Đến nội dung

Hình ảnh

D’Alembert

- - - - -

  • Please log in to reply
Chưa có bài trả lời

#1
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết

dalembert.jpg

D’Alembert vừa là nhà toán học lỗi lạc, vừa là nhà văn, nhà tư tưởng nổi tiếng của thế kỷ XVIII, được mệnh danh là ''thế kỷ ánh sáng''. Đại văn hào Voltaire viết:

Cái mà tôi vô cùng yêu thích ở D'Alembert là sự trong sáng rõ ràng trong cách viết, cách nói. Ông có thể xem là nhà văn hàng đầu của thế kỷ

Saint-Beuve gọi ông là ''một trong những vĩ nhân của thế kỷ XVIII''. Nhà thơ Chateaubriant thì viết:

Diderot và D'Alembert là những thiên tài vào hàng xuất sắc nhất mà nước Pháp đã sản sinh ra

 

D’Alembert sinh ngày 18-11-1717 tại Paris, Thủ đô nước Pháp. Ông là con ngoài giá thú của bà Jancin và một sĩ quan pháo binh là ông Destouches. Khi mới đẻ ra, bị bỏ rơi ở trên thềm nhà thờ Saint Jean la Rond, vì vậy mà sau này ông ấy tên là Jean le Rond. Bà Rousseau, vợ một người thợ kính nghèo đã đem ông về nuôi. Suốt đời, D’Alembert xem bà mẹ nuôi như mẹ đẻ của mình. Nhờ người cha đẻ không ngừng gửi tiền chu cấp, nên ông được ăn học tử tế tại trường trung học Mazarin nổi tiếng của Paris. Ông là một học sinh xuất sắc, tuy học ban tú tài triết học nhưng lại cảm thấy say mê hình học và toán học. Sự say mê ngày càng tăng ấy đã dẫn đến một tác phẩm đầu tiên Chuyên khảo về tính tích phân xuất bản năm ông 22 tuổi (năm 1739) đã làm ông nổi tiếng. Hai năm sau (1741), tác phẩm Về sự khúc xạ của vật rắn không những củng cố danh tiếng của ông trong giới khoa học mà còn mở ra cho ông cánh cửa của Viện Hàn lâm khoa học, lúc ông vừa 24 tuổi. Tuy nhiên, hai năm sau nữa, năm 1743, tác phẩm chủ yếu của ông mới ra đời, mang tên Chuyên luận về động lực học (xuất bản năm 1743, lúc tác giả 26 tuổi). Trong cuốn chuyên luận này, lần đầu tiên ông đã đề xuất ra những nguyên lý cơ bản của cơ học cổ điển, trong ấy có một nguyên lý nổi tiếng thường được gọi là Nguyên lý d'Alembert. Ông cũng đề xuất ý kiến cho rằng tĩnh lực học là một trường hợp đặc biệt của động lực học. Cuốn chuyên luận của D’Alembert thực sự đã mở ra một cuộc cách mạng trong việc nghiên cứu các quy luật của thiên nhiên.

 

Năm 1746, tác phẩm: Chuyên khảo về nguồn góc tổng quát của gió được tặng Giải thưởng của Viện Hàn lâm khoa học Berlin và D'Alembert được mời tham gia Viện Hàn lâm này. Các tác phẩm tiếp theo của ông là: Nghiên cứu về các tuế sai (1749); Tiểu luận về sức cản của chất lỏng (1752).

 

Danh tiếng của d’Alembert có lẽ chỉ giới hạn trong giới khoa học nếu như ông không tham gia vào cuộc sống và đấu tranh của thế kỷ ông. Là bạn của Voltaire và Diderot, ông đã bị lôi cuốn vào một cuộc biên soạn và xuất bản cuốn Bách khoa từ điển nổi tiếng thế giới. Ngoài việc biên soạn nhiều bài về khoa học và triết học, D’Alembert chịu trách nhiệm soát xét và biên tập toàn bộ phần toán học. Cống hiến quan trọng của D’Alembert là đã soạn thảo “Lời nói đầu'' ngay đầu quyển I của bộ Bách khoa, trong đó, bằng lối viết mạnh mẽ và sáng sủa, với tài tổng hợp kỳ diệu, ông đã vẽ nên bức tranh của toàn bộ tri thức nhân loại, chứng minh sự uyên bác bách khoa của ông.

 

Với tính cách độc lập và thẳng thắn, vinh quang không làm ông xa rời nếp sống giản dị. Ông đã từ chối lời mời của vua Frédéric le Grand làm Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học Berlin, cũng như lời mời của Hoàng hậu Catherine II sang triều đình nước Nga để dạy cho Hoàng tử. Đước tiếp đón long trọng trong các lâu đài, ông vẫn không rời ngôi nhà tồi tàn mà ông đã sống với người mẹ nuôi từ nhỏ. Trung thành với người thân, với bè bạn, ông cũng trung thành suốt hai mươi năm với người yêu là cô De Lespinasse, một người phụ nữ nhẹ dạ và tính khí thất thường, đã đem lại cho ông không ít đau khổ.

 

Là một nhà toán học lỗi lạc, một nhà bách khoa, ông còn là một nhà văn tài hoa. Năm 1754, ông được bầu vào Viện Hàn lâm văn học Pháp và năm 1772 được cử làm Thư ký vĩnh viễn của Viện. Ông đã viết nhiều tác phẩm văn học và triết học như Chuyên khảo về triết học, lịch sử và văn học (1753-1783); Những nguyên lý của tri thức nhân loại (1759); Tiểu luận về xã hội – nhà văn và các ông lớn (1753), trong đó, ông kịch liệt đả kích các nhà văn đã nấp dưới bóng những bậc quyền thế. 

 


1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh