Đến nội dung

Hình ảnh

Cho đường tròn (O; R) nội tiếp tam giác ABC tiếp xúc với BC tại D. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AD và BC. Chứng minh M, O, N thẳng hàng


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 1 trả lời

#1
yeutoanhoc01

yeutoanhoc01

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết

1)Cho đường tròn (O; R) nội tiếp tam giác ABC tiếp xúc với BC tại D. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AD và BC.

Chứng minh M, O, N thẳng hàng

 

2)Cho tam giác vuông ABC vuông tại A, với AC < AB; AH là đường cao kẻ từ đỉnh A. Các tiếp tuyến tại A và B với đường tròn tâm O ngoại tiếp tam giác ABC cắt nhau tại M. Đoạn MO cắt cạnh AB ở E. Đoạn MC cắt đường cao AH tại F. Kðo dài CA cho cắt đường thẳng BM ở D. Đường thẳng BF cắt đường thẳng AM ở N.

a)Chứng minh OM//CD và M là trung điểm của BD

b)Chứng minh EF // BC

c)Chứng minh HA là tia phân giác của góc MHN

d)Cho OM =BC = 4cm. Tính  chu vi tam giác ABC

 

 

 

 

 

 

 



#2
Hoang Thi Thao Hien

Hoang Thi Thao Hien

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 76 Bài viết

1)Cho đường tròn (O; R) nội tiếp tam giác ABC tiếp xúc với BC tại D. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AD và BC.

Chứng minh M, O, N thẳng hàng

1899943_1541519072739399_1921913968_n.jp(vẽ lặp điểm M, thay bằng T :D)

Kẻ GD đường kính, AG cắt BC tại T. J. K lần lượt là tiếp điểm tại AB, AC. Kẻ tiếp tuyến tại G của đường tròn cắt AB, AC lần lượt tại H và I

Ta có: Do I là giao điểm 2 tiếp tuyến của (O) nên IO là phân giác $\widehat{GOK}$, tương tự thì OC là phân giác $\widehat{KOD}$, mà 2 góc này kề bù nên $IO\perp OC$. $\bigtriangleup IOC$ vuông tại O có OK là đường cao nên $OK^2=IK.KC=IG.CD$

Chứng minh tương tự thì $OJ^2=GH.BD$ mà $IE=IF$ nên $GH.BD=IG.CD$$\Leftrightarrow \frac{GH}{IG}=\frac{CD}{BD}$

Mặt khác, ta có: $HI\parallel BC$ do cùng vuông góc với GD nên $\frac{GI}{TC}=\frac{AI}{AC}=\frac{AH}{AB}=\frac{HG}{BM}$$\Rightarrow \frac{GH}{IG}=\frac{BT}{TC}$

Vậy $\frac{CD}{BD}=\frac{BT}{TC}\Leftrightarrow \frac{CD}{BD}+1=\frac{BT}{TC}+1\Leftrightarrow \frac{BC}{BD}=\frac{BC}{TC} \Rightarrow BD=TC$, mà N là trung điểm BC nên N là trung điểm DT

Theo định lý đường trung bình trong tam giác thì $MO\parallel AT, ON\parallel AT$ nên theo tiên đề Ơ-clit thì 3 điểm M, O, N thẳng hàng(đpcm)


Tử Vụ, chàng còn nhớ không, lần đầu chúng ta gặp nhau, trời cũng mưa.
Gặp nhau dưới mưa, tựa như trong ý họa tình thơ. 
Bên bờ dương liễu Giang Nam, dưới mái hiên ngói xanh, tầng tầng mưa phùn mông lung. 
Lúc đó ta chỉ là một ca cơ không chút danh tiếng, mà chàng là vị Hầu gia quần là áo lượt nhàn tản.
Trong mưa gặp nhau, dây dưa cả đời.
Một đời Tang Ca như mưa bụi mông lung, vui sướng vì gặp được chàng, tan đi cũng vì chàng, bất hối.

                ~Tang Ca~            

    





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh