Đến nội dung

Hình ảnh

Nhũng căn bệnh của giáo dục Việt Nam

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 85 trả lời

#1
toilachinhtoi

toilachinhtoi

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 343 Bài viết
Trong topic này tôi muốn trao đổi một số vấn đề về những bất cập của nền giáo dục Việt Nam. Tôi sẽ không nói về "bệnh thành tích ảo" vì báo chí đã nói quá nhiều về vấn đề này, hơn nữa theo tôi đây chưa phải là thực chất của sự yếu kém hiện nay của giáo dục Việt Nam. Bởi vì nếu nó là nguyên nhân chính thì chỉ cần bỏ được thì nền giáo dục Việt Nam sẽ tốt hơn, nhưng theo tôi thì không hẳn vậy. Hiển nhiên là những ý kiến này chỉ là những suy nghĩ rất thiển cận của tôi, do đó tôi rất mong được sự tranh luận, đóng góp và đề ra giải pháp của các bạn. Trong bài viết dưới đây khi đề cập đến những từ như "học sinh"..., xin các bạn hiểu là "một con số đáng kể" chứ không phải là "hầu hết".

1) Học sinh phổ thông Việt Nam: Ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung.

Tôi nói điều này từ chính kinh nghiệm của bản thân tôi. Gần như 99% học sinh phổ thông Việt Nam khi tốt nghiệp 12 đều mang ảo tưởng rằng dân tộc Việt Nam là thông minh nhất thế giới, và bất đẳng thức+phương trình hàm+những bài toán số học sơ cấp là đỉnh cao của toán học. Họ chỉ biết Lê Bá Khánh Trình là thiên tài số một. Một số có thể biết một số ít tên tuổi các nhà toán học Gaus, Cauchy, Abel, Galois nhưng chưa hẳn hiểu được tầm mức quan trọng của họ. Dường như là dân tộc chúng ta bị mù bẩm sinh, khi nhìn lên bầu trời chỉ thấy được những ngôi sao ở gần và nói rằng: "Chao ôi chúng ta thật may mắn được gặp những ngôi sao sáng nhất của vũ trụ!!!"

Chúng ta hay tự hào rằng chương trình phổ thông của Việt Nam là khó nhất, nhưng tự hào về điều đó làm gì vì thực sự có mấy học sinh hiểu rõ các vấn đề trong các sách giáo khoa đó, hơn nữa nếu so sánh với chương trình học của Singapore chẳng hạn thì có thể chẳng khó lắm. Giống như chúng ta tự hào rằng mình được giao nhiệm vụ dời một quả núi nhưng không làm được!!!!!!!!

Chúng ta thường hứng thú việc dùng những phương tiện không thích hợp để làm những điều vượt quá khả năng của phương tiện đó. Giống như bắt dùng toán lớp 1 để giải bài toán Fermat.

Đề xuất: nếu bạn là một học sinh phổ thông xuất sắc về toán thì tôi nghĩ rằng bạn nên nắm vững những khái niệm cơ bản về liên tục, đạo hàm, tích phân, phép tính véc tơ và hình học giải tích. Nếu bạn còn dư thời gian thì nên đọc một số cuốn sách về lịch sử toán học như "Các nhà toán học" của E. T. Bell và các sách toán A 1+2+3+4 của chương trình đại học để thấy rằng người ta có thể giải những bài toán bất đẳng thức quá dễ dàng và tổng quát ra sao?

2) Giáo viên phổ thông Việt Nam: Không nhiệt tình và giấu nghề.

Chắc là nhiều bạn gặp tình trạng: giải không đúng cách cô giảng thì không cho điểm. Tôi có biết một số trường hợp giáo viên dạy lớp 11 cho học sinh về nhà tự xem "định nghĩa giới hạn". Quan trọng nhất là việc giấu nghề, nhất là những giáo viên dạy luyện thi hay trường chuyên. Khi dạy học sinh, thầy chỉ cho bài toán nhưng không cho biết tài liệu mà mình tham khảo. Việc này có liên quan đến thu nhập hay không, tôi không dám bàn. Ý kiến của tôi là khi dạy học sinh thì hãy chỉ cho các em những phương pháp tổng quát giải cho cả một lớp bài toán chứ đừng dạy những mẹo mực chỉ để giải cho một bài toán nhảm nhí nào đó, và hãy rộng lượng cho các em biết xuất xứ của phương pháp mà mình dùng.

3) Sinh viên Việt Nam: Dốt mà chê thầy dở.

Tôi biết có một số lớp đại học mà cả lớp chẳng tính được những giới hạn đơn giản. Và nhiều sinh viên khoa Toán ra trường chẳng nắm được thế nào là sup, limsup, tổng của chuỗi...Đây chỉ là những kiến thức căn bản, nếu các bạn giỏi thì chỉ cần nắm nhà đọc sách cũng hiểu, vậy thì các bạn có thể tự đánh giá mình giỏi hay dở. Cùng một tên môn học, cùng một số tín chỉ nhưng chương trình học ở đại học nước ngoài thường rộng gấp 3 lần chương trình ở Việt Nam. Sinh viên đại học nước ngoài còn học nhiều môn mà ngay cả những tiến sĩ bảo vệ trong nước còn chẳng biết tên nữa. Tôi có lần nghe một người thầy than rằng: chương trình môn học đã được hạn chế quá mức rồi vậy mà số sinh viên rớt quá nhiều, chẳng lẽ sinh viên Việt Nam ngu đến mức không học được hay sao??????

4) Trường đại học Việt Nam: Là con số 0 dưới mắt người nước ngoài.

Chắc nhiều bạn có xem phim "Chị dâu 19 tuổi " của Hàn Quốc, và nhớ một cảnh trong phim (thật tình tôi chỉ nghe kể lại nên không chắc là đúng không): Một anh chàng Hàn Quốc giỏi đến mức 1+1=1 ung dung nộp đơn và được nhận ngay vào Princeton!!!!!!!!! Còn hồ sơ của sinh viên Việt Nam thì theo tôi biết, có nhiều trường hợp chỉ vì là học ở đại học Việt Nam nên bị loại ngay từ vòng đầu.

5) Nhân tiện đây tôi xin nhận xét một ý trong bài viết của anh Nguyễn Tiến Dũng. Anh có nói rằng "đóng góp của các nhà toán học Việt Nam ở nước ngoài thì lớn hơn trong nước" vì theo anh "các nhà toán học Việt Nam ở nước ngoài đăng được nhiều bài báo trong những tạp chí lớn hơn". Tôi chỉ xin nhận xét rằng nếu gởi bài từ Việt Nam cho báo lớn muốn được nhận đăng là rất khó, hơn nữa nếu họ có đăng thì phải chờ rất lâu. Có nhiều bài rất làng nhàng nhưng được đăng ở các tạp chí của AMS vì tác giả là người Trung Quốc!!!!!!!!
There is no way leading to happiness. Happiness is just the way.
The Buddha

#2
bandmaster

bandmaster

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 36 Bài viết
1) Phim "Chị dâu 19 tuổi" thì tôi có xem, anh chàng nhân vật chính đó đúng là chứng minh được 1+1=1 (theo cách ngụy biện của anh ta)và được mô tả là rất thông minh. Nhưng anh ta chẳng có thành tích gì để dễ dàng được nhận vào học toán Princeton cả. Anh ta đi sang Mỹ học lí do chính vì không muốn giáp mặt với cô bồ. Lúc đó anh ta 25 tuổi, trước đó chỉ kinh doanh và... yêu. Thế nhưng anh cứ nộp và cứ được nhận. Có lẽ đối với người Hàn Quốc thì chẳng có gì khó khăn để vào trường top của Mỹ.
2) Đề nghị toilachinhtoi edit lại để khỏi có khoảng trắng lớn phía dưới, tốn giấy diễn đàn quá.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bandmaster: 16-02-2006 - 18:19


#3
langtucodon

langtucodon

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 120 Bài viết

1) Phim "Chị dâu 19 tuổi" thì tôi có xem, anh chàng nhân vật chính đó đúng là chứng minh được 1+1=1 (theo cách ngụy biện của anh ta)và được mô tả là rất thông minh. Nhưng anh ta chẳng có thành tích gì để dễ dàng được nhận vào học toán Princeton cả. Anh ta đi sang Mỹ học lí do chính vì không muốn giáp mặt với cô bồ. Lúc đó anh ta 25 tuổi, trước đó chỉ kinh doanh và... yêu. Có lẽ đối với người Hàn Quốc thì chẳng có gì khó khăn để vào trường top của Mỹ.

Đó chỉ là phim ko lấy làm ví dụ được (Không thuyết phục).


Có lẽ đối với người Hàn Quốc thì chẳng có gì khó khăn để vào trường top của Mỹ.


Cái này chưa chắc đâu pác à.
Toán học là niềm đam mê lớn nhất của tôi

What I hear , I Forgot
What I see , I Remember
What I do , I Understand

#4
bandmaster

bandmaster

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 36 Bài viết

3) Sinh viên Việt Nam: Dốt mà chê thầy dở.

Tôi đồng ý với điều này nếu cái "dở" mà toilachinhtoi đề cập ở đây là dạy dở. Số sinh viên chê thầy dở về chuyên môn không nhiều, họ chủ yếu chê thầy dạy dở và đây cũng là một căn bệnh của giáo dục nước ta.

#5
ngochue

ngochue

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết
[2) Giáo viên phổ thông Việt Nam: Không nhiệt tình và giấu nghề.
toilachinhtoi oi,ban có là giao viên dạy toan không???


#6
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Anh toilachinhtoi ko là giáo viên đâu :rolleyes: chị ạ. Ko biết chị có dạy HSG ko, nếu có dạy thì chắc là ..... :vdots

#7
lifeformath

lifeformath

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 354 Bài viết
Mình nghĩ các lời chỉ trích của toichinhlatoi là quơ đũa cả nắm!!! Tùy người, tùy tình huống, v.v... Khi phân tích 1 vấn đề nhất là vấn đề vĩ mô, thiết nghĩ phải đưa ra những ý kiến góp ý xây dựng thì tốt hơn nhiều!!! Và bạn đừng bao giờ bắt Việt Nam phải giống như nước này nước nọ mà ta phải nâng cao giá trị hình ảnh VN thì tốt hơn! Và cuối cùng mình tâm đắc với câu:"giá như cái gì cũng chính xác như các phép chứng minh vậy" đã bao quát hết mọi vấn đề của thế giới!!! :vdots :rolleyes:
Sự lãng mạn của toán học là ko thể thiếu để đưa ra các ý tưởng sáng tạo mới!!!

#8
toilachinhtoi

toilachinhtoi

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 343 Bài viết
Tôi đâu dám quơ đũa cả nắm đâu, tôi chỉ nói rằng điều này đúng cho một con số đáng kể thôi.

Tôi cũng đồng ý với MrMath: Mỗi người hãy tự mình sống tốt như vậy đất nước sẽ tốt lên.

Nói thật ra thì khi góp ý cảm giác trong tôi có cái gì chán chán. Bởi vì trước tôi đã có bao nhiêu người góp ý rồi, nhưng nước ta vẫn vậy, chẳng tiến bộ được nhiều lắm. Tôi chỉ ước mong có ngày nào đó GDP bình quân đầu người của VN là 50000USD. Lúc đó chúng ta chắc chắn chẳng còn phải góp ý này nọ nữa mà sẽ sống sung sướng theo ý thích của mình.

Những điều tôi nói ở đây hoàn toàn có chứng cứ. Chẳng hạn các bạn có thể vào trang web của các đại học lớn của Mĩ để thấy rằng VN khônng có một đại học nào được Mĩ công nhận trong khi Thái Lan, Singapore có hai ba trường được công nhận.

Mặc dù có thể nhiều bạn chê rằng học ở Singapore hay Thái Lan thì tệ hơn học ở VN nhưng có một điều làm chúng ta buồn như sau: Nếu các bạn học ở một trường Việt Nam thì khi nộp đơn du học Mĩ các bạn chẳng bao giờ dám nộp đơn vào những trường hạng top ở Mĩ (trừ phi bạn có nhiều tiền hay được VEF hỗ trợ), nhưng nếu bạn học ở Singapor hay Thái Lan thì các bạn có thể tự tin nộp đơn. Còn những nước như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Trung Quốc, Ấn Độ thì không cần phải nói nữa.
There is no way leading to happiness. Happiness is just the way.
The Buddha

#9
ThoNT

ThoNT

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết

Mình nghĩ các lời chỉ trích của toichinhlatoi là quơ đũa cả nắm!!! Tùy người, tùy tình huống, v.v... Khi phân tích 1 vấn đề nhất là vấn đề vĩ mô, thiết nghĩ phải đưa ra những ý kiến góp ý xây dựng thì tốt hơn nhiều!!! Và bạn đừng bao giờ bắt Việt Nam phải giống như nước này nước nọ mà ta phải nâng cao giá trị hình ảnh VN thì tốt hơn! Và cuối cùng mình tâm đắc với câu:"giá như cái gì cũng chính xác như các phép chứng minh vậy" đã bao quát hết mọi vấn đề của thế giới!!! :) :P

Em thấy rằng anh toichinhlatoi là người dũng cảm, đúng là tùy người tùy tình huống nhưng khi nhận xét người ta thường nhận xét về 1 cái gì đó chung, nên đụng chạm là điều khó tránh khỏi.
Anh toichinhlatoi, theo em, đã nói ra đúng thực trạng hiện giờ của VN, tuy nhiên, bản thân là 1 sinh viên, em nhận thấy, nguyên nhân chính là do nền giáo dục VN chưa thật sự "thoải mái" trong việc đào tạo học sinh, đầu tư chưa đúng tầm đáng có của nó. Như chúng em, việc học hoàn toàn là lý thuyết, chẳng có thực hành gì cả....

Cũng nhận thấy 1 việc hiển nhiên là không thể áp đặt nền giáo dục nước khác vào VN.... Thế nhưng những cái gì tiến bộ chẳng lẽ ta phủ quyết sao...

Tất nhiên, chính những sinh viên cũng có 1 phần trách nhiệm, không thể đổi lỗi hết cho thầy cô và nhà nước được, đứng trước khó khăn ấy, rất nhiều người đã nản chí và có lẽ đó là nguyên nhân chủ quan dẫn tới bỏ bê học hành...

Nói chung, những vấn đề tế nhị này đôi khi cần được đưa ra công khai, như báo chí, họ rất sợ tung ra nhưng tin này vì sợ bị coi là phản động... Vậy việc chúng ta chỉ bàn trên diễn đàn nói chung là không thật sự có tác dụng...

#10
mksa

mksa

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 171 Bài viết

Nói thật ra thì khi góp ý cảm giác trong tôi có cái gì chán chán...

Tôi chỉ ước mong có ngày nào đó GDP bình quân đầu người của VN là 50000USD. Lúc đó chúng ta chắc chắn chẳng còn phải góp ý này nọ nữa mà sẽ sống sung sướng theo ý thích của mình.

Nhìn những dòng này tôi nghĩ : anh toilachinhtoi là một người không nhiều tiền lắm, có lẽ cũng thuộc vào dạng tài năng nhưng không được trọng dụng, không kiếm được nhiều tiền nhờ vào "tài cán" của mình.
---
Dù cho thu nhập bình quân đầu người có cao nhất thế giới thì phần lớn tài sản (khoảng 90%) nằm trong tay 10% dân số ( đó là các ông tai to mặt lớn, các quan tham và con cháu của chúng). Trong cái xã hội đầy rẫy bất công này, "dân đen " như chúng ta thì khổ suốt đời, trăn trở suốt đời,
...không thể sống sung sướng theo ý thích được đâu...
---
Tôi cũng là một người "trong túi không có một cắt mà toàn nói chuyện quốc gia đại sự, toàn nói chuyện trên trời dưới đất"

#11
doanhien

doanhien

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 17 Bài viết
Bạn toilachinhtoi bạn có cái lý của bạn khi phê phán nền gd VN như vậy.Qua thật bệnh chạy theo thành tích là có thật và hình như nó ngày càng trở nên phổ biến!Hãy xem những buổi thao giảng của GV VN, ai cũng giống ai, sợ cháy giáo án, rồi lại cố làm cho buổi dạy của mình thật sinh động và điều đó chỉ có ở những giờ thao giảng mà thôi!Tôi chưa thấy ai có được một sự phá cách nào cả.
Tôi học sư phạm, tôi cũng đi dạy thêm và tôi nhận thấy răng học trò cấp I bây giờ khổ quá!Một lớp 40 em thì y như rằng hết 40 em là HSG, thỉnh thoảng có vài em là HS khá thì bị chê trách thậm tệ.Thực chất có phải các em là giỏi hay cũng chỉ là một hệ quả của căn bệnh chạy theo thành tích?!các em bị dồn ép học quá nhiều, không còn thời gian cho giải trí.
Điều mà tôi cũng muôn trình bày ở đây là về khả năng tư duy của Sv VN bây giờ rất kém.Không biết có phải vì môn logic học không được đầu tư một cách đúng mực.Ngay cả ngành sư phạm ở ĐH sư phạm TPHCM, môn logic cũng không được quan tâm nhiều và không được thừa nhận là môn chính thức.Không những tôi mà các giảng viên có tâm huyết cũng bức xúc về việc này, các bạn nên nhớ logic là một môn cần thiết, là cái nền vững chắc cho các môn đại số, giải tích...Đơn cử như việc một số lớn SV còn dùng những kí hiệu :cap , :pi một cách bừa bãi, không hề suy nghĩ, chỉ suy nghĩ một chiều mà không thấy chiều ngược lại...Mà ngay từ lúc nhỏ, HS VN dã bị hạn chế về việc phát triển tư duy.Bạn hãy dành chút thời gian mở cuốn sách lớp 2 cải cách ra mà xem, dù có cải cách nhiều lần nhưng tôi thấy mọi thứ vẫn còn quá nhiều hạn chế. Một hình tam giác từ đầu đến cuối chỉ được vẽ 1 kiểu, thẳng dứng một cách cứng nhắc ,lúc nào đỉnh cũng phải là A, đáy là BC để khi thay đổi cách vẽ một tí là các em thắc mắc, không hiểu!
SV VN phải nói là khổ nhất, cái gì cũng muốn giỏi cho nên cái gì cũng biết sơ sơ, không có đào sâu nghiên cứu,trong khi ở những nước có nền GD phát triển như Mỹ, Singapo...thì SV chỉ cần giỏi 1 môn cũng đã được công nhận la giỏi rồi.
Niềm tin chiến thắng sẽ đưa ta đến bến bờ vui, niềm tin chiến thắng nối con tim yêu thương mọi người...

#12
F8X

F8X

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
chào mọi người
tôi lại có một cách suy nghĩ khc với bạn mksa .
Tôi cho rằng nếu như đời sống người dân dc nâng cao thì rõ ràng những chuyện như trên sẽ giải quyết dễ hơn chứ .Có lẽ bạn mksa đã hiểu một cách máy móc
bài của ban toilachinhtoi khi bạn đó viết
"Tôi chỉ ước mong có ngày nào đó GDP bình quân đầu người của VN là 50000USD"
Còn về chuyện giáo duc Việt Nam .Tôi nghĩ cũng một phần là do dân ta quá nghèo=>trình độ dân trí thấp(tuy nhiên cái dấu suy ra này cũng ko phải là tuyệt đối)>Không những ,những nguời dân trình độ thấp mà cả những tầng lớp cán bộ
cũng co nhiều người như vậy => nhiều chuyện rõ ràng là cần dc sửa chưa mà chẳng thấy họ lam fgì cả .
Cũng phải nghĩ đến cái văn hóa của nc ta,bao nhiêu năm phong kiến lên đến nay vẫn còn có nhiều suy nghĩ vẫn còn lạc hậu nhất là ở những miền quê nghèo.


TRÊN ĐÂY CHỈ LÀ NHỮNG SUY NGHĨ CỦA MỘT KẺ CÒN TRẺ TUỔI

#13
nemo

nemo

    Hoa Anh Thảo

  • Founder
  • 416 Bài viết
Đọc bài viết của toichinhlatoi ngoài trang chủ quả thật tôi rất tâm đắc dù cách viết có phần không được trau chuốt, đặc biệt câu Sinh viên Việt Nam: Dốt mà chê thầy dở, câu này rất đúng, đúng cả trên lý thuyết, dốt nát thì lại tưởng mình hay. Hơi quá đáng nhưng có thể mượn câu nói của Lỗ Tấn nói về thực trạng Trung Quốc những năm CM Tân Hợi, tuy không nhớ chính xác nhưng đại khái là, người TQ như đang ngủ quên trong một cái hộp bằng sắt không có cửa sổ, nền GDVN ở một khía cạnh nào đó cũng không khác gì, bảo thủ, giấu dốt, tư tưởng cào bằng là căn bệnh kinh niên của người VN (vì sao thì điều này được các nhà nghiên cứu Văn Hóa VN cho là do nước ta là một nước nông nghiệp+văn hóa Á Đông), chính vì thế mổ xẻ nền giáo dục hay bất cứ một ngành nào khác theo tôi có vẻ như một biện pháp lảng tránh, tất nhiên luôn cần nhưng chắc cũng chỉ là "đấm bị bông" nếu không có một "dòng máu mới" cho nền GD mà kiên quyết hơn thì là trong chính bản thân những người đang và sẽ đóng góp và hoạch định cho nền GD nói riêng.
<span style='color:purple'>Cây nghiêng không sợ chết đứng !</span>

#14
Lim

Lim

    Quét rác đêm

  • Hiệp sỹ
  • 858 Bài viết
Mấy căn bệnh mà bác toilachinhtoi bắt ra chỉ là vài căn bệnh ngoài da mà thôi. Nó là hệ quả phát sinh chứ không phải là nguyên nhân gây bệnh.Mấy triệu chứng này đều có thể được giải thích bằng y học cổ truyền.

1) Học sinh phổ thông Việt Nam: Ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung.

...Một số có thể biết một số ít tên tuổi các nhà toán học Gaus, Cauchy, Abel, Galois nhưng chưa hẳn hiểu được tầm mức quan trọng của họ. Dường như là dân tộc chúng ta bị mù bẩm sinh, khi nhìn lên bầu trời chỉ thấy được những ngôi sao ở gần và nói rằng: "Chao ôi chúng ta thật may mắn được gặp những ngôi sao sáng nhất của vũ trụ!!!"

Không phải chúng ta bị mù, mà do chúng ta đeo nhầm kính,xỏ nhầm khuyên tai. Truyền hình giải trí đầy rẫy, nhưng chẳng có nhiều các chương trình như Discovery. Báo chí, đài phát thành thì kể không hết, nhưng đều được in từ một khuôn, phát từ một loa.
Tớ chỉ mong rằng, những con ếch của chúng ta, có thêm một cái giếng nữa để nghe được trọn vẹn 2 tai, để được nhìn trời bằng hai mắt, qua 2 lỗ giếng.
Có một lỗ giếng, mà nhìn bằng 2 mắt thì đúng là đánh đố rồi.

2) Giáo viên phổ thông Việt Nam: Không nhiệt tình và giấu nghề.

Theo mạch tớ bắt thì Giáo viên phổ thông Việt Nam thừa nhiệt tình nhưng thiếu lắng nghe. Việc lắng nghe ý kiến và quan điểm của học sinh không nằm trong giáo án của các thầy cô. Đơn giản, vì từ trước đến nay, chưa ai dậy bài toán này cả, mặc dù một vài người có thể giải quyết được một phần, tuy nhiên bài toán Thầy cô lắng nghe ý kiến của học sinh, vẫn chưa chính thức có trong sách giáo khoa.

3) Sinh viên Việt Nam: Dốt mà chê thầy dở.

Bài thuốc "tôn sư trọng đạo"của Đông ý rất hiệu nghiệm cho căn bệnh này.
Còn đối với Tây y, họ lý giải "dốt mà chê thầy dở" rất đơn giản : đó là do các thầy không vận động, tập luyện hàng ngày, nên công lực mỗi lúc một giảm. Đơn cử như môn võ IT, ( information technology), có thể có nhiều thầy giỏi, nhưng 1 năm, 2 năm không cập nhật kiến thức, không nắm được xu thế mới, thì cái kiến thức, cái võ của thầy không còn đáp ứng được yêu cầu mới nữa. Chiêu thức Trái Tim Việt Nam Online 3 năm trước đây nổi sóng nổi gió , nhưng giờ liệu có dùng lại được nữa không ? Điều này chỉ ra rằng, không những học sinh, sinh viên học hỏi, mà các thầy cô cũng nên vận động,cập nhật kiến thức, để triệu chứng dốt mà chê thầy dở chỉ còn có trong phòng thí nghiệm mà thôi.

4) Trường đại học Việt Nam: Là con số 0 dưới mắt người nước ngoài.

Đúng là có bệnh này, tuy nhiên đây là bệnh ngoài da, nên y học cổ truyền bảo rằng, da đen, da trắng, da nâu, da vàng, da đỏ đều có thể mắc phải căn bệnh này.
Nước Mỹ có vài trăm trường đại học, có những trường là top ten, tuy nhiên, có nhiều trường cũng là top ten hundreds , cũng "xit xoát" bằng 0 lắm.
Chấp nhận đi, chúng ta mới chỉ sản xuất được xà phòng bột xanh, chưa có Camay, Dove, hay Johnson nên chịu ngứa vậy. Mai này đi xin việc, có ai hỏi "anh đã từng ngứa ở đâu "đâu cơ chứ ?

Tôi chỉ xin nhận xét rằng nếu gởi bài từ Việt Nam cho báo lớn muốn được nhận đăng là rất khó, hơn nữa nếu họ có đăng thì phải chờ rất lâu. Có nhiều bài rất làng nhàng nhưng được đăng ở các tạp chí của AMS vì tác giả là người Trung Quốc!!!!!!!!

Chịu đi, ngứa là do chúng ta không tắm rửa hàng ngày, lỗi này tại chúng ta mà , mặc áo Trung Quốc vào cũng không hết ngữa đâu bác.

Các bác ở nước ngoài nói chuyện, tiếp xúc với tiếng nước ngoài hàng ngày, nên thông thạo. Ở nhà bọn em học 6 năm tiếng Anh ở phổ thông, cộng thêm 4 năm ở đại học, ra ngoài thi TOEFL mãi mới được 600. Mà 600 này đâu đồng nghĩa với việc biết viết một bài report ra hồn chứ ?
Đành chấp nhận ăn mận để ngứa vậy. :)

----------------------------
Y học cổ truyền giải thích vậy thôi, chứ muốn đoán đúng bệnh, thì phải lấy máu thử nghiệm, chiếu chụp bằng tia X- quang, khám nghiệm đến nơi đến trốn. Bác bệnh nhà ta kể cũng lạ, cứ nghe lời mấy ông lang thang, dùng thuốc nam để chữa bệnh ung thư máu.

:D

#15
thachvinhkhoa

thachvinhkhoa

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 93 Bài viết
Đọc bài viết của TOILACHINHTOI, em rất tâm đắc. Anh viết rất mạnh, chỉ ra rất rõ và khai thác sâu.
Có những ý kiến nói rằng đất nước ta còn nghèo <=> khó mà phát triển giàu mạnh. Em không nghĩ vậy! Em lại nghĩ chúng ta ngày nay có lỗi với những người đi trước, những người đã cho chúng ta cơ hội để sống, đã cho chúng ta một đất nước Việt Nam ngày nay. Chúng ta cứ tự hào, thông minh; cần cù; sáng tạo??? Nếu thế thì tại sao chỉ có rất ít (hay thậm chí chưa có) một nhà Toán học Việt Nam nào, một nhà Vật Lý Việt Nam nào vang danh thế giới ngoài những Lê Bá KHánh Trình, Trần Đại Nghĩa,... kia? Có phải vì chúng ta nghèo? Vậy sao thời ấy, Lê Bá Khánh Trình, Trần đại Nghĩa chỉ ăn hạt bo bo mà lừng lẫy thế giới?
Đi cụ thể hơn, giáo dục VIệt Nam, đúng như các anh nói là còn nhiểu điểm đáng trách. Nếu TOILACHINHTOI đã đề cập đến THPT và Đại Học thì bây giờ em đề cập đến Tiểu học và Trung HỌc cơ sở. Bây giờ em đã lớp chín, nghĩ lại những năm học Tiểu học, em thấy những năm tháng ấy thật uổng! Thật sự mà nói, học sinh Tiểu học học nhiều môn: Khoa học, xã hội, tự nhiên, Toán , Văn nhưng thầy cô, học sinh chỉ làm việc thật sự với Toán và Văn. Những môn khác thầy cô chỉ cho chép bài rồi "nói sơ" cho chúng em về nhà học bài. Mất thời giờ! Tiểu học, theo em nghĩ, phải là nơi định hướng con đường đạo đức, phát trển tư duy chúng em, là nền tảng cho một môn Khoa học nào đó mà chúng em thích. Thế mà ngoài giờ học, học sinh Tiểu học, em dám nói là đa số, toàn truyện tranh và điện tử. tại sao không dành thời giờ đó mà tìm hiểu tri thức thế giới? Lỗi ở đâu!? Đó là bố mẹ, là thầy cô, và đáng trách hơn nữa là giáo trình Tiểu học của Việt Nam! Trẻ em nước ngoài, phải thừa nhận, chơi rất dữ, nhưng học cũng chẳng kém! Tụi nó không siêng như trẻ em Việt chúng ta đâu! Ngoài giờ học, tụi nó học thể thao, học nghệ thuật, thực hành thí nghiệm,...; phải nói rằng, giáo án Tiểu học của họ hoàn hảo thật! Có thế, ngay từ nhỏ, trẻ em Mỹ đã hơn trẻ em Việt NAM trên mọi lĩnh vực! Và vì thế, đất nước người ta cứ giành giải Nobel !!!
Hàn Quốc đã tuyên bố mười mấy năm sau, họ sẽ có giải Nobel ! Vậy của chúng ta đâu? Chúng ta có quyền hy vọng mà! Nhưng...
Cái tôi luôn tìm cách dung hòa mâu thuẫn giữa cái ấy và cái siêu tôi.

#16
pizza

pizza

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 143 Bài viết

Không phải chúng ta bị mù, mà do chúng ta đeo nhầm kính,xỏ  nhầm khuyên tai. Truyền hình giải trí đầy rẫy, nhưng chẳng có nhiều các chương trình như Discovery. Báo chí, đài phát thành thì kể không hết, nhưng đều được in từ một khuôn, phát từ một loa.
Tớ chỉ mong rằng, những con ếch của chúng ta, có thêm một cái giếng nữa để nghe được trọn vẹn 2 tai,  để được nhìn trời  bằng hai mắt, qua 2 lỗ giếng.
Có một lỗ giếng, mà nhìn bằng 2 mắt thì đúng là đánh đố rồi.

Chỗ này Lim nói quá đúng , nhưng làm thế nào có thêm giếng đây ? Nói cách khác , làm thế nào để đài báo ta đúc từ nhiều khuôn ?

P/S : ở trên có em nói LBKT lừng lẫy thế giới , các bác đừng nóng mắt mà nhảy vào mắng em ý là thiếu hiểu biết nhé , không thì lại cãi vã .

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi pizza: 26-02-2006 - 14:44

The world is what it is; men who are nothing , who allow themselves to become nothing , have no place in it !
(Naipaul)
Khi mê tiền chỉ là tiền
Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm
Khi mê dâm chỉ là dâm
Ngộ ra mới biết trong dâm có tình
(NBS)

#17
thientaitoanhoc

thientaitoanhoc

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết
[FONT=Times][SIZE=1][COLOR=green]Thưa thầy !Cho em xin trao đổi chuc y' kiến về vấn đề này!
Thật ra kiểu học việt nam như là một con vẹt,không hiểu vấn đề cho mấy chỉ nghĩ mình giỏi rồi khi học được nhiều thứ .Nhưng xin thưa , hoc sinh chỉ biết 1+1=2 chứ chẳng biết y' nghĩa của no' là gì!
Tổng thống washington irving co oi' rằng :"tri thức thiên tài luôn chực hiện mục đích của mình còn những đối với những kẻ khác đó chỉ là những ước mơ" Thật đúng như thế khi thời đại hiện nay HS chi biết ăn chơi con tương lai như thế nào thì không biết như thế thì "trò dốt chơi thầy dở la` điều hiển nhiên " Cho dù HS co' muc đích nhưing không thực hiện thì cũng chỉ là ngốc ma` thôi.
Nói chung việt nam là đất nước có nền học tập cực kì thông thái đới với những người không co mụ đích

#18
chatlamchichometnguoi

chatlamchichometnguoi

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
Xin chào!!
Toi rất đồng ý vói ý kiến của mọi người .Nhưng nói đó là căn bệnh của nền GD Việt Nam là hơi quá đáng đấy!!!!!!
Theo tôi đó chỉ là hệ quả của một hệ thống GD ko hợp lý mà thôi
VD:như tôi nè cũng đang là một HS lớp 11. Hoc vê` phần Lim của lớp 11 chỉ là kiến thức đủ để học phần đạo hàm của lớp 12 thôi thì chỉ cần học trong SGK thôi là đủ.Nhưng kiến thức trong SGK quá là trìu tượng,thừa nhận quá nhiều mà ko giải thích gì cả??????nên chỉ biết học thuộc thôi, chưa kể kiến thức lớp 11 quá nặng nên nếu muốn nâng cao thêm phần này cũng là rất khó, hơn nữa vì ko có trong đề thi DH nên cũng ko cần thiết phải hiểu sâu làm gì?????????????????

#19
len_voi_xuong_cho

len_voi_xuong_cho

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 23 Bài viết

Không phải chúng ta bị mù, mà do chúng ta đeo nhầm kính,xỏ  nhầm khuyên tai. Truyền hình giải trí đầy rẫy, nhưng chẳng có nhiều các chương trình như Discovery. Báo chí, đài phát thành thì kể không hết, nhưng đều được in từ một khuôn, phát từ một loa.
Tớ chỉ mong rằng, những con ếch của chúng ta, có thêm một cái giếng nữa để nghe được trọn vẹn 2 tai,  để được nhìn trời  bằng hai mắt, qua 2 lỗ giếng.
Có một lỗ giếng, mà nhìn bằng 2 mắt thì đúng là đánh đố rồi.

Chỗ này Lim nói quá đúng , nhưng làm thế nào có thêm giếng đây ? Nói cách khác , làm thế nào để đài báo ta đúc từ nhiều khuôn ?

P/S : ở trên có em nói LBKT lừng lẫy thế giới , các bác đừng nóng mắt mà nhảy vào mắng em ý là thiếu hiểu biết nhé , không thì lại cãi vã .

Khó mà trả lời cho câu hỏi làm sao để báo chí đúc từ nhiều khuôn. Phải thay đồi những cái cần thay dổi, thay dồi những cái thủ cựu, bảo thủ và vụ lợi thì mới thay đổi báo chí được. Báo chí chỉ là hệ quả của những cái khác mà thôi.
Các bác thử nghĩ xem tại sao ngành luật và ngành bác chí chỉ có các ĐH nhà nước được mở, đại học tư không được dạy 2 ngành này ????????

#20
lavieestunemerde

lavieestunemerde

    Trung sĩ

  • Founder
  • 104 Bài viết

Tổng thống washington irving co oi' rằng

Đọc cái này mà cười suýt... ướt hết cả màn hình, bác gì đấy mạnh miệng thật :infty

Ông tổng thống là George Washington (Washington là họ) còn Washington Irving là nhà văn (Washington là tên) nổi tiếng với truyện Sleepy Hollow và Rip van Winkle.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh