp tình yêu học toán cho tụi em(thế hệ học PTNK).
Ai mà biết được mỗi người đều có một nỗi khó khăn riêng mà đâu có nói ra được đâu. Các thầy ở đây đều rất nhiệt huyết, mong các thầy hãy truyền niềm đam mê học toán cho các thế hệ sau. Đừng chê nhiều mà cũng đừng khen nhiều, trên đời kô gì hoàn hảo cả.
Vài lời như vậy. Kính chúc các thầy khỏe, mong có một ngày nào đó gặp các thầy.
Sông Đồng Nai nước trong lại mát
Đường Hiệp Hòa lắm cát dễ đi
Gái Hiệp Hòa xinh như hoa thiên lý
Trai Hiệp Hòa chí khí hiên ngang.
(Sài Gòn lục tỉnh thi tập)

#29
toilachinhtoi

toilachinhtoi

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 343 Bài viết
Xin chào em titeoteo.

Thật sự không biết em bao nhiêu tuổi nữa (thông qua mấy câu hỏi về toán học của em thì có vẻ em cũng khá super).

Thực ra thì chẳng ai chê trách thầy Trình gì đâu em ạ.

Nhưng vấn đề là sự công bằng.

Chẳng hạn có một người nào đó giỏi hơn thầy Trình 200 lần phải ra đường xin ăn còn thầy Trình thì nhà cao cửa rộng. Tôi bức xúc vậy thôi.
There is no way leading to happiness. Happiness is just the way.
The Buddha

#30
macsman

macsman

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết
Thấy nhiều bác ở đây búc xúc nhiều quá về chuyện những kẻ "ngụy khoa học" được xã hội (thực ra là báo chí) ca tụng hơn những nhà "chân khoa học". Các bác, những người làm khoa học thực thụ, làm khoa học vì sự đam mê khoa học hay để được ca tụng? Nếu các bác thực sự giỏi thì đồng nghiệp các bác sẽ vinh danh các bác. Báo chí thì ở đâu cũng vậy, họ có quyền viết những gì không bị cấm viết (mà các bác thì không có quyền cấm báo chí viết cái này cái kia!!!), ai thích đọc thì đọc, không thích thì thôi. Những người ngoại đạo sẽ không bao giờ để ý nhiều đến những gì báo chí viết về các "thiên tài" hay "bộ óc thế kỷ", họ tiếp nhận những thông tin này cũng như các thông tin về các ngôi sao thể thao hay ca nhạc mà thôi. Các bác có để ý đến những bài báo ca tụng các "ngôi sao" thể thao hay ca nhạc không? Những ý kiến bức xúc thái quá của các bác dễ tạo cho người khác cảm giác rằng các bác đang ganh tỵ với người được ca tụng, vì các bác và những đồng nghiệp nào đó của các bác "giỏi hơn" sao báo chí, xã hội không ca tụng. Nếu vậy thì mục đích làm khoa học của các bác có khác gì những kẻ "ngụy khoa học" kia? Nếu vậy tại sao các bác không tự lăng xê mình lên như những kẻ kia, để cho ai cũng biết đến tên tuổi lừng lẫy của các bác?
Tôi nghĩ chuyện "người giỏi" không được đông đảo mọi người biết đến, còn "người dở" thì được ca ngợi; hay chuyện "người dở" giàu có hơn "người giỏi" là chuyện bình thường, có ở mọi nơi, không riêng gì ở Việt Nam. Điều này cũng không làm cho nền khoa học của đất nước thụt lùi chút nào cả. Trình độ khoa học của đất nước phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội nói chung, và phụ thuộc vào những người làm khoa học thực thụ như các bác, chứ những kẻ "ngụy khoa học" thì làm sao làm khoa học tiến lên hay thụt lùi được. Mà đã gọi là làm khoa học thực thụ thì ai để ý chi đến những chuyện vớ vẩn kia, cũng giống như bây giờ tôi và các bác chắc là nghèo hơn và vô danh hơn cầu thủ bóng đá hay ca sĩ ngôi sao nhưng có buồn phiền gì về chuyện ấy đâu. Xã hội tự điều tiết mọi thứ, các bác cứ yên chí lớn mà làm khoa học cho tốt. Thay vì bức xúc vì những thứ "phù du", các bác hãy bức xúc vì những gì "ích nước lợi dân" hơn đi.
Rất vui nếu nhận được phản hồi của các bác.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi macsman: 19-03-2006 - 02:31


#31
Ronaldo

Ronaldo

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 422 Bài viết
Ông bạn này như người ngoài hành tinh nhỉ, hình như không hiểu cái gì thì phải mà phát biểu vớ vẩn .

Tôi nghĩ chuyện "người giỏi" không được đông đảo mọi người biết đến, còn "người dở" thì được ca ngợi; hay chuyện "người dở" giàu có hơn "người giỏi" là chuyện bình thường, có ở mọi nơi, không riêng gì ở Việt Nam.

Cho nên việc mọi người bức xúc là chuyện bình thường :delta

  Thấy nhiều bác ở đây búc xúc nhiều quá về chuyện những kẻ "ngụy khoa học" được xã hội (thực ra là báo chí) ca tụng hơn những nhà "chân khoa học"

Không biết là bác này có thiếu muối không :delta. Điều này là đương nhiên , sao bác này lại băn khoăn nhỉ

Điều này cũng không làm cho nền khoa học của đất nước thụt lùi chút nào cả. Trình độ khoa học của đất nước phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội nói chung, và phụ thuộc vào những người làm khoa học thực thụ như các bác, chứ những kẻ "ngụy khoa học" thì làm sao làm khoa học tiến lên hay thụt lùi được. Mà đã gọi là làm khoa học thực thụ thì ai để ý chi đến những chuyện vớ vẩn kia, cũng giống như bây giờ tôi và các bác chắc là nghèo hơn và vô danh hơn cầu thủ bóng đá hay ca sĩ ngôi sao nhưng có buồn phiền gì về chuyện ấy đâu. Xã hội tự điều tiết mọi thứ, các bác cứ yên chí lớn mà làm khoa học cho tốt. Thay vì bức xúc vì những thứ "phù du", các bác hãy bức xúc vì những gì "ích nước lợi dân" hơn đi.

Ít nhất việc nói ra điều đó cũng có phần giúp cho nhiều người tỉnh táo hơn trong việc tiếp nhận thông tin . Nói đâu xa, đa số học sinh phổ thông đều rất thần tượng "các thiên tài thế kỷ" . Tất nhiên đâu thể trách họ khi mà thế giới quan của họ hẹp quá :Leftrightarrow

#32
toilachinhtoi

toilachinhtoi

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 343 Bài viết
Xin lỗi bác Macsman:

Nếu việc giàu có của thầy Trình không liên quan gì đến những bài báo ca ngợi thầy Trình thì tôi chả ý kiến gì cả. Theo bác, nếu không có bài báo nào ca ngợi thầy Trình cả (như là các nước khác đối với HSG Quốc tế của họ) thì bây giờ thầy Trình sẽ ra sao?

Cách mà dân Việt Nam đối xử với người tài của họ làm cho phần lớn người tài Việt Nam thích làm việc ở nước ngoài hơn. Kết quả là như thế này bác ạ: Việt Nam cần 197 năm để đuổi kịp Singapore, theo như tình hình quản lý phát triển đất nước hiện nay.

http://www.vnexpress...06/03/3B9E7CAD/
There is no way leading to happiness. Happiness is just the way.
The Buddha

#33
dung_tran

dung_tran

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết

Chẳng hạn có một người nào đó giỏi hơn thầy Trình 200 lần phải ra đường xin ăn còn thầy Trình thì nhà cao cửa rộng. Tôi bức xúc vậy thôi.



Bác nói vậy ko hợp lý rồi.
Nếu vậy có những người giỏi hơn ông bộ trưởng giáo dục cả ngàn lần, giỏi hơn mấy tay cán bộ giáo dục cả tỷ lần vẫn phải đi ăn xin còn mấy tay ấy thì nhà cao cửa rộng gấp ngàn lần thấy Trình mà lại chẳng có bất cứ cống hiến gì cho xã hội, nếu ko muốn nói là làm mục nát thêm nữa thì sao?
Có vẻ như bức xúc của anh về những chuyện ấy ko mãnh liệt và dữ dội bằng bức xúc với thầy Trình, sao vậy

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dung_tran: 21-03-2006 - 04:18


#34
toilachinhtoi

toilachinhtoi

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 343 Bài viết
Xin anh dung_tran hãy đọc lại bài post ngay trước bài của anh để hiểu rõ ý tôi. Ý tôi là như sau:

_Xã hội chúng ta có nhiều chuyện quá...(anh hãy tự điền vào)
_Đã có nhiều ý kiến phản ánh nhưng xã hội vẫn như vậy
=>những người tài phải tự tìm con đường sống cho mình bằng cách ...(anh hãy tự điền vào).
_Dù biết rằng có ý kiến cũng khó thay đổi được gì
_Nhưng ý kiến được điều gì thì cứ ý kiến
=>Hi vọng khoảng 1000 năm sau đất nước ta sẽ phát triển nhất thế giới.
There is no way leading to happiness. Happiness is just the way.
The Buddha

#35
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết

À quên, chú namdung. Người ta "nói móc" đồng nghiệp "thân mến và gần gũi" của chú mà chú bảo là "sảng khoái". HAhaha. "thay lời muốn nói". Sảng khoái quá chú nhỉ?

Tớ là bạn của Tiến Dũng và bạn của anh Trình. Và tớ cũng bị chỉ trích. Nhưng tớ vẫn sảng khoái đấy. Nhưng tớ sảng khoái vì những việc khác. Còn với tớ và anh Trình, thỉnh thoảng được học trò ghé thăm, tặng cuốn sách hay cái đĩa CD, thấy chúng nó thành đạt là chúng tớ mừng rồi. Cảm ơn bạn dung_tran đã phong cho cái tài liệu quèn của mình là "công trình khoa học". Tớ lâu rồi không làm khoa học. Chỉ có cái là vẫn quý trọng những người làm khoa học thôi.

Namdung

#36
macsman

macsman

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết
Chào hai bạn Camum va TLCT,

Không biết tôi viết lách có lủng củng không mà bạn chỉ hiểu được những câu riêng rẽ chứ không hiểu ý chính mà tôi muốn nói. Vậy để tôi nói lại cho rõ vậy.
1) Trong bài tôi có nói rắng một số bác trong diễn đàn bức xúc nhiều quá, có phần thái quá. Ai cũng bức xúc về chuyện ngụy khoa học (tôi cũng bức xúc), nhưng bức xúc đến mức cay cú như một số các bác thì không nên. Vì sao?
Chuyện ca tụng là chuyện của báo chí, của những tay phóng viên không có chuyên môn khoa học sâu. Độc giả "trong nghề" thì biết ngay đâu là vàng, đâu là thau. Còn độc giả "ngoại đạo" thì không quan tâm mấy. Người được ca tụng nhiều khi không có chủ ý, hay là vì háo danh rởm, hoặc vì một mục đích tư lợi nào đó: vì cái gì đi nữa thì khoa học cũng không bị ảnh hưởng mấy, còn ảnh hưởng xã hội thì cũng chẳng là bao. Các bác xem, những người như NCT, DQV, hay LBKT có ảnh hưởng gì lớn trong khoa học cũng như trong xã hội không?
Tóm lại, ý của tôi là: tác dụng của các bài báo ca ngợi bọn "ngụy khoa học" là không lớn, cũng như vai trò của những người được ca tụng trong khoa học vậy. Các bác muốn nói cho mọi người biết sự thật là tốt, nhưng không cần phải cay cú.
2) Các bác bức xúc vì chuyện người này giàu hơn người kia. Ai biết làm giàu và thích làm giàu thì cứ làm giàu. Nếu có ai đó dùng sự nổi tiếng của mình để làm giàu (không phạm pháp nhé!) thì có gì là sai? Có ai cấm các bác làm giàu đâu?

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi macsman: 23-03-2006 - 00:00


#37
RongChoi

RongChoi

    Thượng sĩ

  • Founder
  • 215 Bài viết
Anh em nên lấy thầy Trình làm chuẩn thì hơn là bức xúc vì thầy được cái này cái nọ chứ. So với tiền công của 1 cô ca sỹ quèn hát líu lo 1 bài thì thu nhập thầy Trình chắc chắn thua xa. Do vậy, hãy cứ tàm tạm lấy mức thu nhập của thầy Trình là chuẩn của ngành giáo dục, từ đó hãy đòi quyền lợi gấp 200 lấn ngần ấy cho những ai giỏi hơn thầy Trình 200 lần :infty

Chú Kaka thỉnh thoảng mang chuẩn công trình nghiên cứu ra để so sánh với hội đế quốc thực dân :equiv rồi đánh giá tư cách khoa học trong nước kể ra không hợp tình hợp lý. Bây giờ RC không kêu ca các điều kiện nghiên cứu khó khăn này nọ nhé, chỉ so sánh vớ vẩn thôi. Lấy ví dụ bọn Pháp, tầm dân số cứ cho ngang ngang VN (60 với 80), bọn nó có 18580 chú giáo sư :infty san sẻ nhau ra giảng bài, VN (RC ko có số liệu) cứ tạm cho nhiều lắm có 1000 cụ giáo sư. Như vậy trung bình về giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu, các cụ giáo sư nhà mình phải gồng mình gấp 20 lần mỗi chú GS Pháp, tức bọn nó lên lớp hoặc hướng dẫn 1h/ngày thì các cụ phải lên bục 20h/ngày. Do vậy mà thời lượng còn lại để nghiên cứu (sau khi trừ 10 tiếng ăn ngủ) một bên là trên 10h, một bên là âm ... Thôi, cứ giả sử ngày ở VN dài hơn ngày bọn Tây (để tiếp tục phân tích) sao cho các cụ sẽ có được thời gian = 1/10 bọn Tây cho việc nghiên cứu.

Từ đó phải thấy nếu các cụ nghiên cứu ra được 1 công trình thì phải tính gấp 100 lần hội Tây. Ở đây không tính tuyến tính được. Bởi lẽ để ra được 1 công trình thì các cụ cũng phải hiểu những thứ đỉnh cao để làm cái đỉnh cao hơn. Do vậy chi phí đào tạo lên đến cái đỉnh cao cũng ngang hội Tây. Vốn (thời gian) có thể bằng 1/10 chúng nó (11 đơn vị so với 110), nhưng chi cùng một chi phí đào tạo (ít ra là 10 đơn vị) thì vốn còn lại (cái dùng để sáng tạo cái mới) có thể chỉ bằng 1/100...

Ngoài ra, nói như chú gì thì "đấy là lựa chọn của họ, ko trách người khác được" kể ra không cần cãi, vì đó là chân lý hằng sai. Không được khuyến khích nghiên cứu để ai cũng phải lựa chọn lao đầu vào dạy thì nếu 30 tuổi anh đi dạy thì anh sẽ mãi dạy kiến thức lúc 30 tuổi của anh. Tức là 20 năm sau anh vẫn dạy kiến thức 20 năm trước ... Như vậy thì cũng là một cách lựa chọn chiến luợc (nếu chú gì đó làm thủ tướng), nhưng nên bỏ khẩu hiệu tiếp cận phổ biến khoa học tiên tiến :equiv

:equiv : http://www.education.../stats_gene.htm

#38
Bonatom

Bonatom

    Lính mới

  • Thành viên
  • 9 Bài viết
Tôi nghĩ là không nên quá đề cao những thành tích của các giáo sư trong nước. Dù có biện minh thế nào đi chăng nữa thì Việt Nam vẫn thua xa các nước bên Tây rồi. Nguyên nhân chính, là nghiên cứu khoa học thì phải đòi hỏi những người thầy có tâm huyết , những giáo sư có tấm lòng khao khát muốn đưa nền khoa học nói chung, nền toán học nói riêng của Vn hòa nhập vào thế giới. Tuy nhiên, có khá nhiều Giáo Sư, tiến sĩ khoa học, sau khi được học vị , học hàm thì làm như ta đây là số 1, ai cũng phải cúi đầu kính nể (ví dụ thì có rất nhiều, tôi không muốn nhắc lại ). Còn việc học sau đại học trong nước, theo như mình biết, thì rất là tệ. Thậm chí , chỉ hơn mức đại học có tí xíu. Nhiều người chủ yếu kiếm cho được cái bằng cao hoc, rồi tiến sĩ, sau đó dùng uy danh ấy để chạy xô , luyện thi đại học, dạy thêm ở nhà. Nói chung, thì không trách họ vì phải thông cảm cho cơm áo gạo tiền , nhưng mà nếu học được thành tiến sĩ, tốn không biết bao nhiêu thời gian và công sức, vậy mà lại đi luyện mấy cái trò vớ vẩn thì uổng phí . Nếu muốn dạy cho hay để thu hút học trò thì nên đi học khóa huấn luyện sư phạm cấp tốc để rèn luyện kĩ năng lặp đi lặp lại.

Những vụ tiêu cực như trên, mình không cần nói nhiều, các bạn có thể vào trang web cua anh ntzung, đọc bài của anh ấy về toán học VN sẽ hiểu rõ hơn nhiều . Mình rất khâm phục anh Zung, và cả Kakalotta , dám nói thẳng những quan điểm của mình và đưa ra những luận cứ rất chân thực. Chúng ta phải xác định là nếu mà học sau đại học thì phải chịu khổ để theo khoa học, chứ tư tưởng của phần lớn
là học xong để rồi phục vụ cho chương trình luyện thi DH, hoặc là mua danh bán tước. Thật là chán quá.

#39
hoang

hoang

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 233 Bài viết
Sau khi đọc các bài viết qua lại tôi có nhận xét thế này:
Một số bác làm toán nhà ta có tư tưởng : một người cứ phải làm toán thì mới được công nhận là giỏi, rằng làm các công việc khác ngoài toán là tầm thường, ta đây làm toán nên coi khinh nó.....

Việc bác LBKT dạy thêm thì cứ coi như nó là một công việc để kiếm sống. Bác ấy có quyền làm gì bác ấy muốn, trong đó có quyền không làm toán.

Còn về lập luận bảo là cái danh thi học sinh giỏi quốc tế giúp bác ấy dậy thêm được nhiều thì có vẻ không hợp lý. Một đứa học sinh đi dạy luyện thi thì nó cần cóc gì biết xuất xứ của ông thầy là gì, chỉ cần nó thấy học hay là nó thích học thôi. Dậy luyện thi cần phải có duyên nói thì mới thu hút học sinh được, và đấy là yếu tố quan trọng nhất

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoang: 25-03-2006 - 08:48

hoanglovely

#40
toilachinhtoi

toilachinhtoi

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 343 Bài viết
To hoang:
Bạn nói rằng dạy luyện thi không cần danh tiếng thì không đúng rồi. Tôi được biết nhiều thầy luyện thi học sinh giỏi (trong đó có cả thầy Trình) được mời về dạy tại những tỉnh nhỏ chỉ làm một việc đơn giản là lấy một cuốn sách bất kì, cho một số bài rất dễ (đến nỗi các học sinh ở đó làm ra ngay) rồi lãnh một số tiền khá lớn.

To bạn smalteagle:
Bạn suy nghĩ về cuộc đời khá đơn giản đấy. Đồng ý là không phải ai giỏi hơn cũng thành công hơn trong cuộc sống. Chỉ có điều là ở một xã hội công bằng và văn minh thì một người thành công phải nhờ tài năng thực sự củ người đó chứ không thể dựa vào luồn lách hay xuất thân hay sự lăng xê. Bạn có thể thấy rằng những người Việt Nam rất nổi tiếng hiện nay như Ngô Bảo Châu, Nguyễn Tiến Dũng, Lê Tự Quốc Thắng... đều đang ở nước ngoài.

Tôi muốn kể về một chuyện thời sự khá nóng hổi hiện nay: Vừa rồi chính phủ Mỹ vừa phạt tù một số nhân vật chủ chốt của Samsung vì tội cố ý giữ giá chip ở mức cao. Còn ở nước ta thì các công ti dược, sản xuất ô tô nước ngoài vào làm mưa làm gió nhất định không chịu giảm giá. Sao chúng ta chẳng làm gì cả vậy? Chúng ta lại xuất khẩu cho nước ngoài những món hàng ngon với giá còn rẻ hơn giá sản phẩm trong nước? Sao kì vậy?
There is no way leading to happiness. Happiness is just the way.
The Buddha





Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: toán học việt nam, nguyễn tiến zung

0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh