Đến nội dung

Hình ảnh

Topic ôn luyện cuộc thi máy tính bỏ túi casio

mỗi ngày là một ngày mới

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 293 trả lời

#161
thuhang3399

thuhang3399

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết

Tìm nghiệm gần đúng của PT :

a) x9 + x -7=0

b) x +  (căn bậc bảy của x ) - 2=0
c) x-15x -25 =0
P/s :e đã thử dùng SHIFT CALC nhưng chỉ đc 1 nghiệm, có cách nào tính dc đủ nghiệm ko ạ?
 



#162
Trang Luong

Trang Luong

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1834 Bài viết

6. Dãy số $(a_{n})$ được xác định theo công thức :

$$a_{n}=\left [ \left ( 2+\sqrt{3} \right )^n \right ],n \in \mathbb{\mathbb{Z}^{+}}$$

(phần nguyên của số $(2+\sqrt{3})^n$)

Chứng minh rằng dãy $(a_{n})$ là dãy các số nguyên lẻ 

Ta có :

Đặt $U_n=\left ( 2+\sqrt{3} \right )^n+\left ( 2-\sqrt{3} \right )^n$

Thay $n=0\Rightarrow U_0=2;n=1\Rightarrow U_1=4;n=2\Rightarrow U_2=14;n=3\Rightarrow U_3=52;n=4\Rightarrow U_4=194$

Đặt $U_{n+2}=aU_{n+1}+bU_n+c$

Thay các giá trị $U_0;U_1;U_2;U_3;U_4;...$

$\Rightarrow a=4,b=-1,c=0$

$\Rightarrow U_{n+2}=4U_{n+1}-U_n$

Vì $U_0\vdots 2\Rightarrow U_2\vdots 2\Rightarrow U_1\vdots 2\Rightarrow U_n\vdots 2\Leftrightarrow \left ( 2+\sqrt{3} \right )^n+\left ( 2-\sqrt{3} \right )^n\vdots 2$ vì $\left ( 2-\sqrt{3} \right )^n<1\Rightarrow \left [ \left ( 2+\sqrt{3} \right ) \right ]^n$ lẻ


"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công"
Issac Newton

#163
Trang Luong

Trang Luong

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1834 Bài viết

Tìm nghiệm gần đúng của PT :

a) x9 + x -7=0

b) x +  (căn bậc bảy của x ) - 2=0
c) x-15x -25 =0
P/s :e đã thử dùng SHIFT CALC nhưng chỉ đc 1 nghiệm, có cách nào tính dc đủ nghiệm ko ạ?
 

Phần a) với c) như nhau

VD: Phần a) với máy 570 ES VN PLUS II

Ta lập quy trình ấn phím $MODE 7$ màn hình xuất hiện $f(X)=$ ta nhập $f(X)=X^9+X-7$ nhấn $= =$ 2 lần xuất hiện $Start?$ nhập giá trị bất kỳ như $-1$  ấn $=$ và màn hình xuất hiện $End?$ ta nhập giá trị bất kỳ như 3 và ấn $=$ và mà hình xuất hiện $Step?$ ta nhập 1 và ấn $=$

Ta xuất hiện bảng: 

Ta thấy giá trị nghiệm tồn tại của $x$ là từ khoảng $1< x< 2$

Ta lập 1 quy trình trên màn hình  tìm nghiệm :

$X=\sqrt[9]{7-X}:X^9-7+X$ và ấn $CALC$ và nhập 2 khj mà hình xuất hiện $X?$ và ta lập phím bằng liên tục tới khi $X^9-7+X$ có kết quả là 0 và $X\approx 1,215339304$

P/s: Đây là 1 trong cách làm nhưng chứng minh rất khó nên mk chỉ sử dụng


"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công"
Issac Newton

#164
Vu Thuy Linh

Vu Thuy Linh

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 556 Bài viết

c/ mình nghĩ chắc bạn nên dùng phương pháp thử thôi : $16,25,36,49,64,81$ 

d/ Đáp án là  $46080$

Kq phần d là 33792 số mà bạn



#165
4869msnssk

4869msnssk

    Bá tước

  • Thành viên
  • 549 Bài viết

$a_{2012}= a_{2011}+3.2012^{2}+5=a^{2010}+3(2012^{2}+2011^{2})+10=...=a^{1}+3(2012^{2}+2011^{2}+...+2^{2})+5.2011$

Dùng máy PLUS có thể tính được tổng này

ta có $a^{1}+3(2012^{2}+2011^{2}+...+2^{2})+5.2011=3(1^{2}+2^{2}+...+2012^{2012}+5.2011=n(n+1)(2n+1):2+5.2011$


 B.F.H.Stone


#166
Trang Luong

Trang Luong

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1834 Bài viết

Up thêm một số bài dãy số cho mọi người nhé:

1. Cho dãy số $(u_{n}),(n=0,1,2,...)$:

$$u_{n}=\frac{(2+\sqrt{3})^n-(2-\sqrt{3})^n}{2\sqrt{3}}$$

a/ Chứng minh $u_{n}$ nguyên $\forall n\in \mathbb{N}$

b/ Tìm tất cả $n$ nguyên để $u_{n}\vdots 3$

 

a) Ta tìm các giá trị của $u_0,u_1,u_2,...$

Đặt $u_{n+2}=au_{n+1}+bu_n+c$ $(*)$

Thay các giá trị của $u_0,u_1,u_2,......$ vào $(*)$

giải hệ ra được $a=4,b=-1,c=0$

$\Rightarrow$$u_{n+2}=4u_{n+1}-u_n$

Sử dụng phương pháp quy nạp ta dễ dàng chứng minh $u_n\epsilon \mathbb{Z}$

b) Dự đoán là $n\vdots 3\Rightarrow u_n\vdots 3$


"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công"
Issac Newton

#167
Trang Luong

Trang Luong

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1834 Bài viết

2. Cho dãy số $a_{n}$ được xác định bởi :

$$\left\{\begin{matrix} a_{0}=2\\a_{n+1}=4a_{n}+\sqrt{15a_{n}^2-60} \end{matrix}\right.$$

a/ Xác định $CTTQ$ của $a_{n}$

b/ Chứng minh rằng số : $A=\frac{1}{5}.(a_{2n}+8)$ biểu diễn được dưới dạng tổng bình phương của $3$ số nguyên liên tiếp với mọi $n\geq 1$

 

Ta có: Lập quy trình bấm phím ta tìm đc  $a_1=8,a_2=62,a_3=488,a_4=3842,a_5=30248$

Đặt $a_{n+2}=xa_{n+1}+ya_n+z$

Lập hệ phương trình tìm đc dạng tổng quát là $a_{n+2}=8a_{n+1}-a_n$

Đặt $a_n=x_{1}^{n}+x_{2}^{n}$

Giả sử $\left\{\begin{matrix} x_1+x_2=8\\ x_1.x_2=1 \end{matrix}\right.$ Ta chưng minh đúng :  $a_{n+2}=8a_{n+1}-a_n$

Theo định lý Viet đảo ta có $x_1,x_2$ là nghiệm của phương trình 

$t^2-8t+1=0\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x_1=4+\sqrt{15}\\ x_2=4-\sqrt{15} \end{matrix}\right.$

Ta có  $x_1,x_2$ là nghiệm của phương trình 

$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x_{1}^{n+2}-8x_{1}^{n+1}+x_1^n=0\\ x_{2}^{n+2}-8x_{2}^{n+1}+x_{2}^{n}=0 \end{matrix}\right.$

$\Rightarrow x_{1}^{n+2}-8x_{1}^{n+1}+x_1^n+x_{2}^{n+2}-8x_{2}^{n+1}+x_{2}^{n}=0\Leftrightarrow a_{n+2}-8a_{n+1}+a_n=0\Leftrightarrow a_{n+2}=8a_{n+1}-a_n$ đúng


"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công"
Issac Newton

#168
thangkhtn

thangkhtn

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết

Tìm công thức tổng quát của dãy số đây , ai giúp mình với nhé ! :)

1.Cho dãy $u_{0}=2,u_{1}=6+\sqrt{33},u_{n+1}-3u_{n}=\sqrt{8n^2+1},n\geq 2$ . tìm CTTQ?

2. Tìm nghiệm của phương trình sai phân : $u_{0}=1,u_{1}=\frac{1}{2},u_{n+2}=u_{n+1}-u_{n}$



#169
Near Ryuzaki

Near Ryuzaki

    $\mathbb{NKT}$

  • Thành viên
  • 804 Bài viết

Tìm công thức tổng quát của dãy số đây , ai giúp mình với nhé ! :)

1.Cho dãy $u_{0}=2,u_{1}=6+\sqrt{33},u_{n+1}-3u_{n}=\sqrt{8n^2+1},n\geq 2$ . tìm CTTQ?

2. Tìm nghiệm của phương trình sai phân : $u_{0}=1,u_{1}=\frac{1}{2},u_{n+2}=u_{n+1}-u_{n}$

2. Giải phương trình đặc trưng : $$\lambda ^2-\lambda +1-0\Rightarrow \lambda _{1,2}=\frac{1\underline{+}\sqrt{3}}{2}$$

Ta có : $$A=\frac{1}{2},B=\frac{\sqrt{3}}{2},r=1,\varphi =\frac{\pi }{3}$$

Vậy nghiệm tổng quát có dạng :

$$u_{n}=C_{1}cos\frac{n\pi }{3}+C_{2}sin\frac{n\pi }{3}$$

Với $u_{0}=1,u_{1}=\frac{1}{2}$ thì $C_{1}=1$ và $C_{1}cos\frac{\pi }{3}+C_{2}sin\frac{\pi }{3}=\frac {1}{2}\Rightarrow C_{2}=0$ 

Vậy nghiệm tổng quát có dạng : $$\boxed{u_{n}=cos\frac{n\pi }{3}}$$



#170
Near Ryuzaki

Near Ryuzaki

    $\mathbb{NKT}$

  • Thành viên
  • 804 Bài viết

Tìm công thức tổng quát của dãy số đây , ai giúp mình với nhé ! :)

1.Cho dãy $u_{0}=2,u_{1}=6+\sqrt{33},u_{n+1}-3u_{n}=\sqrt{8n^2+1},n\geq 2$ . tìm CTTQ?

2. Tìm nghiệm của phương trình sai phân : $u_{0}=1,u_{1}=\frac{1}{2},u_{n+2}=u_{n+1}-u_{n}$

1. Bình phương $2$ vế , ta có : $u_{n+1}^2-6u_{n+1}.u_{n}+u_{n}^2=1$

Thay $n+1$ bởi $n$, ta được : $u_{n}^2-6u_{n}.u_{n-1}+u_{n-1}^2=1$

Trừ hai vế của $2$ phương trình cho nhau , ta được :

$$\left ( u_{n+1}-u_{n-1} \right )(u_{n+1}-6u_n+u_{n-1})=0$$

Do $u_{n+1}-3u_{n}=\sqrt{8n^2+1}$ nên $u_{n+1}>3u_{n}>9u_{n-1}>u_{n-1}$

suy ra $u_{n+1}-6u_n+u_{n-1}=0$

Giải phương trình đặc trưng : $\lambda ^2-6\lambda +1=0\Rightarrow \lambda _{1,2}=3\underline{+}\sqrt{8}$

Công thức nghiệm tổng quát : 

$u_n=C_{1}(3+\sqrt{8})^n+C_{2}(3-\sqrt{8})^n$

Từ các giá trị ban đầu suy ra $C_{1,2}=\frac{8\underline{+}\sqrt{66}}{8}$

Vậy số hạng tổng quát :

$\boxed{u_n=\frac{(8+\sqrt{66})(3+\sqrt{8})^n+(8-\sqrt{66})(3-\sqrt{8})^n}{8}}$



#171
thuhang3399

thuhang3399

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết

1. Một người mua ô tô trị giá 300 000 000 đ theo phươg thức trả góp. Mỗi tháng trả 4000 000 đ. Nếu ng đó phải chịu lãi suất của số tiền chưa trả là 0,4% 1 tháng và mỗi tháng kể từ tháng thứ 2 ng đó vẫn phải trả 4000 000 đ thì sau bao lâu ng đó trả hết số tiên ?
2. Tứ giác lồi ABCD có S=36, trong đó SABC=11. Qua B kẻ đg thẳng // với AC cắt DA và DC lần lượt tại M,N. Trình bày lời giải tính SMDN?
3.Cho đg tròn O bán kính R=3,15. Từ điểm A ở ngoài đường tròn kẻ 2 tiêp tuyến AB và AC sao cho B,C là các tiếp điểm. Hãy viết quy trình bấm phím liên tục để tính đc $\alpha$ = 1/2 BOC và diện tích S của phần mặt phẳng giới hạn bởi 2 tiếp tuyến AB, AC và cung nhỏ BC, biết AO = 7,85



#172
neversaynever99

neversaynever99

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 243 Bài viết

Mình xin đóng góp 1 bài

Tính $P=7+77+777+...+\underset{17 cs}{\underbrace{77...77}}-293972367^{2}$



#173
Trang Luong

Trang Luong

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1834 Bài viết

Cho dãy số $a_0,a_1,a_2,...,a_n$ được xác định bởi công thức : $a_0=0,\sqrt{a_{n+1}}=2\sqrt{a_n}+\sqrt{3\left ( 1+a_n \right )}$

Tìm công thức tổng quát tính $a_n$ theo $n$


"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công"
Issac Newton

#174
kingkn02

kingkn02

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 142 Bài viết

Mình đóng góp vài bài:

Bài 1:

a)  Tìm ƯCLN và BCNN của 6 754 421 và 1 971 919.

      b) Tìm số dư r của phép chia 20122013 cho 2014.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi kingkn02: 20-04-2014 - 15:52


#175
kingkn02

kingkn02

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 142 Bài viết

Bài 2. Cho đa thức: $P(x)=x^{5}+ax^{4}+bx^{3}+cx^{2}+dx+6$

a. Xác định các hệ số a, b, c, d  biết P (–1) = 3 ; P(1) = 21 ; P(2) = 120 ; P(3) = 543 ;

b. Tính giá trị của đa thức tại  x = –2,468 ; x = 5,555 ;

c. Tìm số dư  và thương trong phép chia đa thức P( x )  cho x + 3 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi kingkn02: 20-04-2014 - 15:52


#176
kingkn02

kingkn02

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 142 Bài viết

Bài 3: Một số tự nhiên có 4 chữ số, biết rằng nếu viết thêm chữ số 1 vào bên trái của số đó và viết thêm chữ số 8 vào bên phải chữ số này thì được một số mới có 6 chữ số đồng thời số này gấp 34 lần số ban đầu. Hãy tìm số đó.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi kingkn02: 20-04-2014 - 15:52


#177
kingkn02

kingkn02

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 142 Bài viết

Bài 4:Cho dãy số: a1 = 1; a2 = 2; a3=3;…;an+3 = 2an+2 – 3an+1+2an (n≥3)

a) Viết quy trình bấm phím tính an+3  rồi tính  a19; a20; a66 ;a67; a68

b) Viết quy trình bấm phím tính tổng 20 số hạng đầu tiên của dãy.



#178
kingkn02

kingkn02

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 142 Bài viết

Bài 5: Tại siêu thị giá gốc một cái tủ lạnh là 5 250 000 đồng. Nhân dịp Tết Nguyên Đán, người ta giảm giá liên tiếp hai lần: lần thứ nhất giảm $\overline {1a}$%, lần thứ hai giảm $\overline {2b}$%. Vì vậy giá cái tủ lạnh chỉ còn 3 570 000 đồng. Hỏi mỗi lần như vậy giá cái tủ lạnh giảm bao nhiêu phần trăm?  


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi kingkn02: 20-04-2014 - 15:51


#179
kingkn02

kingkn02

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 142 Bài viết

Bài 6: Tìm số tự nhiên n ( 20349<n<47238) để 4789655-27n là lập phương của một số tự nhiên.

 (Trình bày tóm tắt cách giải)



#180
kingkn02

kingkn02

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 142 Bài viết

Bài 7: a) Tìm tất cả các số có 3 chữ số thỏa mãn điều kiện là số đó gấp 22 lần tổng các chữ số của 

nó .
b) Gọi T là tổng các chữ số tìm được ở câu a , tính chính xác 
$T^4$






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh