Đến nội dung

Hình ảnh

PISA 2012

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết

pisa2012vn.png

I. TỔNG QUAN VỀ PISA

1.1. PISA là gì?

PISA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Programme for International Student Assessment – Chương trình đánh giá học sinh quốc tế” do Hiệp hội các nước phát triển (OECD) khởi xướng và chỉ đạo, nhằm tìm kiếm các chỉ số đánh giá tính hiệu quả – chất lượng của hệ thống giáo dục của mỗi nước tham gia, qua đó rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông. PISA được thực hiện theo chu kì 3 năm một lần (bắt đầu từ năm 2000). Đối tượng đánh giá là học sinh trong độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 tháng – độ tuổi PISA). PISA hướng vào các trọng tâm về chính sách, được thiết kế và áp dụng các phương pháp khoa học cần thiết để giúp chính phủ các nước tham gia rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông.

1.2. Mục đích của PISA

Mục tiêu tổng quát của PISA nhằm kiểm tra xem, khi đến độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc[1], học sinh đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào. Ngoài ra PISA còn hướng vào các mục đích cụ thể sau:

– Xem xét đánh giá các mức độ năng lực đạt được ở các lĩnh vực Đọc hiểu, Làm Toán và Khoa học của học sinh ở lứa tuổi 15.

– Nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách đến kết quả học tập của học sinh.

– Nghiên cứu hệ thống các điều kiện giảng dạy – học tập có ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.

1.3. Đặc điểm của PISA

a)   Quy mô của PISA là rất lớn và có tính toàn cầu. Qua 5 cuộc khảo sát đánh giá, ngoài các nước thuộc khối OECD còn có rất nhiều quốc gia là đối tác của khối OECD đăng ký tham gia. Trong lần đánh giá thứ năm (2012) đã có gần 70 quốc gia tham gia.

b)   PISA được thực hiện đều đặn theo chu kì (3 năm một lần) tạo điều kiện cho các quốc gia có thể theo dõi sự tiến bộ của nền giáo dục đối với việc phấn đấu đạt được các mục tiêu giáo dục cơ bản.

c)   Cho tới nay PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất chỉ chuyên đánh giá về năng lực phổ thông của học sinh ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia.

d)   PISA chú trọng xem xét và đánh giá một số vấn đề sau:

– Chính sách công (public policy). Các chính phủ, các nhà trường, giáo viên và phụ huynh đều muốn có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi như “Nhà trường của chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ cho những người trẻ tuổi trước những thách thức của cuộc sống của người trưởng thành chưa?”, “Phải chăng một số loại hình giảng dạy và học tập của những nơi này hiệu quả hơn những nơi khác?” và “Nhà trường có thể góp phần cải thiện tương lai của học sinh có gốc nhập cư hay có hoàn cảnh khó khăn không?”,…

– Hiểu biết phổ thông (literacy). Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chương trình giáo dục cụ thể, PISA chú trọng việc xem xét đánh giá về các năng lực của học sinh trong việc ứng dụng các kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản vào các tình huống thực tiễn. Ngoài ra còn xem xét đánh giá khả năng phân tích, lí giải và truyền đạt một cách có hiệu quả các kiến thức và kĩ năng đó thông qua cách học sinh xem xét, diễn giải và giải quyết các vấn đề.

– Học tập suốt đời (lifelong learning). Học sinh không thể học tất cả mọi thứ cần biết trong nhà trường. Để trở thành những người có thể học tập suốt đời có hiệu quả, ngoài việc thanh niên phải có những kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản họ còn phải có cả ý thức về động cơ học tập và cách học. Do vậy PISA sẽ tiến hành đo cả năng lực thực hiện của học sinh về các lĩnh vực Đọc hiểu, Làm toán và Khoa học, đồng thời còn tìm hiểu cả về động cơ, niềm tin vào bản thân cũng như các chiến lược học tập hỏi học sinh.

 

II. PISA VIỆT NAM

1. Mục đích Việt Nam tham gia PISA

Bước tích cực của hội nhập quốc tế về giáo dục;

So sánh “mặt bằng” giáo dục quốc gia với giáo dục quốc tế;

OECD đưa ra kết quả phân tích và đánh giá về chính sách giáo dục quốc gia và đề xuất những thay đổi về chính sách giáo dục cho các quốc gia;

- Góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: học tập quốc tế về đánh giá chất lượng giáo dục,  nhất là đổi mới về kĩ thuật và phương pháp đánh giá, đưa ra cách tiếp cận mới về dạy – học, thi và đánh giá.

2. Thực trạng Việt Nam tham gia PISA 2012:

2.1  So với các nước  tham gia PISA 2012:

+ VN xếp thứ 69/70 về GDP bình quân đầu người

+ VN xếp thứ  70/70 về chỉ số HDI

2.2. Khó khăn thách thức khi tổ chức PISA lần đầu tiên chu kỳ 2012 tại Việt Nam

(1). Việt Nam trong suốt thời gian thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng đã xây dựng được một đội ngũ chuyên gia có thể đảm đương được các yêu cầu kỹ thuật của OECD khi triển khai PISA tại VN, tuy nhiên, lần đầu tiên Việt Nam tham gia một kỳ thi mang tính quốc tế lại yêu cầu kỹ thuật cao và nghiêm ngặt như PISA, Việt Nam vẫn còn thiếu kinh nghiệm tổ chức và dù đã có một số chuyên gia nhưng lực lượng chuyên gia chuyên nghiệp vẫn còn mỏng.

(2). Các tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt rất ít, chủ yếu bằng tiếng nước ngoài, là khó khăn không nhỏ cho việc tìm hiểu và tiếp cận với PISA lần này.

(3). Việt Nam chưa xây dựng được dữ liệu đầy đủ về các trường có học sinh ở độ tuổi 15, trong khi đó, Việt Nam có rất nhiều loại hình trường, nhiều tổ chức quản lý, do đó rất khó khăn trong công việc chọn mẫu.

(4). Công tác dịch thuật theo yêu cầu của PISA là một vấn đề thách thức đối với đội ngũ dịch thuật của Việt Nam.

(5). Giáo viên và học sinh chưa từng được làm quen với các dạng đề thi của PISA, vì vậy, nếu không chuẩn bị kỹ cho học sinh làm quen với tư duy của các dạng đề thi PISA, học sinh sẽ khó có thể biết cách làm bài và trả lời đúng câu hỏi. Nhìn chung, các kiến thức mà đề thi của PISA đòi hỏi là không hoàn toàn xa lạ với học sinh Việt Nam. Tuy nhiên, với cách thức ra đề thi và cách thức đánh giá của PISA, với cách dạy – học và cách đánh giá như hiện tại ở Việt Nam thì học sinh Việt Nam sẽ khó đạt kết quả cao khi tham gia PISA. Nói cách khác, muốn cho học sinh Việt Nam tham gia vào các đợt đánh giá của PISA một cách tự tin, cần có một giai đoạn chuyển tiếp đủ dài để đổi mới thực sự về cách dạy, cách học, cách tổ chức kiểm tra đánh giá trong nhà trường ở Việt Nam.

(6). Kết quả mỗi đợt đánh giá của PISA sẽ được công khai trên thế giới nên mang tính nhạy cảm. Nhiều nước đã không tham gia PISA vì không muốn bộc lộ sự yếu kém về kết quả làm bài của học sinh và thứ hạng thấp trong bảng xếp hạng. Việc sẵn sàng vượt qua những e ngại trên đã là thách thức đối với Việt Nam.

2.3. Lộ trình thực hiện

Ngày 22/10/2009 Phó thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân có thư gửi ông Angel Gurria, Tổng Thư ký OECD đề nghị chấp nhận Việt Nam tham gia PISA 2012.

Ngày 11/11/2009: OECD có thư chính thức gửi Phó thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân về việc đồng ý đề Việt Nam tham gia PISA.

- Tháng 3/2010: Đoàn Việt Nam gồm 03 người tham dự hội nghị Giám đốc quốc gia đầu tiên chu kỳ 2012 tại Hồng Kong.

- Tháng 4/2011: Bộ GD ĐT thành lập Trung tâm Đánh giá chất lượng giáo dục  thuộc Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục và chính thức giao nhiệm vụ PISA về Cục Khảo thí và KĐ CLGD.

* Các hoạt động chính của PISA 2012:

- Năm 2010: Đánh giá các câu hỏi thi PISA 2012 và thực hiện các công việc liên quan đến chọn mẫu; tập huấn kĩ thuật.

- Năm 2011: Khảo sát thử nghiệm trên mẫu 40 trường x 35 HS/trường.

- Năm 2012: Khảo sát chính thức trên mẫu là 162 trường thuộc 59 tỉnh, thành phố.

Giới thiệu tóm tắt các hoạt động chính theo yêu cầu của OECD:

(1) Xây dựng các câu hỏi thi đóng góp cho OECD: Các quốc gia thực hiện theo yêu câu fkỹ thuật của OECD;

(2) Xây dựng dữ liệu mẫu và chọn mẫu học sinh tham gia khảo sát: Các quốc gia xây dựng dữ liệu mẫu, nộp cho OECD, OECD chọn mẫu và gửi về cho các quốc gia.

(3) Dịch toàn bộ các tài liệu OECD cung cấp: các quốc gia thực hiện theo nguyên tắc dịch thuật của OECD;

(4) Đọc rà soát góp ý các tài liệu OECD yêu cầu: các quốc gia thực hiện theo biểu mẫu, các yêu cầu kỹ thuật của OECD;

(5) Tham dự tập huấn của OECD mỗi năm từ 2 lần trở lên: Các quốc gia tham dự hội thảo tập huấn để học các kỹ thuật mới và thống nhất các phương pháp thực hiện;

(6) Nhận các yêu cầu công việc cụ thể qua email và thực hiện;

(7) Tổ chức triển khai khảo sát thử nghiệm 2011: Các quốc gia tổ chức khảo sát theo yêu cầu kỹ thuật của OECD;

(8) Chấm bài, nhập dữ liệu, phân tích dữ liệu và viết báo cáo khảo sát thử nghiệm 2011: Các quốc gia thực hiện theo yêu cầu kỹ thuật của OECD;

(9) Tổ chức triển khai khảo sát chính thức 2012: Các quốc gia tổ chức khảo sát theo yêu cầu kỹ thuật của OECD;

(10) Chấm bài, nhập dữ liệu và chuyển dữ liệu khảo sát chính thức 2012 sang OECD: Các quốc gia thực hiện theo yêu cầu kỹ thuật của OECD;

(11) OECD phân tích kết quả và niêm yết trên PISA OECD, các quốc gia phối hợp đóng góp ý kiến sửa chữa, hoàn thiện.

3. Kết quả PISA 2012 của Việt Nam

1. Lĩnh vực Toán học là lĩnh vực trọng tâm của kỳ PISA 2012. Việt Nam đứng thứ 17/65.Điểm trung bình Mean Score là 494 thì Việt Nam đạt 511. Như vậy, năng lực Toán học của HS VN ở top cao hơn chuẩn năng lực của OECD.

- Điểm của VN cao hơn nhiều nước giàu của OECD: Áo, Úc, Đan Mạch, Pháp, Anh, Luxembourg, Na Uy, Mỹ, Thụy Điển, Hung-ga-ry, Israel, Hy Lạp…

- Tỷ lệ nhóm học sinh có năng lực cao nhất (level 5, 6) của Việt Nam đạt 13,3 %.

- Tỷ lệ nhóm HS có năng lực thấp (dưới mức 2) của VN là 14,2 %.

- Kết quả học sinh Nam của VN lĩnh vực Toán học: đạt 517 điểm /499 điểm trung bình của OECD;

- Kết quả học sinh Nữ của VN lĩnh vực Toán học: đạt 507 điểm /489 điểm trung bình của OECD

 

2. Lĩnh vực Đọc hiểu: Việt Nam đứng thứ 19/65, điểm trung bình là 496 thì Việt Nam đạt 508, như vậy, năng lực Đọc hiểu của HS VN cao hơn chuẩn năng lực của OECD.

- Kết quả Đọc hiểu của HSVN vẫn cao cao hơn các nước giàu có OECD vừa liệt kê trên trừ Úc.

- Kết quả học sinh Nam của VN lĩnh vực Đọc hiểu: đạt điểm 492/ 478 điểm trung bình của OECD;

- Kết quả học sinh Nữ của VN lĩnh vực Đọc hiểu: đạt điểm 523 / 515 điểm trung bình của OECD

 

 

 

 

3. Lĩnh vực Khoa học: Việt Nam đứng thứ 8/65. Điểm trung bình Mean Score là 501 thì Việt Nam đạt 528. Việt Nam đứng sau các nước/vùng theo thứ tự: Thượng Hải, Hồng kông, Singapore, Nhật bản, Phần lan, Estonia, Hàn Quốc.

- Kết quả học sinh Nam của VN lĩnh vực Khoa học: đạt 529 điểm /502 điểm trung bình của OECD;

- Kết quả học sinh Nữ của VN lĩnh vực Khoa học: đạt 528 điểm /500 điểm trung bình của OECD.

 

Như vậy, kết quả thi của Việt Nam khá cao so trong bảng xếp hạng các nước trên thế giới tham gia kỳ thi PISA 2012, đứng trong top 20 nước có điểm chuẩn các lĩnh vực cao hơn điểm 500.

So với xuất phát điểm của VN về chỉ số GDP (69/70) và HDI (70/70), Việt Nam đã làm cho thế giới rất bất ngờ; chứng tỏ: với sự quan tâm thường xuyên của Đảng, Nhà nước, sự chăm lo của các gia đình, các nhà trường và học sinh chúng ta đã phát huy được truyền thống hiếu học của dân tộc, không chỉ đạt thành tựu về phát triển qui mô, số lượng mà còn đạt được chất lượng giáo dục phổ thông cơ bản thuộc tốp cao của thế giới. Điều đó cũng minh chứng rằng:

(1) Năng lực của học sinh Việt Nam có thể đáp ứng được các yêu cầu khung năng lực của OECD hội nhập quốc tế, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống trong bài thi PISA.

(2) Khung kiến thức, kỹ năng trong bài thi PISA được thiết kế không phụ thuộc vào chương trình GD của quốc gia nào, mà đó là khung năng lực chung của quốc tế; chứng tỏ chương trình, SGK của VN đã trang bị cho HS các kiến thức cơ bản, đáp ứng được các yêu cầu kiến thức, kỹ năng của OECD và của quốc tế.

(3) Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc và bài bản các quy trình kỹ thuật theo yêu cầu của OECD, đã chuẩn bị tâm thế cho GV và HS tham gia PISA tích cực, nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt kỳ thi KS chính thức PISA, tháng 4/2012. Điều này cũng thể hiện đội ngũ chuyên gia tổ chức triển khai PISA tại Việt Nam dù ít ỏi nhưng rất cố gắng, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tiếp cận được với thế giới.

4. Bàn luận vì sao kết quả về năng lực Khoa học (science) cao hơn Toán và Đọc hiểu trong khi đánh giá science là một lĩnh vực mới, đầy khó khăn đối với HS VN

4.1. Kỳ 2012, PISA tập trung vào lĩnh vực Toán học làm trọng tâm, nên đã có nhiều câu hỏi mới được biên soạn đáp ứng theo khung đánh giá năng lực hiện đại. Do đó, các bài thi Toán học có số lượng nhiều, mới lạ, được cập nhật và đôi khi là những tình huống quá mới lạ với HS VN. Do đó, học sinh phải làm rất nhiều câu hỏi Toán học, không đủ thời gian làm bài, đành bỏ lại một số câu sau của quyển đề thi, mặt khác vì nhiều câu hỏi nên các lỗi về giải toán sẽ mắc nhiều hơn. Số lượng bài thi và câu hỏi Toán học: 56 bài thi, 110 câu hỏi thi; Khoa học: 18 bài thi, 53 câu hỏi; Đọc hiểu: 13 bài thi, 43 câu hỏi.

HS VN chưa được làm quen một số dạng toán gần đúng nên khó tính tóan, suy luận;

Một số tình huống xa lạ không có ở VN, nên HS trả lời theo ước đoán, thiếu chính xác.

4.2. Lĩnh vực Đọc hiểu đạt kết quả thấp nhất trong 3 lĩnh vực là do:

- Đọc hiểu của PISA là đọc và trả lời các loại văn bản, nhiều loại hình văn bản nhật dụng như văn bản hành chính, văn bản Toán học, văn bản khoa học, thậm chí vẽ hình thay vì viết câu trả lời,… Văn bản mới lạ, nhiều tình huống xa lạ không giống như ở trường GV thường ra đề. Khi không hiểu rõ câu hỏi, không hiểu rõ văn bản, thời gian trả lời câu hỏi ngắn, HS đã không làm chủ tốc độ làm bài và bỏ lại một số câu hỏi.

Có một số câu hỏi Đọc hiểu HS mình làm không được tốt lắm. Ví dụ:

- Câu hỏi yêu cầu học sinh vẽ hành trình đi đến điểm Cực Nam của ông Musel, thì HS cứ viết câu trả lời, do chưa được làm quen với yêu cầu cần thực hiện dạng này. Câu hỏi này không khó, hầu hết HS các nước OECD làm được nhưng HSVN lại không làm được.

- Một số câu hỏi dạng biểu đồ, biểu bảng, HS VN không hiểu hết ý nghĩa hoặc không thạo việc đọc các biểu đồ, biểu bảng.

- Có 02 câu hỏi do dịch nghĩa chưa sát nên gây sự khó hiểu hoặc hiểu lầm của HS trong khi cần phải hiểu được ý nghĩa cả câu chuyện mới viết được câu trả lời.

4.3. Khoa học (science): Thực tế, đây là lĩnh vực gặp nhiều thách thức nhất của HS VN, do đặc điểm chương trình giáo dục của VN không có môn học mang tên science trong nhà trường THCS và THPT mà HS được học các môn riêng rẽ Lý, Hóa, Sinh nên hạn chế về năng lực tư duy tổng hợp, liên lĩnh vực.

Tuy nhiên, các câu hỏi Khoa học được đưa vào đề thi lần này là các link unit (các bài đã đã được sử dụng trong kỳ PISA trước), đồng thời  đó là các tình huống khá quen  thuộc như về sữa, về ô tô, về một số loài sinh vật. Các dạng câu hỏi cũng ở mức độ khó vừa phải nên HSVN đã trả lời rất tốt.

5. Việt nam đã làm gì cho kỳ khảo sát chính thức PISA 2012?

Chúng ta đã xây dựng một kế hoạch hành động và từng bước triển khai thực hiện  để đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo PISA, đây cũng là một cơ hội đổi mới để hội nhập quốc tế về giáo dục của Việt Nam, đồng thời chuẩn bị cho đổi mới chương trình, SGK sau 2015 của Việt Nam.

1. Về chính sách:

1.1. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định tham gia PISA là một bước phát triển tích cực về đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế về giáo dục của Việt Nam. Do đó, tất cả những đơn vị, cá nhân có liên quan đều nỗ lực tham gia PISA; cử 01 lãnh đạo Bộ trực tiếp phụ trách điều hành PISA, đứng tên ký thỏa thuận với OECD.

1.2.  Bộ GD và ĐT thành lập Ban Quản lý PISA, thành phần gồm các lãnh đạo của những đơn vị trực tiếp liên quan đến thi cử và phát triển giáo dục dục phổ thông. BQL PISA chịu trách nhiệm đưa ra các quyết sách thực hiện PISA quốc gia và chỉ đạo các Sở GD & ĐT.

1.3. Mỗi Sở GD và ĐT thành lập Ban chỉ đạo PISA cấp tỉnh/thành phố để chỉ đạo thực hiện triển khai PISA tại địa phương.

1.4. Phân công cụ thể nhiệm vụ tổ chức triển khai PISA cho từng đơn vị có liên quan, hỗ trợ Văn phòng PISA Việt Nam hoàn thành các nhiệm vụ PISA.

1.5. Đưa PISA vào trong nhà trường phổ thông gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá. Xây dựng một kế hoạch tập huấn kĩ thuật PISA cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và học sinh.

2. Về tổ chức thực hiện triển khai kỹ thuật PISA:

2.1. Văn phòng PISA Việt Nam  tổ chức biên soạn 2 cuốn tài liệu tập huấn cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên. Điều khác biệt mà VN làm so với các nước khác, là VN không có trang web riêng về PISA, một số trường còn khó khăn nếu có trang web cũng không thể sử dụng, nên phải biên soạn tài liệu tập huấn bằng cách dịch các unit đã được OECD công bố. Nhưng nếu chỉ phát các unit đó cho giáo viên và học sinh, họ cũng không hiểu được kỹ về PISA và các dạng câu hỏi, nên phải biên soạn tài liệu rất công phu. Tài liệu gồm các phần cơ bản sau:

+ Giới thiệu rõ ràng, dễ hiểu PISA là gì, cái mới lạ, cái hay của PISA

+ Việt Nam tham gia PISA sẽ có những lợi ích gì, phân tích những thuận lợi, khó khăn khi Việt Nam  tham gia PISA, các cơ hội và thách thức để mọi người hiểu và quyết tâm hơn;

+ Để giới thiệu về các lĩnh vực Toán, Khoa học, Đọc hiểu, VN phải nghiên cứu kỹ tất cả các dạng bài thi PISA đã công bố, tóm tắt và khái quát các dạng bài thi với các yêu cầu kỹ thuật làm từng dạng bài thi, từng loại câu hỏi để giáo viên nắm được kỹ thuật về giới thiệu cho học sinh.

2.2. Lên kế hoạch tổ chức tập huấn cho cán bộ cốt cán từ trung ương đến địa phương. VN tổ chức tập huấn thành 2 cấp độ:

- cấp độ 1: Chuyên gia Văn phòng PISA trực tiếp tập huấn cho các cán bộ cấp trung ương (Bộ GD và ĐT, một số Viện nghiên cứu, trường đại học, cán bộ cốt cán và Hiệu trưởng, GV giỏi ở các Sở GD và ĐT);

- cấp độ 2: Các cán bộ cốt cán đó sẽ làm các giảng viên tập huấn lại cho giáo viên cốt cán của các trường trong tỉnh, thành phố. Do số lượng GV nhiều, nên mỗi Sở cũng chỉ tập huấn được cho một số giáo viên giỏi của các trường.

2.3. Để đưa PISA vào trường phổ thông, Bộ chỉ đạo trên toàn quốc các giáo viên đã được tập huấn PISA về trường sẽ giới thiệu lại cho giáo viên trong trường thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, thảo luận từng dạng bài thi và các dạng câu hỏi thi PISA.

- Giáo viên giới thiệu cho học sinh một số câu hỏi thi PISA được in trong tài liệu tập huấn. Cuốn tài liệu này được phát cho thư viện trường để giáo viên và học sinh tham khảo. Nhờ vậy, ở rất nhiều trường, học sinh tất cả các khối lớp (6, 7,8,9,10,11,12) đều được nghe giới thiệu về PISA. Có trường xây dựng được mạng nội bộ đã đưa lên mạng các dạng bài thi PISA cho học sinh làm, mở cuộc thi nhỏ tìm hiểu về PISA.

Kết quả: Cán bộ cốt cán của 63 tỉnh thành phố của Việt Nam đã được nghe giới thiệu về PISA, cách kiểm tra đánh giá của PISA và một số dạng bài thi PISA, nhiều trường đã tổ chức giới thiệu PISA và các dạng câu hỏi cho Học sinh từ tháng 9/2011 đến tháng 3/2012.

3. Chuẩn bị cho kỳ khảo sát chính thức: Rút kinh nghiệm của kỳ KS thử nghiệm,

- Bộ GD và ĐT đã thống nhất với OECD điều chỉnh ngày KS chính thức lên tháng 4/2012. Thời điểm này học sinh chưa thi học kỳ. Điều này đã giải quyết được về sĩ số và tâm lý học sinh khi làm bài.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện hỗ trợ cho Văn phòng PISA để thực hiện tốt kỳ KS Chính thức.

- Thực hiện tốt các đợt tập huấn kỹ thuật theo yêu cầu của OECD.

- Chỉ đạo các Sở GD và ĐT tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo PISA trong năm học 2011- 2012, cho Học sinh làm quen với các dạng câu hỏi thi PISA, dạy học sinh kỹ thuật làm bài thi trắc nghiệm (vì học sinh một số nơi chưa biết đến các dạng câu hỏi thi trắc nghiệm). Đây là điểm mấu chốt giúp học sinh tự tin hơn khi làm bài thi PISA. Và điều này có tác động tích cực đến nhà trường, không phải là để đối phó với kỳ thi PISA mà tự giáo viên có khát khao đổi mới kiểm tra đánh giá theo PISA để dạy và học tốt hơn. Do vậy, việc giới thiệu PISA cho học sinh toàn trường là nhu cầu của các trường, toàn bộ học sinh của trường được nghe giới thiệu về PISA, các trường không tập trung giới thiệu riêng cho học sinh được rơi vào mẫu. Thực tế, khi các em biết mình được chọn tham gia PISA, thời gian đến ngày thi chỉ còn rất ngắn.

- Khuyến khích học sinh tham gia kỳ thi KS chính thức bằng cách đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, các em là những học sinh đầu tiên tham gia PISA của Việt Nam và đại diện cho học sinh Việt Nam tham gia PISA, kết quả kỳ thi này sẽ xếp hạng giáo dục Việt Nam trên thế giới, nên các em cần cố gắng hết sức để làm bài cho tốt. Ngoài ra, có trường còn phát phần thưởng, giấy khen cho học sinh. Trường nào được chọn tham gia PISA đều thấy trách nhiệm và tự hào, nên học sinh trường đó cũng rất có trách nhiệm và tự hào.

- Thế mạnh của học sinh Việt Nam là Toán. Kỳ KS 2012 tập trung nhiều câu hỏi Toán. Học sinh Việt Nam rất thích các hỏi thi của PISA, nên các em hào hứng làm bài. Do các em được làm quen với PISA trong năm học, nên đã chủ động kiểm soát được thời gian làm bài. Điều này khác hẳn với các em học sinh khi được chọn tham gia KS thử nghiệm đầy bỡ ngỡ, hoang mang, không biết PISA là gì.

- Cán bộ khảo sát tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của OECD, không người nào dám nhắc bài học sinh vì cũng không dám chắc mình đã tư duy giống như học sinh tuổi 15 để đưa ra được câu trả lời chính xác. Tất cả các khâu chấm bài, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu chúng ta thực hiện rất nghiêm túc.

KẾT LUẬN:

1. Việt Nam đã rất nỗ lực tham gia PISA 2012, chu kỳ đầu tiên của VN.

2. Việt Nam đã rất nghiêm túc tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật và các nguyên tắc của OECD. Kết quả thực hiện phản ánh đúng năng lực của học sinh, đáng tin cậy.

3. Học sinh VN đã nỗ lực và cố gắng hết mình để hoàn thành bài thi, đạt kết quả tốt. Điều đó cho thấy HS VN học rất khá, không thua kém gì HS ECD.

4. Việt Nam sẽ phân tích kỹ báo cáo kết quả PISA 2013 để xác định đúng các yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của học sinh để có chính sách thúc đẩy các yếu tố tích cực, khắc phục các yếu tố tiêu cực nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, trước mắt là chất lượng giáo dục tiểu học, giáo dục THCS.

Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu, vận dụng các kĩ thuật, phương pháp của PISA vào công tác đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, nhất là đổi mới cách ra đề kiểm tra, đề thi và phương pháp đánh giá chất lượng trên diện rộng – của từng điạ phương (không phải là đánh giá kết quả của các cá nhân các học sinh).

5. Việt Nam sẽ tiếp tục cố gắng vượt qua mọi khó khăn thách thức để chuẩn bị cho kỳ khảo sát PISA 2015. Tháng 4/2014 sẽ tổ chức KSTN, tháng 5/2015 tổ chức KS chính thức. Kỳ này trọng tâm là Science, không đơn giản như science 2012 nên VN phải cố gắng rất nhiều.

 

  Theo Học thế nào


1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#2
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
pisa2012vn.png Các nhà quản lí giáo dục và quan chức giáo dục có lẽ rất vui mừng và bất ngờ trước kết quả của PISA cho thấy học sinh Việt Nam là một trong những “ngôi sao” về toán và khoa học trên thế giới, theo cách đánh giá và xếp hạng của PISA. Nhưng tôi thì nghĩ không có cách xếp hạng nào là hoàn hảo cả, và phương pháp của PISA càng có nhiều vấn đề có thể làm lệch kết quả xếp hạng. Không nên vội vàng vui mừng với kết quả của PISA!

Nếu không hiểu được phương pháp thống kê của PISA thì rất khó đánh giá độ tin cậy của kết quả. Mà, hiểu được thì có lẽ người ta sẽ dè dặt hơn trong việc diễn giải kết quả xếp hạng của PISA. Những vấn đề của PISA làm tôi quan tâm và dè dặt là cách họ lấy mẫu và nhất là phương pháp thống kê. Ở đây, tôi chỉ ghi vài ghi chú nhanh sau khi đọc qua báo cáo của họ.
 
Trước hết là vấn đề lấy mẫu nhóm học sinh tham gia. PISA cho biết mỗi quốc gia họ lấy mẫu tối thiểu là 4500 học sinh tuổi 15 (dĩ nhiên nước nhỏ như Iceland thì số học sinh ít hơn). Một vài nơi như Úc thì số học sinh lên đến 30,000 em. Theo nguyên tắc thì học sinh xuất thân từ nhiều thành phần kinh tế xã hội khác nhau, nhưng tôi không thấy họ hiệu chỉnh kết quả cho những khác biệt về thành phần kinh tế xã hội. Nếu không hiệu chỉnh cho yếu tố này thì khác biệt giữa các nước là có thể do thành phần kinh tế chứ chẳng phải do khả năng của học sinh. VN có thể có hạng cao nếu VN chỉ chọn học sinh từ thành thị và một phần nhỏ từ nông thôn. Đây cũng là một điểm yếu mà rất nhiều nhà nghiên cứu giáo dục chỉ ra trong quá khứ.
 
Có lí do để cho rằng những em học sinh tham gia vào chương trình test PISA không mang tính đại diện cho cả nước. Một bài báo trên Vietnamnet cho chúng ta biết rằng "Để giới thiệu về các lĩnh vực Toán, Khoa học, Đọc hiểu, VN đã nghiên cứu kỹ tất cả các dạng bài thi PISA đã công bố, tóm tắt và khái quát các dạng bài thi với các yêu cầu kỹ thuật làm từng dạng bài thi, từng loại câu hỏi để giáo viên nắm được kỹ thuật về giới thiệu cho học sinh. Tiếp đó, ngành GD-ĐT tổ chức tập huấn cho cán bộ cốt cán từ trung ương đến địa phương. Để đưa PISA vào trường phổ thông, Bộ chỉ đạo trên toàn quốc các giáo viên đã được tập huấn PISA thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, thảo luận từng dạng bài thi và các dạng câu hỏi thi PISA. Giáo viên giới thiệu cho học sinh một số câu hỏi thi PISA được in trong tài liệu tập huấn. Có trường xây dựng được mạng nội bộ đã đưa lên mạng các dạng bài thi PISA cho học sinh làm, mở cuộc thi nhỏ tìm hiểu về PISA." Như vậy đây Việt Nam đã chuẩn bị cho cuộc thi chọi này. Do đó, những con số liên quan đến Việt Nam chẳng có ý nghĩa so sánh gì với các nước khác (như Úc) nơi mà học sinh không cần chuẩn bị cho PISA. Đúng như một bạn đọc nhận xét, Việt Nam đúng là mảnh đất màu mỡ cho … luyện gà. 
 
Một điểm đáng nói về xếp hạng dựa vào điểm là với một cỡ mẫu lớn như thế thì một khác biệt cho dù chỉ 1 đơn vị (hay 1 điểm) vẫn có thể xem là “có ý nghĩa thống kê” (statistically significant) nhưng trong thực tế thì có thể chỉ là khác biệt ngẫu nhiên mà thôi.
 
Kế đến là vấn đề "response rate" khá nghèo nàn. Mỗi học sinh tiêu ra 3 giờ trong chương trình test. Nhưng không phải em nào cũng làm tất cả câu hỏi. Theo một báo cáo trước đây thì học sinh tham gia chương trình test của PISA chỉ trả lời một số câu hỏi mà thôi. Chỉ có phân nửa học sinh trả lời bất cứ một câu hỏi nào về đọc, trong khi đó 40% học sinh chỉ được kiểm định 14 trong số 28 câu hỏi về đọc. Do đó, chỉ có ~10% học sinh tham gia chương trình test được kiểm định tất cả 28 câu hỏi. Ngay cả học sinh có điểm trung bình của khối OECD (tức 500 điểm) thì em này cũng chỉ trả lời được 46% câu hỏi mà thôi, còn em nào có điểm 400 chỉ trả lời 23% tổng số câu hỏi.

Đó là một điều rất quan trọng nhưng ít ai chú ý trong dữ liệu của PISA, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến xếp hạng. Nó có nghĩa là khi PISA so sánh giữa các nước thì chẳng khác gì so sánh giữa trái cam và trái táo. Một ví dụ để minh họa: học sinh Việt Nam có thể trả lời câu hỏi 1-20, còn học sinh Tàu có thể trả lời câu hỏi 15-28. Như vậy thì làm sao so sánh giữa hai nhóm được. Do đó, bảng xếp hạng của PISA theo tôi là chẳng có ý nghĩa gì cả.  

 
Vấn đề quan trọng hơn là phương pháp thống kê. Trong tình huống "missing data" như thế, các nhà phân tích của PISA làm gì? Họ sử dụng một mô hình thống kê có tên là Rasch (rất khó giải thích trong bài này, nhưng nó xuất phát từ nhà tâm lí học tên là Georg Rasch), với giả định rằng 5 giá trị cho mỗi học sinh được xác định bằng một xác suất hậu định (posterior probability). Vấn đề của mô hình Rasch là nó giả định rằng độ khó khăn của câu hỏi và khoảng cách về khó khăn trong mỗi câu trả lời là đồng đều nhau giữa các nước. Giả định này rất "mạnh" (hiểu theo nghĩa thiếu tính thực tế), bởi vì câu trả lời hay khả năng trả lời có thể còn tuỳ thuộc vào văn hoá của từng nước. Nói tóm lại, mô hình Rasch có nhiều điều cần phải bàn thêm, chứ không hẳn là mô hình tối ưu nhất trong trường hợp có quá nhiều câu hỏi bỏ trống.
 
Ngoài ra, họ sử dụng một phương pháp thống kê khác có tên là imputation để lấp vào những câu hỏi mà học sinh bỏ trống. Đây là một phương pháp nguy hiểm vì nó tuỳ thuộc vào những câu trả lời mà các em học sinh đã nỗ lực trong test. Trong các công trình nghiên cứu quan trọng rất ít ai dám ứng dụng phương pháp imputation vì nó có thể dẫn đến sai lệch nghiêm trọng. Đó là một cách mô phỏng dữ liệu (hay có người xem là “nhân tạo” dữ liệu). Trong thực tế một giáo sư y khoa đã đi tù vì ông sử dụng phương pháp này để có bài báo khoa học và xin được tài trợ từ NIH! Ông giáo sư này chỉ theo dõi 1 hay 2 phụ nữ trước và sau mãn kinh, phần 20 người còn lại ông không theo dõi được nên dùng phương pháp imputation. Nói như thế để thấy phương pháp này chưa được cộng đồng khoa học chấp nhận. 

Về mặt kĩ thuật, tất cả những câu hỏi của PISA rất tương quan với nhau. Phân tích yếu tố (factor analysis) cho thấy một yếu tố duy nhất có thể giải thích từ 75% (Hi Lạp) đến 92% (Hà Lan) phương sai của các câu hỏi. Điều này có nghĩa gì? Nó có nghĩa là khi PISA xếp hạng giữa các nước chủ yếu là dựa vào yếu tố này, nhưng yếu tố này không đồng đều giữa các nước. Nói cách khác, thứ hạng của một nước trong bảng xếp hạng có thể thay đổi nếu xem xét đến yếu tố thứ 2 hay thứ 3. Nói cách khác nữa, bảng xếp hạng của PISA không nói gì về sự thông minh của học sinh VN, càng không phản ảnh chất lượng giáo dục của VN vốn đang rất cần cải cách. 
 
Theo tôi thì kết quả PISA có thể xem là thú vị và chỉ dừng ở đó, chứ không nên dựa vào đó mà đánh giá học sinh VN hơn ai (hay kém ai). Khi cách chọn mẫu một cách chọn lọc thì mọi kết quả phải đặt trong vòng nghi ngờ lành mạnh. Nên nhớ rằng đây chỉ là chương trình test cho một nhóm học sinh ở một độ tuổi (15) và chỉ tập trung vào 3 môn học (toán, khoa học, và đọc hiểu). Ở độ tuổi 15 thì khả năng suy luận và lí giải trừu trượng vẫn đang hình thành chứ chưa hoàn chỉnh. Kết quả của PISA do đó chỉ là một snapshot ở một thời điểm nhất định, chứ không phản ảnh điểm lâu dài của học sinh. 

Chương trình test PISA này không phản ảnh toàn bộ khả năng học tập của học sinh. Nó càng không phản ảnh được môi trường học tập vốn được xem là quan trọng hơn 3 môn học đó. Có lẽ kết quả PISA cho thấy các em học sinh Việt Nam tham gia đã thuộc bài tốt, và ngoài cái đó thì chúng ta không biết các em còn tốt/dở khía cạnh nào khác. 
 
Trong khoa học có câu “garbage in, garbage out” (số liệu đầu vào là rác thì kết quả đầu ra cũng chỉ là rác). Với “căn bệnh thành tích” kinh niên ở VN thì mọi số liệu đều đáng nghi ngờ vì nó đã qua một qui trình tuyển chọn có hệ thống, mà cho dù tuyển chọn ngẫu nhiên đi nữa thì qui trình “xào nấu” bằng phương pháp của PISA cũng đủ để chúng ta đặt câu hỏi. Xin nhớ cho rằng: trong khoa học, BẤT CỨ kết quả nào quá đẹp cũng đều đáng nghi ngờ. Do đó, tôi nghĩ kết quả của PISA chưa thể xem là chứng cứ để nói rằng tính trung bình học sinh Việt Nam nằm trong nhóm “ngôi sao” trên thế giới.

Nhưng hơn hết, tôi nghĩ không thể hay rất khó so sánh điểm của học sinh trong một hệ thống học vẹt (kiểu VN, Hàn Quốc và China) với điểm của học trong một hệ thống học “free” ở các nước phương Tây. Càng không thể so sánh khi những nước bị “bệnh thành tích” nên dồn tài lực để cải tiến điểm PISA và mấy nước phương Tây vốn không đầu tư vào việc nâng điểm trong bảng xếp hạng của PISA. Chạy theo những bảng xếp hạng như thế này chỉ làm chúng ta sao lãng vấn đề lớn hơn trong giáo dục - đó là cải cách. 
 
Theo Tuan'blog

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#3
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết

Kết quả khảo sát của PISA mới vừa được công bố nhưng đã là đề tài của nhiều tiêu đề báo chí rất tự tin và lạc quan. Những cái tít như “Giáo dục Việt Nam thuyết phục thế giới”, “Chất lượng học sinh Việt Nam gây bất ngờ cho cả thế giới” làm phấn chấn rất nhiều người. Nhưng nếu bình tâm xem xét những phương pháp và dữ liệu đằng sau kết quả của PISA có lẽ chúng ta sẽ có một cái nhìn khách quan và dè dặt hơn.

pisa2012vn.png

 
Những kết quả kiểm định giáo dục của nhóm PISA lúc nào cũng có người hâm mộ và kẻ tức giận. Nước nào có kết quả tốt và được xếp hạng cao, các quan chức và nhà quán lí giáo dục phấn khởi và có cơ sở để biện minh cho nền giáo dục mà họ chịu trách nhiệm. Nhưng những nước được xếp hạng thấp thì các quan chức phải chịu áp lực của dư luận công chúng. Kết quả xếp hạng của PISA có thể là liều thuốc an thần cho vài người, nhưng cũng làm nhức đầu nhiều người khác. Tuy nhiên, bất cứ công cụ nào cũng có thể bị lạm dụng cho những mục tiêu nằm ngoài dự kiến của nhóm PISA.  Nhưng có lẽ ít ai chịu xem xét cẩn thận cái “cỗ máy” hay cơ chế sản sinh ra bảng xếp hạng của PISA, nên có những phản ứng mang nhiều màu sắc cảm tính. 
 
Theo tôi, phương pháp kiểm định giáo dục của PISA là một trong những phương pháp tương đối tốt và được nhiều nơi ứng dụng hiện nay. Nhưng qua ứng dụng thực tế, người ta mới phát hiện rằng phương pháp PISA có khá nhiều vấn đề mà nếu không xem xét thì rất dễ dẫn đến diễn giải sai kết quả. Những vấn đề của phương pháp PISA có thể tóm lược trong 3 nhóm: chọn đối tượng, nội dung, và quan trọng hơn hết là phương pháp thống kê. 
 
Vấn đề chọn đối tượng
 
PISA cho biết mỗi nước họ lấy mẫu tối thiểu là 4500 học sinh tuổi 15. Dĩ nhiên, những nước nhỏ như Iceland thì số học sinh ít hơn. Ngược lại những nước đông dân thì thỉnh thoảng số học sinh có thể lên đến 30,000 em. Có hai điểm liên quan đến độ tuổi và cỡ mẫu cần bàn ở đây. Học sinh ở tuổi 15 vẫn còn đang trong giai đoạn hình thành khả năng suy luận và lí giải trừu trượng, nên chưa thể phản ảnh hoàn chỉnh khả năng tri thức của các em. Do đó, phương pháp PISA có thể phản ảnh chưa đầy đủ khả năng của học sinh. Cỡ mẫu lớn có lợi nhưng cũng làm cho việc diễn giải kết quả khó hơn. Khi so sánh giữa các nước với cỡ mẫu lớn (trên 4000 đối tượng) thì một khác biệt cho dù chỉ 1 điểm vẫn có thể xem là “có ý nghĩa thống kê” nhưng trong thực tế thì có thể chỉ là khác biệt ngẫu nhiên mà thôi.
 
Để đảm tính hợp lí ngoại tại (external validity), các nhà nghiên cứu cố gắng duy trì tính đại diện của mẫu, tức bao gồm học sinh xuất thân từ nhiều thành phần xã hội. Nhưng trong thực tế thì tính đại diện không phải lúc nào cũng được duy trì. Ở Mĩ, do sai sót trong cách lấy mẫu và quá trình ngẫu nhiên hoá, nên có năm nhiều em học sinh tham gia vào chương trình kiểm định của PISA xuất thân từ các gia đình nghèo. Chúng ta biết rằng thành phần kinh tế và gia đình là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến học lực của học sinh. Chính vì thế mà kết quả PISA của học sinh Mĩ thường không cao. Nhưng khi các nhà nghiên cứu giáo dục của Đại học Stanford phân tích dữ liệu của PISA bằng cách hiệu chỉnh cho thành phần kinh tế của học sinh thì điểm cao hơn và thứ hạng cũng cao hơn những gì PISA báo cáo.
 
Trong trường hợp Việt Nam, có lí do để cho rằng những em học sinh tham gia vào chương trình kiểm định của PISA không mang tính đại diện cho cả nước. Một bài báo trên Vietnamnet cho chúng ta biết rằng "Để giới thiệu về các lĩnh vực Toán, Khoa học, Đọc hiểu, VN đã nghiên cứu kỹ tất cả các dạng bài thi PISA đã công bố, tóm tắt và khái quát các dạng bài thi với các yêu cầu kỹ thuật làm từng dạng bài thi, từng loại câu hỏi để giáo viên nắm được kỹ thuật về giới thiệu cho học sinh. Tiếp đó, ngành GD-ĐT tổ chức tập huấn cho cán bộ cốt cán từ trung ương đến địa phương. Để đưa PISA vào trường phổ thông, Bộ chỉ đạo trên toàn quốc các giáo viên đã được tập huấn PISA thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, thảo luận từng dạng bài thi và các dạng câu hỏi thi PISA. Giáo viên giới thiệu cho học sinh một số câu hỏi thi PISA được in trong tài liệu tập huấn. Có trường xây dựng được mạng nội bộ đã đưa lên mạng các dạng bài thi PISA cho học sinh làm, mở cuộc thi nhỏ tìm hiểu về PISA." Như vậy đây Việt Nam đã chuẩn bị các em cho cuộc thi chọi này, chứ các em không được chọn một cách ngẫu nhiên.
 
 
Vấn đề nội dung kiểm định   
 
Nội dung kiểm định cũng là một vấn đề cần phải biết. PISA chỉ quan tâm đến 3 khía cạnh: toán, khoa học, và đọc hiểu. Không cần nói ra, chúng ta cũng thấychương trình kiểm định như thế không phản ảnh toàn bộ khả năng học tập của học sinh. Nó càng không phản ảnh được môi trường học tập vốn được xem là quan trọng hơn 3 môn học đó. Có lẽ kết quả PISA cho thấy các em học sinh Việt Nam tham gia đã thuộc bài tốt, và ngoài cái đó thì chúng ta không biết các em còn tốt/dở khía cạnh nào khác. 
 
Xem qua bộ câu hỏi của PISA, tôi nghĩ những câu hỏi thường thiếu chiều sâu và không phức tạp như chúng ta tưởng. Chẳng hạn như họ cho câu hỏi như sau: một quán ăn bán 2 loại bánh pizza có cùng độ dày nhưng kích thước khác nhau. Bánh nhỏ có đường kính 30 cm và giá 30 USD. Bánh lớn hơn có đường kính 40 cm và giá bán là 40 USD. Hỏi nên mua bánh nào?  Điều này thật ra cũng có lí do, vì PISA chủ trương kiểm định kĩ năng ứng dụng kiến thức chứ không phải kiểm ra kiến thức.  PISA không có chủ trương đo lường khả năng học thuật của họ sinh. 
 
Do đó, không nên và không bao giờ đặt nặng vào kết quả của PISA. Ngoài nhóm PISA, còn có nhóm TIMSS (Trends in International Maths and Science Study – Xu hướng học toán và khoa học quốc tế) cũng là một nhóm xếp hạng giáo dục có uy tín.  Nhưng kết quả xếp hạng của PISA và TIMSS không nhất quán với nhau. Chẳng hạn như Phần Lan có năm đứng đầu trong bảng xếp hạng của PISA, nhưng lại đứng hạng trung bình của TIMSS. Rất nhiều trường hợp như thế đã xảy ra trong quá khứ.
 
Có một sự thật rất quan trọng nhưng ít ai chú ý là vấn đề thiếu dữ liệu. Giáo sư Svend Kreiner (Đan Mạch) cho biết chỉ có khoảng 10% học sinh trả lời tất cả 28 câu hỏi đọc hiểu. Điều này có nghĩa là nếu một em học sinh có điểm khoa học là 500 (cũng là điểm trung bình của khối OECD) thì em này chỉ trả lời được 46% câu hỏi mà thôi. Một học sinh có 400 có nghĩa là em này chỉ trả lời 23% số câu hỏi. Nói cách khác, rất nhiều câu hỏi không được trả lời.
 
Sự thật trên có nghĩa gì? Nó có nghĩa là khi PISA so sánh giữa các nước thì chẳng khác gì so sánh giữa trái cam và trái táo. Một ví dụ để minh họa: học sinh Việt Nam có thể trả lời câu hỏi 1-20, còn học sinh China có thể trả lời câu hỏi 15-28. Những câu hỏi mà học sinh Việt Nam trả lời có thể khó hơn những câu hỏi mà học sinh China trả lời. Do đó, khi so sánh giữa hai nhóm thì kết quả sẽ khó mà khách quan.  
 
Phương pháp thống kê
 
Trong tình huống câu hỏi bị bỏ trống như thế, các nhà phân tích của PISA làm gì? Họ sử dụng một mô hình thống kê có tên là Rasch để khắc phục vấn đề. Rất khó giải thích mô hình Rasch trong bài này, nhưng phương pháp này dựa vào giả định rằng các câu hỏi có trọng số như nhau, và cách lấp vào khoảng trống các câu hỏi là dùng xác suất hậu định (posterior probability). Giả định này rất "mạnh" (hiểu theo nghĩa thiếu tính thực tế), bởi vì câu trả lời hay khả năng trả lời có thể còn tuỳ thuộc vào văn hoá của từng nước.
 
Ngoài ra, họ sử dụng một phương pháp thống kê khác có tên là imputation để lấp vào những câu hỏi mà học sinh bỏ trống. Phương pháp này có thể giải thích nôm na như sau: dựa vào các câu trả lời mà các em học sinh đã làm, nếu các em học sinh trả lời tất cả các câu hỏi, thì kết quả sẽ xảy ra có thể ước tính.  Nói cách khác, các nhà nghiên cứu tạo ra dữ liệu không có thật!  Đây là một phương pháp khá nguy hiểm vì nó tuỳ thuộc vào những câu trả lời mà các em học sinh đã nỗ lực trong test. Trong các công trình nghiên cứu quan trọng rất ít ai dám ứng dụng phương pháp imputation vì nó có thể dẫn đến sai lệch nghiêm trọng.
 
Về mặt kĩ thuật, tất cả những câu hỏi của PISA rất tương quan với nhau. Phân tích yếu tố (factor analysis) cho thấy một yếu tố duy nhất có thể giải thích từ 75% (Hi Lạp) đến 92% (Hà Lan) phương sai của các câu hỏi. Điều này có nghĩa gì? Nó có nghĩa là khi PISA xếp hạng giữa các nước chủ yếu là dựa vào yếu tố này, nhưng yếu tố này không đồng đều giữa các nước. Nói cách khác, thứ hạng của một nước trong bảng xếp hạng có thể thay đổi nếu xem xét đến yếu tố thứ 2 hay thứ 3. Nói cách khác nữa, bảng xếp hạng của PISA không nói gì về sự thông minh của học sinh Việt Nam, càng không phản ảnh chất lượng giáo dục của Việt Nam.
 
Hiểu kết quả PISA như thế nào?
 
Theo tôi thì kết quả PISA có thể xem là thú vị và chỉ dừng ở đó, chứ không nên dựa vào đó mà đánh giá học sinh VN hơn ai (hay kém ai). Khi cách chọn mẫu một cách chọn lọc thì mọi kết quả phải đặt trong vòng nghi ngờ lành mạnh. Nên nhớ rằng đây chỉ là chương trình test cho một nhóm học sinh ở một độ tuổi (15) và chỉ tập trung vào 3 môn học (toán, khoa học, và đọc hiểu). Kết quả của PISA do đó chỉ là một “bức hoạ” ở một thời điểm nhất định, chứ không phản ảnh điểm lâu dài của học sinh. 
 
Trong khoa học có câu “garbage in, garbage out” (số liệu đầu vào là rác thì kết quả đầu ra cũng chỉ là rác). Với “bệnh thành tích” kinh niên ở Việt Nam thì mọi số liệu đều đáng nghi ngờ vì nó đã qua một qui trình tuyển chọn có hệ thống. Mà, cho dù tuyển chọn ngẫu nhiên thì qui trình “xào nấu” bằng phương pháp của PISA cũng đủ để chúng ta đặt câu hỏi. Xin nhớ cho rằng: trong khoa học, BẤT CỨ kết quả nào quá đẹp cũng đều đáng nghi ngờ. Do đó, tôi nghĩ kết quả của PISA chưa thể xem là chứng cứ để nói rằng tính trung bình học sinh Việt Nam nằm trong nhóm “ngôi sao” trên thế giới.
 
Nhưng hơn hết, tôi nghĩ không thể hay rất khó so sánh điểm của học sinh trong một hệ thống học vẹt với điểm của học trong một hệ thống “học mở” ở các nước phương Tây. Càng không thể so sánh khi những nước bị “bệnh thành tích” nên dồn tài lực để cải tiến điểm PISA và mấy nước phương Tây vốn không đầu tư vào việc nâng điểm trong bảng xếp hạng của PISA. Chạy theo những bảng xếp hạng như thế này chỉ làm chúng ta sao lãng vấn đề lớn hơn trong giáo dục - đó là cải cách. 
 

 

 

 


1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#4
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết

pisa2012vn.png

Chín người mười ý …

Kết quả kỳ thi PISA 2012 đã tạo ra một trận cuồng phong dư luận trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Mấy ngày qua, trên tờ báo nào cũng đầy ắp tin tức và bình luận về kết quả kỳ thi, với đủ mọi sắc thái tình cảm: từ bất ngờ, phấn khởi, mừng rỡ, đến nghi ngờ, dửng dưng, mai mỉa…

Có thể đoán được sự vui mừng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nơi chịu trách nhiệm về toàn bộ kỳ thi. Không vui sao được, khi ngay lần tham gia đầu tiên Việt Nam đã đạt điểm cao hơn mức trung bình của OECD, hơn cả Anh, Mỹ, Úc…. Niềm vui này biểu hiện rõ qua những tiếng reo vui trên mặt báo như “gây bất ngờ cho cả thế giới” [1], “khơi dậy trí tuệ Việt”[2], “xếp hạng cao hơn Anh, Mỹ”[3]…. Không chỉ vui, báo chí còn đồng thanh ca ngợi sự chuyên nghiệp của PISA và đánh giá cao sự “dũng cảm” của Việt Nam khi quyết định tham gia vào một sân chơi quốc tế.

Cùng với sự vui mừng, các ý kiến trái chiều xuất hiện ngay lập tức. Khi nhiều người vẫn còn “say sưa với chiếc bánh PISA”,[4]đã có lời cảnh tỉnh là “nên thận trọng”;[5] kỳ thi này “không phản ánh toàn bộ năng lực”[6] của học sinh, càng không cho biết về chất lượng của cả nền giáo dục.Tính chính xác của kết quả PISA bị nghi ngờ: liệu kỳ thi “có thực chất”,[7] hay đã có sự can thiệp, chuẩn bị “luyện thi” từ phía Việt Nam? Và dù không có việc luyện thi thì “vượt Mỹ không có nghĩa là đã thành công”;[8]người Việt học giỏi nhưng nhân lực của Việt Nam luôn bị đánh giá là yếu, thiếu tính sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề, tinh thần trách nhiệm, sự hợp tác vv – những yếu tố quan trọng nhưng không hề đượcPISA  kiểm tra.

Thầy bói mù sờ voi?

Các ý kiến trái ngược nhau khiến tất cả mọi người đều cảm thấy rất lúng túng: Biết tin ai khi cả hai đều có những lý lẽ thuyết phục – hoặc không thuyết phục – ngang nhau?

Không thể phủ nhận hoàn toàn giá trị của PISA. Theo dõi một vài nước lân cận trong khu vực, ta thấy đạt điểm cao trong kỳ thi này không hề dễ dàng. Trong 5 nước ASEAN tham gia PISA 2012, Việt Nam chỉ thua Singapore nhưng bỏ xa ba nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Thái Lan đã tham gia kỳ thi này liên tục 5 lần kể từ lần đầu tiên vào năm 2000 với kết quả thuộc vào hàng thấp. Viện Khảo thí Giáo dục Quốc gia (NIETS) sau đó đã được thành lập vào năm 2005 để thực hiện khảo sát chất lượng giáo dục dựa trên những bài kiểm tra theo kiểu PISA ở nhiều cấp học. Có nhiều khả năng Thái Lan đã cho các học sinh của mình làm quen rộng rãi với PISA. Nhưng kết quả năm 2012 của Thái Lan vẫn cứ ở mức cách xa trung bình của OECD[9].  Ấn Độ tham gia một lần vào năm 2009 với kết quả rất thấp, đến nỗi họ quyết định không tham gia kỳ thi năm 2012 nữa[10]. Hai ví dụ trên cho thấy kết quả PISA của Việt Nam cao ngay từ lần đầu tiên không phải là vô nghĩa.

Nhưng cũng không thể trách dư luận. Bỏ qua những nhận định như “nên xấu hổ vì người Việt học giỏi mà vẫn nghèo”, hoặc “giáo dục Việt Nam càng lên cao càng kém”, chỉ nói riêng về PISA ta vẫn có thể trách Bộ Giáo dục đã không cung cấp thông tin đầy đủ về kỳ thi, dẫn đến những nghi ngờ không cần thiết. Trang web của Bộ cho biết Việt Nam đã đăng ký tham gia PISA từ năm 2009; triển khai các hoạt động chuẩn bị từ năm 2010; tiến hành thử nghiệm vào năm 2011; khảo sát chính thức vào năm 2012. Có Ban Quản lý PISA cấp quốc gia, Văn phòng PISA Việt Nam trong Bộ Giáo dục, có cả Ban Chỉ đạo PISA ở mỗi tỉnh/thành phố. Nhưng thời gian dài chuẩn bị với bộ máy không nhỏ vẫn không đủ để tạo một trang web riêng cho PISA để phổ biến các thông tin cần thiết về kỳ thi, đáp ứng mối quan tâm và tạo điều kiện giám sát cho toàn xã hội.

Thông tin chính thức về kết quả kỳ thi nằm trong báo cáo về kỳ thi trên trang web của Bộ[11]. Báo cáo dài nhưng không nhiều thông tin, chủ yếu nêu những công tác mà Văn phòng PISA đã thực hiện chứ không phân tích sâu về kết quả. Có một chi tiết đáng chú ý, đó là: do Việt Nam không có trang web như các nước khác (!), nên Văn phòng PISA đã (phải) biên soạn công phu tài liệu tập huấn cho giáo viên. Nội dung đã có sẵn, nhưng công chúng vẫn không được giới thiệu trước về PISA. Hoàn toàn thiếu những thông tin quan trọng để diễn giải đúng kết quả kỳ thi. Thiếu những thông tin về khung mẫu, phương pháp chọn mẫu; nội dung và mục đích của các đợt tập huấn; thống kê mô tả về mẫu tham gia kỳ thi như danh sách các trường ở từng địa phương, số lượng học sinh ở từng trường, tỷ lệ nam-nữ, tỷ lệ thành thị-nông thôn …. Không ai quan tâm trả lời một thắc mắc đang râm ran trong dư luận như: Tại sao PISA dành cho học sinh 15 tuổi (cuối bậc trung học cơ sở), nhưng Việt Nam lại là những em ở tuổi 16 (sinh năm 1996, thi năm 2012)? Học sinh Việt Nam đã học gần xong lớp 10, đã vượt qua một kỳ thi chuyển cấp khó khăn trước đó, đây có phải là nguyên do dẫn đến kết quả cao?[12].

Cần hiểu đúng về PISA

Có lẽ, trước khi bàn thêm về ý nghĩa kết quả PISA 2012 đối với giáo dục Việt Nam, chúng ta cần thống nhất một thái độ đúng đắn về kỳ thi này. Thực ra, điều này đã được Thứ trưởng Nguyễn Minh Hiển đề cập đến từ đầu tháng 4/2012 trong một bài phỏng vấn trên báo Giáo dục Việt Nam, nói về “hai thái cực cần tránh”[13] đối với PISA. Hai thái cực đó là: quá coi trọng, xem đó là minh chứng cho sự ưu việt của giáo dục Việt Nam, hoặc quá coi thường, xem đó chỉ là những số liệu “thú vị”[14] không thực sự có ý nghĩa gì đối với nền giáo dục Việt Nam.

Tưởng cũng cần phải nhắc lại mục đích của PISA. Ngay cách chúng ta gọi PISA là “kỳ thi” (examination) cũng cho thấy cách hiểu chưa đúng về PISA, khi thực ra phải gọi đó là một kỳ “khảo sát” (survey), nhằm mục đích để hiểu hiện trạng chứ không phải để hơn thua. Dù một phần quan trọng của cuộc khảo sát được tính bằng điểm số, và kết quả của các nước tham gia được sắp xếp từ cao xuống thấp dựa trên số điểm của từng nước, nhưng PISA không nhằm so sánh năng lực của học sinh giữa các nước với nhau, mà chỉ là ghi nhận năng lực này đồng thời tìm mối liên hệ với các yếu tố khác mà đặc biệt là các yếu tố về chính sách để tìm ra nguyên nhân của hiện trạng đó, từ đó đưa ra những khuyến nghị chung về chính sách giáo dục mà tất cả các quốc gia đều có thể học hỏi và áp dụng.

Để làm điều này, PISA không chỉ khảo sát năng lực học sinh, mà còn thu thập thông tin qua một bảng hỏi dành cho học sinh để khảo sát sự say mê, động cơ học tập, và sự tự tin vào năng lực của bản thân[15]. Đây là một nguồn thông tin hết sức quan trọng nhưng hầu như chưa thấy ai đề cập đến, kể cả trong báo cáo của Bộ. Nếu kết hợp những thông tin này với kết quả khảo sát năng lực học sinh thì bức tranh về giáo dục Việt Nam có lẽ sẽ tối đi một chút – nhưng chắc cũng sẽ trở nên rõ nét và đáng tin hơn. Ví dụ, nên giải thích như thế nào về việc học sinh của Indonesia và Thái Lan đều cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều so với học sinh Việt, trong khi học sinh Việt lại báo cáo trốn học, bỏ giờ học/buổi học nhiều hơn học sinh Indonesia và Thái Lan? Điều đó liệu có phải vì sức ép học hành quá nặng nề của gia đình và nhà trường đối với học sinh Việt, khiến các em dù học giỏi (đạt điểm cao) nhưng không hề cảm thấy hạnh phúc khi đến trường, như lâu nay ta vẫn tin như thế?

Đây mới chỉ là một ví dụ, trong khi còn rất nhiều thông tin khác mà ta có thể đọc được khi kết hợp các thông tin từ bảng hỏi với các thông tin của bài khảo sát năng lực mà lâu nay báo chí vẫn thường chú trọng quá mức. Tiếc rằng cho đến nay những thông tin ấy – đã được PISA công bố trong những báo cáo công phu trên trang web của tổ chức này – vẫn chưa được khai thác, phân tích và tổng hợp để cung cấp cho công chúng những hiểu biết sâu sắc hơn về chất lượng thực và hướng đi cần có của nền giáo dục Việt Nam.

Cuối cùng, có thể đưa ra một nhận xét mà có lẽ cả hai “phe” ủng hộ và không ủng hộ PISA đều đồng ý. Đó là: giáo dục Việt Nam còn quá thiếu những dữ liệu khách quan, đa chiều, kết hợp cả định lượng lẫn định tính, được phổ biến công khai, minh bạch cho mọi người cùng xem xét, tranh luận, giám sát. Đồng thời, chúng ta cũng rất thiếu những phân tích thận trọng và có chiều sâu của những nhà quan sát độc lập trên cơ sở các dữ liệu mà ai cũng có thể tiếp cận và kiểm chứng. Hai cái thiếu vừa nêu lâu nay vẫn luôn là một trong những điều bất cập trong quản lý giáo dục hiện nay; nó có thể cũng giải thích tại sao công chúng không có niềm tin vào giáo dục nước nhà, kể cả khi có những kết quả khách quan do một bên thứ ba độc lập thực hiện. Và nếu nhìn ở khía cạnh ấy thì việc tham gia PISA của Việt Nam, dù cho kết quả cao hay thấp, vẫn là một thay đổi quan trọng theo hướng tăng thêm sự minh bạch, tạo điều kiện giám sát, tranh luận, góp ý của tất cả các bên liên quan, để từ đó làm tăng thêm niềm tin đối với ngành giáo dục. Đó mới chính là lợi ích thực sự của việc tham gia PISA của Việt Nam.

 

 Theo Học thế nào


1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#5
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết

“Nếu ở nước ngoài, hệ đại học chính là nơi đào tạo ra những công trình nghiên cứu, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, những nhà khoa học xuất sắc… thì ở VN học đại học lại chỉ để cho vui” – GS Hoàng Xuân Sính.

 
Vì sao Bộ GDĐT tự hào?
 
PV:- Thưa bà, kết quả PISA học sinh Việt Nam trong độ tuổi 15 xếp thứ 17/65 nước về Toán học. Kết quả này cao hơn cả các nước phát triển như Anh, Mỹ. Bộ GD-ĐT rất tự hào cho rằng kết quả đó đại diện cho học sinh Việt Nam và khẳng định chất lượng giáo dục VN khi mang quân đi đọ xứ người. Thưa GS, bà nhìn nhận về kết quả này như thế nào? 
 
GS Hoàng Xuân Sính: - Trước hết phải đặt vấn đề, việc chọn mẫu PISA của Việt Nam đã đảm bảo khách quan, chính xác hay chưa. Bởi chọn mẫu nào, sẽ nhận được kết quả tương ứng. Nếu chọn khách quan, bạn sẽ có một kết quả khách quan, nếu chọn không khách quan nó sẽ có một kết quả không khách quan.  Tôi không biết Việt Nam chọn mẫu như thế nào.
 
hxsinh.jpg
 
Thứ hai, với việc đánh giá ba môn toán, khoa học và đọc hiểu, rõ ràng PISA không đánh giá hết năng lực của học sinh. Khả năng toán học là điều mà các nước phát triển không coi trọng ở bậc phổ thông. Quan điểm của họ ở bậc học này là: đọc thông, viết thạo, biết tính toán. Mục tiêu của họ là dạy cho học sinh học để làm, học để định hình bản thân và học để chung sống với người khác…
 
Ví dụ, ở Thụy Điển, 12 tuổi các nam học sinh sẽ phải học đan, khâu, nữ phải học sửa chữa xe. 18 tuổi, nữ học sinh Thụy Điển đã có thể độc lập chữa xe ô tô nếu xảy ra sự cố dọc đường. Còn nam sinh học khâu, đan là để học cách chia sẻ với các chị và em gái trong gia đình.
 
Hoặc, ngay từ nhỏ, trẻ em nước ngoài đã được dạy bơi, được dạy xử lý các tình huống bất ngờ có thể gặp trong cuộc sống. Trong khi đó VN hè năm nào cũng có trẻ chết đuối vì không biết bơi. 
 
Qua những ví dụ trên có thể thấy, thay vì biến học sinh thành “thợ học”,”thợ thi” như VN thì giáo dục nước ngoài đặc biệt chú trọng vào rèn luyện thân thể, sức khỏe và kỹ năng cho học sinh. Đối với họ, chuẩn bị cho học sinh có một sức khỏe tốt để làm bước đệm cho bậc đại học chính là nhiệm vụ chủ chốt ở cấp học này.
 
Học sinh Anh, Mỹ, Australia không học nhồi nhét một số môn mà mục tiêu của giáo dục là tạo ra những con người toàn diện, phát triển đồng đều các kỹ năng, đặc biệt, không chú trọng khai thác sức nhớ mà khơi gợi tối đa sức sáng tạo.
 
Chính vì vậy, nếu so sánh về làm toán thì học sinh nước ngoài thua học sinh VN là dễ hiểu nhưng nếu so sánh về tính tư duy, độc lập về kỹ năng sống thì học sinh VN không thể bằng họ được, nhất là Mỹ. 
 
Thứ ba, vấn đề của giáo dục VN không phải là kết quả PISA, không phải khả năng làm toán mà nằm ở bậc đại học và sau đại học.  Nếu ở nước ngoài, hệ đại học chính là nơi đào tạo ra những công trình nghiên cứu, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, những nhà khoa học xuất sắc… thì ở VN học đại học lại chỉ để cho vui.
 
Vậy thì, giỏi toán để làm gì?
 
PV: - Với những phân tích như vậy, phải lý giải niềm tự hào của Bộ GDĐT như thế nào? Chúng ta có nên coi đó là niềm tự hào và tự tin rằng kết quả giáo dục của Việt Nam như vậy là đã rất tốt, mỹ mãn rồi không, thưa bà?
 
GS Hoàng Xuân Sính: -Trong khi ngành giáo dục Việt Nam đang bị mổ xẻ, phê phán, tự nhiên lại có một cuộc khảo thí thừa nhận thành tích của giáo dục thì phải vui chứ. Ở vị trí của Bộ, tôi thấy cũng vui. 
 
Đương nhiên, không thể nhờ kết quả này mà tin rằng, giáo dục Việt Nam đã rất tốt. Chỉ nên coi đó là một kết quả vui vui. Trong cả ngàn cái không được mà có một cái được thì cũng nên coi như ít nhất cũng có một điều gì đó để tự hào. 
 
Từng xấu hổ vì sinh viên Việt Nam
 
PV:- Cùng với kết quả PISA "mỹ mãn" theo niềm tự hào của Bộ GD-ĐT, Sách Trắng 2014 của Phòng Thương mại châu Âu tại VN (EuroCham) đã chỉ ra một nghịch lý: có tới 50% sinh viên tốt nghiệp đi làm đều phải đào tạo lại. 
 
Giữa một kết quả PISA "mỹ mãn" về đầu vào với một chỉ số đầu ra đáng thất vọng theo Sách trắng, chúng ta phải hiểu thế nào về thực trạng ngành giáo dục VN cho đúng, thưa bà?
 
GS Hoàng Xuân Sính: - Tôi phải nhắc lại, kết quả PISA chỉ nên coi là một kết quả vui để biết chứ không nói lên điều gì.
 
Về bậc học phổ thông tại Việt Nam, như trên đã nói, giáo dục chỉ đào tạo cho những học sinh thành “thợ học”, “thợ thi”. Lên bậc đại học, sinh viên học chỉ là để đối phó, học để kiếm một chỗ đứng an toàn, một vị trí, một công việc trong xã hội.
 
Nhiều lần tôi phải tha thiết mời phụ huynh của sinh viên đến đề nói chuyện về tình hình học tập của con em họ nhưng họ cũng không đến. Nghĩa là, họ rất bằng lòng khi con vào đại học, không cần biết khi ra trường con họ không làm được việc và bị doanh nghiệp chê.
 
Về đánh giá của Sách trắng, dù đại học của VN chưa phải là đại học nhưng việc sinh viên ra trường không làm được việc thì phải nhìn nhận từ nhiều khía cạnh (chuyên môn, kỹ năng). 
 
Về chuyên môn, các doanh nghiệp phải đào tạo lại là chuyện bình thường vì ở các nước đang phát triển các doanh nghiệp luôn dành thời gian 6 tháng để đào tạo nguồn nhân lực cho đơn vị mình. 
 
Về kỹ năng sống và khả năng sáng tạo thì phải thừa nhận, sinh viên VN rất kém và thiếu lễ độ. 
 
Tôi từng cùng một chuyên gia người Pháp qua thăm trường ĐH Quốc gia Hà Nội. Khi đến trường ông ấy chào sinh viên, nhưng sinh viên VN thay vì chào lại quay sang bàn tán, rồi cười ré lên trước người lạ. Khi đó, tôi đã phải đưa ông ấy đi ngay vì tôi thấy quá xấu hổ với kỹ năng ứng xử của sinh viên VN. 
 
PV:- Trước thực trạng này, Bộ GD-ĐT đã đưa ra 'đề án đổi mới toàn diện giáo dục', được coi là đề án tốt nhất của Bộ từ trước tới nay. Với những mục tiêu, giải pháp trong đề án, theo bà, có thể giải quyết được những vấn đề của giáo dục Việt Nam không? Để trả lời cho câu hỏi chất lượng đầu ra thì ngành giáo dục phải làm gì và phải làm như thế nào, thưa GS? 
 
GS Hoàng Xuân Sính: - Điều cơ bản là giáo dục của chúng ta đang thiếu tiền. Nếu không có tiền không thể làm được gì. Một điều quan trọng nữa là quan niệm duy ý chí, biết không làm được nhưng vẫn hô hào.
 
Đầu tiên phải tăng lương cho giáo viên, hỗ trợ cho giáo viên. Trong cuộc cải cách người giáo viên là nhân tố quan trọng quyết định thành công. Nếu không thể đảm bảo cho họ được một mức sống ổn định thì không thể đòi hỏi họ phải tận tâm với nghề. 
 
Trong khi đó, 20% ngân sách cho giáo dục không thay đổi, tỉ lệ chi cho công tác giảng dạy thực chất là bao nhiêu không được công khai, nghĩa là nguồn tiền không có thì cải cách thế nào. Chỉ ví dụ cái nhỏ nhất là nhà vệ sinh, nhiều sinh viên đã không thể đi vệ sinh vì quá bẩn. Chuyện đó bao nhiêu năm mà không thể giải quyết được thì đừng nghĩ đến những cái siêu phàm, to tát.
 
Thứ nữa, phải thay đổi phương pháp đánh giá. Bộ không cần phải thanh, tra, đánh giá mà hãy để xã hội sàng lọc, lựa chọn. Như vậy, tự các trường sẽ phải khẳng định vị thế của mình bằng chất lượng và lòng tin. Ở nước ngoài mà có chuyện bộ thanh tra, răn đe thì chắc họ xấu hổ lắm.
Cải cách không cụ thể, bài bản khó thành công
 
PV: - Theo bà, ngành giáo dục cần phải thay đổi cái gì đầu tiên trong công cuộc cải cách, đổi mới lần này, thưa bà?
 
GS Hoàng Xuân Sính: - Thành thật. Hãy thật thà, thẳng thắn nhìn lại chính mình, thành tựu của mình.  Khi còn 99% kết quả đỗ tốt nghiệp thì đừng mong thay đổi được căn bệnh thành tích. Hãy làm thế nào để thầy ra thầy, trò ra trò.
 
PV:- Cá nhân bà, bà đặt niềm tin bao nhiêu phần trăm thành công vào đề án này, vì sao?
 
GS Hoàng Xuân Sính: - Tôi không dám nói. Bộ ra lệnh, kêu gọi, hô hào nhưng người thực hiện phải thế nào. Không cụ thể, bài bản thì khó thành công.
 
PV: - Xin cảm ơn bà!

 

Theo Giáo dục


1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh