Đến nội dung

Hình ảnh

Nhũng căn bệnh của giáo dục Việt Nam

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 85 trả lời

#21
mksa

mksa

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 171 Bài viết

Theo tôi đó chỉ là hệ quả của một hệ thống GD ko hợp lý mà thôi
VD:như tôi nè cũng đang là một HS lớp 11. Hoc vê` phần Lim của lớp 11 chỉ là kiến thức đủ để học phần đạo hàm của lớp 12 thôi thì chỉ cần học trong SGK thôi là đủ.Nhưng kiến thức trong SGK quá là trìu tượng,thừa nhận quá nhiều mà ko giải thích gì cả??????nên chỉ biết học thuộc thôi, chưa kể kiến thức lớp 11 quá nặng nên nếu muốn nâng cao thêm phần này cũng là rất khó, hơn nữa vì ko có trong đề thi DH nên cũng ko cần thiết phải hiểu sâu làm gì?????????????????

Đúng!
Tôi không hiểu sau này có học sinh nào (nếu không học tiếp các chuyên ngành liên quan đến Toán) áp dụng các tri thức về giới hạn , liên tục,... và các khaí niệm, định lí toán học có vẻ thuần túy , cao siêu như vậy để sản xuất ra của cải vật chất hay không...
Thiết nghĩ nên thây đổi chương trình học...

#22
doanhien

doanhien

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 17 Bài viết
Ơ thế các bác bàn luận rom rả thế mà sao ko thấy ai có một cách cụ thể nào đó để chữa trị căn bệnh của gd VN vậy, nào các bạn trẻ, nếu các bạn là Bộ trưởng Bộ GD các bạn sẽ làm gì?
Niềm tin chiến thắng sẽ đưa ta đến bến bờ vui, niềm tin chiến thắng nối con tim yêu thương mọi người...

#23
tddc

tddc

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết
Tôi sẽ từ chức ngay lập tức vì xấu hổ.

#24
mksa

mksa

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 171 Bài viết

nếu các bạn là Bộ trưởng Bộ GD các bạn sẽ làm gì?

Nhìn ông già bộ trưởng bộ GD Việt Nam (NMH) mà thấy gớm:
- Mặt thì phụng phịu như quan huyện Hinh của Nguyễn Công Hoan, "râu không thể chui ra được"
-Bụng thì to như con lợn xề.(có lẽ vì ăn nhậu nhiều- ních quá nhiều bia).
-Mỗi lần đứng trước Quốc Hội thì cứ trả lời chung chung, hứa suông, nói theo sách vở,...không có đầu óc...
Ai còn muốn làm Bộ trưởng???

#25
leoteo

leoteo

    Một chút mặn giữa đại dương vời vợi

  • Hiệp sỹ
  • 271 Bài viết
Muốn trích dẫn 1 câu của Nam Cao mà ko nhớ là đọc trong truyện nào. Đại ý là: Xã hội cần những anh biết làm ra sản phẩm, của cải vật chất, chứ ko cần những tay ngồi rồi, ăn tục nói phét :D.
Trần trùng trục đi về không vướng víu

#26
hoacomay

hoacomay

    Tai tờ

  • Thành viên
  • 296 Bài viết
Nói thì đã có rất nhiều người nói, nói nữa cũng thế thôi:
http://www.vast.ac.v...uan/danhmuc.htm
Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mong manh như màu khói
Ai biết lòng anh có đổi thay...

#27
tddc

tddc

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết
http://www.bbc.co.uk...ungletter.shtml
bác không cho cái link này cho nó đủ bộ luôn đi

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi leoteo: 03-03-2006 - 22:10


#28
vietbac

vietbac

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 35 Bài viết
To tung la mot sinh vien kha cua mot truong dai hoc kha noi o mien Trung, cung thay tinh trang SV che thay o cac truong dai hoc rat nhieu, li do la do SV chung ta chua chiu hoc nhieu, nen moi thuong che cac thay. Con SV kha, gioi thi rat it khi che cac thay.

#29
toilachinhtoi

toilachinhtoi

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 343 Bài viết
Theo tôi chúng ta bằng những kinh nghiệm của mình nên có những góp ý cụ thể để giúp cho các em học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay. Còn những chuyện như "Nếu bạn là bộ trưởng hay thủ tướng thì bạn sẽ làm gì" là một việc không khả thi và không có mấy tác dụng đích thực. Hơn nữa cứ cho rằng hiện nay bạn là một người rất quan tâm đến thế hệ trẻ, và năm mười năm sau bạn sẽ làm bộ trưởng, liệu bạn có thực hiện được đúng như những gì mình từng nghĩ không?

Theo tôi, để giúp ích thiết thực, các bạn có thể góp ý kiến về việc HSSV Việt Nam NÊN HỌC và KHÔNG NÊN HỌC những môn học, kiến thức gì và NÊN SỬ DỤNG những tài liệu gì? Tôi xin góp ý kiến của mình với những em học sinh trung học.

Những môn nên học+những kiến thức cần nắm vững: Anh văn, Khái niệm giới hạn, phép tính vécto, vi tích phân, hình học giải tích, tổ hợp và xác suất. Những môn như lượng giác, bất đẳng thức, số học cơ sở chỉ cần một hiểu biết cơ bản là được. Nếu có thể thì nên học thêm Đại số tuyến tính, Giải tích nhiều biến...

Những điều không nên: Tốn quá nhiều thời gian để giải những bài toán đố (những bài như vậy nhiều lắm, các bạn giải cả tỉ năm cũng không hết), sáng tạo những bài toán chỉ nhằm đố nhau. Muốn chứng minh mình là người thông minh thì các bạn hãy bắt chước Andrew Wiles thử xem.

Những điều không nên buồn: Không nên buồn nếu các bạn không được đi thi các cuộc thi học sinh giỏi toán, không giải được cái bài toán mà bạn bè đố mình hay những bài toán trên báo Toán học và tuổi trẻ. Tôi biết có những người đạt các giải nhất nhì học sinh giỏi toán nhưng vào đại học thì kém hẳn những học sinh khác.
There is no way leading to happiness. Happiness is just the way.
The Buddha

#30
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết

. Con SV kha, gioi thi rat it khi che cac thay.

Nói linh tinh. Hóa ra như vậy là các SV hay chê các thầy là SV dốt chắc?

càng giỏi càng chê nhiều, còn đã dốt thì chả buồn chê, đi đua xe suớng hơn.
PhDvn.org

#31
vyluong

vyluong

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
tôi nghĩ bộ giáo dục nên phân chuyên ngành ngay từ cấp 3.

#32
vyluong

vyluong

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
tôi rất đồng ý về ý kiến của toichinhlatoi. tôi thấy rằng hiện nay học sinh việt nam phát ra phong trào học thêm suốt ngày. họ có thể học đến 10 giờ đêm, vì thế sau đó họ học tiếp đến 2 giờ khuya mới ngủ, thật là khủng khiếp! theo xu hướng hiện nay của nền giáo dục nước ta. học sinh tự suy nghĩ là chính nhưng dường như học sinh ngày nay chỉ phó mặc cho gia sư hoặc là thầy cô dạy thêm. chương trình của nước ta thật sự là quá nhiếu, mà khổ nỗi chỉ là một mớ lí thuyết vô bổ,học mà không đi đôi với hành, học rồi cũng quên. chương trình của nước ta khó quá thành ra nhiều học sinh chỉ học vẹc cho qua kỳ kiểm tra hay kỳ thi để có thể lên lớp trên. cái danh hiệu học sinh giỏi phải nói là học sinh học vẹc giỏi thì đúng hơn. còn mấy môn phụ thì sao, về nhà không học bài đến khi lên lớp kiểm tra thì lại xem trộm tài liệu. có thể kết luận là vừa tốn công tốn sức vừa tốn thời gian mà như "dã tràng xe cát". học rối quên, chẳng có ứng dụng vào thực tế. thật là tiếc cho ông cha ta đã hy sinh đã thế hệ chúng ta xây dựng một đất nước giàu đẹp để rồi cuối cùng phải nhìn thấy cảnh nước ta càng ngày càng lạc hậu so với các cường quốc trên thế giới. mong rằng một ngày nào đó nước ta sẽ thay đổi thái độ trong việc dạy và học trên các trường.

#33
hoadaica

hoadaica

    Đại ca mafia Nga

  • Thành viên
  • 475 Bài viết
nếu không cho dạy thêm thì các tiến sĩ toán làm sao sống nổi đây hả?
Con cò bay lả bay la,
Bay một hồi mệt, ngồi la quá trời.

#34
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết

càng giỏi càng chê nhiều, còn đã dốt thì chả buồn chê, đi đua xe suớng hơn.


Quá đúng.

#35
toantoan

toantoan

    Lính mới

  • Thành viên
  • 8 Bài viết
Thấy bài viết ngay o trang nhat nen toi ghé qua một chút.

Dạo này trên một số báo cũng có một số bài viết về giáo dục Việt nam.
Nhưng khi xem xong những bài báo đó tôi thường nghĩ " biết vậy , khó nói lắm"
Bản thân tôi cũng làm thầy giáo toán chừng 20 năm, nuôi vợ con chủ yếu nhờ
"soi mói" vào thị trường giáo dục nhỏ xung quanh. Những "rục rịch" chuyển mình trong làng giáo của mình thì để ý rất kỹ, ai bàn luận về giáo dục Việt Nam thì thường lắc đầu "khó nói lắm". Cũng đáng nể những bác biết đánh giá về giáo dục Việt Nam.

Tưởng tượng một chút nhé, nếu bác toilachinhtoi thay bác bộ trưởng Hiển thì bác bắt đầu làm gì nhỉ?

Tôi có một anh bạn là TS Toán dạy ở bên Mỹ, anh em cũng hợp nhau về vấn đề này, anh ấy gửi mail nói chuyện với tôi:
Gần đây tao có đọc một số bài báo trên mạng nói về giáo dục VIỆT NAM và so sánh với giáo dục nước ngoài đặc biệt là giáo dục Mỹ, trong đó có tác giả mới qua thăm Mỹ một lần cũng về viết bài nói về giáo dục Mỹ, bản thân tao dạy ở Mỹ bao nhiêu năm rồi thực ra cũng không dám nói giáo dục ở Mỹ là như thế nào, tao thấy mấy vị ấy chỉ là mù sờ đít voi thôi.

Góp với các bác vài ý.

#36
toilachinhtoi

toilachinhtoi

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 343 Bài viết
Xin cảm ơn anh toantoan đã có ý kiến đóng góp. Nhưng thật sự tôi vẫn chưa được rõ thái độ của anh đối với topic này.

Vì ngài bộ trưởng đã được trả lương để suy nghĩ cho vấn đề ngài nên làm gì, còn tôi thì hằng ngày phải bận đi kiếm cơm gạo+học hành nên việc tôi suy nghĩ mình sẽ làm gì khi được làm bộ trưởng là một việc thật sự lãng phí đối với bản thân tôi.

Câu chuyện ngụ ngôn mà bạn anh kể với anh có một bài học ẩn đằng sau: Nếu tất cả các thầy bói mù cùng họp lại thảo luận thì họ sẽ hiểu được hình dáng con voi là như thế nào. Khi tôi mở topic này cũng nhằm mục đích đó, mong muốn mọi người mỗi người góp một ít ý kiến để giúp tất cả chúng ta cùng thấy được ánh sáng để đi, nhất là giúp cho thế hệ trẻ của Việt Nam đừng làm những chuyện vô ích và nhảm nhí nữa.

Đúng thật là tôi đã từng bị mù nhưng may mắn bây giờ là đã sáng lên một tí. Vì tôi từng bị mù nên khi còn học phổ thông tôi cứ tưởng rằng thầy Lê Bá Khánh Trình hay thầy Nguyễn CẢnh Toàn là những thiên tài số một của thế giới, nhưng trong cái rủi cũng có cái may, có thể nhờ vậy mà tôi đã theo học Toán. Lúc học phổ thông tôi đã từng say sưa giải những bài toán trong báo Toán học và tuổi trẻ nhằm thử sức mình hay giải những bài tập trong các cuốn sách Toán nâng cao nhằm tự thuyết phục rằng mình là siêu giỏi. Rồi tôi và các bạn của mình hay đố nhau ai giải các bài toán nhanh hơn. Hiển nhiên là những việc như thế là rất có ích đối với hoàn cảnh của tôi lúc đó, vì nó đã giúp tôi nuôi dưỡng niếm yêu toán của mình. Tuy nhiên sau này khi đã học đại học tôi phát hiện rằng mình đã tốn quá nhiếu thời gian vô ích lúc đó. Tôi thật sự MÙ vì cứ tưởng rằng mình đang học những môn võ công tuyệt đẳng của toán học.

Tôi mở topic này còn nhằm mục đích để người ta đừng lọi dụng sự NGỐc NGHẾCH của lớp trẻ để tư lợi nữa. VÌ thổi phồng lên rằng những môn toán đang học ở phổ thông VIệt Nam là tuyệt đỉnh của toán học, người ta mới dễ dàng bán vô số cuốn sách tham khảo cẩu thả+sao chép để bỏ túi mình. Vì thổi phồng lên rằng Olympic Toán là nơi của những người tuyệt đỉnh công phu, nên mới có những trường hợp các thầy bồi dưỡng từ Hà Nội vào dạy với tiền công 2triệu/tiết.

Bạn Hoadaica có nói rằng nếu không dạy kèm thì các TS Toán kiếm tiền đâu để sống. Tôi chỉ muốn nói rằng nếu có dạy thì dạy cho đàng hoàng, đừng theo kiểu em không học kèm thầy thì điểm kiểm tra của em sẽ thấp. Với lại, nếu các bạn đã chấp nhận theo Toán thì hãy chấp nhận sự hi sinh. Nếu các bạn muốn kiếm nhiều tiền thì có thể theo ngành kinh doanh hay lập trình.

Thật sự tôi có thể sống theo kiểu sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi. Nhưng tôi lập topic này vì tôi thấy nhục. Nhục cho tôi, cho đất nước tôi. Nếu tôi sống ở Hàn Quốc thì chỉ cần giỏi tán gái như anh chàng trong phim nọ cũng đủ để cho Princeton nhận vào học khoa Toán. Nhục vì mình ăn gạo dở giá 5000/kg trong khi gạo xuất khẩu 230USD/tấn. Nhục vì nhiều cô gái Việt Nam sẵn sàng làm vợ một người nước ngoài nếu được đưa 200USD, trong khi mình có trong tay 5000000VND chưa chắc rủ được cô nàng đi chơi.
There is no way leading to happiness. Happiness is just the way.
The Buddha

#37
hoadaica

hoadaica

    Đại ca mafia Nga

  • Thành viên
  • 475 Bài viết
thì đi dạy ai chẳng dạy đàng hoàn, ý tôi nói đi dạy luyện thi đh thì đâu cần điểm chứ? Còn những người dạy kiểu vớ vẫn thì tự họ làm nhục mình, không cần bàn đến đâu. Hồi tôi học phổ thông có rất nhiều người như thế, có một ông thầy dạy toán vừa nghĩ hưu ngày trứơc ngày sau có một đám thanh niên mang sơn đổ vào nhà lúc đang ngủ.
Sống thời nào cũng cần tiền. Có tiền rồi thì cần phải nhiều tiền. Nên ông bạn cũng đừng nghĩ ngợi nhiều.
Việc có tiền nhiều mà không rủ được những cô em đi chơi, trong khi lại bị mấy thằng nước ngoài rủ đi với giá rẻ hơn. Cái này tầm thường, bên Nga này khối thằng nước ngoài bị đánh vì gái gú Nga, bọn thanh niên Nga cũng nói như vậy với nhau đấy.
====Thật sự tôi có thể sống theo kiểu sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi. Nhưng tôi lập topic này vì tôi thấy nhục. ==== đây cũng là điều bình thường. Thời kinh tế thị trường không sống chết mặc bây mới là lạ đấy ông bạn.
Tôi không phải là người thông minh tái kán gì nên không dám nói nhiều. Chỉ muốn nhắc lại cái điều mà rất nhiều cậu trên DD hay nói về nghiệp làm toán, chỉ có lòng đam mê. Sau này có vợ con rồi thì sẽ hiểu được thôi.
Hôm trước có nghe cậu QC nói về mấy thằng đi Nga thời trước học MGU chỉ lo đi buôn, học dốt. Nếu từ nhỏ đến giờ cậu không phải lo tìm ra đồng tiền để nuôi cái mòm thì cậu không hiểu được thế nào là thiếu tiền đâu.
Con cò bay lả bay la,
Bay một hồi mệt, ngồi la quá trời.

#38
bandmaster

bandmaster

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 36 Bài viết

Tưởng tượng một chút nhé, nếu bác toilachinhtoi thay bác bộ trưởng Hiển thì bác bắt đầu làm gì nhỉ?

To anh toantoan:
Tôi xin "cướp quyền" trả lời của toilachinhtoi một chút nhé. Nếu tôi là bộ trưởng Hiển thì tôi sẽ cho cái bộ mình làm đúng và đầy đủ chức năng của nó. Trước hết là phải "giáo dục" đã, tôi thấy bây giờ chủ yếu chỉ là "đào tạo" thôi. Mọi cải cách, đổi mới gì gì đó tôi thấy chỉ là để phục vụ cho việc nâng cao trình độ làm việc thôi, đó chỉ là đào tạo. Giáo dục theo tôi hiểu là gồm hai nền tảng cơ bản:

1) Dạy để biết những điều đúng sai cơ bản.
2) Dạy để biết điều chỉnh những sai lầm cơ bản.

Về 1), "những điều đúng sai cơ bản" thì nhiều lắm, nền tảng của nó là những giá trị nhân bản và lao động; chẳng hạn như phải biết tôn trọng người khác, biết hi sinh... là đúng; khinh người, dối trá ... là sai . Nhưng tôi xin nhấn mạnh những bài học cần thiết sau mà hồi nhỏ chúng ta không được hướng dẫn tận tình
- Học cách coi trọng đồng tiền. Hãy chú ý ý nghĩa thực sự của đồng tiền: sự kết tinh giá trị lao động.
- Học cách coi trọng những giá trị cộng đồng. Nếu ai cũng cứ lấy đủ hoặc quá phần mình làm thì xã hội lấy gì mà tiến bộ.
-Học cách giữ lòng tự trọng cho dân tộc. Đừng vì lợi ích của riêng mình mà làm cho người khác nghĩ xấu về dân tộc bạn.

Về 2), ai cũng có sai lầm, quan trọng là phải biết sửa chữa. Đây là bổ sung cho 1) và cũng là một nền tảng quan trọng của giáo dục.

Nói qua một chút về đào tạo, một định hướng cần phải quán triệt cho mọi xây dựng, cải tổ chương trình học là học để ứng dụng. Nếu học mà không ứng dụng thì chẳng để làm gì, kể cả những điều đúng sai cơ bản. Còn ứng dụng vào đâu, tất nhiên là vào lao động (theo nghĩa rộng của từ này).

Nhân nói về giáo dục và đào tạo, tôi cũng xin nói quan điểm của tôi về vai trò của người thầy. Theo tôi, vai trò chủ yếu của người thầy không phải ở việc truyền thụ kiến thức (làm sao người thầy có nhiều kiến thức bằng sách vở) mà chủ yếu là giữ vai trò làm chỗ dựa, làm niềm tin về kiến thức cho mọi người. Do đó, một đứa trẻ, một tên trộm cũng có thể là "thầy" của bạn nếu họ cho bạn niềm tin vào kiến thức nào đó, chẳng hạn như tên trộm trộm đồ về cho mẹ (tôi không nói bạn nên học cách ăn trộm mà nói bạn hãy học tính hiếu thảo, lòng hi sinh của tên trộm). Trái lại, dù là một người thầy lâu năm, một vị giáo sư mà làm cho người học mình mất niềm tin vào kiến thức thì có nghĩa là đã không làm trọn nghĩa vụ của người thầy, chẳng hạn vị giáo sư đó thể hiện mình khinh người thái quá hay nói rằng "học cho vui chứ chẳng để làm gì". Từ nhỏ, học sinh nào cũng được dạy về lòng tự trọng, sự hi sinh vì người khác là đúng (đây là những điều đúng cơ bản). Nếu người thầy làm cho học sinh không tin vào kiến thức cơ bản trên (lòng tự trọng, sự hi sinh) (bằng cách chẳng hạn o ép học sinh học thêm) thì xin đừng lợi dụng tiếng gọi cao quý "thầy". Niềm tin về kiến thức không chỉ ở phạm trù đạo đức mà ở cả những kiến thức khoa học sâu sắc mà bạn được học. Sự hướng dẫn của các giáo sư cũng là để bạn tin vào kiến thức.
Giáo dục (mà chủ yếu là hai nền tảng nêu trên) như là hệ miễn dịch của tâm trí con người. Nó giúp ta chống lại những căn bệnh là thói hư tật xấu mà xã hội tiêm nhiễm vào ta: dối trá, kiêu ngạo, tham nhũng, cửa quyền... Ở nước ta, nhìn đâu cũng thấy "bệnh". Vì sao ư, đơn giản thôi, hệ miễn dịch quá yếu. Nhiều người nói rằng không thể có một nền khoa học cao mà những khía cạnh khác của xã hội thấp. Điều này quá đúng. Nhưng phải biết làm từ đâu cho đất nước phát triển chứ. Xin trả lời, hãy thực sự xem "giáo dục" là "quốc sách", trước hết là làm cho "hệ miễn dịch" được khỏe mạnh.



P/S: Theo tôi biết thì trước đây nước ta có hai bộ tên giống như là "bộ giáo dục" và "bộ đại học và trung học chuyên nghiệp" thì phải. Tách ra như vậy mấy ông "bộ giáo dục" còn lo giáo dục (chủ yếu là thời thổ thông) thực sự. Bây giờ mấy ông ôm sô chẳng quan tâm đến giáo dục nữa. Tôi nghĩ mấy câu khẩu hiệu như "phù hợp với điều kiện, tình hình đất nước" cần được thực hiện ở những "điều cơ bản" như thế này: cho mỗi ông một quyền hạn và trách nhiệm cụ thể.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bandmaster: 07-03-2006 - 20:53


#39
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết

Hôm trước có nghe cậu QC nói về mấy thằng đi Nga thời trước học MGU chỉ lo đi buôn, học dốt. Nếu từ nhỏ đến giờ cậu không phải lo tìm ra đồng tiền để nuôi cái mòm thì cậu không hiểu được thế nào là thiếu tiền đâu.


Mỗi thời 1 khác ông bạn ạ. Tôi không bảo là đi buôn --> học dốt, cái này thì ông bạn cứ đọc lại bài của tôi. Thiếu gì các giáo sư vietnam hiện nay danh tiếng nổi như cồn ở nước ngoài là những người đi buôn cực giỏi thời MGU.
Ông bạn và tôi hiện đang sống trong thế kỷ thứ mấy rồi mà còn suy nghĩ về đồng tiền như những người xưa? Thời nay chúng ta được thuận lợi hơn nhiều, vậy thì cố mà làm toán cho giỏi, kiểu gì mà chả xoay sở được bát cơm manh áo cho gia đình. Không cần phải siêu đẳng gì, ông bạn cứ chăm chỉ mà lên được cái ghế giáo sư ở 1 trường tầm thường trung bình ở châu âu hoặc mỹ thì ông bạn dư sức kiếm đủ tiền nuôi vợ con. Điều này là trivial no need to proof.
Thiếu tiền thời nay không giống thiếu tiền thời xưa.

#40
toantoan

toantoan

    Lính mới

  • Thành viên
  • 8 Bài viết
Vài dòng tham gia của tôi không ngờ cũng được các bác quan tâm. Xin đa tạ.

Thực tình thời hăng say tranh luận, phát biểu, ý kiến của tôi đã qua rồi nhưng lỡ chen chân vào đây tôi cảm thấy mắc nợ các bạn nên tạm gác một số việc tham gia với các bạn vài lời.

Trước hết về vài ý mà bạn toilachinhtoi (TLCT) đã viết

---------------
ì1) Học sinh phổ thông Việt Nam: Ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung.
Tôi nói điều này từ chính kinh nghiệm của bản thân tôi. Gần như 99% học sinh phổ thông Việt Nam khi tốt nghiệp 12 đều mang ảo tưởng rằng dân tộc Việt Nam là thông minh nhất thế giới...”
------------------

Tại sao TLCT quy nạp không hoàn tòan cẩu thả đến thế, từ chính bạn bạn gán cho 99% học sinh phổ thông VIỆT NAM .

--------
"Lúc học phổ thông tôi đã từng say sưa giải những bài toán trong báo Toán học và tuổi trẻ nhằm thử sức mình hay giải những bài tập trong các cuốn sách Toán nâng cao nhằm tự thuyết phục rằng mình là siêu giỏi. …..Tuy nhiên sau này khi đã học đại học tôi phát hiện rằng mình đã tốn quá nhiếu thời gian vô ích lúc đó".
-----------

Thời phổ thông bản thân tôi cũng vùi đầu vào biết bao bài toán chuyên mà người ta thường gọi là các bài toán ìmánh mẹo”, cũng từng ẵm giải này, giải khác và may mắn được học trong lò ìđào tạo gà chọiì thộc hàng số 1 việt nam, bao cực khổ vật lộn với toán ìmánh mẹo” nhưng chưa bao giờ tôi hối tiếc về điều này và cũng chưa bao giờ chúng tôi nghĩ mình là siêu giỏi.
Gần đây tôi cũng có dịp giao lưu và đọc các bài viết của các sư huynh sư đệ, từ những người còn trong ngành như GSTS: Trần Văn Nhung, Hoàng Kiếm, Nguyễn Văn Mậu, Phạm Kỳ Anh, các thế hệ đàn em như Nguyễn Tiến Dũng, Ngô Bảo Châu…và những người ngoài ngành như Hoàng Lê Minh, Nguyễn Thành Nam, Hoàng Minh Châu… và những bậc ìtướng, soái” đang kinh doanh làm ăn bên Nga và Đông Âu tất cả chúng tôi sau thời chuyên toán mỗi người một nơi, học tập làm việc trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau nhưng chưa thấy một ai hối tiếc về thời chuyên toán của mình (vào http://khoia0.com tham khảo thêm một số bài viết)

Thời phổ thông chúng tôi lao vào học tập vì biết mình chưa giỏi và vì mình yêu Toán một các vô tư. Mỗi lần đi thi là lo sợ, lo sợ mình không đạt giải, sợ không đạt giải vì biết rằng thiên hạ nhiều người còn giỏi hơn ta.
Không biết rằng thời phổ thông bạn TLCT đã đạt được gì mà nghĩ mình ìsiêu giỏi, coi trời bằng vung…”, bạn hãy thử hỏi những người từng khoác áo đội tuyển thi quốc gia, quốc tế xem ai không sợ mình không đạt giải, sợ vì tất cả đều biết rằng thiên hạ còn lắm người hơn ta.

Riêng tôi tôi rất biết ơn các bài toán ìmánh , mẹo” xưa kia mình đã học, nó giúp tôi rất nhiều trong công việc giảng dạy và lập trình bây giờ (nếu có thời gian tôi sẽ trình bày những ví dụ cụ thể).

Nếu quan điểm của TLCT đồng quan điểm của vài phần trăm lớp trẻ bây giờ thì cũng là điều đáng sợ. Nghĩ như vậu nên tôi quyết định dành thời gian viết tiếp.

Suốt cuộc đời cắp sách đi học của tôi chưa bao giờ tôi biết chê thầy dở. Cũng có khi thầy lên lớp chữa bài sai lên sai xuống nhưng tôi cũng chỉ dám nghĩ thầy không dành thời gian chuẩn bị bài.

Tôi cũng chưa bao giờ nghĩ sinh viên việt nam dốt và cũng chưa gặp một SV nào chê mình dở (một thời tôi đã dạy ĐH sau này bỏ ra làm ăn tự do).

Biết bao sinh viên toán VIỆT NAM thành tài và vẫn say mê với các bài toán chuyên, tôi đơn cử một trường hợp trong số những người tôi biết.
Đặng Đức Trọng đạt giải nhất toán toàn Quốc và tốt nghiệp PTTH năm 1982. Tốt nghiệp khoa Toán ĐH Tổng hợp Tp.HCM năm 1987 và được giữ lại trường làm giảng viên. Bảo vệ luận án TS Toán (hạng tối ưu) tại Pháp năm 1996 và năm ngóai được phong PGS. Đặng Đức Trọng có nhiều công trình, bài báo mang đẳng cấp quốc tế, đã mời giảng dạy ở nhiều trường ĐH trên thế giới. Ngòai giờ giảng chính tại trường (thường dạy các lớp cao học trở lên) nhiều trường ĐH DL mời tham gia giảng dạy với thù lao rất ưu ái nhưng anh từ chối và rất nhiệt tình tham gia dạy các lớp chuyên toán phổ thông tại một vài trung tâm dạy thêm nổi tiếng của Tp.HCM với thù lao ít hơn. Xem các bài giảng của anh dễ thầy anh vẫn đầy say mê với các bài toán ìmánh, mẹo” như phương trình không mẫu mực, cực trị, bđt… Tôi tin rằng những gì anh đạt được hôm nay cũng có công của các ìbảo bối” mà anh đã phải khổ lyuện thời phổ thông và có lẽ sợ thất truyền các ìbảo bối” đó nên anh nhận lới tham gia giảng dạy các lớp chuyên toán phổ thông trên.

Sắp có giờ dạy nên tôi tạm khép lại tại đây nhưng trước khi kết thúc tôi xin trích một đoạn trong bài viết của một anh bạn trong nội san trường tôi:


ìNgày xưa tôi vẫn thường ra các quán cà phê, vểnh tai nghe các trí thức chích chòe thất nghiệp ngồi bó gối chửi đời, tôi thấy họ rất có lý và đồng cảm với họ. Ngày nay nếu gặp cảnh tương tự thì tôi nghĩ : có lẽ đó là người điên”.




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh