Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi HSG tỉnh Thái Nguyên lớp 12 năm học 2013 - 2014


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
AnnieSally

AnnieSally

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 647 Bài viết
Bài 1. (4 điểm)
Cho hàm số $y = \frac{2x - 1}{{x - 1}}$$($$C$$)$. Gọi $I$ là giao điểm hai đường tiệm cận của $($$C$$)$. Với giá trị nào của $m$, đường thẳng $y = - x + m$ cắt $($$C$$)$ tại hai điểm phân biệt $A, B$ và tam giác $IAB$ đều.
 
Bài 2. (6 điểm)
1) Giải phương trình: $$5\cos \left( {2x + \frac{\pi }{3}} \right) = 4\sin \left( {\frac{{5\pi }}{6} - x} \right) - 9$$
2) Giải hệ phương trình: $$\left\{\begin{matrix} \sqrt{7x+y}-\sqrt{2x+y}=4 & \\ 2\sqrt{2x+y}-\sqrt{5x+8}=2 & \end{matrix}\right.$$

 

Bài 3. (4 điểm)

Cho tam giác $ABC$ không đều thỏa mãn ${a^2} = 4S.\cot A$, trong đó $BC = a$ và $S$ là diện tích tam giác $ABC$. Gọi $O$ và $G$ theo thứ tự là tâm đường tròn ngoại tiếp và trọng tâm tam giác $ABC$. Tính góc giữa hai đường thẳng $AG$ và $OG$.

 
Bài 4. (3 điểm)
Cho dãy số $\begin{Bmatrix} x_n \end{Bmatrix}$ xác định như sau:
$${x_1} = \sqrt 3 ;{x_{n + 1}} = \sqrt {9x_n^2 + 11{x_n} + 3}\left( {n \in {{\rm{N}}^*}} \right)$$. Tìm $$\mathop {\lim }\limits_{n \to  + \infty } \frac{{{x_{n + 1}}}}{{{x_n}}}$$
 
Bài 5. (3 điểm)
Cho $x, y, z$ là các số thực dương thay đổi thỏa mãn $x + y + z = 3$. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức: $$P = \frac{{xy}}{{3x + 4y + 2z}} + \frac{{yz}}{{3y + 4z + 2x}} + \frac{{zx}}{{3z + 4y + 2y}}$$
 
--- Hết ---


#2
letankhang

letankhang

    $\sqrt{MF}'s$ $member$

  • Thành viên
  • 1079 Bài viết

 

 
Bài 2. (6 điểm)
 
2) Giải hệ phương trình: $$\left\{\begin{matrix} \sqrt{7x+y}-\sqrt{2x+y}=4 & \\ 2\sqrt{2x+y}-\sqrt{5x+8}=2 & \end{matrix}\right.$$

 

 

 

Đặt : $\sqrt{7x+y}=a;\sqrt{2x+y}=b$

$HPT\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a-b=4 & \\ 2b-\sqrt{a^{2}-b^{2}+8}=2 & \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow 2b-\sqrt{b^{2}+8b+16-b^{2}+9}=2\Rightarrow \sqrt{8b+25}=2b-2\Rightarrow 8b+25=4b^{2}-8b+4\Rightarrow 4b^{2}-16b-21=0\Rightarrow b=\frac{4+\sqrt{37}}{2}\Rightarrow a=\frac{12+\sqrt{37}}{2}$

Từ đây ta có thể dễ dàng tìm $x;y$ rồi  :icon6:


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi letankhang: 19-10-2013 - 21:57

        :oto:   :nav:  :wub:  $\mathfrak Lê $ $\mathfrak Tấn $ $\mathfrak Khang $ $\mathfrak tự$ $\mathfrak hào $ $\mathfrak là $ $\mathfrak thành $ $\mathfrak viên $ $\mathfrak VMF $  :wub:   :nav:  :oto:            

  $\textbf{Khi đọc một quyển sách; tôi chỉ ráng tìm cái hay của nó chứ không phải cái dở của nó.}$

 

 


#3
Near Ryuzaki

Near Ryuzaki

    $\mathbb{NKT}$

  • Thành viên
  • 804 Bài viết

 

 
Bài 2. (6 điểm)
1) Giải phương trình: $$5\cos \left( {2x + \frac{\pi }{3}} \right) = 4\sin \left( {\frac{{5\pi }}{6} - x} \right) - 9$$
2) Giải hệ phương trình: $$\left\{\begin{matrix} \sqrt{7x+y}-\sqrt{2x+y}=4 & \\ 2\sqrt{2x+y}-\sqrt{5x+8}=2 & \end{matrix}\right.$$

 

 

Điều kiện $7x+y,2x+y, 5x+8 \ge 0$. Phương trình đầu tương đương với $7x+y=16+2x+y+8 \sqrt{2x+y} \Leftrightarrow 5x-16=8 \sqrt{2x+y}$.

suy ra $ 8 \sqrt{2x+y}= 8+ 4 \sqrt{5x+8}$

$\Rightarrow5x-24=4 \sqrt{5x+8}$.

Sau đó dễ dàng tìm được $x$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi sieusieu90: 19-10-2013 - 22:06


#4
AnnieSally

AnnieSally

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 647 Bài viết

Điều kiện $7x+y,2x+y, 5x+8 \ge 0$. Phương trình đầu tương đương với $7x+y=16+2x+y+8 \sqrt{2x+y} \Leftrightarrow 5x-16=8 \sqrt{2x+y}$.

suy ra $ 8 \sqrt{2x+y}= 8+ 4 \sqrt{5x+8}$. Như vậy $5x-24=4 \sqrt{5x+8}$.

Sau đó dễ dàng tìm được $x$

Lời giải bên MS thì nhớ ghi nguồn (không tác giả bay từ MS qua VMF tống tiền đấy :lol: )



#5
kfcchicken98

kfcchicken98

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 259 Bài viết

bài 4: $x_{n+1}-x_{n}= \sqrt{9x_{n}^{2}+11x_{n}+3}-x_{n}= \frac{8x_{n}^{2}+11x_{n}+3}{\sqrt{9x_{n}^{2}+11x_{n}+3}+x_{n}} > 0$ 
suy ra $x_{n+1}> x_{n}> 0$, suy ra đây là dãy tăng 
Giả sử dãy bị chặn trên, có  $\lim_{n\rightarrow \infty }x_{n}=L$
suy ra: $L=\sqrt{9L^{2}+11L+3}$
suy ra $8L^{2}+11L+3=0$, suy ra $L=-\frac{3}{8}; -1$( sai, vì  $x_{1}= \sqrt{3}> 0$
suy ra đây là dãy tăng và không bị chặn trên, suy ra $\lim_{x\rightarrow \infty }x_{n}= \infty$
suy ra $\lim_{x\rightarrow \infty }\frac{x_{n+1}}{x_{n}}= \lim_{x\rightarrow \infty }\sqrt{9+\frac{11}{x_{n}}+\frac{3}{x_{n}^{2}}}= \sqrt{9}=3$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi kfcchicken98: 25-10-2013 - 08:23


#6
minhtu98vn

minhtu98vn

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 67 Bài viết

$\frac{xy}{3x+4y+2x}=\frac{xy}{6+x+2y}\leq \left ( \frac{1}{1}*6+\frac{1}{x}+\frac{1}{y}+\frac{1}{y} \right )*\frac{xy}{81}$$\Rightarrow P\leq (xy+yz+zx)*\frac{2}{27}+\frac{1}{27}(x+y+z)\leq \frac{(x+y+z)^{2}}{3}*\frac{2}{27}+\frac{1}{9}=\frac{1}{3}$

Dấu = xảy ra <=> x=y=z=1



#7
tuanga96

tuanga96

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết

ai chém bài 3 đi :( bài 1 sao IAB đều được :angry:


:ukliam2: :ukliam2: :ukliam2: :ukliam2: :ukliam2: :ukliam2: :ukliam2:  TRY TO MAX :ukliam2: :ukliam2: :ukliam2: :ukliam2: :ukliam2: :ukliam2: :ukliam2:


#8
DUONGSMILE

DUONGSMILE

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 36 Bài viết

câu 2 như sau:        TXĐ : R

                                5cos(2x+pi/3)=4sin(5pi/6)-9=0

Tương đương:         5 -10sin2(x+pi/6)=4sin(x+pi/6)-9

                                Đây là pt bậc hai thuần nhất. suy ra có hai nghiệm nhưng chỉ có 1 nghiệm thoả mãn là sin(x+pi/6)=1

                                suy ra tập nghiệm là x= pi/3 + k2pi( k thuộc tập Z)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi DUONGSMILE: 24-10-2013 - 20:41

TOÁN HỌC LÀ HƠI THỞ CỦA CUỘC SỐNG


#9
nghiakvnvsdt

nghiakvnvsdt

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 34 Bài viết

Bài 3:

Trước hết xin nêu các công thức sau đây (có thể chứng minh dễ dàng = vecto và hệ thức lượng trog tam giác):

$Cot A= \frac{b^2+c^2-a^2}{4S}$

$OG^2=R^2-\frac{1}{9}(a^2+b^2+c^2)$

$GA^2=  \frac{4}{9}(\frac{1}{2}c^2+\frac{1}{2}b^2-\frac{a^2}{4})$

Quay trở lại bài toán

Ta có $Cot A= \frac{b^2+c^2-a^2}{4S} = \frac{a^2}{4S}$

=> $b^2+c^2-2a^2=0$

 

Ta có $Cos(\vec{GA}.\vec{GO}) = \frac{\vec{GA}.\vec{GO}}{GA.GO} = \frac{GA^2+GO^2-R^2}{2GA.GO}$

 

Mặt khác: $GA^2+GO^2-R^2= \frac{4}{9}(\frac{1}{2}c^2+\frac{1}{2}b^2-\frac{a^2}{4})-\frac{1}{9}(a^2+b^2+c^2)= \frac{1}{9}(b^2+c^2-2a^2)= 0$

$=>$ $Cos(\vec{GA}.\vec{GO}) = 0$

Do đó. Góc giữa 2 đường thẳng $GA$ và $GO = 90$ độ


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nghiakvnvsdt: 25-10-2013 - 18:29





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh