Đến nội dung

Hình ảnh

10 sự kiện toán học quốc tế nổi bật năm 2013

* * * * - 1 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chưa có bài trả lời

#1
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết

Năm 2013 là năm sôi động của toán học thế giới. Dưới đây là 10 sự kiện nổi bật nhất theo đánh giá của Diễn đàn toán học. Các sự kiện được trình bày theo thứ tự thời gian.

 

1) Năm 2013 là năm toán học trái đất (MPE2013)

Hơn 100 các hội khoa học, các trường đại học, viện nghiên cứu, và các tổ chức trên toàn thế giới đã cùng nhau cống hiến cho năm 2013 như là 1 năm đặc biệt đối với Toán học về hành tinh Trái Đất (MPE2013).

Nhiệm vụ của Dự án MPE là:

  • Khuyến khích nghiên cứu trong việc xác định và giải đáp những câu hỏi cơ bản về hành tinh của chúng ta
  • Khuyến khích những nhà giáo dục ở tất cả các cấp để tuyên truyền những vấn đề liên quan đến trái đất
  • Thông báo cho công chúng về những vai trò thiết yếu của khoa học toán học trong việc đối mặt với những thách thức đến với trái đất

Bốn chủ đề của MPE 2013:

  • Một hành tinh đề khám phá: biển; khí tượng học và khí hậu; các quá trình che phủ; tài nguyên thiên nhiên, hệ mặt trời
  • Một hành tinh cung cấp sự sống: sinh thái, sự đa dạng sinh học, tiến hóa
  • Một hành tinh được tổ chức bởi loài người: hệ thống chính trị, kinh tế, và tài chính, tổ chức mạng lưới giao thông vận tải, quản lý các nguồn tài nguyên năng lượng
  • Một hành tinh đang gặp nguy hiểm: biến đổi khí hậu, sự phát triển bền vững, dịch bệnh; các loại xâm lấn; thiên tai.

 

2) Giải thưởng Wolf năm 2013

George Daniel MostowĐại học Yale, và Michael ArtinMIT, đã được chọn để nhận giải thưởng Wolf năm 2013.  Mostow được vinh danh vì những đóng góp cơ bản và tiên phong của ông cho hình học và lý thuyết nhóm Lie, đặc biệt là lý thuyết cứng nhắc mạnh. Artin được vinh danh vì những đóng góp cơ bản của ông trong hình học đại số. 

artin.jpeg motow.jpg  Michael Artin  George Daniel Mostow

Michael Artin là một trong những nhà hình học lớn nhất của thế kỷ 20, ông đã có nhiều công trình đáng ngạc nhiên và có chiều sâu trong nhiều lĩnh vực khó. Cùng với Alexander Grothendieck, Artin đã giới thiệu đối đồng đều étale, một trong những công cụ cốt yếu của hình học đại số hiện đại. Cùng với Barry Mazur, Artin áp dụng ý tưởng từ hình học đại số để nghiên cứu vi đồng phôi của các đa tạp compact. Công việc rất độc đáo của ông trong lý thuyết biến dạng và đại số không giao hoán đã có một ảnh hưởng lâu dài.

 

3) Số nguyên tố Mersenne thứ 48

Và vào ngày 25/1/2013,tại ORLANDO, Florida, số nguyên tố Mersenne thứ 48 - lớn nhất cho tới giờ: 

$$2^{57,885,161}−1=581887266232246442......$$

đã được phát hiện nhờ Đội tìm kiếm số nguyên tố lớn (GIMPS) trên máy tính của tình nguyện viên Curtis Cooper. Số nguyên tố mới có 17.425.170 chữ số. Với 360.000 máy tính, đạt mức cao nhất là 150 nghìn tỷ phép tính mỗi giây, GIMPS chạy 17 năm liên tục, và trở thành dự án chạy lâu nhất trong lịch sử Internet.

 

4) Giải Abel 2013

Viện Hàn lâm Khoa học và Văn chương Na Uy đã quyết định trao giải thưởng Abel năm 2013 cho Pierre Deligne (người Bỉ), Viện Nghiên Cứu cao cấp Princeton, New Jersey, Hoa Kì. Ông nhận được giải thưởng Abel "vì những đóng góp trong các bài giảng hình học đại số và tác động mạnh mẽ của chúng đến lý thuyết số, lý thuyết biểu diễn, và các lĩnh vực liên quan", trích dẫn ủy ban Abel. 

 

Pierre Deligne là một nhà toán học đã xuất sắc trong việc tìm kiếm các kết nối giữa các lĩnh vực khác nhau của toán học. Nghiên cứu của ông đã dẫn đến nhiều khám phá quan trọng. Thành tích tốt nhất được biết đến của Deligne là lời giải ngoạn mục của ông cho giả thuyết cuối cùng và sâu sắc nhất của Weil. Điều này đã khiến ông được cả huy chương Fields (1978) và giải thưởng Crafoord (1988), sau này cùng với Alexandre Grothendieck.

 deligne.jpg

Chứng minh xuất sắc của Deligne cho giả thuyết Weil đã làm cho ông nổi tiếng trong thế giới toán học ngay khi còn rất trẻ. Ông được biết đến với công việc của mình trong hình học đại số và lý thuyết số, nhưng ông cũng đã có những đóng góp lớn đối với một số lĩnh vực khác của toán học.

 

5) Giải thưởng cho giả thuyết Beal tăng lên 1 triệu USD

Giả thuyết Beal như sau:

Cho A,B,C là các số nguyên dương và x,y,z là các số nguyên dương lớn hơn 2. Khi đó lời giải duy nhất của phương trình:

$$A^x+B^y=C^z$$

là bộ số A,B,C có ước chung khác 1. Ví dụ: $3^3+6^3=3^5$ thì các cơ số đều có ước chung là $3$.

Thật ra, Giả thuyết Beal tổng quát hơn cả Định lý Fermat lớn:

Với a,b,c là các số nguyên dương và n là số nguyên dương lớn hơn 2, phương trình $a^n+b^n=c^n$ vô nghiệm.

Andy Beal lần đầu tiên thành lập giải thưởng này vào năm 1997. Cho đến nay, chưa có lời giải chính xác nào cho bài toán. Trước đó, giải thưởng này trị giá 100000 đô la. Giải thưởng được AMS đứng ra bảo trợ.

 

6) Bước đột phá trong việc chứng minh Giả thuyết về Số nguyên tố sinh đôi

Tháng 4 năm nay, Yitang Zhang, giáo sư tại Đại học New Hampshire (Durham, Mỹ), vừa có bước đột phá trong việc chứng minh Giả thuyết về Số nguyên tố sinh đôi

zhang.jpg

Zhang đã chứng minh được rằng, có vô hạn cặp số nguyên tố có khoảng cách nhỏ hơn 70 triệu. Nghĩa là tồn tại vô số cặp số nguyên tố $(p,q)$ sao cho $|p−q|<7⋅10^7$.

Nhưng tin vui không dừng lại ở đó. Các nhà toán học nhận ra rằng kỹ thuật của Zhang có thể được sử dụng để đẩy khoảng cách xuống hơn nữa. Zhang đã chọn 70 triệu chủ yếu để làm chứng minh của ông đơn giản hơn.

 

7) Giả thuyết Goldbach yếu đã được chứng minh

Ngày 13/05, Harald Helfgott của École Normale ở Paris Supériure đã đăng một bằng chứng của một trong những vấn đề mở lâu đời nhất trong lý thuyết số. Đó là Giả thuyết Goldbach về ba số nguyên tố (sau đây tạm gọi là Giả thuyết Goldbach tam nguyên - The ternary Goldbach conjecture), giống như rất nhiều bài toán trong lý thuyết số, rất dễ dàng để phát biểu và để hiểu nhưng rất khó để chứng minh. Giả thuyết như sau:

Tất cả các số lẻ lớn hơn 5 có thể biểu diễn thành tổng của ba số nguyên tố. (Số nguyên tố là số nguyên lớn hơn 1 và không có ước nào khác ngoài bản thân nó và số 1.) Ví dụ, $7=2+2+3$ và $91=7+41+43$.

helfgott.jpg

8) Giải thưởng Shaw 2013 GS David Donoho làm việc tại ĐH Stanford, ngày 28/05/2013, đã được trao giải thưởng Shaw trong toán học "Vì những đóng góp sâu sắc của ông cho thống kê toán học hiện đại và đặc biệt cho sự phát triển của các thuật toán tối ưu trong dự đoán thống kê có nhiễu cũng như của các kỹ thuật hiệu quả truy tìm và phục hồi nhân vật trong các kho dữ liệu lớn.".

donoho.jpg

    9) IMO 2013 Kỳ thi Olympic toán học thế giới (IMO) năm 2013 đã được diễn ra từ 18/07 – 28/07, tại thành phố Santa Marta, Colombia. Có 527 thí sinh đến từ 97 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự. Đoàn Trung Quốc xếp thứ nhất. Đoàn Việt Nam xếp thứ 7.   10) Thuyết Matroid - bài toán 40 tuổi đã được giải quyết.

Giáo sư Jim Geelen thuộc đại học Waterloo cùng cộng sự gồm giáo sư Bert Gerards đến từ đại học Maastricht Hà Lan và Viện nghiên cứu quốc gia về toán và khoa học máy tính, giáo sư Geoff Whittle từ đại học Victoria, bang Wellington, Úc đã chứng minh thành công Giả thuyết Rota nổi tiếng.

 

Giả thiết Rota đề cập đến một mảng đặc biệt của toán học, được biết đến với cái tên thuyết Matroid (hay thuyết cấu trúc độc lập), một dạng hiện đại của hình học, được đề cập lần đầu tiên bởi nhà toán học Bill Tutte.

 

Lý thuyết này nghiên cứu về sự gắn kết của cấu trúc hình học mang tính trừu tượng (hay matroid) với cấu trúc hình học mang tính cụ thể, tức là chiếu hình qua một vùng giới hạn cho trước. Giả thuyết Rota cho rằng với mỗi vùng giới hạn cho trước thì có hữu hạn tập cản trở nhằm ngăn chặn sự thực hiện phép chiếu này. Rota đã đưa giải thuyết này lên đại hội toán học Quốc tế vào năm 1970, trước khi Geelen sinh ra 1 tuần.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh