Đến nội dung

Hình ảnh

Tuyển tập một số bài toán Olympic SV Giải tích


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
HeilHitler

HeilHitler

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 65 Bài viết

Câu 1: Giả sử $f(x)$ là hàm liên tục trên $[a,b]$ và thỏa mãn:

$f(\frac{x_1+x_2}{2}) \leq \frac{f(x_1)+f(x_2)}{2}$

Chứng minh rằng:

$f(\frac{a+b}{2})(b-a) \leq \int_{a}^{b}f(x)dx \leq (\frac{f(a)+f(b)}{2})(b-a)$.

Câu 2: Cho $f:[a,b] \rightarrow (a,b)$ là hàm liên tục. Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên $n$ luôn tồn tại số dương $\alpha$ và $c \in (a,b)$ sao cho:

$f( c)+f(c+\alpha)+...+f(c+n.\alpha)=(n+1)(c+\frac{n}{2}.\alpha)$.

Câu 3: Cho hàm số $f(x)$ liên tục và không âm trên $[0,1]$. Chứng minh rằng:

$\lim_{n \rightarrow +\infty}(\int_{0}^{1}f^n(x)dx)^{\frac{1}{n}}=\max_{x \in [0,1]}f(x)$.

Câu 4: Cho các số thực dương $a_1,a_2,...,a_n,b_1,b_2,...,b_n$ thõa mãn:

$a_1^x+a_2^x+...+a_n^x \geq b_1^x+b_2^x+...+b_n^x$ với mọi $x$. Xét tính đơn điệu của hàm số:

$f(x)=(\frac{a_1}{b_1})^x+(\frac{a_2}{b_2})^x+...+(\frac{a_n}{b_n})^x$.

Câu 5: Cho hàm $u(x)$ dương liên tục trên $[0; \infty )$, hàm $\varphi \left( x \right)$ tăng và khả vi trên $[0;\infty )$, $\varphi \left( 0 \right)=1$
Biết rằng với mọi $x\ge 0$ ta có: $u\left( x \right) \le 1 + \int\limits_0^x {\frac{{\varphi '\left( t \right)}}{{\varphi \left( t \right)}}} u\left( t \right)dt$
Chứng minh: $u(x) \le \varphi \left( x \right)$ trên $[0;\infty )$

Bài 6: Cho $g:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ là hàm số liên tục. Giả sử tồn tại một hàm khả vi $\varphi (x)$ sao cho:


$$\varphi' (x)=g(\varphi (x)),\forall x\in \mathbb{R}$$

Chứng minh rằng nếu $\lim_{x \to +\infty} \varphi (x)=b$ thì $g(b)=0$

Bài 7: Cho hàm số $f:(0,+\infty)\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn các điều kiện sau:

1. $\displaystyle \lim_{x \to +\infty} \big[ f(x+1)-f(x) \big] = +\infty$.
2. $f$ bị chặn trên mọi khoảng con hữu hạn chứa trong $(0,+\infty)$.
Chứng minh rằng:

$$\lim_{x\to+\infty}\frac{f(x)}{x}=+\infty$$



#2
LangTu Mua Bui

LangTu Mua Bui

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 43 Bài viết

 Câu :3

Đặt 
$a_{n}=\int_{0}^{1}f^{n}(x)dx $

$\Rightarrow \lim_{n \to \infty}\sqrt[n]{a_{n}}=\lim_{n \to \infty}e^{\frac{\ln{a_{n}}}{n}}=\lim_{n \to \infty}e^{\ln{\frac{a_{n+1}}{a_{n}}}}=\lim_{n \to \infty}\frac{a_{n+1}}{a_{n}} $

 

Như ta đã biết $ \int_{0}^{1}f^{n}(x)dx=\sum_{i=0}^{i=n}f^{n}(\frac{i}{n})$

 $\Rightarrow \frac{\int_{0}^{1}f^{n+1}(x)dx}{\int_{0}^{1}f^{n}(x)dx}=\lim_{n\to\infty}\frac{\sum_{i=0}^{i=n}f^{n+1}(\frac{i}{n})}{\sum_{i=0}^{i=n}f^{n}(\frac{i}{n})}$

Do hàm f(x) liên tục$[0;1] \Rightarrow $ tồn tại $x_{0} $ sao cho$ f(x_{0})=maxf(x) ;x_{0} \in [0;1]$

Theo quy tắc ngắt bỏ VCL$\Rightarrow \frac{\int_{0}^{1}f^{n+1}(x)dx}{\int_{0}^{1}f^{n}(x)dx}=\lim_{n\to\infty}\frac{\sum_{i=0}^{i=n}f^{n+1}(\frac{i}{n})}{\sum_{i=0}^{i=n}f^{n}(\frac{i}{n})}

=\lim_{n\to\infty}\dfrac{f^{n+1}(x_{0})}{f^{n}(x_{0})}=f(x_{0})=Maxf(x)$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi LangTu Mua Bui: 03-12-2015 - 15:01


#3
LangTu Mua Bui

LangTu Mua Bui

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 43 Bài viết
Câu 7 Như dùng đl Stolez nhưng vẫn có điểm gì đó cần lưu ý 
Câu 5 $u(x)\leq 1+\int_{0}^{x}\frac{\varphi '(t)u(t)dt}{\varphi (t)}$

Dễ thấy $ u(0) \leq 1$
 
$\Leftrightarrow u(x)-\varphi (x)  \leq  \int_{0}^{x} \frac{\varphi '(t)u(t)dt}{\varphi (t)}-\int_{0}^{x}\varphi '(t)dt=\int_{0}^{x}\left (\varphi '(t)( \frac{u(t)-\varphi (t)}{\varphi (t)})  \right ) dt $

Do $\varphi (t)$ đồng biến và $\varphi(0)=1 \Rightarrow \varphi (t)\geq 1 \forall t\in [0;\infty) $

$\Rightarrow u(x)-\varphi (x) \leq  \int_{0}^{x}\left (\varphi '(t)(u(x)-1)  \right ) dt=u(x)-\varphi (x)-\int_{0}^{x}\varphi '(x) $

$\Rightarrow \varphi(x)<1-\int_{0}^{x}u'(t)\varphi (t)dt ;\varphi(x)\geq 1 \forall x\in [0;\infty] \Rightarrow  u'(t)<0 $

Xét hàm số $g(x)=u(x)-\varphi (x) $

$g'(x)=u'(x)-\varphi' (x) <0 ;g(0)=u(0)-\varphi (0)<0 \Rightarrow g(x)<0 \forall x\in [0;\infty]$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi LangTu Mua Bui: 03-12-2015 - 17:47





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh