Đến nội dung

Hình ảnh

học Hình như thế nào ?

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 13 trả lời

#1
anhtu

anhtu

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 22 Bài viết
Các bac trên diễn ơi. các bác học hình học có được không ?
còn mình học Hình giốt nắm. nhiều người bảo học hình rễ hơn học đại , vâỵ mà mình học đại không đến nỗi mà học hình lại không vào.
các bác thì sao ?
kinh nghiêm học lĩnh vực này ntn vâỵ ? :kiss

#2
lado1712

lado1712

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết
mình thấy học hình cũng dễ mà
nó không đến nối khó dâu
mình thích học hình hơn là học đại đó
chỉ cần bạn vẽ được hình là có thể giải được thôi
chúc bạn thành công hơn trong việc học hình nha :kiss :rose :kiss

#3
toanvatoi

toanvatoi

    911

  • Thành viên
  • 95 Bài viết
Chưa chắc cứ vẽ được hình là xong đâu. Có những bài mà nhìn hình ko ra buộc bạn phải vẽ thâm đường phụ đấy!
HÃY TỰ TIN VÀ TỰ HÀO VỀ BẢN THÂN BẠN


Hình đã gửi

#4
lado1712

lado1712

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết
đâu fải lúc nào cũng vẽ thêm hình phụ đâu
chỉ những trường hợp riêng biệt thôi
nhưng nếu có được hình rồi thì vâ4n dễ dang hơn cho việc giải quyết bài toán đó đúng không :beer :P

#5
nguyen_thu_trang

nguyen_thu_trang

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết
Bọn em bây giờ học đến phần khoảng cách và tính góc trong không gian, cảm thấy hơi khó. Có lắm bài phải cắt hình ra cho dễ nhìn.
Sư phụ nào có kinh nghiệm trong việc học tốt hình không gian phần này, xin được sự góp ý!
vẫn biết mây trời bay về 1 nơi xa, vẫn biết anh giờ đây ở 1 nơi xa, vẫn thương thật nhiều, vẫn yêu thật nhiều vẫn luôn chờ mong!

#6
qdtt2k3

qdtt2k3

    Lính mới

  • Thành viên
  • 7 Bài viết
Theo toi de hoc tot hinh ko gian truoc het ban faico 1 con mat "tham mi" trong viec ve hinh.chon goc ve the na`o sao cho so duong hay so mat ko nhin thay la` it nhat.Ve hinhla 1 khau tot wan trong trong viec giai toan hinh khong gian.

#7
thanhbinh0714

thanhbinh0714

    Giọt sương mai

  • Thành viên
  • 210 Bài viết
Trong đại số khi ta học được một phương pháp, một công thức, nếu nắm thật chắc ta có thể giải được toán.Thế nhưng trong hình học dù ta đã học thuộc các định lý, nhưng có nhiều bài toán không thể nào làm được. Cầm một bài toán hình học trong tay thường thì người ta cũng khó bắt tay vào việc giải bài toán. Nguyên nhân là ở chỗ môn hình học mà chúng mình học ở trung học là thuộc hệ thống hình học Ơclid , môn hình học không cho chúng mình phương pháp tốt để giải toán.
Khi làm một bài toán hình học chúng ta vận dụng rất nhiều tri thức. Các tri thức về tam giác bằng nhau , tam giác đồng dạng... Nếu trong hình vẽ đã có các tam giác bằng nhau tam giác đồng dạng thì chỉ cần tìm thấy sẽ giải rất dễ dàng .Còn nếu không có thì sao? Đương nhiên ta phải nghĩ cách vẽ thêm đường phụ để tạo ra chúng . Nhưng vẽ thế nào? Điều này thật khó khăn vì nó chẳng có khuôn mẫu nào cả mà ta cần phải xem đặc điểm của bài toán và linh cảm của ta. <do linh cảm của mỗi người khác nhau vì thế trình độ học hình của mỗi người mỗi khác>. Có nhiều điều kì diệu trong các đường phụ trợ, người học và làm toán phải tinh luyện trong nhiều thời gian mới có thể nhận thấy được.
Một bài toán mà mình thích từ khi bắt đầu học hình đó là bài toán " cho tam giác ABC có các đường phân giác AD=BE chứng minh tam giác cân tại C".
Anh mình nói bài toán này hay lắm có tới hơn 60 cách chứng minh và phương pháp chứng minh đơn giản nhất là phương pháp phản chứng.
Tóm lại học hình chẳng dễ tẹo nào .Để giải một bài hình phải vận dụng quá nhiều tri thức .Việc kết hợp các pp tam giác , phân tích các bài toán hình học...đòi hỏi quá nhiều kiến thức dự bị. Tuy nhiên có thể chuyển hóa nội dung từ bài toán hình học về bài toán sơ cấp ví dụ sử dụng phương pháp diện tích, cực trị trong hình học cũng có những lời giải tốt...
..............................................................................................................
Tuy khó nhưng mà mình vẫn thích thú khi giải những bài toán hình học .Và thích nhất khi đã đóng khung và viết vào bên cạnh kết quả <Đpcm>.

Một cây làm chẳng nên non

#8
arisa

arisa

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
Còn em thì thấy toán hình không khó lắm!
Chỉ cần rèn một chút thôi hà .Như em đây nè,dù chỉ mới có lớp 8 ,kiến thức chưa có nặng như lớp trên mà còn khóc lên khóc xuống.Để làm một bài toán hình ,phải làm đủ thứ,câu hỏi tùm lum...
VÍ DỤ:
phải đặt các câu hỏi:
1/ đọc đề -> phân loại ->a)cụ thể
b) tổng quát
2/ đọc đề ->ghi tóm tắt ->a)cụ thể :ghi giả thiết ,kết luận
b)tổng quát :giả sử ,đặt tên
3/đọc đề ->vẽ hình -> vẽ nháp,điều chỉnh ->hình vẽ đẹp ,chính xác
4/phân tích bài toán bằng sơ đồ Polia:

X ->là điều phải chứng minh , tính toán

A1->chứng minh :(hỏi) phương pháp nào, (trả lời) có rấ nhiều ->chọn phương
pháp tối ưu
tính toán : (hỏi) công thức nào
A2->trả lời câu hỏi

A3 ->?
A4->?
An->? ->có sẵn trong giả thiết,dễ chứng minh
(ghi lời giải theo sơ đồ từ dưới lên.)

#9
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
mọi người nghi sao nếu dùng PP đại số để giải bài toán hình học
khi đó thì môn nào khó hơn

nên nhớ là dùng hình học để giải đại số là 1 phương ánh quá đặc biệt, rất ít ứng dụng.okie

#10
thanhbinh0714

thanhbinh0714

    Giọt sương mai

  • Thành viên
  • 210 Bài viết

mọi người nghi sao nếu dùng PP đại số để giải bài toán hình học
khi đó thì môn nào khó hơn

nên nhớ là dùng hình học để giải đại số là 1 phương ánh quá đặc biệt, rất ít ứng dụng.okie

Mình chưa hiểu bạn nói ít ứng dụng là thế nào. Bạn có thể trình bày tường minh hơn một chút nhé.
Một cây làm chẳng nên non

#11
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết

mọi người nghi sao nếu dùng PP đại số để giải bài toán hình học
khi đó thì môn nào khó hơn

nên nhớ là dùng hình học để giải đại số là 1 phương ánh quá đặc biệt, rất ít ứng dụng.okie

Dùng đồ thị để biện luận phương trình sau: ....
Đó là dạng tóan gì ở phổ thông Việt Nam hiện nay thế?
Dùng hình học để chứng minh một bất đẳng thức, giải một bất phương trình. Dùng hình học để giải bài tóan tối ưu hóa (mang tính đơn giản).... Đó chỉ mới là một vài phần có trong chương trình phổ thông Việt Nam hiện nay. Như vậy là cũng khá nhiều chứ không phải ít đâu. Không hiểu bạn đã nghiên cứu kỹ sách giáo khoa phổ thông chưa? Nếu đọc kỹ, bạn sẽ có thể nhận thấy những gì tôi vừa viết là đúng.

Còn hiện nay, giữa hình học và đại số, cũng như các phân ngành nhỏ khác trong tóan học ranh giới là rất mong manh, khó phân biệt được. Một người nghiên cứu về tóan không nên bảo tôi chỉ nghiên cứu về Hình mà không nghiên cứu về những thứ khác.
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#12
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
A-tôi đồng ý 1 phần với thuantd
có điều tôi xin phép bàn thêm thế này:
1)dùng HH để giải BDT: rất hay nhưng thử so sánh số lượng bài dạng này với số BDT hình học được giải bằng ĐS.okie?
thêm nữa: những bài BDTHH có thể dùng HH thì có thể dùng ĐS được không? còn những bài BDTDS có thể dùng ĐS thì có phải khi nào cũng dùng HH được không?
2)dùng HH để biện luận PTĐS: các bài đếm số nghiệm bằng HH thực ra chỉ để trực quan cho rõ ràng, còn cần phải chính xác bằng lập luận ĐS(ở đây tôi muốn nhắc đến định lý giá trị trung gian)
3)dùng HH trong bài toán quy hoạch: trong trường hợp 1,2, chiều thì có thể dùng HH, nhưng nếu số chiều tăng lên thì lại cần đến viện trợ của PP ĐƠN HÌNH, đó chẳng phải 1 ứng dụng của ĐSTuýếnTính sao?
B-tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến sau của thuantd
nhưng tôi đang nói về toán sơ cấp.okie?
trong toán PT thì HH có lẽ chỉ là 1 công cụ hỗ trợ cho tư duy thôi
tất nhiên nếu hình học trong toán olympic, trong toán học hiện đại thì mọi chuyện không đơn giản như vậy
và về những vấn đề đó thì cần phải có những chuyên luận thật sự
cần có những nghiên cứu nghiêm túc, mà có lẽ chưa ai thực hiện.okie?

#13
anhtu

anhtu

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 22 Bài viết
vậy các bạn nghĩ sao về hình giải tích trong mặt phẳng và không gian ;)

#14
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết

vậy các bạn nghĩ sao về hình giải tích trong mặt phẳng và không gian :delta

tôi chưa hiểu ý của anhtu, hình học giải tích trong mặt phẳng và trong không gian có những điểm giống và khác nhau cơ bản, và có thể thấy, trong chương trình thì hầu như HHGT được trình bày cho KG, ít khi trình bày cho MF
------------
ngoài ý kiến của tôi còn có bạn




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh