Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN VĨNH PHÚC NĂM 2014-2015


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 11 trả lời

#1
lahantaithe99

lahantaithe99

    Trung úy

  • Thành viên
  • 883 Bài viết

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC NĂM HỌC $2014-2015$

                                 

    Thời gian: 150 phút

 

Câu 1:

 

Cho phương trình $x^2-3mx-2m=0$ ( $m$ là tham số)

 

a) Giải phương trình khi $m=1$

 

b) Tìm tất cả các giá trị của $m$ để phương trình trên có $2$ nghiệm phân biệt $x_1,x_2$ sao cho

 

biểu thức $P=\frac{x_1^2+3mx_2+6m}{m^2}+\frac{m^2}{x_2^2+3mx_1+6m}$ đạt min

 

Câu 2: Cho $a,b,c>0$. CMR

 

$\frac{a^3}{a^2+ab+b^2}+\frac{b^3}{b^2+bc+c^2}+\frac{c^3}{c^2+ac+a^2}\geqslant \frac{a+b+c}{3}$

 

Câu 3:

 

Cho tam giác $ABC$ nhọn, không cân và $AB>BC$ nội tiếp đường tròn $(O)$. Các tiếp tuyến của $(O)$ tại $A,C$ cắt nhau ở $P$. $D$ là hình chiếu của $A$ trên $BP$. $E$ là giao điểm của $BP$ và $AC$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $CDE$ cắt $(O)$ ở $F$ khác $C$.

 

a) CMR $A,P,F,D$ cùng nằm trên một đường tròn

 

b) $M$ là trung điểm của $AC$. CMR $FC\perp FM$

 

c) Đường thẳng $PF$ cắt $(O)$ ở $N$. CMR $CA.CF=2NC.MF$

 

Câu 4: 

 

Tìm tất cả các bộ ba số nguyên tố $(p,q,r)$ sao cho $pqr=p+q+r+200$

 

Câu 5: 

 

Mỗi ô vuông đơn vị của bảng hữu hạn $m\times n$ ($m,n$ là các số nguyên dương) được ghi một

số thực bất kì. Xét quy tắc biến đổi sau: Mỗi lần đổi dấu tất cả các số trên một hàng hoặc một cột. 

CMR sau một số hữu hạn bước thực hiện quy tắc trên, ta thu được một bảng mà tổng các số trong mọi hang và mọi cột đều không âm.

---------------------------------------------Hết-------------------------------------------------

 

P/s: quá nản bài BĐT



#2
nguyenhongsonk612

nguyenhongsonk612

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1451 Bài viết

 

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC NĂM HỌC $2014-2015$

                                 

    Thời gian: 150 phút

 

Câu 1:

 

Cho phương trình $x^2-3mx-2m=0$ ( $m$ là tham số)

 

a) Giải phương trình khi $m=1$

 

b) Tìm tất cả các giá trị của $m$ để phương trình trên có $2$ nghiệm phân biệt $x_1,x_2$ sao cho

 

biểu thức $P=\frac{x_1^2+3mx_2+6m}{m^2}+\frac{m^2}{x_2^2+3mx_1+6m}$ đạt min

 

Mong huynh check hộ đệ, đệ còn non kém

Lời giải

$b)$ Để pt có 2 nghiệm phân biệt $\Leftrightarrow \Delta >0\Leftrightarrow 9m^2+8m> 0\Leftrightarrow \begin{bmatrix} m>0 & & \\ m<\frac{-8}{9} & & \end{bmatrix}$

Theo Vi-ét ta có:

$\left\{\begin{matrix} x_1+x_2=3m & & \\ x_1.x_2=-2m & & \end{matrix}\right.$

Ta có:

$\frac{x_1^2+3mx_2+6m}{m^2}= \frac{x_1^2+(x_1+x_2)x_2-3x_1x_2}{m^2}= \frac{(x_1+x_2)^2-4x_1x_2}{m^2}= \frac{9m^2+8m}{m^2}$

Tương tự: $\frac{m^2}{x_2^2+3mx_1+6m}= \frac{m^2}{9m^2+8m}$

Áp dụng Cô-si 2 số,ta có:

$P\geq 2$

Dấu "="$\Leftrightarrow$ $\frac{9m^2+8m}{m^2}=\frac{m^2}{9m^2+8m}\Leftrightarrow m=-1$

P/s: Huynh làm được câu BĐT không vậy, post đi cho đệ tham khảo với.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyenhongsonk612: 25-06-2014 - 13:33

"...Từ ngay ngày hôm nay tôi sẽ chăm chỉ học hành như Stardi, với đôi tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đầy quyết tâm. Tôi sẽ nỗ lực với toàn bộ trái tim và sức mạnh để hạ gục cơn buồn ngủ vào mỗi tối và thức dậy sớm vào mỗi sáng. Tôi sẽ vắt óc ra mà học và không nhân nhượng với sự lười biếng. Tôi có thể học đến phát bệnh miễn là thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khiến mọi người và cả chính tôi mệt mỏi như thế này. Dũng cảm lên! Hãy bắt tay vào công việc với tất cả trái tim và khối óc. Làm việc để lấy lại niềm vui, lấy lại nụ cười trên môi thầy giáo và cái hôn chúc phúc của bố tôi. " (Trích "Những tấm lòng cao cả")

~O) 


#3
lehoangphuc1820

lehoangphuc1820

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 170 Bài viết

 

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC NĂM HỌC $2014-2015$

                                 

    Thời gian: 150 phút

 

Câu 2: Cho $a,b,c>0$. CMR

 

$\frac{a^3}{a^2+ab+b^2}+\frac{b^3}{b^2+bc+c^2}+\frac{c^3}{c^2+ac+a^2}\geqslant \frac{a+b+c}{3}$

 

.

---------------------------------------------Hết-------------------------------------------------

 

P/s: quá nản bài BĐT

 

Câu 2:

Ta có: $\sum \frac{a^3}{a^2+ab+b^2}=\sum (a-\frac{a^2b+ab^2}{a^2+ab+b^2})\geq \sum (a-\frac{a^2b+ab^2}{3ab})=\sum (a-\frac{a}{3}-\frac{b}{3})= \frac{a+b+c}{3}$


- Một người giỏi Vật Lí là 1 người luôn đi đúng hướng giải và tìm ra đáp án mà không có gì giải thích được tại sao làm theo hướng đó lại đúng. ĐÓ LÀ SỰ NHẠY BÉN CỦA VẬT LÍ
- Một người giỏi Toán là người luôn tìm ra nhiều hướng giải cho 1 bài tập và sau đó biết hướng nào sẽ bế tắc, hướng nào sẽ đơn giản nhất để lựa chọn cách giải phù hợp nhất. ĐÓ LÀ SỰ THÔNG MINH CỦA TOÁN HỌC
- Một người giỏi Hóa là người đọc đề sẽ biết được dữ kiện này dùng để làm gì. Từ dữ kiện này sẽ được kết hợp với các dữ kiện khác như thế nào để tìm ra đáp án chính xác. ĐÓ LÀ SỰ LOGIC CỦA HÓA HỌC
 

#4
Trang Luong

Trang Luong

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1834 Bài viết

 

Câu 2: Cho $a,b,c>0$. CMR

 

$\frac{a^3}{a^2+ab+b^2}+\frac{b^3}{b^2+bc+c^2}+\frac{c^3}{c^2+ac+a^2}\geqslant \frac{a+b+c}{3}$

 

Ta có : $\sum \frac{a^3}{a^2+ab+b^2}=\sum \frac{a^4}{a^3+a^2b+b^2a}\geq \frac{\left ( a^2+b^2+c^2 \right )^{2}}{\sum a^3+a^2+b^2c+c^2a+ab^2+bc^2+ca^2 }=\frac{\left ( a^2+b^2+c^2 \right )^2}{\left ( a^2+b^2+c^2 \right )\left ( a+b+c \right )}=\frac{a^2+b^2+c^2}{a+b+c}\geq \frac{a+b+c}{3}$


"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công"
Issac Newton

#5
canhhoang30011999

canhhoang30011999

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 634 Bài viết

 

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC NĂM HỌC $2014-2015$

                                 

    Thời gian: 150 phút

 

Câu 1:

 

Cho phương trình $x^2-3mx-2m=0$ ( $m$ là tham số)

 

a) Giải phương trình khi $m=1$

 

b) Tìm tất cả các giá trị của $m$ để phương trình trên có $2$ nghiệm phân biệt $x_1,x_2$ sao cho

 

biểu thức $P=\frac{x_1^2+3mx_2+6m}{m^2}+\frac{m^2}{x_2^2+3mx_1+6m}$ đạt min

 

Câu 2: Cho $a,b,c>0$. CMR

 

$\frac{a^3}{a^2+ab+b^2}+\frac{b^3}{b^2+bc+c^2}+\frac{c^3}{c^2+ac+a^2}\geqslant \frac{a+b+c}{3}$

 

Câu 3:

 

Cho tam giác $ABC$ nhọn, không cân và $AB>BC$ nội tiếp đường tròn $(O)$. Các tiếp tuyến của $(O)$ tại $A,C$ cắt nhau ở $P$. $D$ là hình chiếu của $A$ trên $BP$. $E$ là giao điểm của $BP$ và $AC$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $CDE$ cắt $(O)$ ở $F$ khác $C$.

 

a) CMR $A,P,F,D$ cùng nằm trên một đường tròn

 

b) $M$ là trung điểm của $AC$. CMR $FC\perp FM$

 

c) Đường thẳng $PF$ cắt $(O)$ ở $N$. CMR $CA.CF=2NC.MF$

 

Câu 4: 

 

Tìm tất cả các bộ ba số nguyên tố $(p,q,r)$ sao cho $pqr=p+q+r+200$

 

Câu 5: 

 

Mỗi ô vuông đơn vị của bảng hữu hạn $m\times n$ ($m,n$ là các số nguyên dương) được ghi một

số thực bất kì. Xét quy tắc biến đổi sau: Mỗi lần đổi dấu tất cả các số trên một hàng hoặc một cột. 

CMR sau một số hữu hạn bước thực hiện quy tắc trên, ta thu được một bảng mà tổng các số trong mọi hang và mọi cột đều không âm.

---------------------------------------------Hết-------------------------------------------------

 

P/s: quá nản bài BĐT

 

câu 2

ta có $\sum \frac{a^{3}}{a^{2}+ab+b^{2}}= \sum \frac{b^{3}}{a^{2}+ab+b^{2}}$

$\Rightarrow 2\sum \frac{a^{3}}{a^{2}+ab+b^{2}}= \sum \frac{a^{3}+b^{3}}{a^{2}+ab+b^{2}}$

dễ thấy $\frac{a^{3}+b^{3}}{a^{2}+ab+b^{2}}\geq \frac{a+b}{3}$(biến đổi tương đương)

từ đó ta có đpcm



#6
Dam Uoc Mo

Dam Uoc Mo

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 433 Bài viết

 

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC NĂM HỌC $2014-2015$

                                 

    Thời gian: 150 phút

 

Câu 4: 

 

Tìm tất cả các bộ ba số nguyên tố $(p,q,r)$ sao cho $pqr=p+q+r+200$

 

 

Câu 4 phát: Giả sử $p\geq q\geq r\geq 2\Rightarrow 1=\frac{1}{pq}+\frac{1}{qr}+\frac{1}{pr}+\frac{200}{pqr}\leq \frac{1}{r^{2}}+\frac{1}{r^{2}}+\frac{1}{r^{2}}+\frac{200}{2r^{2}}\Rightarrow 103\geq r^{2}\Rightarrow r\in { 2;3;5;7 }$

Dùng tiếp pt ước số là giải đc,nhưng mà xét hơi nhiều. -_-


Batman: Anh hùng có thể là bất kì ai. Thậm chí là một người đàn ông với một hành động đơn giản như đặt lên vai một cậu bé chiếc áo khoác một cách an toàn, để cho cậu ấy biết rằng thế giới vẫn chưa đi tới hồi kết. – The Dark Knight Rises.

 

 

http://news.go.vn/di...m-nguoi-doi.htm


#7
lahantaithe99

lahantaithe99

    Trung úy

  • Thành viên
  • 883 Bài viết

Câu 4 phát: Giả sử $p\geq q\geq r\geq 2\Rightarrow 1=\frac{1}{pq}+\frac{1}{qr}+\frac{1}{pr}+\frac{200}{pqr}\leq \frac{1}{r^{2}}+\frac{1}{r^{2}}+\frac{1}{r^{2}}+\frac{200}{2r^{2}}\Rightarrow 103\geq r^{2}\Rightarrow r\in { 2;3;5;7 }$

Dùng tiếp pt ước số là giải đc,nhưng mà xét hơi nhiều. -_-

Xét nhiều nhưng mỗi TH xét khi chia cho $4$ là ngon

---------------

P/s: k nghĩ trường chuyên lại ra BĐT kiểu này



#8
HoangHungChelski

HoangHungChelski

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 283 Bài viết

Câu 3:

 

Cho tam giác $ABC$ nhọn, không cân và $AB>BC$ nội tiếp đường tròn $(O)$. Các tiếp tuyến của $(O)$ tại $A,C$ cắt nhau ở $P$. $D$ là hình chiếu của $A$ trên $BP$. $E$ là giao điểm của $BP$ và $AC$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $CDE$ cắt $(O)$ ở $F$ khác $C$.

 

a) CMR $A,P,F,D$ cùng nằm trên một đường tròn

 

b) $M$ là trung điểm của $AC$. CMR $FC\perp FM$

 

c) Đường thẳng $PF$ cắt $(O)$ ở $N$. CMR $CA.CF=2NC.MF$

 

Hix, không biết vẽ hình, mong Mod nào vẽ hộ cái hình giúp mình nha.

a. Ta có: $AFCB: tgnt\Rightarrow \widehat {CAF}=\widehat {CBF}$ (1)
Mặt khác $\widehat {CAP}=\widehat {ABC}$                                     (2)
Từ (1) và (2) $\Rightarrow \widehat {FAP}=\widehat {FBA}$             (3)
Ta có: $AFCB: tgnt\Rightarrow \widehat {FBA}=\widehat {FCA}$ (4)
           $CEDF: tgnt\Rightarrow \widehat {FCE}=\widehat {FDP}$ (5)
Từ (4), (5) $\Rightarrow \widehat {FBA}=\widehat {FDP}$ (6)
Từ (3), (6) $\Rightarrow \widehat {FAP}=\widehat {FDP}\Rightarrow APFD$ nội tiếp $\Rightarrow dpcm$.

b. Dễ dàng CM $AMFP: tgnt\Rightarrow \widehat{APF}=\widehat{CMF}$ 
Mà $\widehat {ACF}=\widehat {FAP}$
$\Rightarrow \triangle CFM\sim \triangle AFP (g.g)\Rightarrow \widehat {MFC}=\widehat {AFP}=90^0\Rightarrow dpcm$

c. Ta có: $ANCF: tgdh\Rightarrow AF.CN=AN.FC$
Theo định lí $Ptolemy: AF.CN+AN.CF=AC.NF\Leftrightarrow 2NC.AF=AC.NF\Leftrightarrow \frac{AF}{NF}=\frac{AC}{2NC}$ (7)
Dễ dàng CM $\triangle AFN\sim \triangle MFC(g.g)\Rightarrow \frac{MF}{CF}=\frac{AF}{NF}$                                               (8)
Từ (7) và (8) $\Rightarrow \frac{MF}{CF}=\frac{AC}{2NC}\Leftrightarrow CA.CF=2NC.MF(dpcm)$

 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HoangHungChelski: 26-06-2014 - 00:36

$$\boxed{\text{When is (xy+1)(yz+1)(zx+1) a Square?}}$$                                


#9
hoangmanhquan

hoangmanhquan

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 641 Bài viết

 

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC NĂM HỌC $2014-2015$

                                 

    Thời gian: 150 phút

 

 

 

Câu 3:

 

Cho tam giác $ABC$ nhọn, không cân và $AB>BC$ nội tiếp đường tròn $(O)$. Các tiếp tuyến của $(O)$ tại $A,C$ cắt nhau ở $P$. $D$ là hình chiếu của $A$ trên $BP$. $E$ là giao điểm của $BP$ và $AC$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $CDE$ cắt $(O)$ ở $F$ khác $C$.

 

a) CMR $A,P,F,D$ cùng nằm trên một đường tròn

 

b) $M$ là trung điểm của $AC$. CMR $FC\perp FM$

 

c) Đường thẳng $PF$ cắt $(O)$ ở $N$. CMR $CA.CF=2NC.MF$

 

 

 

Hix, không biết vẽ hình, mong Mod nào vẽ hộ cái hình giúp mình nha.
...............................................................
c. Ta có: $ANCF: tgdh\Rightarrow AF.CN=AN.FC$
Theo định lí $Ptolemy: AF.CN+AN.CF=AC.NF\Leftrightarrow 2NC.AF=AC.NF\Leftrightarrow \frac{AF}{NF}=\frac{AC}{2NC}$ (7)
Dễ dàng CM $\triangle AFN\sim \triangle MFC(g.g)\Rightarrow \frac{MF}{CF}=\frac{AF}{NF}$                                               (8)
Từ (7) và (8) $\Rightarrow \frac{MF}{CF}=\frac{AC}{2NC}\Leftrightarrow CA.CF=2NC.MF(dpcm)$
 

$tgdh$ là tứ giác điều hòa : HoanghungChelski nhỉ.... :icon1:

http://diendantoanho...yenhongsonk612/ Bạn tham khảo tại đây nhé! http://diendantoanhoc.net/index.php?/user/123151-nguyenhongsonk612/

Hình vẽ cho lời giải:

10414636_1434500596826207_91402710916536


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoangmanhquan: 27-06-2014 - 20:09

:icon1: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình :icon1: 

 

 


#10
Silent Night

Silent Night

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 77 Bài viết

Bạn nào giải dùm bài cuối với  :mellow:


        Bản chất con người vôn cô đơn... ~O)

 AwCt4tw.png

                               

 


#11
lehoangphuc1820

lehoangphuc1820

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 170 Bài viết

 

KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC NĂM HỌC $2014-2015$

                                 

    Thời gian: 150 phút

 

Câu 5: 

 

Mỗi ô vuông đơn vị của bảng hữu hạn $m\times n$ ($m,n$ là các số nguyên dương) được ghi một

số thực bất kì. Xét quy tắc biến đổi sau: Mỗi lần đổi dấu tất cả các số trên một hàng hoặc một cột. 

CMR sau một số hữu hạn bước thực hiện quy tắc trên, ta thu được một bảng mà tổng các số trong mọi hang và mọi cột đều không âm.

---------------------------------------------Hết-------------------------------------------------

 

P/s: quá nản bài BĐT

 

 

 

Bạn nào giải dùm bài cuối với  :mellow:

Đây là đề vô địch Nga năm 1961.

Đây là cách giải mình đọc được:

Giả sử $S$ là tổng của $mn$ số trong bảng. Sau một lần thực hiện đổi dấu, mỗi số được giữ nguyên hoặc đổi dấu. Như vậy có tối đa $2mn$ bảng nên $S$ chỉ nhận tối đa $2mn$ giá trị. Giả sử có 1 bảng tồn tại một hàng (1 cột) có tổng các số là số âm.Đổi dấu các số trong hàng (cột) đó thì tổng các số trong bảng tăng lên.Quá trình sẽ dừng lại sau 1 số lần thực hiện đổi dấu. Khi đó ta có bảng thỏa đề bài


- Một người giỏi Vật Lí là 1 người luôn đi đúng hướng giải và tìm ra đáp án mà không có gì giải thích được tại sao làm theo hướng đó lại đúng. ĐÓ LÀ SỰ NHẠY BÉN CỦA VẬT LÍ
- Một người giỏi Toán là người luôn tìm ra nhiều hướng giải cho 1 bài tập và sau đó biết hướng nào sẽ bế tắc, hướng nào sẽ đơn giản nhất để lựa chọn cách giải phù hợp nhất. ĐÓ LÀ SỰ THÔNG MINH CỦA TOÁN HỌC
- Một người giỏi Hóa là người đọc đề sẽ biết được dữ kiện này dùng để làm gì. Từ dữ kiện này sẽ được kết hợp với các dữ kiện khác như thế nào để tìm ra đáp án chính xác. ĐÓ LÀ SỰ LOGIC CỦA HÓA HỌC
 

#12
nguyenhongsonk612

nguyenhongsonk612

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1451 Bài viết

$tgdh$ là tứ giác điều hòa : HoanghungChelski nhỉ.... :icon1:

Hình vẽ cho lời giải:

Tứ giác điều hòa là tứ giác gì thế bạn hmq, cái này lạ quá!

P/s: Cậu đăng hình lên đây như thế nào mà rõ thế? 


"...Từ ngay ngày hôm nay tôi sẽ chăm chỉ học hành như Stardi, với đôi tay nắm chặt và hàm răng nghiến lại đầy quyết tâm. Tôi sẽ nỗ lực với toàn bộ trái tim và sức mạnh để hạ gục cơn buồn ngủ vào mỗi tối và thức dậy sớm vào mỗi sáng. Tôi sẽ vắt óc ra mà học và không nhân nhượng với sự lười biếng. Tôi có thể học đến phát bệnh miễn là thoát khỏi cuộc sống nhàm chán khiến mọi người và cả chính tôi mệt mỏi như thế này. Dũng cảm lên! Hãy bắt tay vào công việc với tất cả trái tim và khối óc. Làm việc để lấy lại niềm vui, lấy lại nụ cười trên môi thầy giáo và cái hôn chúc phúc của bố tôi. " (Trích "Những tấm lòng cao cả")

~O) 





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh