Đến nội dung

Hình ảnh

[Topic] Giải toán trên MTCT Casio cho HS THCS

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 14 trả lời

#1
Nguyen Minh Hai

Nguyen Minh Hai

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 666 Bài viết
  • Bài 1: Một bể chứa ban đầu không có nước, có 3 vòi nước. Nếu cả 3 vòi cùng chảy thì sau $\frac{315}{193}$ giờ thì đầy. Nếu mỗi vòi chảy riềng cho đầy bể thì vòi 2 chậm hơn vòi 1 là 20 phút, vòi 3 chậm hơn vòi 2 là 15 phút. Tính thời gian đẻ mỗi vòi chảy đầy bể.
  • Bài 2: Một hệ thống bậc thang gồm nhiều bậc. Một người đi lên có thể đi 3 loại bước đi có số lượn bậc mỗi bước là 1,2,3 bậc. Hai cách đi khác nhau nếu giữa hai cách tồn tại một bước đi khác nhau trong trình tự các bước đi. Tính số cách đi của người đó khi đi từ bậc 1 đến bậc 40.
  • Bài 3: Phân tích số 89 thành tổng các số nguyên dương khác nhau sao cho tích của chúng là lớn nhất.
  • Bài 4: Cho dãy số nguyên ...fi-1 ,f,fi+1 ,... Biết rằng giá trị mỗi phần tử trong dãy bằng tổng 2 số liền trước: fi = fi-1 +fi-2 .Biết f=8; f=1 .Tính f.
  • Bài 5: Cho đa thức P(x) bậc n. Biết P(x) chia cho (x-1) dư 5, chia cho (x-2) dư 7, chia cho (x-3) dư 10, chia cho (x+2) dư -4. Tìm đa thức dư khi chia P(x) cho (x-1)(x-2)(x-3)(x+2)

 

  • Bài 6: Cho dãy số: U=$\sqrt{3}$; U=$\sqrt{3+\sqrt{3}}$;... U=$\sqrt{3+\sqrt{3+\sqrt{3+...+\sqrt{3}}}}$ (n căn số). Tìm U10000 .
  • Bài 7:Tính S=$\left ( \frac{1}{3}+\sqrt{2} \right )^{2}$+$\left ( \frac{2}{5}+\sqrt{3} \right )^{2}$+$\left ( \frac{3}{7}+\sqrt{4} \right )^{2}$+...+$\left ( \frac{19}{39}+\sqrt{20} \right )^{2}$
  • Bài 8: Tìm số tự nhiên X thoã mãn:

         - X không ít hơn 30 chữ số 

         - Chữ số hàng đơn vị của X là 4

         - Nếu chuyển chữ số hàng đơn vị lên đầu thì được một số mới gấp 3 lần X

  • Bài 9: Tìm số nguyên dương lớn nhất và nhỏ nhất có 9 chữ số khác nhau và chia hết cho 11
  • Bài 10: Cho S=$\frac{1}{3}+\frac{2}{3^{2}}+\frac{3}{3^{3}}+...+\frac{n}{3^{n}}$. Tính S15 .
  • Bài 11:Tính M= $\sqrt{2^{3}+\frac{1^{2}}{\sqrt{3}}}+3\sqrt{4^{3}+\frac{2^{2}}{\sqrt{5}}}+5\sqrt{6^{3}+\frac{3^{2}}{\sqrt{7}}}+...+99\sqrt{100^{3}+\frac{50^{2}}{\sqrt{101}}}$.
  • Bài 12: Cho a,b là các số tự nhiên khác 0. Khi chia $a^{2}+b^{2}$ cho a+b được thương là q và dư là r. Tìm tất cả các cặp số (a,b) thoả mãn $q^{2}+r=2005$.
  • Bài 13: Cho f(x) +f$\left ( \frac{1}{1-x} \right )$ =x

          a) Tìm công thức tính f(x) theo x

          b) Tính fvà f-99 .

  • Bài 14: Giải phương trình: $9+\sqrt{5}x^{3}+5x+\frac{\sqrt{5}}{x^{3}}=3\sqrt{5}x^{2}+3x+\frac{3\sqrt{5}-1}{x}+\frac{3}{x^{2}}$.
  • Bài 15: Tính gần đúng giá trị của m để 2 phương trình sau có ít nhất 1 nghiệm chung: $2x^{2}-3x+4m=0$ và $5x^{2}-2x+m+4=0$

 

 

 

 

 



#2
yeutoan2604

yeutoan2604

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 281 Bài viết

Bài 6: Quy trình ấn phím tính Un  ALPHA X ALPHA = ALPHA X + 1 ALPHA : ALPHA  A  ALPHA = $\sqrt{A+3}$ CALC 1 = $\sqrt{3}$ =.........đến U15 ta thấy kết quả không thay đổi và $\approx$ 2,302775638


:closedeyes: Nếu đường chỉ tay quyết định số phận của bạn thì hãy nhớ đường chỉ tay nằm trong lòng bàn tay của bạn  :closedeyes:

                

                Isaac Newton

                                                                                              7.gif


#3
Nguyen Minh Hai

Nguyen Minh Hai

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 666 Bài viết

Cảm ơn bạn với ý kiến rất hay...



#4
4869msnssk

4869msnssk

    Bá tước

  • Thành viên
  • 549 Bài viết
bài 10:
gán 0 vào A, 0 vào B.
ta có $A=A+1:B=B+\frac{A}{3^{A}}$
lặp phím $=$
bài 11
gán 0 vào A, 0 vào B
$A=A+1:C=2(A-1)+1:B=B+C\sqrt{(C+1)^{3}+\frac{A^{2}}{\sqrt{C+2}}}$


BÀI 7:
gán 0 vào A, 0 vào B
ta có : $A=A+1:B=B+(\frac{A}{2A+1}+\sqrt{A+1})^{2}$
LẶP PHÍM $=$

 B.F.H.Stone


#5
Nguyen Minh Hai

Nguyen Minh Hai

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 666 Bài viết

Mình xin giải bài 2 thế này mọi người xem đúng không nha.

Từ bậc 0 lên bậc 1 có số cách đi là:  0->1  1cách

             0             2                          :  0->1->2  ; 0->2   2cách

             0             3                          :  0->1->2->3   ; 0->1->3  ; 0->2->3 ; 0->3    4cách

              0            4                          :  0->1->2->3->4  ; 0->1->2->4 ; 0->1->3->4  ; 0->2->3->4 ; 0->2->4  ; 0->3->4 ; 0->1->4  6cách

...Tương tự ta có lên bậc 5 có 10 cách

Ta có dãy số : 1;2;4;6;10;...   với các giá trị U=1,U=2, U=4, U=6 ,U=10 ...

Dạng tổng quát của dãy:   Un+2 =aUn+1 +bU+c

Suy ra ta có hệ phương trình $\left\{\begin{matrix}2a+b+c=4 & & \\ 4a+2b+c=6 & & \\ 6a+4b+c=10 \end{matrix}\right.$

 

$\Leftrightarrow$ $\left\{\begin{matrix}a=0 & & \\ b=2 & & \\ c=2 \end{matrix}\right.$ $\Leftrightarrow$ Un+2 = 2U+2

Lập quy trình tính số cách lên bậc thang thứ 40 :       1 $\rightarrow$A, 2$\rightarrow$ B, 2$\rightarrow$X, 3$\rightarrow$Y

. X=X+1:A=2A+2:X=X+1:B=2B+2:Y=Y+A+B ấn bằng đến X=40 ta được số cách đi lên bậc thang thứ 40 là 7339945 cách.

MỌI NGƯỜI NHẬN XÉT NHA!



#6
anh1999

anh1999

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 355 Bài viết
  • Bài 9: Tìm số nguyên dương lớn nhất và nhỏ nhất có 9 chữ số khác nhau và chia hết cho 11

 

Gọi số cần tìm là a=11x                                                                                                                                                                                                                               ta có 100000000$\leq a=11x\leq 999999999$                                                                                                                                                                                             $\Rightarrow 9090910\leq x\leq 90909090$                                                                                                                                                                                          $\Rightarrow$ a max=90909090*11=999999990             a min=9090910*11=100000010


Trần Quốc Anh


#7
anh1999

anh1999

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 355 Bài viết
  • Bài 10: Cho S=$\frac{1}{3}+\frac{2}{3^{2}}+\frac{3}{3^{3}}+...+\frac{n}{3^{n}}$. Tính S15 .

 

Trên máy fx 570es 570es plus 570vn plus..............                                                                                                                                                                         ấn shift $\sum_{}^{}$ nhập $\sum_{1}^{15}(x/3^x)$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi anh1999: 06-12-2013 - 19:15

Trần Quốc Anh


#8
anh1999

anh1999

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 355 Bài viết
  • Bài 1: Một bể chứa ban đầu không có nước, có 3 vòi nước. Nếu cả 3 vòi cùng chảy thì sau $\frac{315}{193}$ giờ thì đầy. Nếu mỗi vòi chảy riềng cho đầy bể thì vòi 2 chậm hơn vòi 1 là 20 phút, vòi 3 chậm hơn vòi 2 là 15 phút. Tính thời gian đẻ mỗi vòi chảy đầy bể

Đặt thời gian vòi 1 chảy đầy bể là a                                                                                                                                                                                          => thời gian vòi 2 chảy đầy bể là a+1/3                                                                                                                                                                                 thời gian vòi 3 chảy đầy bể là a+1/3+1/4=a+7/12                                                                                                                                                                           ta có pt:$\frac{1}{a}+\frac{1}{a+1/3}+\frac{a}{7/12}=\frac{193}{315}$

             giải pt trên được a $\approx$4,6                                                                                                                                                                                                              thay a vào là tính được                                                                                                                                                                                    ( đề là vòi 2 chậm hơn vòi 1 là 30 phút thì số sẽ đẹp hơn ds sẽ là a=4,5 )


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi anh1999: 06-12-2013 - 19:42

Trần Quốc Anh


#9
huukhangvn

huukhangvn

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 103 Bài viết
  • Bài 5: Cho đa thức P(x) bậc n. Biết P(x) chia cho (x-1) dư 5, chia cho (x-2) dư 7, chia cho (x-3) dư 10, chia cho (x+2) dư -4. Tìm đa thức dư khi chia P(x) cho (x-1)(x-2)(x-3)(x+2)

giải:

ta có :Px=(x-1)(x-2)(x-3)Qx+Rx

Giả sử Rx=ax2+bx+c

P(1)=a+b+c=5;P(2)=4a+2b+c=-4;P(3)=9a+3b+c=10

giải hệ tìm được đa thức dư là :11,5x2-43,5x+37



#10
huukhangvn

huukhangvn

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 103 Bài viết
  • bài 7:dùng tổng zitma trong máy để giải,nhập :x=1;n=19;(..)=((x/(2x+1)+(x+1)1/2)2)
  • được kq là :270,089.....


#11
Nguyen Minh Hai

Nguyen Minh Hai

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 666 Bài viết

 

  • Bài 5: Cho đa thức P(x) bậc n. Biết P(x) chia cho (x-1) dư 5, chia cho (x-2) dư 7, chia cho (x-3) dư 10, chia cho (x+2) dư -4. Tìm đa thức dư khi chia P(x) cho (x-1)(x-2)(x-3)(x+2)

giải:

ta có :Px=(x-1)(x-2)(x-3)Qx+Rx

Giả sử Rx=ax2+bx+c

P(1)=a+b+c=5;P(2)=4a+2b+c=-4;P(3)=9a+3b+c=10

giải hệ tìm được đa thức dư là :11,5x2-43,5x+37

 

Bạn ơi, đa  thức dư phải là bậc 3 trở xuống chứ



#12
Nguyen Minh Hai

Nguyen Minh Hai

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 666 Bài viết

 

  • Bài 12: Cho a,b là các số tự nhiên khác 0. Khi chia $a^{2}+b^{2}$ cho a+b được thương là q và dư là r. Tìm tất cả các cặp số (a,b) thoả mãn $q^{2}+r=2005$.

 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nguyen Minh Hai: 31-12-2013 - 20:02


#13
buitudong1998

buitudong1998

    Trung úy

  • Thành viên
  • 873 Bài viết

Từ giả thiết $a^{2}+b^{2}=(a+b)p+r$

$q^{2}+r=2005 \rightarrow q\leqslant 44$

Ta có $(\frac{a+b}{2})^{2}\leqslant a^{2}+b^{2}=(a+b)q+r \rightarrow a+b\leqslant 2q+\frac{2r}{a+b}$

Mà $q\leqslant 44, r< a+b\rightarrow a+b< 90 \to r\leqslant 89, q^{2}+r=2005\rightarrow q\geqslant 44$

Vậy $q=44\rightarrow r=69$

Từ đó cặp (a,b) cần tìm là: (41,48) hoặc (48,41)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi buitudong1998: 31-12-2013 - 20:55

Đứng dậy và bước tiếp

#14
Nguyen Minh Hai

Nguyen Minh Hai

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 666 Bài viết

Từ giả thiết $a^{2}+b^{2}=(a+b)p+r$

$q^{2}+r=2005 \rightarrow q\leqslant 44$

Ta có $(\frac{a+b}{2})^{2}\leqslant a^{2}+b^{2}=(a+b)q+r \rightarrow a+b\leqslant 2q+\frac{2r}{a+b}$

Mà $q\leqslant 44, r< a+b\rightarrow a+b< 90 \to r\leqslant 89, q^{2}+r=2005\rightarrow q\geqslant 44$

Vậy $q=44\rightarrow r=69$

Từ đó cặp (a,b) cần tìm là: (41,48) hoặc (48,41)

Bạn ơi... Mình giải ra thì có thêm 2 cặp là (36;51) (51;36)



#15
Near Ryuzaki

Near Ryuzaki

    $\mathbb{NKT}$

  • Thành viên
  • 804 Bài viết

 

  • Bài 1: Một bể chứa ban đầu không có nước, có 3 vòi nước. Nếu cả 3 vòi cùng chảy thì sau $\frac{315}{193}$ giờ thì đầy. Nếu mỗi vòi chảy riềng cho đầy bể thì vòi 2 chậm hơn vòi 1 là 20 phút, vòi 3 chậm hơn vòi 2 là 15 phút. Tính thời gian đẻ mỗi vòi chảy đầy bể.
  • Bài 2: Một hệ thống bậc thang gồm nhiều bậc. Một người đi lên có thể đi 3 loại bước đi có số lượn bậc mỗi bước là 1,2,3 bậc. Hai cách đi khác nhau nếu giữa hai cách tồn tại một bước đi khác nhau trong trình tự các bước đi. Tính số cách đi của người đó khi đi từ bậc 1 đến bậc 40.
  • Bài 3: Phân tích số 89 thành tổng các số nguyên dương khác nhau sao cho tích của chúng là lớn nhất.
  • Bài 4: Cho dãy số nguyên ...fi-1 ,f,fi+1 ,... Biết rằng giá trị mỗi phần tử trong dãy bằng tổng 2 số liền trước: fi = fi-1 +fi-2 .Biết f=8; f=1 .Tính f.
  • Bài 5: Cho đa thức P(x) bậc n. Biết P(x) chia cho (x-1) dư 5, chia cho (x-2) dư 7, chia cho (x-3) dư 10, chia cho (x+2) dư -4. Tìm đa thức dư khi chia P(x) cho (x-1)(x-2)(x-3)(x+2)

 

  • Bài 6: Cho dãy số: U=$\sqrt{3}$; U=$\sqrt{3+\sqrt{3}}$;... U=$\sqrt{3+\sqrt{3+\sqrt{3+...+\sqrt{3}}}}$ (n căn số). Tìm U10000 .
  • Bài 7:Tính S=$\left ( \frac{1}{3}+\sqrt{2} \right )^{2}$+$\left ( \frac{2}{5}+\sqrt{3} \right )^{2}$+$\left ( \frac{3}{7}+\sqrt{4} \right )^{2}$+...+$\left ( \frac{19}{39}+\sqrt{20} \right )^{2}$
  • Bài 8: Tìm số tự nhiên X thoã mãn:

         - X không ít hơn 30 chữ số 

         - Chữ số hàng đơn vị của X là 4

         - Nếu chuyển chữ số hàng đơn vị lên đầu thì được một số mới gấp 3 lần X

  • Bài 9: Tìm số nguyên dương lớn nhất và nhỏ nhất có 9 chữ số khác nhau và chia hết cho 11
  • Bài 10: Cho S=$\frac{1}{3}+\frac{2}{3^{2}}+\frac{3}{3^{3}}+...+\frac{n}{3^{n}}$. Tính S15 .
  • Bài 11:Tính M= $\sqrt{2^{3}+\frac{1^{2}}{\sqrt{3}}}+3\sqrt{4^{3}+\frac{2^{2}}{\sqrt{5}}}+5\sqrt{6^{3}+\frac{3^{2}}{\sqrt{7}}}+...+99\sqrt{100^{3}+\frac{50^{2}}{\sqrt{101}}}$.
  • Bài 12: Cho a,b là các số tự nhiên khác 0. Khi chia $a^{2}+b^{2}$ cho a+b được thương là q và dư là r. Tìm tất cả các cặp số (a,b) thoả mãn $q^{2}+r=2005$.
  • Bài 13: Cho f(x) +f$\left ( \frac{1}{1-x} \right )$ =x

          a) Tìm công thức tính f(x) theo x

          b) Tính fvà f-99 .

  • Bài 14: Giải phương trình: $9+\sqrt{5}x^{3}+5x+\frac{\sqrt{5}}{x^{3}}=3\sqrt{5}x^{2}+3x+\frac{3\sqrt{5}-1}{x}+\frac{3}{x^{2}}$.
  • Bài 15: Tính gần đúng giá trị của m để 2 phương trình sau có ít nhất 1 nghiệm chung: $2x^{2}-3x+4m=0$ và $5x^{2}-2x+m+4=0$

$$14. x=\frac{1}{2}(5\underline{+}\sqrt{5}),x=\underline{+}\sqrt{\frac{1}{10}.(5+\sqrt{5})},\underline{+}\sqrt{\frac{1}{2}(\sqrt{5}-1)}$$






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh