Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TOÁN (VÒNG 2) LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN DU

thi hsg caybutbixanh mr peter

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TOÁN (VÒNG 2) LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN DU

BÀI 1: Giải hệ phương trình :

Giải hệ$\left\{\begin{matrix} x^{2}+2y^{3}+8y=x(y^{2}+4)+4y^{2}\\ (2y+2)(\sqrt{2x^{2}+8y+6}+\sqrt{-2x-1})=8y^{2}+6x+7 \end{matrix}\right.$

Bài 2 : Cho tam giác $ABC (AB<AC)$ nội tiếp $(O)$ và ngoại tiếp $(I)$.Tiếp điểm của $(I)$ với các cạnh $BC,AB,AC$ lần lượt tại $D,E,F$.Đường tròn đường kính $AI$ cắt $(O)$ tại $M$ ($M \neq A$) và cắt đường thẳng $A$ song song $BC$ tại $N.$

a, CMR : $N,I,D$ thẳng hàng

b,CMR : $MN,EF,BC$ đồng quy.

Bài 3 : Cho $a,b,c > 0$ thỏa mãn $\frac{1}{a+b+1}+\frac{1}{b+c+1}+\frac{1}{a+c+1}\geq 1$ .CMR :

$a+b+c \geq ab+bc+ca$

Bài 4: Tìm các cặp số nguyên tố $(p,q)$ thỏa mãn $p\neq q$ và $(7^{p}-2^{p})(7^{q}-2^{q})\vdots pq$

Bài 5 : Cho $A$ là một tập hợp thay đổi gồm $2014$ số thực phân biệt bất kì.Xét tập $B=\left \{ \frac{x+y}{2};x,y\in A,x\neq y \right \}$

Hỏi tập $B$ có ít nhất bao nhiêu phần tử ?

Bài 6 : Cho hàm số $f: \mathbb{Q}\rightarrow \mathbb{Q}$ thỏa mãn điều kiện $f(x+f(y))=f(x)+y,\forall x,y\in\mathbb{Q}$

a, CMR: f đơn ánh

b,Tìm tất cả hàm $f$ thỏa mãn điều kiện trên .

----------------------------------

Tiếc là mình không đậu vòng 1 nêu không thể thi vòng 2 :( Các bạn tham gia giải nhiệt tình nhé, đề này khá hay.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 29-03-2014 - 20:06
Chủ topic nhờ sửa đề

KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#2
etucgnaohtn

etucgnaohtn

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 356 Bài viết

 

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TOÁN (VÒNG 2) LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN DU

BÀI 1: Giải hệ phương trình :

$\left\{\begin{matrix} x^{2}+2y^{3}+8y=x(y^{2}+4)+4y^{2}\\ (2y+2)(\sqrt{2x^{2}+8y+6}-\sqrt{-2x-1})=8y^{2}+6x+7 \end{matrix}\right.$

Điều kiện : $x\leq \frac{-1}{2}$

Từ phương trình thứ nhất ta được : $(x-2y)(x-y^2+2y-4)=0(*)$ 

Nếu $x=y^2-2y+4$ thì $x=(y-1)^2+3> 0$ ( loại vì trái điều kiện xác định )

Từ đó ta có $(*)\Leftrightarrow x=2y$

Thay vào phương trình thứ 2 , ta được : 
$(2x^2+6x+7)(\frac{x+2}{\sqrt{2x^2+4x+6}+\sqrt{-2x-1}}-1)=0(**)$
Do $2x^2+6x+7=2(x+\frac{3}{2})^2+\frac{5}{2}>0$ nên từ $(**)\Leftrightarrow \sqrt{2x^2+4x+6}+\sqrt{-2x-1}=x+2(***)$

Ta có $2x^2+4x+6=2(x+1)^2+4\geq 4$ nên $\sqrt{2x^2+4x+6}\geq 2$ 

Suy ra $\sqrt{2x^2+4x+6}+\sqrt{-2x-1} \geq 2(1)$

Mà $x\leq \frac{-1}{2}$ ( theo điều kiện xác định ) nên $x+2\leq \frac{3}{2}(2)$
Từ $(1),(2)$ ta được phương trình $(***)$ vô nghiệm
Vậy hệ phương trình đã cho vô nghiệm !


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi etucgnaohtn: 26-02-2014 - 17:52

Tác giả :

 

Lương Đức Nghĩa 

 

 


#3
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

 

Bài 4: Tìm các cặp số nguyên tố $(p,q)$ thỏa mãn $p\neq q$ và $(7^{p}-2^{p})(7^{q}-2^{q})\vdots pq$

Lời giải. Ta có bổ đề.

Bổ đề. Nếu $a,b,n$ là các số nguyên dương và $p$ nguyên tố thỏa mãn $p|a^n-b^n$. Gọi $k$ là số nguyên dương nhỏ nhất sao cho $p|a^k-b^k$. Khi đó $k|n$.

---------------------------------------

Quay lại bài toán. Nếu $p|7^p-2^p$ thì theo định lý Fermat nhỏ ta có $p|5$ nên $p=5$. Ta suy ra $q|5 \cdot 671 \cdot (7^q-2^q)$. Vì $p \ne q$ nên $q \nmid 7^q-2^q$ và $q \ne 5$. Do đó $q | 671$. Ta tìm được $q=61$ hoặc $q=11$.

Tương tự với $q|7^q-2^q$ thì $q=5$ và $p=61$ hoặc $p=11$.

Nếu $p \nmid 7^p-2^p,q \nmid 7^q-2^q$ thì $p|7^q-2^q$. Gọi $k$ là số nguyên dương nhỏ nhất thỏa mãn $p|7^k-2^k$. Khi đó $k|q$. Vậy $k=1$ hoặc $k=q$.

 

Với $k=1$ thì $p|5$, mâu thuẫn vì lúc đó $p|7^p-2^p$. Vậy $k=q$. Lại có $(p,2)=(p,7)=1$ nên theo định lý Fermat nhỏ ta có $p|7^{p-1}-2^{p-1}$. Do đó $k|p-1$ hay $q|p-1$. Ta thu được $p-1 \ge q$.

 

Chứng minh tương tự thì $q-1 \ge p$, mâu thuẫn với $p-1 \ge q$.

Vậy $\boxed{(p,q)=(5,61),(5,11),(11,5),(61,5)}$.


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#4
Hoang Tung 126

Hoang Tung 126

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2061 Bài viết

 

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TOÁN (VÒNG 2) LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN DU

BÀI 1: Giải hệ phương trình :

$\left\{\begin{matrix} x^{2}+2y^{3}+8y=x(y^{2}+4)+4y^{2}\\ (2y+2)(\sqrt{2x^{2}+8y+6}-\sqrt{-2x-1})=8y^{2}+6x+7 \end{matrix}\right.$

Bài 2 : Cho tam giác $ABC (AB<AC)$ nội tiếp $(O)$ và ngoại tiếp $(I)$.Tiếp điểm của $(I)$ với các cạnh $BC,AB,AC$ lần lượt tại $D,E,F$.Đường tròn đường kính $AI$ cắt $(O)$ tại $M$ ($M \neq A$) và cắt đường thẳng $A$ song song $BC$ tại $N.$

a, CMR : $N,I,D$ thẳng hàng

b,CMR : $MN,EF,BC$ đồng quy.

Bài 3 : Cho $a,b,c > 0$ thỏa mãn $\frac{1}{a+b+1}+\frac{1}{b+c+1}+\frac{1}{a+c+1}\geq 1$ .CMR :

$a+b+c \geq ab+bc+ca$

Bài 4: Tìm các cặp số nguyên tố $(p,q)$ thỏa mãn $p\neq q$ và $(7^{p}-2^{p})(7^{q}-2^{q})\vdots pq$

Bài 5 : Cho $A$ là một tập hợp thay đổi gồm $2014$ số thực phân biệt bất kì.Xét tập $B=\left \{ \frac{x+y}{2};x,y\in A,x\neq y \right \}$

Hỏi tập $B$ có ít nhất bao nhiêu phần tử ?

Bài 6 : Cho hàm số $f: \mathbb{Q}\rightarrow \mathbb{Q}$ thỏa mãn điều kiện $f(x+f(y))=f(x)+y,\forall x,y\in\mathbb{Q}$

a, CMR: f đơn ánh

b,Tìm tất cả hàm $f$ thỏa mãn điều kiện trên .

----------------------------------

Tiếc là mình không đậu vòng 1 nêu không thể thi vòng 2 :( Các bạn tham gia giải nhiệt tình nhé, đề này khá hay.

 

Bài 3:Ta có:$\sum \frac{1}{a+b+1}\geq 1< = > \sum (1-\frac{1}{a+b+1})\leq 2< = > 2\geq \sum \frac{a+b}{a+b+1}=\sum \frac{(a+b)^2}{(a+b)(a+b+1)}\geq \frac{4(\sum a)^2}{\sum (a+b)(a+b+1)}= > \sum (a+b)(a+b+1)\geq 2(\sum a)^2< = > 2\sum a\geq 2\sum ab= > \sum a\geq \sum ab$



#5
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

 

Bài 6 : Cho hàm số $f: \mathbb{Q}\rightarrow \mathbb{Q}$ thỏa mãn điều kiện $f(x+f(y))=f(x)+y,\forall x,y\in\mathbb{Q}$

a, CMR: f đơn ánh

b,Tìm tất cả hàm $f$ thỏa mãn điều kiện trên .

 

Gỉa sử tồn tại $x_1,x_2$ hữu tỉ sao cho $$f(x_1)=f(x_2)\Rightarrow f(1+f(x_1))=f(1+f(x_2))\Rightarrow f(1)+x_1=f(1)+x_2\Rightarrow x_1=x_2$$

Vậy $f$ là đơn ánh.

Từ phương trình hàm ban đầu, ta cho $x=y=0$ được $f(f(0))=f(0)$, vì $f$ đơn ánh nên $f(0)=0$

Cũng từ PTH ban đầu, cho $x=0$ được $f(f(y))=f(0)+y=y,\;\forall y\in \mathbb{Q}$

Do đó ta có :

$$f(x+f(y))=f(x)+f(f(y)),\;\forall x,y\in \mathbb{Q}\Leftrightarrow f(x)+f(y)=f(x+y),\;\;\forall x,y\in \mathbb{Q}$$

Áp dụng định lí về PTH Cauchy ta được $$f(x)=cx,\;\forall x\in \mathbb{Q}$$

Thay vào phương trình hàm ban đầu tìm được $c=1$.

Kết luận : Hàm thỏa đề là $f(x)=x,\;\forall x\in \mathbb{Q}$


Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#6
Hoang Tung 126

Hoang Tung 126

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2061 Bài viết

 

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TOÁN (VÒNG 2) LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN DU

BÀI 1: Giải hệ phương trình :

$\left\{\begin{matrix} x^{2}+2y^{3}+8y=x(y^{2}+4)+4y^{2}\\ (2y+2)(\sqrt{2x^{2}+8y+6}-\sqrt{-2x-1})=8y^{2}+6x+7 \end{matrix}\right.$

Bài 2 : Cho tam giác $ABC (AB<AC)$ nội tiếp $(O)$ và ngoại tiếp $(I)$.Tiếp điểm của $(I)$ với các cạnh $BC,AB,AC$ lần lượt tại $D,E,F$.Đường tròn đường kính $AI$ cắt $(O)$ tại $M$ ($M \neq A$) và cắt đường thẳng $A$ song song $BC$ tại $N.$

a, CMR : $N,I,D$ thẳng hàng

b,CMR : $MN,EF,BC$ đồng quy.

Bài 3 : Cho $a,b,c > 0$ thỏa mãn $\frac{1}{a+b+1}+\frac{1}{b+c+1}+\frac{1}{a+c+1}\geq 1$ .CMR :

$a+b+c \geq ab+bc+ca$

Bài 4: Tìm các cặp số nguyên tố $(p,q)$ thỏa mãn $p\neq q$ và $(7^{p}-2^{p})(7^{q}-2^{q})\vdots pq$

Bài 5 : Cho $A$ là một tập hợp thay đổi gồm $2014$ số thực phân biệt bất kì.Xét tập $B=\left \{ \frac{x+y}{2};x,y\in A,x\neq y \right \}$

Hỏi tập $B$ có ít nhất bao nhiêu phần tử ?

Bài 6 : Cho hàm số $f: \mathbb{Q}\rightarrow \mathbb{Q}$ thỏa mãn điều kiện $f(x+f(y))=f(x)+y,\forall x,y\in\mathbb{Q}$

a, CMR: f đơn ánh

b,Tìm tất cả hàm $f$ thỏa mãn điều kiện trên .

----------------------------------

Tiếc là mình không đậu vòng 1 nêu không thể thi vòng 2 :( Các bạn tham gia giải nhiệt tình nhé, đề này khá hay.

 

Bài 2::(Hình vẽ bị lỗi nên không fix được)

(a): Do $N$ thuộc đường tròn đường kính $AI$ nên $\widehat{ANI}=90= > AN\perp IN$

 Do $AN$ song song $BC$ nên $IN\perp BC$

Do $ID\perp BC$ nên $\overline{N,I,D}$

(b):Giả sử $NE$ giao $BC$ tại $R$.

Gọi $MN$ giao $BC$ tại $T$ .Ta sẽ CM:$\overline{T,E,F}$

Theo tính chất góc nội tiếp  và $AN$ song song BC có::$\widehat{NGB}=\widehat{FGB}=\widehat{GCF}+\widehat{GFC}=\widehat{NAF}+\widehat{NFA}=\widehat{NEF}+\widehat{AEN}=\widehat{AEF}$

$= > \widehat{NGB}=\widehat{AEF}$ (1)

- Do $AMBC$ và $MANF$ nội tiếp nên $180=\widehat{MBC}+\widehat{MAC}=\widehat{MBC}+\widehat{MAE}=\widehat{MBC}+\widehat{MNG}= >$ Tứ giác $BMNG$ nội tiếp 

Ta có:Do AN song song BC nên theo góc so le trong có:$\widehat{ANM}=\widehat{NTB}=\widehat{MEA}$

Do $\widehat{MEA}+\widehat{MEB}=180= > \widehat{MTB}+\widehat{MEB}=180= > MEBT$ nội tiếp .$= > \widehat{TMB}=\widehat{TEB}=\widehat{TGE}=\widehat{BGE}$  (Do BMNG nội tiếp thì $\widehat{TMB}=\widehat{TGN}$)  (2)

  Từ (1),(2) $= > \widehat{TEB}=\widehat{AEF}= > \overline{T,E,F}$(ĐPCM)

  Vậy $MN,EF,BC$ đồng quy


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Hoang Tung 126: 27-02-2014 - 16:16


#7
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Bài 2::(Hình vẽ bị lỗi nên không fix được)

(a): Do $N$ thuộc đường tròn đường kính $AI$ nên $\widehat{ANI}=90= > AN\perp IN$

 Do $AN$ song song $BC$ nên $IN\perp BC$

Do $ID\perp BC$ nên $\overline{N,I,D}$

(b):Giả sử $NE$ giao $BC$ tại $R$.

Gọi $MN$ giao $BC$ tại $T$ .Ta sẽ CM:$\overline{T,E,F}$

Theo tính chất góc nội tiếp  và $AN$ song song BC có::$\widehat{NGB}=\widehat{FGB}=\widehat{GCF}+\widehat{GFC}=\widehat{NAF}+\widehat{NFA}=\widehat{NEF}+\widehat{AEN}=\widehat{AEF}$

$= > \widehat{NGB}=\widehat{AEF}$ (1)

- Do $AMBC$ và $MANF$ nội tiếp nên $180=\widehat{MBC}+\widehat{MAC}=\widehat{MBC}+\widehat{MAE}=\widehat{MBC}+\widehat{MNG}= >$ Tứ giác $BMNG$ nội tiếp 

Ta có:Do AN song song BC nên theo góc so le trong có:$\widehat{ANM}=\widehat{NTB}=\widehat{MEA}$

Do $\widehat{MEA}+\widehat{MEB}=180= > \widehat{MTB}+\widehat{MEB}=180= > MEBT$ nội tiếp .$= > \widehat{TMB}=\widehat{TEB}=\widehat{TGE}=\widehat{BGE}$  (Do BMNG nội tiếp thì $\widehat{TMB}=\widehat{TGN}$)  (2)

  Từ (1),(2) $= > \widehat{TEB}=\widehat{AEF}= > \overline{T,E,F}$(ĐPCM)

  Vậy $MN,EF,BC$ đồng quy

$G$ là điểm gì vậy anh ?


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#8
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

 

Áp dụng định lí về PTH Cauchy ta được $$f(x)=cx,\;\forall x\in \mathbb{Q}$$

Thay vào phương trình hàm ban đầu tìm được $c=1$.

Kết luận : Hàm thỏa đề là $f(x)=x,\;\forall x\in \mathbb{Q}$

Cậu thay sai rồi :

Từ $f(x)=cx$,x là số hữu tỉ thay vào phương trình ban đầu ta có :$c(x+f(y))=cx+y,\forall x\in\mathbb{Q}\\ \Leftrightarrow c^{2}.y=y ,y\in\mathbb{Q}\\ \Leftrightarrow c=\pm 1$

Từ đó có hai kết quả $f(x)=x\vee f(x)=-x,\forall x\in\mathbb{Q}$

 

Bài 3:Ta có:$\sum \frac{1}{a+b+1}\geq 1< = > \sum (1-\frac{1}{a+b+1})\leq 2< = > 2\geq \sum \frac{a+b}{a+b+1}=\sum \frac{(a+b)^2}{(a+b)(a+b+1)}\geq \frac{4(\sum a)^2}{\sum (a+b)(a+b+1)}= > \sum (a+b)(a+b+1)\geq 2(\sum a)^2< = > 2\sum a\geq 2\sum ab= > \sum a\geq \sum ab$

Đặt $M=\frac{4.(\sum a)^{2}}{\sum (a+b)(a+b+1)}$

Khi đó ta chứng minh được $M\leq 2$.Nhưng không suy ra được $\sum \frac{a+b}{a+b+1}\leq 2$

Lời giải đúng :

Vì $a,b,c>0$,áp dụng BĐT Cauchy-Schawz,ta được:

$(a+b+1)(a+b+c^{2})\geq (a+b+c)^{2}\\ \Leftrightarrow \frac{\sum (a+b+c^{2})}{(a+b+c)^{2}}\geq \sum \frac{1}{a+b+1}\geq 1\\ \Leftrightarrow (\sum a)\geq (\sum ab)(dpcm)$


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#9
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

 

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI TOÁN (VÒNG 2) LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN DU

 

Bài 5 : Cho $A$ là một tập hợp thay đổi gồm $2014$ số thực phân biệt bất kì.Xét tập $B=\left \{ \frac{x+y}{2};x,y\in A,x\neq y \right \}$

Hỏi tập $B$ có ít nhất bao nhiêu phần tử ?

 

 

Lời giải :

Giả sử $A=\left \{ a_{1},a_{2},..,a_{n} \right \};(a_{1}<a_{2}<..<a_{n})$

Khi đó ta có :$\frac{a_{1}+a_{2}}{2}< \frac{a_{1}+a_{3}}{2}<..<\frac{a_{1}+a_{2014}}{2}<\frac{a_{2}+a_{2014}}{2}<..<\frac{a_{2013}+a_{2014}}{2}$

Suy ra có $2013+2013-1=4025$ phần tử trên đều thuôc B .Do đó $\left | B \right |\geq 4025$

Vì yêu cầu bài toán cho biết $B$ có ít nhất bao nhiêu phần tử nên ta sẽ xét trường hợp đơn giản nhất như sau:

$A=\left \{ 1;2;3..;2014 \right \}\\ $Khi đó
$B=\left \{ \frac{3}{2};\frac{4}{2};\frac{5}{2};..;\frac{4027}{2} \right \}\\$ 

Nên $\left | B \right | = 4025$

Vậy tập $B$ có ít nhất 4025 phần tử.


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.






Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: thi hsg, caybutbixanh, mr peter

0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh