Đến nội dung

Hình ảnh

Nhũng căn bệnh của giáo dục Việt Nam

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 85 trả lời

#61
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Đó là nền toán học việt nam thụt lùi, bởi các giáo viên cấp 3 cứ lấy Erdos ra làm gương, lấy đó làm cái cớ để bắt ép học sinh học các thứ mẹo mực vớ vẩn để họ dễ bề kiếm cơm thông qua việc luyện thi đại học va học sinh giỏi. Erdos là một nhà toán học lớn, và cái tài của ông là có thể nhìn thấy được bản chất toán học đằng sau những bài toán mẹo vặt, nhưng điều đó không có nghĩa cứ làm toán mẹo vặt là trở thành Erdos. Cả thế giới chỉ mỗi một ông Erdos chứ mấy. Chả phải ngẫu nhiên mà ông ta chết rồi.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi VNMaths: 12-03-2006 - 00:10

PhDvn.org

#62
hoang

hoang

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 233 Bài viết

Tôi tóm lại để chúng ta hiểu ai đang nói gì. toivachinhtoi cho rằng những cái học cấp 3 đều là vô dụng. Tôi cho rằng không phải thế, và nêu ra một số môn học có mối quan hệ với những thứ học ở cấp 3.

Đồng ý: Toán sơ cấp không phải là hoàn toàn không có ích

Ví dụ 1:
Ai trong số chúng ta cũng từng chơi điện tử 3D như Half-life. Thuật toán để viết được các ứng dụng đấy tuy trâu bò nhưng nó cũng chỉ dựa trên các ý tưởng đơn giản về hình học không gian, hình phẳng , phương trình vi phân, một chút về giải tích số , chút ít về rời rạc mà học sinh cấp 3 có tư duy khá, chịu khó tìm tòi có thể hiểu được.

Ví dụ 2 : ( trong tin học )
Những cái mà có thể ra được ứng dụng trong thực tế nó thường chỉ là sự kết hợp của các cái đơn giản ( tất nhiên để nghĩ ra sự kết hợp đấy không đơn giản, thậm chí có thể là cả một thời gian dài tìm tòi ) dựa trên kiến thức có thể nói là nằm trong chương trình đại cương của đại học ( chắc vẫn được xếp vào sơ cấp )

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoang: 12-03-2006 - 05:03

hoanglovely

#63
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết


Tôi tóm lại để chúng ta hiểu ai đang nói gì. toivachinhtoi cho rằng những cái học cấp 3 đều là vô dụng. Tôi cho rằng không phải thế, và nêu ra một số môn học có mối quan hệ với những thứ học ở cấp 3.

Đồng ý: Toán sơ cấp không phải là hoàn toàn không có ích

Ví dụ 1:
Ai trong số chúng ta cũng từng chơi điện tử 3D như Half-life. Thuật toán để viết được các ứng dụng đấy tuy trâu bò nhưng nó cũng chỉ dựa trên các ý tưởng đơn giản về hình học không gian, hình phẳng , phương trình vi phân, một chút về giải tích số , chút ít về rời rạc mà học sinh cấp 3 có tư duy khá, chịu khó tìm tòi có thể hiểu được.

Ví dụ 2 : ( trong tin học )
Những cái mà có thể ra được ứng dụng trong thực tế nó thường chỉ là sự kết hợp của các cái đơn giản ( tất nhiên để nghĩ ra sự kết hợp đấy không đơn giản, thậm chí có thể là cả một thời gian dài tìm tòi ) dựa trên kiến thức có thể nói là nằm trong chương trình đại cương của đại học ( chắc vẫn được xếp vào sơ cấp )

Nói thừa thãi. Ai chả biết toán sơ cấp có ích. Tuy nhiên những cái mẹo mực tiểu xảo thì nói chung gần như chả có ích gì cả. Trong việc lập trình người ta không dùng các cái tiểu xảo của toán sơ cấp, mà bao giờ cũng dùng võ công chính tông.
PhDvn.org

#64
hoang

hoang

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 233 Bài viết
Theo sự hiểu biết của tôi thì không, mấy cái lý thuyết trò chơi thì nó đi về mảng thuật toán , thiên về lý thuyết rồi. Về mảng này thì có lẽ nên hỏi anh Rong Chơi vì anh ấy hình như làm về Cryptologie, một lĩnh vực cần nhiều lý thuyết
hoanglovely

#65
RongChoi

RongChoi

    Thượng sĩ

  • Founder
  • 215 Bài viết

Theo sự hiểu biết của tôi thì không, mấy cái lý thuyết trò chơi thì nó đi về mảng thuật toán , thiên về lý thuyết rồi. Về mảng này thì có lẽ nên hỏi anh Rong Chơi vì anh ấy hình như làm về Cryptologie, một lĩnh vực cần nhiều lý thuyết

Bị nhắc tên giật cả mình! RC nghĩ không nên phân tích tranh luận từng lý thuyêt xem nó có liên quan thế nào đến toán sơ cấp, để rồi từ đó quyết định xem tầm quan trọng của toán sơ cấp là đến đâu. Như vậy chỉ dẫn đến vòng tranh cãi vô biên. Hay hơn là mỗi bác giới thiệu vấn đề, lý thuyết sở trường của mình một cách có hệ thống, vào một chuyên đề riêng : nguồn gốc của nó, lịch sử và động lực phát triển, các kỹ thuật từ nguyên sơ cho đến hiện đại để phát triển nó, quan hệ tương tác với các lý thuyết khác,...

Về quan điểm thì RC đồng tình hầu hết với lavie "tuổi nào làm việc nấy", bổ sung thêm "miễn có niềm say mê". Nói chung khi làm gì, hãy say mê làm việc đó hết mình, từ sự say mê sẽ đưa đến nhiều kết quả, rồi tự mình sẽ nhìn ra được nhiều vấn đề và rút ra được nhiều kết luận cho bản thân về ý nghĩa của những gì mình theo đuổi (cũng phải có lúc đi sai những con đường nhỏ thì mới chọn đường một con đường dài mà mình cho là đúng). Học sinh phổ thông say mê giải toán sơ cấp, bất luận toán sơ cấp có ỹ nghĩa hay không, thì niềm say mê tìm tòi, một chút hiếu thắng cần thiết sẽ tạo đà thuận lợi cho việc theo đuổi các chuyên ngành khi lớn hơn (tất nhiên, có thể say mê cái khác ngoài toán và cũng không có nghĩa là nếu phổ thông không say mê thì về sau không có niềm say mê :) )

RC đọc khá nhiều ý kiến của Kaka trong nhiều chủ đề khác nhau. Nhiều vấn đề RC đồng tình về bản chất, nhưng chỉ thấy cách trình bày khó hiểu quá, nhiều ví dụ rắc rối cao siêu quá (những cái này đặt vào một chuyên đề trình bày có hệ thống thì "có thể" hay). RC kể lại 1 chuyện ngắn của bản thân khi vừa bắt đầu làm PhD. Lần đầu ra 1 kết quả, thầy hướng dẫn đưa lên gặp ông thầy của thầy để trình bày. Hôm đó mình trình bày khá thiên về kỹ thuật và nghĩ phải phức tạp thế này mới kinh chứ. Ông thầy của thầy nói rằng :" Một vấn đề có thể hay nhưng tôi không hiểu. Cậu cần biết là bất kỳ một vấn đề dù phức tạp đến đâu cũng có cách thể hiện giản đơn cái cốt lõi của nó. Hai tuần sau cậu trình bày lại được không? ". Quả thật, đó là một trong những bài học lớn của RC. Lúc đầu mình nghĩ, vấn đề phức tạp thế này làm sao có thể trình bày đơn giản được? Nhưng 2 tuần quả là đủ để tìm một cách trình bày giản đơn, để ai cũng bắt được cái lõi chính của vấn đề. Có thể ngay từ hôm đầu, ông thầy của thầy đã hiểu tất rồi (những cái phức tạp lúc đó với mình có thể chỉ là chuyện vặt với 1 chuyên gia), nhưng có thể ông muốn dạy mình một cách nắm bắt và nhìn nhận vấn đề. Suốt thời gian sau, bất cứ gặp một vấn đề phức tạp nào, cách làm việc của RC là cố gắng trình bày lại một cách đơn giản nhất có thể, râu ria có thể phức tạp, nhưng nhất định nó phải có một cái lõi giản đơn mà quyễn rũ :D.

Tóm lại là RC góp 1 ý riêng với Kaka, có ý tưởng rồi, nếu ta trình bày nó bằng các công cụ đao to búa lớn thì sẽ có một bộ phận nhỏ chiêm ngưỡng ta (dù KaKa không cần điều đó), nhưng điều ta muốn là truyền đạt ý tưởng đó sẽ bị hạn chế. Ngược lại, nếu sử dụng hình thức đơn giản một cách thông minh (sẽ luôn tồn tại nếu ta chịu khó tìm kiếm), ý tưởng sẽ đến được với nhiều người nghe hơn và dễ được nhiều người để ý chấp nhận hơn.

Thân,
RC

#66
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Nói không đúng, mẹo mực học ít thôi, học tiếng anh cho nó giỏi vào. Mẹo mực gần như cả đời chả bao giờ dùng, còn ngoại ngữ thì chắc chắn rất rất cần.
PhDvn.org

#67
RongChoi

RongChoi

    Thượng sĩ

  • Founder
  • 215 Bài viết
Nói chơi phát nào:

Hỡi các em cấp 3 chuyên toán : nếu cảm thấy thích thì học mẹo mực cho nhiều vào, lớn lên không có điều kiện được chỉ giáo nhiều mẹo hay thế đâu! Học mẹo nhiều, lớn lên gặp phương pháp tổng quát giải một loạt mẹo thú vị lắm, khoái lắm (ko học mẹo ko có cái khoái này đâu) :D Học tiếng Anh ít thôi, trong đầu toàn các bài toán thú vị không có đầu óc nào học ngoại ngữ đâu, có học cũng không vào chỉ tổ tốn thời gian. Thời gian rỗi hãy cầm quả bóng (có thể là quả bóng bàn nếu chân không khỏe bằng tay) ra sân, đá tưng bừng cùng bè bạn cho khai sáng thêm đầu óc :D Lên đại học, trước ngưỡng cửa sống còn phải qua test ngoại ngữ mới được đi du học thì hãy cắm đầu vào học ngoại ngữ chưa muộn, có đầu óc lắm mẹo mực giải toán học ngoại ngữ để qua các test dễ thôi dù thực chất chả giỏi giang gì. Nhưng không sao, sang đến nước ngoài chịu khó thâm nhập vào văn hóa bọn tây sẽ giỏi ngoại ngữ nhanh thôi, chẳng hạn như chú lavie tìm tòi nghiên cứu về thuyết tiến hóa của tâm lý phụ nữ phương tây :D chẳng mấy chốc nói vèo vèo ... :D

#68
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết

. Người Việt hay người châu Á nói chung đều có trở ngại về accent, văn hóa nói. Để mà nói hay thì cần phải cặp với một em Tây nào đấy

Cái này không đúng lắm. Chỉ cần nói chung mở rộng quan hệ, để ý tiếng địa phương, không nên học tiếng ngôn ngữ chuẩn. Nói thực tình, mình mới đi 4 năm nhưng thẳn thắn mà nói trình độ nói còn hơn người ở đây 20 năm ( Không chấp dân đi lao động, chỉ tính dân đi du học Humbold cũ, cũng như những người sinh sống lâu năm có công việc ổn định đàng hoàng ). Accent thì vẫn có , nhưng khá ít, đó là vì mình tuy già , nhưng rất hay đú đi chơi theo bọn trẻ con 14,15 tuổi bên hàng xóm, cho nên ngoại ngữ lên cực nhanh.
Còn nói thật nhé, ngoại ngữ học ở trường lớp thì cả đời nói không khá lên được đâu, chỉ dừng ở mức vừa phải. Cách học ngoại ngữ tốt nhất, đó là phải học thổ ngữ, phải nói giọng địa phương.

Đến đây lại có trở ngại khác là do người châu Á ta tầm vóc nhỏ kéo theo cái gì cũng nhỏ.......


Cái này vừa đúng cũng vừa sai. Tầm vóc nhỏ, nhưng sức dẻo dai. Hình dáng nhỏ, nhưng có kỹ thuật tốt --> vẫn như ý. Các em Tây vẫn thích. Tuy nhiên cái nhìn ban đầu thì người châu á nói chung không đủ sức hấp dẫn.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi quantum-cohomology: 13-03-2006 - 08:16


#69
Lim

Lim

    Quét rác đêm

  • Hiệp sỹ
  • 858 Bài viết
Các bác đã bị lạc đề rồi
Có lẽ nên chuyển sang một topic mới thôi.

#70
phtung

phtung

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết

Nói không đúng, mẹo mực học ít thôi, học tiếng anh cho nó giỏi vào. Mẹo mực gần như cả đời chả bao giờ dùng, còn ngoại ngữ thì chắc chắn rất rất cần.

ngoài đời người ta dùng mẹo là chính, đó là lý do mà nhiều ông đi buôn giỏi là vậy. Tiện thể hỏi em QC, cái câu người nhỏ, dẻo dai kĩ thuật tốt :D gì đó là ai dạy em vậy? mà cái avatar của em quen quá, cứ như dân a0 vậy.

#71
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Chính hiệu là dân a0 đấy.
Quay trở lại vấn đề chính, tôi vẫn không đồng ý với ý kiến của mọi người ở đây. Đồng ý tuổi nhỏ làm việc nhỏ, nhưng cái mẹo toán cấp 3 thì không nên học quá nhiều vì là vô dụng. Các em học sinh, hãy học mẹo toán vừa thôi, nó chả dùng nhiều lắm đâu, thay vì đó, hãy học các mẹo mực để sống còn trong cuộc sống. Cụ thể: học nấu ăn (đi du học cần biết), học TOEFL, GRE(cũng cần cho du học), học tán gái và các nghệ thuật Kamasutra, CGT (cần cho cuộc sống), học đánh phỏm (đến cuối tháng hết tiền đỡ phải ăn mì), học uống trà.... Cuộc đời có rất nhiều thứ phải học không chỉ có toán. Ai muốn học toán lên đại học học tha hồ.
PhDvn.org

#72
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
Xin phép Lim cho mình bàn ngoài chủ đề 1 vài dòng.
To anh phtung:
Người trong avatar chính hiệu dân A0, là bạn gái em ạ. Người quen của anh đấy, ngồi cạnh anh trong 2 lần offline A0. hì hì.

Tiện thể hỏi em QC, cái câu người nhỏ, dẻo dai kĩ thuật tốt biggrin.gif gì đó là ai dạy em vậy?

Câu này là kinh nghiệm của riêng em, ngoài ra có mấy chị khối Lý dạy em phát biểu câu nói này.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi quantum-cohomology: 13-03-2006 - 11:25


#73
mignon

mignon

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 15 Bài viết
Thảo nào trông quen thế :-)
Hồi trước thấy Q-C đầu lúc nào cũng như núi lửa, post lúc nào cũng ngùn ngụt 500°C (như anh Kakalotta bây giờ ấy héhé), dạo này thấy bớt đi nhiều, chắc là từ hồi avatar sang Đức, mà ổn định tâm lý lại đúng chuyên môn :-)
Anh Kakalotta cũng nên bắt chiếc đi ạ, như bây giờ là có hại cho sức khỏe lắm :-)

#74
hoadaica

hoadaica

    Đại ca mafia Nga

  • Thành viên
  • 475 Bài viết
nghe cậu QC chỉ cho cách học ngoại ngữ thiệt mở rộng tầm mắt. Riêng môn tiếng Nga có một đặc biệt, học giọng thổ ngữ nói như thổ dân ai mà hiểu, hà hà.
Quan trọng của ngôn ngữ là tiếp nhận và truyền đạt thông tin. Hiểu nhau một cách đàng hoàng là được.
Con cò bay lả bay la,
Bay một hồi mệt, ngồi la quá trời.

#75
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Topic này bây giờ đã biến thành sọt rác mất rồi. Bây giờ nó trở thành trung tâm ngoại ngữ.
PhDvn.org

#76
doanthanh18

doanthanh18

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
Tôi cũng xin góp vài ý kiến chủ quan theo suy nghĩ của tôi:
1.Về việc SV :Ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung
Chúng ta trách Sv sao không đặt câu hỏi là tại sao Sv lại như vậy ?
liệu có phải là chính chúng ta đã gieo vào đầu chúng những tư tưởng như thế không ? Tôi cũng đã được nghe rất nhiều thầy cô tự hào về HS-SV của mình rằng thông minh,sáng tạo,thi olympic cũng nhất nhì thế giới.thiết nghĩ tự hào như vậy là đúng thôi nhưng nếu tự hào quá thì chẳng gây ra hiện tượng trên sao !!!
2.Về việc thầy cô dạy dở
Theo tôi nói rằng thầy cô dạy dở thì không đúng mà chỉ có thầy cô có năng lực sư phạm không tốt;chính vị thế đã không thu hút được hs-sv gây tâm lí chán học.Cộng thêm với lòng yêu nghề không có thì giờ học đơn điệu nhàm chán là đương nhiên.
3. Chuyện ĐH Việt Nam là con số 0 dưới mắt người nước ngoài
Chất lượng Sv như vậy thì chúng ta phải chấp nhận sự thật đó.Chúng ta không nên bất bình về việc đó mà thiết thực hơn là tìm và đóng góp phương pháp để giải quyết nó.

#77
nuocmatmuaha_truongxua

nuocmatmuaha_truongxua

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
tui thấy bác tôilachinhtoi nói có cái đúng,
tui chỉ đồng ý với bác về điều này:"
2) Giáo viên phổ thông Việt Nam: Không nhiệt tình và giấu nghề.

Chắc là nhiều bạn gặp tình trạng: giải không đúng cách cô giảng thì không cho điểm. Tôi có biết một số trường hợp giáo viên dạy lớp 11 cho học sinh về nhà tự xem "định nghĩa giới hạn". Quan trọng nhất là việc giấu nghề, nhất là những giáo viên dạy luyện thi hay trường chuyên. Khi dạy học sinh, thầy chỉ cho bài toán nhưng không cho biết tài liệu mà mình tham khảo. Việc này có liên quan đến thu nhập hay không, tôi không dám bàn. Ý kiến của tôi là khi dạy học sinh thì hãy chỉ cho các em những phương pháp tổng quát giải cho cả một lớp bài toán chứ đừng dạy những mẹo mực chỉ để giải cho một bài toán nhảm nhí nào đó, và hãy rộng lượng cho các em biết xuất xứ của phương pháp mà mình dùng.

3) Sinh viên Việt Nam: Dốt mà chê thầy dở.

Tôi biết có một số lớp đại học mà cả lớp chẳng tính được những giới hạn đơn giản. Và nhiều sinh viên khoa Toán ra trường chẳng nắm được thế nào là sup, limsup, tổng của chuỗi...Đây chỉ là những kiến thức căn bản, nếu các bạn giỏi thì chỉ cần nắm nhà đọc sách cũng hiểu, vậy thì các bạn có thể tự đánh giá mình giỏi hay dở. Cùng một tên môn học, cùng một số tín chỉ nhưng chương trình học ở đại học nước ngoài thường rộng gấp 3 lần chương trình ở Việt Nam. Sinh viên đại học nước ngoài còn học nhiều môn mà ngay cả những tiến sĩ bảo vệ trong nước còn chẳng biết tên nữa. Tôi có lần nghe một người thầy than rằng: chương trình môn học đã được hạn chế quá mức rồi vậy mà số sinh viên rớt quá nhiều, chẳng lẽ sinh viên Việt Nam ngu đến mức không học được hay sao??????

5) Nhân tiện đây tôi xin nhận xét một ý trong bài viết của anh Nguyễn Tiến Dũng. Anh có nói rằng "đóng góp của các nhà toán học Việt Nam ở nước ngoài thì lớn hơn trong nước" vì theo anh "các nhà toán học Việt Nam ở nước ngoài đăng được nhiều bài báo trong những tạp chí lớn hơn". Tôi chỉ xin nhận xét rằng nếu gởi bài từ Việt Nam cho báo lớn muốn được nhận đăng là rất khó, hơn nữa nếu họ có đăng thì phải chờ rất lâu. Có nhiều bài rất làng nhàng nhưng được đăng ở các tạp chí của AMS vì tác giả là người Trung Quốc!!!!!!!! "


Đất nước đang chuyển mình xã hội đang đổi thay, thời cơ hội nhập đang đến...Những lỗ hổng ấy sẽ dần được che lấp....hãy tin vào một ngày mai tươiđẹp...
:D

#78
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
Bộ GD cổ lổ sĩ.
Học sinh thiếu thực tế.
Giáo viên nặng giáo án.
Học như vẹt.
Không áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và học tập. Tới giờ này mà còn máy tính Casio FX.

#79
pizza

pizza

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 143 Bài viết
Bộ Giáo dục VN thì nổi tiếng rồi . Nó được hợp nhất từ bộ giáo dục ( cũ ) với bộ đại học . Nhiều bậc lão thành vẫn nói đùa nên gọi cái đống ấy là " bộ đại dục " thay cho bộ giáo dục :forall .

Dưới đây là trích đoạn của một bài báo đăng trên 1 tạp chí giáo dục của Tây ( ko đưa link ) :

The Ministry of Education and Training remains one of the last vestiges of the Communist central-planning system. Some call it the most unreformed of all the country's ministries. Party members in Hanoi, not professors in the field, determine what should be taught and how. The Communist leaders dictate curriculum and, in some cases, which textbooks are used. The officials have final say over who is hired and who is fired, even at private universities.
The world is what it is; men who are nothing , who allow themselves to become nothing , have no place in it !
(Naipaul)
Khi mê tiền chỉ là tiền
Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm
Khi mê dâm chỉ là dâm
Ngộ ra mới biết trong dâm có tình
(NBS)

#80
classpad300

classpad300

    Lamborghini

  • Thành viên
  • 2075 Bài viết
Thái Lan vừa công bố dự án: mỗi học sinh tiểu học, một máy tính xách tay. Cách đây chừng 15 năm, Thái Lan y chang Chợ Lớn, vậy mà bây giờ họ qua mặt ta toàn diện. Bộ GD Việt Nam thì cấm đoán việc sử dụng máy tính bỏ túi cao cấp trong khi họ thì mới tiểu học đã khuyến khích xài laptop.




2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh