Đến nội dung

Hình ảnh

Nhũng căn bệnh của giáo dục Việt Nam

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 85 trả lời

#41
bandmaster

bandmaster

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 36 Bài viết
To anh toantoan:
Đọc những bài anh viết em hiểu ý anh muốn nói là tụi em chưa đủ kinh nghiệm để hiểu được nền giáo dục Việt Nam. Quả thật là tụi em chưa đủ trải nghiệm nhưng việc nói lên ý kiến của mình không làm anh giận chứ? Vậy nếu anh hiểu nó thì anh có thể cho em biết những vấn đề của nền GD nước ta được không? Hoặc là anh cho em biết quan điểm của anh về nền GD nước ta? Cám ơn anh.

#42
toilachinhtoi

toilachinhtoi

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 343 Bài viết
Đầu tiên xin chúc tất cả các bạn nữ ngày 8-3 vui vẻ!

Tôi xin được trả lời những câu mà anh toantoan hỏi:

1) Mục đích chính của tôi khi lập topic này là mong mọi người giúp cho các em, nhất là học sinh phổ thông biết được nên học những môn nào của toán học. Những môn như lượng giác hay các bất đẳng thức nâng cao thực sự sau này chẳng dùng gì ở đại học cả. Và điều sẽ làm các bạn học sinh ngạc nhiên nhất là những hàm TUYẾN TÍNH (y=ax+b) lại là một trong những môn quan trọng sẽ được học ở đại học (ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH, CÁC TOÁN TỬ TUYẾn TÍNH...) và là một phần quan trọng của toán học. Còn những bất đẳng thức biến hóa nhiều kiểu không thấy xuất hiện nữa? Lí do vì sao: Vì người ta có thể giải dễ dàng bằng giải tích nhiều biến, thậm chí có thể lập trình để chứng minh được.

2) Khi còn học phổ thông tôi đã mang những ảo tưởng đó bởi vì báo chí quanh tôi, các sách giáo khoa tôi học đều dạy rằng: "Nước Việt Nam giàu đẹp, dân tộc VIệt Nam cần cù thông minh..." Nếu anh hỏi 99% người dân VIệt Nam,có phải họ sẽ nói rằng Lê Bá Khánh Trình là nhà toán học giỏi nhất Việt Nam không? Có phải họ nói rằng Việt Nam giỏi toán nhất thế giới không?

3) Hiện giờ tôi chẳng thất nghiệp, chẳng chích chòe (tôi cũng có một số kiến thức kha khá về toán cao cấp), tôi cũng không chửi đời. Tôi chỉ nói những điều này bởi vì tôi yêu đất nước tôi. Đất nước tôi người nông dân kiếm được 1 triệu/tháng họ đã coi là nhiều. Trong khi theo báo tuổi trè thì người Hàn Quốc chỉ xem một người là giàu nếu kiếm được 90,000USD/năm. Vì tôi yêu đất nước tôi nên tôi thấy nhục khi người nước ngoài khinh dân tộc tôi như vậy (Anh hãy đọc những bài post trước đây của tôi để thấy thêm những dẫn chứng).

4) Tôi lập topic này chỉ mong muốn nói với các bạn trẻ rằng: Các bạn hãy học những thứ thật sự, học thứ gì thì cho ra thứ đó. Học những thứ mà thế giới đang học chứ đừng học để được khen ngợi. Học để nước ngoài không còn khinh người Việt Nam nữa, học để dân tộc Việt Nam giàu có hơn.

Rất mong anh toantoan tiếp tục chỉ bảo.
There is no way leading to happiness. Happiness is just the way.
The Buddha

#43
TieuSonTrangSi

TieuSonTrangSi

    Thiếu úy

  • Founder
  • 526 Bài viết

Luận án tiến sĩ không có phân hạng bác ạ. Nó có phải luận văn tốt nghiệp đại học đâu.

Điểm này không chính xác :in Tại Pháp, luận án tiến sĩ có phân hạng đàng hoàng :

- mention honorable (bình)
- mention très honorable (ưu)
- mention très honorable avec félicitations du jury (ưu với lời khen của hội đồng giám khảo --> tối ưu)

Hạng được hội đồng giám khảo xác định trong lúc thảo luận, được chủ tịch hội đồng thông báo cho "tiến sĩ" mới, rồi ghi lưu vào hồ sơ.

Bằng tiến sĩ (doctorat), và ngay cả bằng "cho phép hướng dẫn nghiên cứu" (habilitation à diriger la recherche), đều do trường đại học cấp hết :in
Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy đôi mắt của giai nhân

#44
toantoan

toantoan

    Lính mới

  • Thành viên
  • 8 Bài viết
Chào các bạn.
Bây giờ tôi mới thấy là may mắn tôi không chọn nghề viết lách, phức tạp quá.
Tôi tiếp tục viết những dòng này trước tiên bởi tôi có lỗi với anh Trọng, tôi làm mọi người không hiểu đúng về anh.
Tôi quen anh từ lâu nhưng một số thông tin viết ở trên tôi biết được từ báo chí, rất tiếc báo Sai gon giai phong khong co trang web (đăng anh bảo vệ luận án TS hạng tối danh dự trên trang nhất, viết rất rõ những người hướng dẫn và phản biện), nếu vào www.tuoitre.com.vn đánh chữ vào mục tìm kiếm chữ ìĐặng Đức Trọng” chắc các bạn tìm được vài bài viết về anh, đọc các bài này bạn hiểu đúng về anh hơn là tôi viết. Gặp anh tôi hay nói chuyện về giáo lý Phật giáo hơn là nói về Toán, ít tuổi hơn tôi nhưng là bậc thầy của tôi về mặt này.

Đọc các dòng viết của bạn TLCT tôi có nghĩ: chẳng lẽ lớp trẻ bây giờ chỉ biết Lê Bá Khánh Trình là giỏi Toán hay sao? Thực tế các lớp đàn em của LBKT còn nhiều người giỏi hơn nhiều, tôi thêm vài thông tin về hai nhân vật mà tôi đã nói ở lần trước làm ví dụ:

Nguyễn Tiến Dũng: Sinh cuối năm 1970, đạt giải nhất toán Quốc tế năm1985 tại Phần Lan (lúc Dũng 14 năm rưỡi, lúc ấy Dũng là học sinh lớp 11 nhưng thực ra là lớp 9/10). Tôi tin là kỷ lục củ NTD khó phá hơn kỷ lục củ LBKT.
Ngay sau khi tốt nghiệp MGU Dũng đã được Trung tâm quốc tế vật lý lý thuyết (ICTP) đóng ở Pháp mời làm việc ở cấp bậc sau tiến sỹ (post-doctor) . Sau đó, ngày 10-05-1994 anh bảo vệ luận án TS (các bạn đọc thêm mốt số bài viết của Dũng trên vietnamnet).
Ngô Bảo Châu: Giải nhất Toán quốc tế với 42/42 điểm năm 1988 tại Úc khi ấy Châu 16 tuồi học lớp 11, năm sau tiếp tục tham dự tại Đức và cũng được giải nhất . Với 82/84đ sau hai lần thi kỷ lục này chưa ai phá được. Về nước học tiếng Hung, chuẩn bị xách vali sang Hung thì bên đó có biến cố chính trị. Biết tin, một viện sỹ của Pháp xin cho một suất học bổng tại Pháp. Ba tháng học tiếng Pháp để kịp nhập học. Một năm sau Châu đã lấy song hai bằng cử nhân: cử nhân toán thuần lí (mathe’matiques pures) và cử nhân tin học (informatique). Năm sau, 20 tuổi Châu có thêm hai bằng thạc sỹ (về hai lĩnh vực trên) tại trường ĐH tổng hợp Pie Mari Quyri. Năm sau, năm 1992 Châu trúng tuyển (thủ khoa) trong kỳ tuyển vào hệ đào tạo DEA và viết lận án tiến sỹ, đặc biệt là kỳ thi này ngoài chuyên môn Châu phải thi vấn đáp Tiếng Anh, riêng về mặt học ngoại ngữ tôi cũng phục Châu sát đất. Phần sau này của Châu báo chí đã nói nhiều. Các bạn muốn kiểm chứng các thông tin trên và muốn biết thêm nhiều tài năng trẻ khác của VIỆT NAM các bạn liên hệ với nhà báo Hàm Châu, một cây bút chuyên viết về lĩnh vực này, đặc biệt viết về các học sinh chuyên Toán.
Thêm vài dòng tôi muốn các bạn trẻ có thêm thông tin về lớp trẻ tài năng (chỉ biết có LBKT thì buồn quá) và cũng mong các bạn có cái nhìn lạc quan hơn về giáo dục VIỆT NAM . Bàn về giáo dục của một quốc qia thì tôi không dám và tôi khuyên các bạn nên cẩn ngôn nói về vấn đề này.

#45
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết

Các bạn muốn kiểm chứng các thông tin trên và muốn biết thêm nhiều tài năng trẻ khác của VIỆT NAM các bạn liên hệ với nhà báo Hàm Châu, một cây bút chuyên viết về lĩnh vực này, đặc biệt viết về các học sinh chuyên Toán.


Nguồn tin này thì "quá chính xác" rồi nhỉ. Sợ thật, thời nay mà vẫn có người tin vào lời mấy ông "báo" cọp beo giấy chuyên đi dọa trẻ con.

Argument của bác toantoan về 2 anh NTD và NBC là trivial, ở đây ai chả biết. Nhưng những thông tin khác về nhiều nhân vật khác hiện đang ở VN thì...., bác toantoan tự điền vào chỗ trống hộ cháu nhé.

--------------
PS: Nếu bác toantoan cần biết thêm các nhân vật khác nữa ( cháu sợ là tuy bác già rồi , nhưng chưa chắc đã biết hết ) thì cháu cung cấp cho.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi quantum-cohomology: 09-03-2006 - 10:03


#46
toilachinhtoi

toilachinhtoi

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 343 Bài viết
Thật ra xét về mặt tuổi tác thì có lẽ tôi xếp vào hàng con cháu của chú toantoan. Nhưng vì thật sự vẫn chưa bioe61t rõ nhau nên vẫn xin phép được gọi là anh vậy.

1) Về TS Đặng Đức Trọng thì tôi biết khá rõ. Thầy là một người có sức làm việc rất đáng nể. Mặc dù làm việc từ sáng đến tối nhưng mỗi năm thầy đều gởi đăng từ 6 bài báo chất lượng trở lên. Việc thầy đi dạy ở các trung tâm luyện thi thì có, nhưng lí do thì một phần là về kinh tế, phần khác có thể là các trường Đại học dân lập nhiều sinh viên khá dốt và ngạo mạn dạy càng thấy chán, mặt khác phương pháp dạy các học sinh phổ thông của thầy chắc gì là mẹo mực như anh nói. Tôi biết được thầy là một người làm việc gì cũng hết sức mình, do đó việc thầy bỏ nhiều tâm huyết của mình vào việc dạy thêm cũng là chuyện bình thường thôi.

2) Hiển nhiên là đối vời tôi thì tôi biết rằng thầy Lê Bá Khánh Trình không giỏi, điều này tôi biết ngay từ lúc tôi học năm ba đại học. Tôi không trách thầy, không có ý kiến gì về sự lựa chọn của thầy cả. Nhưng liệu các em học sinh phổ thông có biết được điều đó không? Liệu phụ huynh của các em có biết điều đó không, nhất là những người ít học, ở vùng xa xôi hẻo lánh. Các em vẫn thần tượng thầy một cách quá mức, giống như các bạn trẻ bây giờ thần tượng những ca sĩ Việt Nam vậy. Hiển nhiên là tôi biết những người như Dương Hồng Phong, Ngô Bảo Châu, Nguyễn Tiến Dũng, Lê Dũng Tráng, Fredric Phạm, Lê Tự Quốc Thắng...Nhưng phần đông người Việt Nam có biết không? Lỗi này do ai?

3) Để minh họa những môn nào ở phổ thông là cần thiết, tôi xin nêu một số môn ở đại học và nêu những môn phổ thông có liên quan (dù xa nhất) để các bạn học sinh phổ thông tham khảo.

_Giải tích hàm một biến, nhiều biến. Môn Phổ thông: đạo hàm, tích phân, hình học giải tích.

_Đại số tuyến tính. Môn Phổ thông: phép tính véc tơ, hình học giải tích.

_Xác suất. Môn PT: xác suất, tổ hợp.

_Qui hoạch tuyến tính. Môn PT: phép tính véc tơ, hàm bậc nhất.

_Đại số hiện đại. Môn PT: số học, phương trình bậc hai, bậc ba.

_Tối ưu. Môn phổ thông: Hàm bậc nhất.

_Phương trình đạo hàm riêng. Môn PT: hàm bậc hai, đạo hàm, tích phân.

_Hình học. Môn PT: phép tính véc tơ.

....

Ta thấy rằng những bất đẳng thức lượng giác trong tam giác hay những bất đẳng thức biến hóa nhiều kiểu chẳng dùng làm gì cả.

4) Còn trong những nghiên cứu toán học thật sự, người ta chỉ sử dụng những bất đẳng thức: Cauchy, Holder, Young...Đôi lúc người ta cũng sử dụng những bất đẳng thức lạ và khó, nhưng đó là những bất đẳng thức người ta thực sự cần dùng (như các bất đẳng thức dùng trong phép lặp Moser...) Những bài toán người ta nghiên cứu thường thường chỉ là bậc nhất, bậc hai...

5) Liệu anh toantoan có thể cho tôi biết một "mẹo mánh" nào đó đã được anh dùng trong các kì thi học sinh giỏi đã có áp dụng cụ thể vào một bài toán nghiên cứu không?

Rất mong tiếp tục nhận sự chỉ dạy của anh.
There is no way leading to happiness. Happiness is just the way.
The Buddha

#47
toantoan

toantoan

    Lính mới

  • Thành viên
  • 8 Bài viết
Tôi nhớ tôi chưa hề nói anh Trọng đi dạy luyện thi ĐH. Các bạn hiểu sai điều này tôi sợ anh trọng trách tôi nên tôi đành thêm vài lời.
Tôi xin khảng định lại TS Trọng chưa bao giờ đi dạy LT ĐH, hình như anh cũng không ưa món này.
Tại sao các bạn cứ nghĩ rằng đi dạy thêm ở trung tâm VHNG là dạy LT ĐH.
Mặc khác cứ nói đến đi dạy thêm là các bạn nghĩ ngay là vì tiền.
Mặc dù quen biết anh nhưng tôi không biết rằng anh có một căn nhà cho sinh viên ở không lấy tiền thuê mà thông tin này tôi biết từ báo tuổi trẻ và sau này tôi biết đó là thông tin chính xác. Điều này tưởng là nhỏ nhưng khi các bạn có vợ con rồi các bạn sẽ thấy đó là điều khá vĩ đại bởi anh không phải là người phải lo cơm gạo hàng ngày nhưng cũng không phải là người dư cơm thừa của.

Ở Tp.HCM có hàng trăm, hàng ngàn kiểu dạy thêm. báo chí nói rất nhiều về vấn đề này nhưng theo tôi không mấy ai hiểu đúng về nó. Có lẽ anh Trọng chỉ đi dạy cho các học sinh biết yêu môn toán thật sự mà ở phổ thông thì đó là Toán chuyên, thứ toán LT ĐH không phải là Toán Chuyên.
Tôi thêm vài lời bởi tôi vẫn cảm thấy tôi có lỗi với anh Trọng và tôi xin phép rút ra khỏi chủ đề này ở đây.

#48
lavieestunemerde

lavieestunemerde

    Trung sĩ

  • Founder
  • 104 Bài viết
1) Khoan đã, hình như bác toilachinhtoi có cái nhìn thiếu thiện cảm với Toán sơ cấp Có thể do hồi nhỏ thi cử kém may mắn ^_^, hay do lên đại học gặp phải ông thầy quan điểm cực đoan - thú thật tôi chả thấy thầy giáo nước nào giống như ở VN, trách nhiệm lên lớp là giảng dạy mà lại tranh thủ để áp đặt quan điểm cá nhân.

Thứ nhất, khó có thể phân biệt ranh giới giữa sơ cấp và cao cấp. Thứ hai, không có sơ cấp thì cao cấp phát triển từ đâu ra (ví dụ: trong nỗ lực giải bài toán Fermat bao nhiêu lý thuyết mới đã được sinh ra)? Thứ ba, thay mặt cho bác toantoan, tôi xin trả lời câu hỏi là CÓ. Nhiều ngành toán cao cấp phát triển lên từ sự trừu tượng hóa (abstraction), và có thể nói không có mối liên hệ gì với toán phổ thông. Nhưng có những ngành khác mà động lực phát triển là kỹ thuật chứ không phải là sự trừu tượng hóa, ví dụ Number Theory (đặc biệt là analytic), Combinatorics, Graph Theory, và những kỹ thuật trong những lĩnh vực này đều ít hay nhiều liên quan đến những kỹ thuật trong toán phổ thông (vì thế có thể nói học sinh học xong phổ thông là đã có thể tìm hiểu sâu về những cái này). Những lĩnh vực này tất nhiên không phải vớ vẩn, chỉ cần kể ra vài tên tuổi như Paul Erdos, Laszlo Lovasz hay là Terry Tao. Tất nhiên Atle Selberg cũng không phải vớ vẩn khi tìm ra chứng minh sơ cấp của định lý số nguyên tố để rồi được trao giải Fields. Nếu bác "phủ nhận" toán phổ thông thì phải nên bổ sung thêm kiến văn :D

2) Đề xuất về chương trình dạy Toán ở phổ thông mà bác nêu ra chẳng có lý tí nào cả. Thứ nhất, tuổi nào làm việc đấy, sao phải lôi những cái trừu tượng xuống làm gì. Toán phổ thông nên làm tốt nhiệm vụ của mình là rèn luyện tư duy, đơn giản mà đẹp chứ không cần trừu tượng vào làm đau đầu con nhà người ta. Thứ hai, dường như bác đang mặc định rằng ai cũng theo Toán hết trong khi số người học Toán ở đại học là rất rất nhỏ, vậy thì ở chương trình phổ thông học lắm Toán làm gì ???

3) Về sự "thổi phồng" của báo chí về Toán phổ thông, tôi thấy cái đó không phải là xấu. Thứ nhất đều là dân Toán thì phải nên mừng mới phải chứ - hay là bác thích nghe tin "thổi phồng" về ca sỹ, cầu thủ hơn. Thứ hai, việc đó góp phần vào việc tạo động lực và những tấm gương cho những em học sinh phấn đấu - chẳng có gì là xấu cả (cũng tùy, nếu hồi xưa không máu me học Toán thì giờ này có lẽ là tôi cũng đang học thứ khác có ích hơn cho đời tôi :P ). Cái thiếu sót của báo chí là không "thổi phồng" nốt những nhà toán học trưởng thành như bác đã nêu tên.

Bác than phiền rằng hồi xưa vì luyện toán phổ thông và hay nghe tin "thổi phồng" cho nên thần tượng nhầm. Thứ nhất là toán phổ thông chẳng phải vô dụng, như tôi đã nói ở 1). Thứ hai, chẳng phải ai cũng thần tượng nhầm giống bác, cũng chẳng ai nghĩ là mình đang luyện võ công tuyệt đẳng cả, phần lớn đều thích thú vì nó đẹp và vui, chứ lên đại học mấy ai học toán ! Thứ ba, toán cao cấp thế nào, người nào lên đại học học toán đều... tự động biết, còn ai lên đại học không học toán thì... biết làm gì.

Việc thi cử ở phổ thông rõ ràng là chui vào chăn mới biết chăn có rận nhưng cái này lỗi do cơ chế xã hội đâu phải do môn toán tính gì !

4) Về nền giáo dục chung của VN, tôi đồng ý là nó chẳng ra gì - nhưng cái này chẳng liên quan gì đến môn toán cả. Theo tôi môn toán đã khá ổn, nếu cần thì nên... giảm nhẹ đi. Cái tồi tệ là những môn xã hội - theo tôi là quan trọng hơn toán :D - toàn dạy theo kiểu học thuộc, nói thẳng ra là nhồi sọ, áp đặt tư tưởng, nhưng cái này lại ra ngoài phạm vi của giáo dục mất rồi, xem thư của đồng chí Trung trên BBC :D.

Tóm lại là bác cứ day dứt về môn Toán ở phổ thông trong khi nó chẳng có tội lỗi gì cả. Cái cần thay đổi ở nền giáo dục là cái khác. Cần cải tổ hoàn toàn những môn xã hội như văn học, lịch sử. Chú trọng ngoại ngữ, vì đây là chìa khóa để mở cửa ra thế giới, cũng như triết học và nghệ thuật vì những cái này quan trọng đối với một người có tri thức (mặc dù theo anh Trung Hà chắc những thứ này đều vô dụng), để sau này ra nước ngoài khỏi đực mặt ra khi nghe bọn Tây nói về một phong cách kiến trúc, hay về một triết gia mà mình cả đời chưa bao giờ nghe thấy tên :D

Đang làm bài tự nhiên bức xúc nên viết mất thời gian ghê. Bác còn gì phản bác không ạ :D

#49
toilachinhtoi

toilachinhtoi

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 343 Bài viết
Gửi bạn laviee

1) Trong các bài viết của tôi tôi chẳng hề thiếu thêện cảm với Toán sơ cấp cả. Tôi chỉ nói rằng có nhiều phần nên bỏ đi, và nhiều phần nên bổ sung. Sách GK của chúng ta viết về nhiều vấn đề quá, vấn đề nào cũng trình bày nửa chừng, khiến cho nhiều học sinh chẳng hiểu được, khi lên ĐH phải học lại nhưng cũng chẳng hiểu được. Chẳng hạn vấn đề giới hạn. Theo tôi chương trình Toán 11 nên dành để dạy riêng ba phần là giới hạn, đạo hàm và tích phân là đủ rồi.

2) Tôi không thiếu thiện cảm với Toán phổ thông nhưng tôi thiếu thiện cảm với cách người ta suy nghĩ về nó. Điều này do báo chí. Tôi thiếu thiện cảm với những kì thi giống như "Olympic sinh viên".

3) Tôi có nói rằng nếu các bạn học sinh phổ thông dư thời gian thì đọc thêm một số sách của chương trình đại học. Tưực chất có nhiều phần ở chương trình đại học các bạn phổ thông có thể đọc được. Còn việc tôi giới thệiu một số môn ở chương trình đại học chỉ nhằm mục đích nói lên những môn nào ở phổ thông là thích hợp thôi.

4) Dĩ nhiên đây chỉ là ý kiến của riêng tôi thôi. Các bạn hãy làm việc gì các bạn cho là tốt nhất đối với mình.

5) Vì tôi chỉ biết toán nên góp ý về toán thôi.
There is no way leading to happiness. Happiness is just the way.
The Buddha

#50
math_phd2010

math_phd2010

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 50 Bài viết

Mặc dù quen biết anh nhưng tôi không biết rằng anh có một căn nhà cho sinh viên ở không lấy tiền thuê mà thông tin này tôi biết từ báo tuổi trẻ và sau này tôi biết đó là thông tin chính xác. Điều này tưởng là nhỏ nhưng khi các bạn có vợ con rồi các bạn sẽ thấy đó là điều khá vĩ đại bởi anh không phải là người phải lo cơm gạo hàng ngày nhưng cũng không phải là người dư cơm thừa của.

Không cần lên báo hỏi đâu!
Thầy Trọng có một căn nhà ở quận 8, Tp HCM, để cho các sinh viên khoa Toán KHTN TPHCM ở miễn phí (ĐK: học giỏi, và gặp khó khăn).
Trong số đó có: Nguyễn Trọng Toán (sắp sang Indiana làm PhD, Fall 2006), Trương Trung Tuyến (sắp sang Indiana làm PhD, Fall 2006), Tống Viết Phi Hùng (đang làm PhD tại Wayne, Fall 2005). Thông tin về các sinh viên khóa sau thì mình không rõ.
Mình rất kính nể thầy Trọng.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi math_phd2010: 09-03-2006 - 20:28

Thiết Mộc Lan :)

#51
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết

Nhưng có những ngành khác mà động lực phát triển là kỹ thuật chứ không phải là sự trừu tượng hóa, ví dụ Number Theory (đặc biệt là analytic), Combinatorics, Graph Theory, và những kỹ thuật trong những lĩnh vực này đều ít hay nhiều liên quan đến những kỹ thuật trong toán phổ thông (vì thế có thể nói học sinh học xong phổ thông là đã có thể tìm hiểu sâu về những cái này). Những lĩnh vực này tất nhiên không phải vớ vẩn, chỉ cần kể ra vài tên tuổi như Paul Erdos, Laszlo Lovasz hay là Terry Tao. Tất nhiên Atle Selberg cũng không phải vớ vẩn khi tìm ra chứng minh sơ cấp của định lý số nguyên tố để rồi được trao giải Fields. Nếu bác "phủ nhận" toán phổ thông thì phải nên bổ sung thêm kiến văn :P

Mình không hiểu cậu học lý thuyết số theo kiểu gì, nhưng theo mình hiểu, lý thuyết số giải tích là hoàn toàn không sơ cấp. Định lý lớn Fecma là thứ hoàn toàn cao cấp, mặc dù có cái vỏ là toán sơ cấp, nhưng không thể vì thế mà coi là toán sơ cấp được. Tổ hợp, là thứ cực hiện đại, nhưng người ta không hiểu tổ hợp một cách thực sự nên cứ coi là toán sơ cấp. Đó là sai lầm rất lớn.
Học sinh cấp 3 có thể hiểu, nhưng vấn đề là hiểu ở ở mức nào. Mặc dù lý thuyết số hoàn toàn không phải là chuyên môn của mình, nhưng nếu nói lý thuyết số chủ yếu là kĩ thuật thì là sai hoàn toàn. Cậu nhắc đến Seilberg, vậy thì mình nói luôn, ông ta được trao giải Fields không phải là vì chứng minh sơ cấp của định lý số nguyên tố, đó chỉ có thể coi là một fun story của ông mà thôi. Kết quả chủ yếu của ông là công thức vết bên lý thuyết biểu diễn trên không gian các dạng tự đẳng cấu và giải tích điều hòa. Và nói chung mình không tin có một học sinh cấp 3 nào đủ kiến thức để hiểu được kết quả của Selberg và hoàn toàn không tin nó có nguồn gốc sơ cấp. Ngay cả cách hiểu sơ cấp nhất thì cũng đã đòi hỏi đến thế nào là dạng tự đẳng cấu, và trường hợp đặc biệt của nó thì cũng đòi hỏi hiểu lý thuyết biểu diễn của SL(2,R) và dạng vi phân trên không gian thuần nhất SO(2)\SL(2,R)/SL(2,Z), còn gọi là dạng mudular . Nói thế không phải là phủ nhận toán phổ thông, nhưng mà sức mạnh của nó hoàn toàn hạn chế.

Cả thế giới này được có mỗi một ông Erdos thôi chứ mấy.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Kakalotta: 10-03-2006 - 08:49

PhDvn.org

#52
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
Nói thực tình, người ta cứ tung hô là A.Wiles giải bài toán Ferma, nhưng thực ra ông ta cũng có khoái gì cái định lý Ferma trình bày kiểu sơ cấp đâu. Ông ta quan tâm thực sự chỉ tới các rational points trên Varieties thôi.

Tổ hợp thì chắc chắn không thể gọi là toán sơ cấp được rồi, đây là 1 ngành đang được phát triển với rất nhiều công cụ của toán học và vật lý lý thuyết, làm sao mà 1 học sinh cấp 3 dám nói là hiểu được tổ hợp. Cái chữ "hiểu đuợc" có thể nói là 1 từ khá nguy hiểm trong toán học.

Automorphic Forms thì khỏi nói, mình không tin là học sinh cấp 3 đọc có thể hiểu nổi nó.

Nói thực sự thì người ta nên hiểu là các ông được giải thưởng này nọ vì giải quyết các bài toán sơ cấp này kia chỉ là những câu chuyện vui thôi. Chả ai quan tâm đâu mà. Các vấn đề họ quan tâm, thì thực sự nằm rất sâu trong toán học ngòai và trên mức sau đại học.

PS: Riêng phần analytic number theory, mình cũng đã học 1 học kỳ về nó, mình không tin là học sinh cấp 3 có thể đọc và hiểu nó.
Riêng phần chứng minh tính chất siêu việt của các số :P và e thì đã phải dùng đến giải tích phức 1 biến rồi. Hay là việc hiểu thế nào là số đại số thì bét nhất cũng phải học sơ qua đại số đại cương hay lý thuyết Galois. Cái này học sinh cấp 3 nếu chưa học đại số tuyến tính thì làm sao mà qua được.
Đó là chưa kể việc động đến hàm zeta của lý thuyết số là động đến 1 loạt các vấn đề cao cấp của hình học đại số như l-adic cohomology, Tate Curves, Weil conjecture.
Những cái này nói thật, sinh viên nghiên cứu sinh chỗ mình khối thằng còn chả hiểu, chả biết tí gì, đừng nói tới học sinh cấp 3.

Còn Graph theory ý hả, cái này đòi hỏi toán học và vật lý lý thuyết như nhau. Hướng hiện đại của Graph theory không còn chỉ nằm trong toán học thuần túy, mà nó còn mượn cả ý tưởng của Feymann diagram của trường lượng tử và Hopf algebra của quantum groups để phát triển.
Học sinh cấp 3 làm sao hiểu nổi quantum field theory được.

#53
lavieestunemerde

lavieestunemerde

    Trung sĩ

  • Founder
  • 104 Bài viết

Mình không hiểu cậu học lý thuyết số theo kiểu gì, nhưng theo mình hiểu, lý thuyết số giải tích là hoàn toàn không sơ cấp. Định lý lớn Fecma là thứ hoàn toàn cao cấp, mặc dù có cái vỏ là toán sơ cấp, nhưng không thể vì thế mà coi là toán sơ cấp được. Tổ hợp, là thứ cực hiện đại, nhưng người ta không hiểu tổ hợp một cách thực sự nên cứ coi là toán sơ cấp. Đó là sai lầm rất lớn.
Học sinh cấp 3 có thể hiểu, nhưng vấn đề là hiểu ở ở mức nào. Mặc dù lý thuyết số hoàn toàn không phải là chuyên môn của mình, nhưng nếu nói lý thuyết số chủ yếu là kĩ thuật thì là sai hoàn toàn. Cậu nhắc đến Seilberg, vậy thì mình nói luôn, ông ta được trao giải Fields không phải là vì chứng minh sơ cấp của định lý số nguyên tố, đó chỉ có thể coi là một fun story của ông mà thôi. Kết quả chủ yếu của ông là công thức vết bên lý thuyết biểu diễn trên không gian các dạng tự đẳng cấu và giải tích điều hòa. Và nói chung mình không tin có một học sinh cấp 3 nào đủ kiến thức để hiểu được kết quả của Selberg và hoàn toàn không tin nó có nguồn gốc sơ cấp. Ngay cả cách hiểu sơ cấp nhất thì cũng đã đòi hỏi đến thế nào là dạng tự đẳng cấu. Nói thế không phải là phủ nhận toán phổ thông, nhưng mà sức mạnh của nó hoàn toàn hạn chế.

Cả thế giới này được có mỗi một ông Erdos thôi chứ mấy.

Mấy bác này chẳng hiểu người ta nói gì lại xúm vào đấu ghê quá.

- Tôi nêu định lý Fermat để nói rằng có nhiều thứ trong cao cấp được phát triển lên trong mục đích giải quyết những vấn đề sơ cấp. Những công cụ cao cấp khi nghĩ ra đều có mục đích chứ tự nhiên nó lại sinh ra ?

- Các bác xem lại tôi nói graph theory, combinatorics hay analytic number theory là sơ cấp hồi nào ? Tôi nói rằng trong những thứ đó có những kỹ thuật giống với những kỹ thuật trong toán sơ cấp, để trả lời cho câu hỏi của bác toilachinhtoi rằng mấy kỹ thuật đó có ích hay không. (Nguyên văn tôi nói: những kỹ thuật trong những lĩnh vực này đều ít hay nhiều liên quan đến những kỹ thuật trong toán phổ thông )

Ví dụ, kỹ thuật của Euler viết hàm zeta dưới dạng tích các số hạng (1-p^s)^-1 là một kỹ thuật hết sức sơ cấp, nhưng đã thành tư tưởng quan trọng trong việc nghiên cứu các hàm zeta và các L-hàm. Kỹ thuật đường chéo của Cantor (để chứng minh số thực không đếm được) cũng hết sức sơ cấp, nhưng là một kỹ thuật quan trọng trong lý thuyết tập hợp, và cũng được dùng trong chứng minh định lý Incompleteness của Godel.

- Chứng minh định lý số nguyên tố của Erdos và Selberg bằng phương pháp sơ cấp là một thành tựu lớn vì trước đấy người ta (cụ thể, Hardy) không thể tưởng tượng được là có thể CM nó bằng sơ cấp. Bác nói nó là "fun story" tôi chẳng thấy đúng tí tẹo nào cả. Bản thân định lý số nguyên tố (PNT) là một định lý rất khó, cũng mất đến 100 năm mới tìm ra lời giải (Hadamard và de la Vallée Poussin) nhưng phải dùng giải tích phức. Việc tìm một lời giải sơ cấp là một việc rất khó, nhưng rất có ý nghĩa, vì PNT được phát biểu một cách rất sơ cấp, vậy sao lại không có một chứng minh sơ cấp cho nó.

Chứng minh đó toàn là giải tích thực làm gì có automorphic forms ở đây. Tôi nghĩ học sinh cấp 3 nỗ lực lớn có thể hiểu được. Về chứng minh này, và các phương pháp sơ cấp trong lý thuyết số, xem Elementary Methods in Number Theory của Nathanson. À mà chứng minh của Selberg đăng trên Annals nên đừng nghĩ là "fun story" nhé.

Còn công trình của Selberg mà bác trích dẫn là sau khi ông ta đã được giải thưởng Fields :P (Probably Selberg's best and most important work is his trace formula for SL2®, which was done several years after the work for which he was awarded the Fields Medal, http://www-groups.dc...s/Selberg.html)

- Tôi nói rằng "vì thế có thể nói học sinh học xong phổ thông là đã có thể tìm hiểu sâu về những cái này" chứ đâu có nói là học sinh cấp 3 có thể hiểu hết như các bác gán vào miệng tôi như thế. Ví dụ học sinh cấp 3 có thể tìm hiểu về Additive Combinatorics hay Combinatorics on finite sets, chứ còn những thứ cao siêu như bác quantum nói thì không học sao hiểu được.

- Lần sau nghe hiểu người khác nói gì rồi hãy nói nhé.

Tôi tóm lại để chúng ta hiểu ai đang nói gì. toivachinhtoi cho rằng những cái học cấp 3 đều là vô dụng. Tôi cho rằng không phải thế, và nêu ra một số môn học có mối quan hệ với những thứ học ở cấp 3. Còn các bác tưởng tôi cho rằng những thứ đó là sơ cấp thì sai bét. Mà thực ra, làm gì có ranh giới giữa cao cấp và sơ cấp.

#54
lavieestunemerde

lavieestunemerde

    Trung sĩ

  • Founder
  • 104 Bài viết

Riêng phần chứng minh tính chất siêu việt của các số  :P  và e thì đã phải dùng đến giải tích phức 1 biến rồi.

Đấy là chứng minh mà bác thấy, nhưng còn nhiều chứng minh khác nữa chứ ^_^

Còn Graph theory ý hả, cái này đòi hỏi toán học và vật lý lý thuyết như nhau.

Bác nói cái này có khiên cưỡng quá không. Cụ thể là, graph theory có những phần tương tác với vật lý, nhưng không có nghĩa là cái gì của graph theory cũng dính đến vật lý cả. Xin đừng "quy nạp".

À mà tôi thấy hình như bác nghĩ cái nào nằm ngoài fields of interest của mình đều không hiện đại, không hay, cái này thì ... :D

#55
pizza

pizza

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 143 Bài viết
Các bác các chú thể hiện nhiều trình độ nhiều quá :P . Đ.c lavi nói đúng quá còn gì . Có điều , từ " kĩ thuật " nên hiểu cho đúng ( dù nó cũng là tương đối ), đừng hiểu lệch lạc . Cá nhân mình thí thấy hs ít học kĩ thuật mà toàn học mẹo vớ vẩn , cứ nhìn mấy topic của hs phổ thông thì thấy ngay .
The world is what it is; men who are nothing , who allow themselves to become nothing , have no place in it !
(Naipaul)
Khi mê tiền chỉ là tiền
Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm
Khi mê dâm chỉ là dâm
Ngộ ra mới biết trong dâm có tình
(NBS)

#56
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết

Bác nói cái này có khiên cưỡng quá không. Cụ thể là, graph theory có những phần tương tác với vật lý, nhưng không có nghĩa là cái gì của graph theory cũng dính đến vật lý cả. Xin đừng "quy nạp".

Ồ không chỉ là tương tác, mà nó còn phải mượn vật lý mới phát triển tiếp được. Cụ thể bài toán 4-Colour, không có Hopf algebra ( có thể xem paper của Connes và Kreimer ) và quantum groups thì khó mà đi tiếp đấy ( cho dù có thể dùng CS ). Mình xin nói là không phải là từ Interest và fields của mình, mà đó là hướng phát triển chung của toán học. Cái thời toán học tách khỏi vật lý qua lâu lắm rồi, đó là thế kỷ 20, khi mà người ta còn yêu thích Bourbaki. Thời nay toán học và vật lý là 1. Cụ thể bác cứ thử xem các vấn đề nóng bỏng trong toán có vấn đề nào không dính tới vật lý không ( kể cả Number theory ). Phần CS mình không biết nên không dám bàn.
Không có ý tưởng Flows từ cơ học Hamilton thì chắc là Poincare' conjecture cũng khó mà chứng minh được đấy nhỉ.

Xin cũng nói thẳng là mình chả biết tí gì về vật lý và các hướng toán hiện đại. Cho nên không thể nói là từ Interest hay fields gì cả.

Đấy là chứng minh mà bác thấy, nhưng còn nhiều chứng minh khác nữa chứ

Cái này tôi không biết, nhưng tôi cũng không tin là học sinh cấp 3 có thể hiểu được.

Tôi chỉ nói là: Hiểu có nhiều cấp độ hiểu. Hiểu kiểu hời hợt thì không cần đi học, tôi ngồi đọc sách cũng được. Hiểu sâu là ở mức độ khác, và hiểu đến mức vận dụng phân tích tổng hợp đánh giá sáng tạo thì ở mức độ khác nữa

Biết --> Hiểu --> Hiểu sâu --> Vận dụng --> Phân tích ---> Tổng hợp ---> Đánh Giá ---> Sáng tạo ( 8 cấp độ nhận thức theo Bloom )
Bao giờ qua được mức độ 2 thì người ta mới có thể gọi là tạm hiểu của người HỌC toán. Còn nếu chỉ dừng ở mức biết các chứng minh trong sách ( như tôi hiện nay ) thì vẫn mới chỉ đứng bên lề nhìn vào thôi.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi quantum-cohomology: 10-03-2006 - 10:39


#57
quantum-cohomology

quantum-cohomology

    I need the end to set me free, i was me but now he's gone

  • Thành viên
  • 725 Bài viết
Mình cũng xin bổ sung thêm, có 1 lần mình xuống Bonn tham gia nghe Seminar của Hirzebruch, ông ta có nói là: Trước khi mở rộng định lý Riemann-Roch thì điều khó khăn duy nhất của ông ta đó là: Ông ta không hiểu được thế nào là 1 vector bundle. Tất cả đều ngạc nhiên, nhưng sau đó mọi người đều hiểu là Hirzebruch không hề nói đùa. Nếu ngài nói ngài hiểu về Vector bundle, liệu ngài có thể trả lời hết các câu hỏi mà tôi đặt ra xung quanh vector bundle hay không?

#58
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Tất cả bọn tôi đều đánh giả chuyện hiện đại hay không rất khách quan, hoàn toàn không phụ thuộc vào lãnh vực quan tâm hay không. Một lãnh vực hẹp được gọi là hiện đại nếu như các chiêu thức chính của nó xuất hiện trong những năm gần đây.
Cụ thể, tất cả các cái trò về toán mẹo mực thức kiểu cấp ba đều đã ra đời cách đây vài trăm năm.?
Tất nhiên, không phải nhánh toán cấp 3 nào cũng là vô dụng, nhưng có đáng để hàng triệu học sinh sinh viên đâm đầu vào luyện các tiểu xảo đó hay không? Nói trắng ra, học hành đúng đường đúng lối còn chưa chắc ăn ai, đằng này cứ suốt ngày kéo nhau đâm vào đường cụt, để rồi việt nam trở thành cuờng quốc toán sơ cấp (càng nghĩ càng thấy nhục), nhưng lại có ông Erdos đứng ra bào chữa. Cả thế giới được có một ông ấy thôi, chứ mấy? Ông ta mà có sống lại thì cũng hối hận vì đã góp phần làm cho cả một nền toán học thụt lùi. Thời của Erdos đã qua cách đây 50 rồi.
PhDvn.org

#59
bandmaster

bandmaster

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 36 Bài viết

- Lần sau nghe hiểu người khác nói gì rồi hãy nói nhé.

Tôi tóm lại để chúng ta hiểu ai đang nói gì. toivachinhtoi cho rằng những cái học cấp 3 đều là vô dụng. Tôi cho rằng không phải thế, và nêu ra một số môn học có mối quan hệ với những thứ học ở cấp 3. Còn các bác tưởng tôi cho rằng những thứ đó là sơ cấp thì sai bét. Mà thực ra, làm gì có ranh giới giữa cao cấp và sơ cấp.

Tôi thấy chính bác lavie có thể hiểu lầm ý của toilachinhtoi đấy. Bác đọc lại những bài của cậu ấy thử xem. Tôi thấy toilachinh toi chưa hề nói toán sơ cấp là vô dụng. Bác ấy nói rằng các học sinh đừng quá mất thời gian, sa lầy vào việc giải các thứ toán gà chọi như bất đẳng thức, phương trình hàm... để rồi những mưu mẹo học được từ việc giải các bài đó chẳng dùng gì cho dù sau này có theo học toán hay không trừ mấy người luyện thi, viết sách kiếm tiền. Mấy cái tên rất "kêu" kiểu như "huy chương vàng toán thế giới" còn làm hầu hết người Việt Nam hiểu lầm "chúng ta là những nhà vô địch".Thật ra người tiếp tục học toán (chứ không phải học dạy toán phổ thông) sẽ thấy đó là sự hiểu lầm tai hại. Nhưng số người tiếp tục học toán xa hơn có bao nhiêu, toilachinhtoi nêu ra điều này có lẽ để những người không đủ kiến thức (nhắc lại là số này bao gồm hầu hết người Việt Nam) khỏi ảo tưởng thôi. Còn cho dù học toán cỡ nào thì cũng phải dựa vào số tự nhiên hay mấy phép tính cơ bản, sao bảo toán sơ cấp là vô dụng được?

#60
lavieestunemerde

lavieestunemerde

    Trung sĩ

  • Founder
  • 104 Bài viết

Cả thế giới được có một ông ấy thôi, chứ mấy? Ông ta mà có sống lại thì cũng hối hận vì đã góp phần làm cho cả một nền toán học thụt lùi. Thời của Erdos đã qua cách đây 50 rồi.

Định cái nhau với bác kaka, nhưng bác nói về Erdos thế này thì bó tay. Bác tìm hiểu xem ông ấy làm gì đã rồi trước khi ăn nói linh tinh. Quan điểm cực đoan thế này không nói chuyện được.




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh