Đến nội dung

Hình ảnh

$M,N,P$ thẳng hàng .

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
Hoang Tung 126

Hoang Tung 126

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2061 Bài viết

  Bài toán :Cho $\Delta ABC$ có đường tròn $(I)$ nội tiếp trong tam giác và tiếp xúc với $BC,CA,AB$ tại $D,E,F$. Vẽ đường tròn $(I_{1})$ đi  qua $I$ và tiếp xúc với AB,AC .Vẽ đường tròn $(I_{2})$ đi qua $I$ và tiếp xúc với AB,BC. Vẽ đường tròn $(I_{3})$ đi qua $I$ và tiếp xúc với AC,BC. Gọi $X,Y,Z$ lần lượt là giao điểm thứ 2 khác $I$ của các cặp đường tròn $(I_{2}),(I_{3});(I_{1}),(I_{3});(I_{1}),(I_{2})$. Gọi $M,N,P$ theo thứ tự là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác $AIX,BIY,CIZ$.

                   CMR: $M,N,P$ thẳng hàng .



#2
nguyenthehoan

nguyenthehoan

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 392 Bài viết

  Bài toán :Cho $\Delta ABC$ có đường tròn $(I)$ nội tiếp trong tam giác và tiếp xúc với $BC,CA,AB$ tại $D,E,F$. Vẽ đường tròn $(I_{1})$ đi  qua $I$ và tiếp xúc với AB,AC .Vẽ đường tròn $(I_{2})$ đi qua $I$ và tiếp xúc với AB,BC. Vẽ đường tròn $(I_{3})$ đi qua $I$ và tiếp xúc với AC,BC. Gọi $X,Y,Z$ lần lượt là giao điểm thứ 2 khác $I$ của các cặp đường tròn $(I_{2}),(I_{3});(I_{1}),(I_{3});(I_{1}),(I_{2})$. Gọi $M,N,P$ theo thứ tự là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác $AIX,BIY,CIZ$.

                   CMR: $M,N,P$ thẳng hàng .

Thực hiện phép nghịch đảo cực $I$ với phương tích bất kì, ta có bài toán đã cho tương đương với bài toán sau.

Bài toán. Cho tam giác $ABC$,trực tâm $H$. Gọi $(X),(Y),(Z)$ thứ tự là các đường tròn ngoại tiếp các tam giác $BHC,CHA,AHB$. Các tiếp tuyến chung ngoài của các cặp đường tròn $(X),(Y),(Z)$ cắt nhau tạo thành tam giác $PQR$. Chứng minh rằng $AP,BQ,CR$ đồng quy.

dôi xa.png

 

Để chứng minh bài toán này, ta cần đến bổ đề đơn giản sau.

Cho hai tam giác $ABC$ và $DEF$ có các cặp cạnh $(AB,DE),(BC,EF),(CA,FD)$ tương ứng song song. Khi đó ta có các đường thẳng $AD,BE,CF$ đồng quy tại tâm vị tự biến tam giác này thành tam giác kia.

 

Trở lại bài toán, ta sẽ chứng minh hai tam giác $ABC$ và $PQR$ có các cặp cạnh tương ứng song song.

Ta có tính chất quen thuộc. Tâm ngoại tiếp các tam giác $HBC,HCA,HAB$ thứ tự là đối xứng của tâm $O$ ngoại tiếp tam giác $ABC$ qua $BC,CA,AB$ và 

Gọi $M,N$ là các tiếp điểm của tiếp tuyến chung của $(Z),(Y)$ trên $(Z),(Y)$

Khi đó Ta có $ZM=YN=R$ và $ZM//YN$ nên tứ giác $ZMNY$ là hình bình hành, thêm nữa $\widehat{ZMN}=90^{\circ}$ nên tứ giác này là hình chữ nhật,nên $MN//YZ$

Mà $YZ$ là đường trung trực của $AH$ và $AH\perp BC$ nên ta có $MN//BC$ hay $QR//BC$

 

Chứng minh tương tự ta có ngay điều phải chứng minh.



#3
haitienbg

haitienbg

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 124 Bài viết

  Bài toán :Cho $\Delta ABC$ có đường tròn $(I)$ nội tiếp trong tam giác và tiếp xúc với $BC,CA,AB$ tại $D,E,F$. Vẽ đường tròn $(I_{1})$ đi  qua $I$ và tiếp xúc với AB,AC .Vẽ đường tròn $(I_{2})$ đi qua $I$ và tiếp xúc với AB,BC. Vẽ đường tròn $(I_{3})$ đi qua $I$ và tiếp xúc với AC,BC. Gọi $X,Y,Z$ lần lượt là giao điểm thứ 2 khác $I$ của các cặp đường tròn $(I_{2}),(I_{3});(I_{1}),(I_{3});(I_{1}),(I_{2})$. Gọi $M,N,P$ theo thứ tự là tâm đường tròn ngoại tiếp các tam giác $AIX,BIY,CIZ$.

                   CMR: $M,N,P$ thẳng hàng .

Lời giải 2: Gọi $K,L,R$ là là giao của $AI,BI,CI$ với $(O)$

Ta có ngay $LR$ là trung trực của $AI$,mà $I_{2}I_{3}$ là trung trực của $IX$

Nên nếu gọi $M$ là giao của $AI,I_{2}I_{3}$ thì $M$ là tâm $(AIX)$.

Tương tự xác định các điểm $N,P$ là tâm của $(BIY),(CIZ)$.

Áp dụng định lí $Desagues$ cho hai tam giác $MNP,I_{1}I_{2}I_{3}$ 

có ngay dpcm~~

Hình gửi kèm

  • Untitled4.png

......Không có việc gì là không thể......... 

           = ====== NVT ====== =





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh