Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi thử lớp 10 KHTN đợt 5

thi thử

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 13 trả lời

#1
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1668 Bài viết

                                                              Thi thử KHTN đợt $5$ ( vòng $2$ ) 

Câu $1$ : Cho các số thực $x,y$ thỏa mãn đẳng thức

                                              $x^{3}+y^{3}+(x+y)^{3}+30xy=2000$

Chứng minh $x+y=10$

Câu $2$ : a) Tìm số tự nhiên $n$ thỏa mãn $n^{4}+n^{3}+n^{2}+n+1$ là số chính phương .

                 b) Cho $(a+b)(b+c)(a+c)=1$ và $a,b,c>0$ . Tìm max $ab+bc+ac$

Câu $3$ : Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$ . Gọi $P$ là một điểm trong tam giác sao cho $AP$ là phân giác góc $BAC$ . Kẻ $PF,PE$ lần lượt vuông góc với $AB,AC$ . Kẻ đường vuông góc với $AP$ tại $A$ cắt $(O)$ tại $D$ , kẻ $DP$ cắt $EF$ tại $Q$

Gọi $M$ là trung điểm $BC$.

a) Chứng minh $MQ$ song song $AP$

b) Gọi $(K),(L)$ là các đường tròn ngoại tiếp các tam giác $BQF$ và $CQE$ . Chứng minh rằng $(K)$ và $(L)$ cắt nhau tại một điểm trên $(O)$

c) Kéo dài $QM$ cắt $(K),(L)$ lần lượt tại $S,T$ . Chứng minh rằng trung trực $ST$ và $AO$ giao nhau tại một điểm trên $(O)$ 

Câu $4$ : Chứng minh với mọi số tự nhiên $n$ thì tồn tại các số nguyên dương phân biêt .$a_{1},a_{2},........a_{n}$ mà với mọi $1\leq i < j \leq n$ mà $a_{i}+a_{j}$ chia hết cho $a_{j}-a_{i}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bangbang1412: 27-05-2014 - 09:58

$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#2
Trang Luong

Trang Luong

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1834 Bài viết

                                                              Thi thử KHTN đợt $5$ ( vòng $2$ ) 

Câu $1$ : Cho các số thực $x,y$ thỏa mãn đẳng thức

                                              $x^{3}+y^{3}+(x+y)^{3}+30xy=2000$

Chứng minh $x+y=10$

Câu $2$ : a) Tìm số tự nhiên $n$ thỏa mãn $n^{4}+n^{3}+n^{2}+n+1$ là số chính phương .

                 b) Cho $(a+b)(b+c)(a+c)=1$ và $a,b,c>0$ . Tìm max $ab+bc+ac$

Câu $3$ : Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$ . Gọi $P$ là một điểm trong tam giác sao cho $AP$ là phân giác góc $BAC$ . Kẻ $PF,PE$ lần lượt vuông góc với $AB,AC$ . Kẻ đường vuông góc với $AP$ cắt $(O)$ tại $D$ , kẻ $DP$ cắt $EF$ tại $Q$

Gọi $M$ là trung điểm $BC$.

a) Chứng minh $MQ$ song song $AP$

b) Gọi $(K),(L)$ là các đường tròn ngoại tiếp các tam giác $BQF$ và $CQE$ . Chứng minh rằng $(K)$ và $(L)$ cắt nhau tại một điểm trên $(O)$

c) Kéo dài $QM$ cắt $(K),(L)$ lần lượt tại $S,T$ . Chứng minh rằng trung trực $ST$ và $AO$ giao nhau tại một điểm trên $(O)$ 

Câu $4$ : Chứng minh với mọi số tự nhiên $n$ thì tồn tại các số nguyên dương phân biêt .$a_{1},a_{2},........a_{n}$ mà với mọi $1\leq i < j \leq n$ mà $a_{i}+a_{j}$ chia hết cho $a_{j}-a_{i}$

Câu 2b: 

ÁP dụng BĐT AM-GM : $1=(a+b)(b+c)(c+a)\geq \frac{8}{9}(a+b+c)\left ( ab+bc+ac \right )\geq \frac{8}{9}\sqrt{3(ab+bc+ac)}(ab+bc+ac)\Rightarrow ab+bc+ac\leq \frac{3}{4}$


"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công"
Issac Newton

#3
Trang Luong

Trang Luong

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1834 Bài viết

                                                              Thi thử KHTN đợt $5$ ( vòng $2$ ) 

Câu $1$ : Cho các số thực $x,y$ thỏa mãn đẳng thức

                                              $x^{3}+y^{3}+(x+y)^{3}+30xy=2000$

Chứng minh $x+y=10$

Câu $2$ : a) Tìm số tự nhiên $n$ thỏa mãn $n^{4}+n^{3}+n^{2}+n+1$ là số chính phương .

                 b) Cho $(a+b)(b+c)(a+c)=1$ và $a,b,c>0$ . Tìm max $ab+bc+ac$

Câu $3$ : Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$ . Gọi $P$ là một điểm trong tam giác sao cho $AP$ là phân giác góc $BAC$ . Kẻ $PF,PE$ lần lượt vuông góc với $AB,AC$ . Kẻ đường vuông góc với $AP$ cắt $(O)$ tại $D$ , kẻ $DP$ cắt $EF$ tại $Q$

Gọi $M$ là trung điểm $BC$.

a) Chứng minh $MQ$ song song $AP$

b) Gọi $(K),(L)$ là các đường tròn ngoại tiếp các tam giác $BQF$ và $CQE$ . Chứng minh rằng $(K)$ và $(L)$ cắt nhau tại một điểm trên $(O)$

c) Kéo dài $QM$ cắt $(K),(L)$ lần lượt tại $S,T$ . Chứng minh rằng trung trực $ST$ và $AO$ giao nhau tại một điểm trên $(O)$ 

Câu $4$ : Chứng minh với mọi số tự nhiên $n$ thì tồn tại các số nguyên dương phân biêt .$a_{1},a_{2},........a_{n}$ mà với mọi $1\leq i < j \leq n$ mà $a_{i}+a_{j}$ chia hết cho $a_{j}-a_{i}$

Câu 1:

Ta có : $x^3+y^3+30xy+(x+y)^3=2000\Rightarrow 2\left ( x+y \right )^3-2000-3xy\left ( x+y-10 \right )=0\Leftrightarrow 2\left ( x+y-10 \right )\left [\left ( x+y \right )^2+100+10(x+y) \right ]-3xy\left ( x+y-10 \right )=0\Leftrightarrow \left ( x+y-10 \right )\left [ 2(x+y)^2+100-3xy+10(x+y) \right ]=0\Rightarrow x+y=10$


"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công"
Issac Newton

#4
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1668 Bài viết

:luoi: Đây là lời giải của tờ lời giải câu $4$

Quy nạp , với $n=2$ hiển nhiên khẳng định đúng , giả sử khẳng định đúng đến $n=k$ ta sẽ chứng minh $n=k+1$ đúng .

Giả sử dãy $a_{1},a_{2},.......a_{k}$ thỏa mãn đề , xét dãy mới $a_{1}+x , a_{2}+x,.........a_{k}+x,x$

Hiển nhiên dãy mới sẽ cần thỏa mãn $a_{i}+a_{j}+2x$ chia hết $a_{i}-a_{j}$ và $2x+a_{i}$ chia hết $a_{i}$

Theo giả thiết quy nạp ta chỉ cần có $2x$ chia hết $a_{i}$ và $2x$ chia hết $a_{i}-a_{j}$

Hiển nhiên chọn $x = \prod_{i=1}^{k} a_{i} .\prod_{1\leq i<j\leq n} (a_{j}-a_{i})$ thỏa mãn .

Câu $1$ : ( cách em , còn lời giải của KHTn giống Trang Luong ) 

Xét $x+y>10$ khi đó ta có $2000=x^{3}+y^{3} + (x+y)^{3}+30xy \geq 10(x^{2}-xy+y^{2})+10(x+y)^{2}+30xy$

Hay $200 \geq x^{2}-xy+y^{2}+(x+y)^{2}+3xy = 2(x+y)^{2}$ hay $100 \geq (x+y)^{2}$ ( vô lý )

Xét $x+y < 10$ tương tự ta có $100 \leq (x+y)^{2}$ hay $x+y\leq -10$

Nhưng khi đó $2000=x^{3}+y^{3}+(x+y)^{3}+30xy \leq -10(x^{2}-xy+y^{2}) - 10(x+y)^{2} + 30xy = -10 ( x^{2}-xy+y^{2}+(x+y)^{2}-3xy) = -10( 2x^{2}-2xy+2y^{2} \leq 0$ ( vô lý)

Vậy $x+y=10$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bangbang1412: 27-05-2014 - 10:06

$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#5
bangbang1412

bangbang1412

    Độc cô cầu bại

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 1668 Bài viết

Đoạn này có vấn đề. ĐƯờng vuông góc tại đâu, mà cắt $(O)$ phải 2 điểm chứ

em sẽ sửa lại 


$$[\Psi_f(\mathbb{1}_{X_{\eta}}) ] = \sum_{\varnothing \neq J} (-1)^{\left|J \right|-1} [\mathrm{M}_{X_{\sigma},c}^{\vee}(\widetilde{D}_J^{\circ} \times_k \mathbf{G}_{m,k}^{\left|J \right|-1})] \in K_0(\mathbf{SH}_{\mathfrak{M},ct}(X_{\sigma})).$$


#6
Trang Luong

Trang Luong

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1834 Bài viết

KHTNUntitled.jpg

Câu $3$ : Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$ . Gọi $P$ là một điểm trong tam giác sao cho $AP$ là phân giác góc $BAC$ . Kẻ $PF,PE$ lần lượt vuông góc với $AB,AC$ . Kẻ đường vuông góc với $AP$ tại $A$ cắt $(O)$ tại $D$ , kẻ $DP$ cắt $EF$ tại $Q$

Gọi $M$ là trung điểm $BC$.

a) Chứng minh $MQ$ song song $AP$

b) Gọi $(K),(L)$ là các đường tròn ngoại tiếp các tam giác $BQF$ và $CQE$ . Chứng minh rằng $(K)$ và $(L)$ cắt nhau tại một điểm trên $(O)$

c) Kéo dài $QM$ cắt $(K),(L)$ lần lượt tại $S,T$ . Chứng minh rằng trung trực $ST$ và $AO$ giao nhau tại một điểm trên $(O)$ 

 

Từng đường tròn $(K)$ và $(L)$ hay là cả 2 đường tròn cắt tại 1 điểm trên $(O)$

 


"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công"
Issac Newton

#7
Trang Luong

Trang Luong

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1834 Bài viết

KHTNUntitled.jpg

 

Phần a) Ta có : Gọi $DM\cap (O)=\left \{ T' \right \}, AP\cap EF=\left \{ I \right \}$

Ta nhận thấy : $IQ\parallel AD\Rightarrow \frac{IQ}{AD}=\frac{IP}{AP}=\frac{QP}{DP}$ mà $\Delta DBT'\sim \Delta AEP$ và $EI,BM$ là đường cao của 2 tam giác $\Rightarrow \frac{T'M}{DT'}=\frac{IP}{AP}\Rightarrow \frac{T'M}{DT'}=\frac{PQ}{PD}\Rightarrow PT'\parallel QM\Rightarrow QM\perp EF$ vì $A,P,T'$ thẳng hàng

Phần b) Đề đúng là $L,K$ là tâm đường tròn ngoại tiếp $\Delta BEQ,\Delta CQF$

Gọi $Y$ là giao điểm của $DQ$ với $(O)$ 

Ta thấy : $ADYB$ là tứ giác nội tiếp mà $EQ\parallel AD\Rightarrow QEBY$ là tứ giác nội tiêp.

Ta dễ dàng có : $\angle ACY+\angle ABY=180^{\circ}\Leftrightarrow \angle ACY+\angle EBY=180^{\circ}\Rightarrow \angle ACY=\angle EQY\Rightarrow \angle EQY=\angle FCY\Rightarrow QFCY$ nội tiếp$\Rightarrow (K),(L),(O)$ cắt nhau tại $Y$

P/s: Mấy thánh lp 10, để mấy mem 99 làm nhé


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Trang Luong: 27-05-2014 - 15:42

"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công"
Issac Newton

#8
Trang Luong

Trang Luong

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1834 Bài viết

Thôi mình xin xơi nốt phần c)

Phần c) Ta gọi $X$ là giao điểm của $AO$ với $(O)$, $T'X\cap ST=\left \{ U \right \}$

Vì $\angle AT'X=90^{\circ},AT'\parallel QM\Rightarrow AT'\parallel TS\Rightarrow \angle SUX=90^{\circ}$

Ta chứng minh : $T,X,C$ và $B,S,X$ thẳng hàng

Ta thấy : $\angle ABX=90^{\circ}$ và $QEBS$ nội tiếp $\Rightarrow \angle EBS+\angle EQS=180^{\circ}\Rightarrow \angle EBS=90^{\circ}\Rightarrow \angle ABS=90^{\circ}$ Vì $\angle EQS=90^{\circ}\Rightarrow B,S,X$ thẳng hàng

Tương tự : $T,X,C$  thẳng hàng

Ta có : $\angle TSX=\angle QSB=\angle AEF$ vì $EQSB$ nội tiếp

mà $\angle STX=\angle QTC=\angle AFE$ vì $QFCT$ nội tiếp

$\Rightarrow \Delta STX\sim \Delta EAF(g.g)$ Vì $ \Delta EAF$  cân nên $ \Delta STX$ cân $\Rightarrow T'X$ là trung trực của $ST$ hay trung trực của $ST$ cắt $AO$ tại 1 điểm trên $(O)$

KHTNUntitled.jpg


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Trang Luong: 27-05-2014 - 20:56

"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công"
Issac Newton

#9
phuocdinh1999

phuocdinh1999

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 265 Bài viết

                                                              Thi thử KHTN đợt $5$ ( vòng $2$ ) 

 

Câu $2$ : a) Tìm số tự nhiên $n$ thỏa mãn $n^{4}+n^{3}+n^{2}+n+1$ là số chính phương .

 

Còn câu cuối  :icon6:

Đặt $A=n^4+n^3+n^2+n+1\Rightarrow 4A$ là số chính phương

Dễ thấy $(2n^2+n)^2<4A\leq (2n^2+n+2)^2$ (tự cm nhé :icon6: )

$\Rightarrow \begin{bmatrix} 4A=(2n^2+n+1)^2 & \\ 4A=(2n^2+n+2)^2 & \end{bmatrix}\Rightarrow n=0,3$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phuocdinh1999: 27-05-2014 - 16:57


#10
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Lời giải.

Untitled.png

a) $AP \cap EF=L,AP \cap (O)=I$. Dễ chứng minh $D,M,I,O$ thẳng hàng hay nói cách khác thì $D$ là điểm chính giữa chung $BC$.

+) $\triangle AEL \sim \triangle DBM \; ( \text{g.g})$ suy ra $\frac{AL}{DM}= \frac{DB}{AE}$. Tương tự thì $\triangle AEP \sim \triangle DBI$ nên $\frac{AP}{DI}= \frac{AE}{BD}$. Như vậy $\frac{AL}{DM}= \frac{DI}{AP}$ hay $\frac{AL}{AP}= \frac{DM}{DI}$.

+) $LQ \parallel AD$ nên $\frac{AL}{AP}= \frac{DQ}{DK}$. 

Như vậy $\frac{DM}{DI}= \frac{DQ}{DK}$ suy ra $QM \parallel AP$.

 

b) $(K) \cap (L)=R$. Khi đó tứ giác $EQRB$ nội tiếp nên $\angle BRQ= AEQ=180^{\circ}- \angle BEQ$.

Ta cũng có $\angle QRC= \angle AFE$.

Như vậy $\angle BRC= \angle BRQ+ \angle QRC= \angle AEF+ \angle AFE=180^{\circ}- \angle EAF$.

Ta suy ra $R \in (O)$. Vậy $(K)$ và $(L)$ cắt nhau tại một điểm trên $(O)$.

 

c) Không mất tính tổng quát, giả sử $S$ nằm giữa $M$ và $T$.

Dễ chứng minh $\angle BIM= \angle AEF$. Tứ giác $BEQS$ nội tiếp nên $\angle BSQ= \angle AEF$. Do đó $\angle BIM= \angle BSM$ dẫn đến tứ giác $BISM$ nội tiếp. Khi đó $\angle IBM= 180^{\circ}- \angle ISM= \angle IST$.

Chứng minh tương tự $ITCM$ nội tiếp suy ra $\angle ITS= \angle ICB$.

Mà $\angle IBM= \angle ICB$ nên $\angle ITS= \angle IST$. Do đó $\triangle IST$ cân tại $I$. Hay nói cách khác $I$ thuộc trung trực $TS$.

$AO \cap (O)=X$ thì suy ra $AIX=90^{\circ}$ vì $I \in (O)$. Vì $IX \perp AI$ và $AI \parallel ST$ nên $IX \perp TS$. Do đó $IX$ chính là trung trực của $ST$. $\blacksquare$

 


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#11
binvippro

binvippro

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 193 Bài viết

bạn nói rõ một chút ở khúc đầu được không ?



#12
mnguyen99

mnguyen99

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 696 Bài viết

Câu 2b: 

ÁP dụng BĐT AM-GM : $1=(a+b)(b+c)(c+a)\geq \frac{8}{9}(a+b+c)\left ( ab+bc+ac \right )\geq \frac{8}{9}\sqrt{3(ab+bc+ac)}(ab+bc+ac)\Rightarrow ab+bc+ac\leq \frac{3}{4}$

giải thích đoạn này với.


THCS NGUYỄN DUY,PHONG ĐIỀN$\Rightarrow$THPT CHUYÊN QUỐC HỌC HUẾ$\Rightarrow$??? 

 

TẬP LÀM THÁM TỬ TẠI ĐÂY http://diendantoanho...ám/#entry513026


#13
ABCchamhoc

ABCchamhoc

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 19 Bài viết

Đề thi Vòng 1 - Đợt 5

Câu 1.

1.Giải hệ phương trình :$ x^2+3y^2 = 2+x+y \\ 2x^2 +y^2+xy - x - y = 2 $

 

2.Giải phương trình : $1 + \sqrt[3]{x+2} = x + \sqrt[3]{2x+1}$

Cầu 2.

1. Với a,b, là các số nguyên sao cho $a^2+b^2$ chia hết cho 13. CMR tồn tại 1 trong 2 số 2b+3b, 3a+2b chia hết cho 13

2. Với a,b,c là các số thực dương thoả mãn ab+bc+ca=3abc. Tìm GTNN của

                   p  =  \frac{a}{b^2}+\frac{b}{c^2}+\frac{c}{a^2}

Câu 3. Cho tam giác ABC nột tiếp đường tròn tâm (O). Các điểm E, F thuộc cũng BC không chưa A sao cho EF//BC và tia AE nằm giữa AB, AF. Gọi H là trực tâm tam giác ABC, FH cắt (O)ở G khác F. Gọi (L) là ưuờng tròn ngoại tiếp tam giác AGH.

            1.CMR L nằm trên AE

            2.Gọi (L)cắt CA, AB ở M, N khác A. CMR AF vuông góc với MN tại P.

            3.Gọi GH cắt MN tại Q. AQ cắt (O) tại R khác A. CMR đường thẳng qua R vuông góc   AF và GF cắt nhat tại (O)

Câu 4. Cho a,b,c là các số thực dương. CMR

            \frac{a}{b+2c+d}+\frac{[b}{c+2d+a}+\frac{[c}{d+2a+b}+\frac{d}{a+2b+c} > 1


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ABCchamhoc: 01-06-2014 - 22:06


#14
Trang Luong

Trang Luong

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1834 Bài viết

giải thích đoạn này với.

Ta có : $9\left ( a+b \right )\left ( b+c \right )\left ( c+a \right )=9\left ( ab+bc+b^2+ac \right )\left ( c+a \right )=9\left ( 2abc+bc^2+b^2c+c^2a+a^2b+ab^2+a^2c \right )=8\left ( a^2b+b^2c+c^2a+a^2c+bc^2+c^2b+2abc \right )+\left ( a^2b+b^2c+c^2a+a^2c+bc^2+c^2b+2abc \right )\geq 8\left ( a^2b+b^2c+c^2a+a^2c+bc^2+c^2b+2abc \right )+8abc=8\left ( a^2b+b^2c+c^2a+a^2c+bc^2+c^2b+3abc \right )=8\left ( a+b+c \right )\left ( ba+ca+bc \right )$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Trang Luong: 02-06-2014 - 21:24

"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công"
Issac Newton





Được gắn nhãn với một hoặc nhiều trong số những từ khóa sau: thi thử

0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh