Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI GTMT HUYÊN LÂM THAO 2013-2014

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
Trang Luong

Trang Luong

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1834 Bài viết

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM THAO


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY
CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013-2014


Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề
Ngày thi: 12/12/2013
Đề thi  gồm 8 câu ,có 02 trang

Quy định:

1. Thí sinh được dùng các loại máy Casio fx-500MS, ES; Casio fx-570MS, ESPLUS;
 Casio fx-500 VNPLUS; Vinacal Vn-500MS, 570MS; Vinacal -570 MS New
và các loại có tính năng tương đương.
2. Thí sinh trình bày tóm tắt cách giải. Nếu bài tập yêu cầu viết quy trình ấn phím thì phải ghi rõ  loại máy sử dụng  và ghi kết quả tính toán.
3. Các kết quả tính gần đúng, nếu không có yêu cầu cụ thể, được quy định là chính xác đến 5 chữ số thập phân.
 

ĐỀ BÀI


Câu 1 (6 điểm)
Cho $x=\frac{1}{3}\left ( \sqrt[3]{\frac{23+\sqrt{513}}{4}} +\sqrt[3]{\frac{23-\sqrt{513}}{4}}-1\right )$
Viết quy trình tính giá trị của biểu thức $P=2x^{3}+2x^{2}+1$
 
Câu2 (7 điểm)
Cho $P(x)=x^5+ax^4+bx^3+cx^2+dx+f$. Biết $P(1)=1$, $P(2)=4$, $P(3)=9$, $P(4)=16$, $P(5)=25$. Tính $P(6)$, $P(7)$, $P(8)$, $P(9)$
 
 
Câu 3 (6 điểm)
Một người vay ngân hàng $50 000 000$ đồng lãi suất $0,85$%  trên 1 tháng (lãi suất kép )
a) Sau 5 năm người đó  mới trả cả gốc và lãi. Hỏi số tiền phải trả là bao nhiêu đồng.
b) Nếu hàng tháng sau khi ngân hàng tính lãi người đó trả y đồng tiền lãi và trả $800 000$ đồng tiền gốc sau khi trả hết gốc thì số tiền lãi người đó đã trả là bao nhiêu đồng
 
Câu 4 (6 điểm)
Cho phương trình ẩn x: $x^3+ax^2+bx+1=0$ trong đó $a$, $b$ là các số hữu tỉ
Biết phương trình có 3 nghiệm phân biệt $x_1$, $x_2$ và $x_3=2+\sqrt{5}$
a) Tìm các giá trị của $a$, $b$.
b) Với các giá trị $a$, $b$ tìm được, đặt $u_n=x_1^n+x_2^n+x_3^n$ với $n\in N$. Tính $u_{10}$, $u_{15}$
 
Câu 5 (6 điểm)
Cho hình bình hành ABCD có góc ở đỉnh A là góc tù. Kẻ hai đường cao AH và AK (AH $\perp$ BC; AK $\perp$ DC). Biết góc $HAK=45^{\circ}38'25''$ và độ dài hai cạnh của hình bình hành AB = 29,1945 cm; AD=198,2001cm.
a)    Tính AH và AK
b)    Tính tỉ số diện tích $S_{ABCD}$ và diện tích $S_{\Delta.AHK}$
 
Câu 6 (6 điểm)
 Ba đường tròn  bằng nhau  có bán kính  bằng 3 cm,  tiếp xúc với nhau từng đôi một và  tiếp xúc với các cạnh của một tam giác như hình 1. Tính chu vi và diện tích của tam giác




f.png

 
Câu 7 (7 điểm)
Cho dãy số
$\left\{\begin{matrix}x_1=1;x_2=3& \\x_{n+2}=x_n+2x_{n+1}&\end{matrix}\right.n\in Z^+$
$S_{n+2}=x_1+2x_2+3x_3+...+(n+2)x_{n+2}$
 
a) Viết một quy trình ấn phím liên tục để tính $x_{n+2}$ và $S_{n+2}$ mà không phải  ghi ra giấy.
b) Áp dụng quy trình đó tính các giá trị $x_5$, $S_5$, $x_{15}$, $S_{15}$ .
 
Câu 8 (6 điểm)
Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức $P(x)=\frac{2014+2013\sqrt{1-x^2}+2012x}{\sqrt{1-x^2}}$
 

----HẾT---

 
P/S: Lười đánh Latex các bạn chịu khó tải về xem nhéFile gửi kèm  GTMT .doc   57K   272 Số lần tải


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Minhnguyenquang75: 24-12-2013 - 13:07

"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công"
Issac Newton

#2
hoatuyet1483

hoatuyet1483

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 26 Bài viết

ối giời , hôm nay mình vừa thi casio xong chỗ mình vào bài 5 nhưng sửa đi một tí  :(



#3
Trang Luong

Trang Luong

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1834 Bài viết

Câu 8: $\frac{2014+2013\sqrt{1-x^2}+2012x}{\sqrt{1-x^2}}=2013+\frac{2014+2012x}{\sqrt{1-x^2}}=2013+\frac{2013(1-x)+x+1}{\sqrt{1-x^2}}\geq 2013+\frac{2\sqrt{2013(1-x^2)}}{\sqrt{1-x^2}}=2013+2\sqrt{2013}$


"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công"
Issac Newton

#4
Kaito Kuroba

Kaito Kuroba

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 656 Bài viết

Câu 8: $\frac{2014+2013\sqrt{1-x^2}+2012x}{\sqrt{1-x^2}}=2013+\frac{2014+2012x}{\sqrt{1-x^2}}=2013+\frac{2013(1-x)+x+1}{\sqrt{1-x^2}}\geq 2013+\frac{2\sqrt{2013(1-x^2)}}{\sqrt{1-x^2}}=2013+2\sqrt{2013}$

 

bạn gõ nhầm nè!

$2013+\frac{2013(1+x)+1-x}{\sqrt{1-x^2}}$



#5
Near Ryuzaki

Near Ryuzaki

    $\mathbb{NKT}$

  • Thành viên
  • 804 Bài viết

Bài $1$. Nhập biểu thức $P$ vào màn hình và nhập phím $CALC$

Kết quả :  $$\boxed{P=2}$$

Bài $4$. Dùng $vi-ét$ bậc $3$.

Bài $7$, 

a/ Sử dụng vòng lặp 

Tính $x_{n+2},S_{n+2}$:

$D=D+1:A=A+2B:C=C+(D+3).A:D=D+1:B=B+2A:C=C+(D+3)B$

$CALC D=2,A=1,B=3,C=7$

b/ Từ đó tính được :

$$\boxed{x_{5}=41,S_{5}=496,x_{15}=275807,S_{15}=8142033}$$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi sieusieu90: 24-02-2014 - 02:39


#6
Near Ryuzaki

Near Ryuzaki

    $\mathbb{NKT}$

  • Thành viên
  • 804 Bài viết

2.Đặt $Q(x)=H(x)+P(x),degH(x)<degQ(x)$

Đặt $H(x)={a}'x^4+{b}'x^3+{c}'x^2+{d}'x+{f}'$

Tìm đa thức $H(x)$ sao cho $Q(1)=Q(2)=Q(3)=Q(4)=Q(5)=0$

Thế lần lượt các giá trị $x=\overline{1,5}$, ta được : 

$$H(x)=-x^2\Rightarrow Q(x)=P(x)-x^2\Rightarrow P(x)=(x-1)(x-2)(x-3)(x-4)(x-5)+x^2$$

Từ đó tính được $$\boxed{P_{6}=156,P_{7}=769,P_8=1584,P_9=6801}$$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi sieusieu90: 24-02-2014 - 02:45


#7
phamngocduong2k3

phamngocduong2k3

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 7 Bài viết

của lớp 9 à



#8
phamngocduong2k3

phamngocduong2k3

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 7 Bài viết

mấy bác cho em hỏi bài này :cho p(x)là đa thức có hệ số thuộc z và p(21)=17;p(37)=33 và p(x)=x+51 tính x



#9
Zeref

Zeref

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 458 Bài viết

 

 

Câu2 (7 điểm)
Cho $P(x)=x^5+ax^4+bx^3+cx^2+dx+f$. Biết $P(1)=1$, $P(2)=4$, $P(3)=9$, $P(4)=16$, $P(5)=25$. Tính $P(6)$, $P(7)$, $P(8)$, $P(9)$

Không biết mình có nhìn nhầm không nhưng hình như có thể tìm hệ số của P(x) nhỉ ? :) 5 ẩn 5 phương trình






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh