Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi vào lớp 10 chuyên PBC Nghệ An 2014-2015


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 13 trả lời

#1
ILOVECR7

ILOVECR7

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 22 Bài viết

Câu 1: a)  Giải pt:  $\sqrt{x+1}+2x\sqrt{x+3}=2x+\sqrt{x^{2}+4x+3}$

            b)  Giải hpt:  $\left\{\begin{matrix} \frac{x^{2}}{(y+1)^{2}}+\frac{y^{2}}{(x+1)^{2}}=\frac{1}{2} & \\ 3xy=x+y+1 & \end{matrix}\right.$

 

Câu 2:  a)  Tìm các số nguyên x và y thỏa mãn pt $9x+2=y^{2}+y$

             b)  Tìm các chữ số a,b sao cho $\overline{ab}^{2}=(a+b)^{3}$

 

Câu 3:  Cho các số a,b,c không âm. Chứng minh rằng:

            $a^{2}+b^{2}+c^{2}+3\sqrt[3]{(abc)^{2}}\geq 2(ab+bc+ca)$

           Đẳng thức xảy ra khi nào?

 

Câu 4:  Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O) có các đường cao AE và CF cắt nhau tại H. Gọi P là điểm thuộc cung nhỏ BC (P khác B,C) ; M,N lần lượt là hình chiếu của (P) trên các đường thẳng AB và AC. Chứng minh rằng:

            a)  OB vuông góc với EF và $\frac{BH}{BO}=2\frac{EF}{AC}$

            b)  Đường thẳng MN đi qua trung điểm của đoạn thẳng HP.

 

Câu 5:  Cho tam giác nhọn ABC có $\widehat{BAC}=60^{0}$ , BC=$2\sqrt{3}$ cm. Bên trong tam giác này cho 13 điểm bất kì. Chứng minh rằng trong 13 điểm ấy luôn tìm được 2 điểm mà khoảng cách giữa chúng không lớn hơn 1 cm.



#2
Ngoc Hung

Ngoc Hung

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1547 Bài viết

Câu 1: a)  Giải pt:  $\sqrt{x+1}+2x\sqrt{x+3}=2x+\sqrt{x^{2}+4x+3}$

            b)  Giải hpt:  $\left\{\begin{matrix} \frac{x^{2}}{(y+1)^{2}}+\frac{y^{2}}{(x+1)^{2}}=\frac{1}{2} & \\ 3xy=x+y+1 & \end{matrix}\right.$

a) ĐKXĐ: $x\geq -1$. Phương trình tương đương $\left ( \sqrt{x+3}-1 \right )\left ( \sqrt{x+1}-2x \right )=0$

Giải tiếp được nghiệm $x=\frac{1+\sqrt{17}}{8}$

 

b) ĐKXĐ: x, y khác -1. Đặt $a=\frac{x}{y+1};b=\frac{y}{x+1}$ và được hệ phương trình

$\left\{\begin{matrix} a^{2}+b^{2}=\frac{1}{2} & \\ ab=\frac{1}{4} & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} (a+b)^{2}=1 & \\ (a-b)^{2}=0 & \end{matrix}\right.$. Giải tiếp được nghiệm x = y = 1; x = y = -1/3



#3
Ngoc Hung

Ngoc Hung

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1547 Bài viết

Câu 3:  Cho các số a,b,c không âm. Chứng minh rằng:

            $a^{2}+b^{2}+c^{2}+3\sqrt[3]{(abc)^{2}}\geq 2(ab+bc+ca)$

           Đẳng thức xảy ra khi nào?

Đặt $\sqrt[3]{a^{2}}=x;\sqrt[3]{b^{2}}=y;\sqrt[3]{c^{2}}=z\Rightarrow x,y,z\geq 0$

BĐT tương đương $x^{3}+y^{3}+z^{3}+3xyz\geq 2\left ( \sqrt{x^{3}y^{3}}+ \sqrt{y^{3}z^{3}}+ \sqrt{z^{3}x^{3}} \right )$

Giả sử $x\geq y\geq z\geq 0$. Khi đó $x(x-y)^{2}+z(y-z)^{2}+(z+x-y)(x-y)(y-z)\geq 0\Rightarrow x^{3}+y^{3}+z^{3}+3xyz\geq xy(x+y)+yz(y+z)+zx(z+x)$ (1)

Mặt khác áp dụng Cauchy được $xy(x+y)\geq 2xy\sqrt{xy}=2\sqrt{x^{3}y^{3}}$, tương tự ta có

$xy(x+y)+yz(y+z)+zx(z+x)\geq 2\left ( \sqrt{x^{3}y^{3}}+\sqrt{y^{3}z^{3}}+\sqrt{z^{3}x^{3}} \right )$ (2)

Từ (1) và (2) ta có ĐPCM



#4
ILOVECR7

ILOVECR7

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 22 Bài viết

a) ĐKXĐ: $x\geq -1$. Phương trình tương đương $\left ( \sqrt{x+3}-1 \right )\left ( \sqrt{x+1}-2x \right )=0$

Giải tiếp được nghiệm $x=\frac{1+\sqrt{17}}{8}$

 

b) ĐKXĐ: x, y khác -1. Đặt $a=\frac{x}{y+1};b=\frac{y}{x+1}$ và được hệ phương trình

$\left\{\begin{matrix} a^{2}+b^{2}=\frac{1}{2} & \\ ab=\frac{1}{4} & \end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} (a+b)^{2}=1 & \\ (a-b)^{2}=0 & \end{matrix}\right.$. Giải tiếp được nghiệm x = y = 1; x = y = -1/3

Câu b giải bằng cô-si được đó bạn



#5
khanghaxuan

khanghaxuan

    Trung úy

  • Thành viên
  • 969 Bài viết

Câu 1b. $\left\{\begin{matrix} \frac{x^{2}}{(y+1)^{2}}+\frac{y^{2}}{(x+1)^{2}}=\frac{1}{2} & & \\ 3xy=x+y+1 & & \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} (\frac{x}{y+1}-\frac{y}{x+1})^{2}+\frac{1}{2}=\frac{1}{2} & & \\ 4xy=(x+1)(y+1) & & \end{matrix}\right.\Rightarrow \frac{x}{y+1}=\frac{y}{x+1}\Rightarrow x=y \vee x+y=-1$Tới đây thế vào là xong 


Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào .

- A.Lincoln -

#6
khanghaxuan

khanghaxuan

    Trung úy

  • Thành viên
  • 969 Bài viết

Câu 1b. $\left\{\begin{matrix} \frac{x^{2}}{(y+1)^{2}}+\frac{y^{2}}{(x+1)^{2}}=\frac{1}{2} & & \\ 3xy=x+y+1 & & \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} (\frac{x}{y+1}-\frac{y}{x+1})^{2}+\frac{1}{2}=\frac{1}{2} & & \\ 4xy=(x+1)(y+1) & & \end{matrix}\right.\Rightarrow \frac{x}{y+1}=\frac{y}{x+1}\Rightarrow x=y \vee x+y=-1$Tới đây thế vào là xong 


Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào .

- A.Lincoln -

#7
Ngoc Hung

Ngoc Hung

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1547 Bài viết

Câu 5:  Cho tam giác nhọn ABC có $\widehat{BAC}=60^{0}$ , BC=$2\sqrt{3}$ cm. Bên trong tam giác này cho 13 điểm bất kì. Chứng minh rằng trong 13 điểm ấy luôn tìm được 2 điểm mà khoảng cách giữa chúng không lớn hơn 1 cm.

Gọi (O) là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC và M, N, P lần lượt là trung điểm của BC, CA, AB. Do tam giác ABC nhọn nên O nằm trong tam giác ABC

Vì $\widehat{BAC}=60^{0}$ nên $\widehat{MOC}=60^{0}\Rightarrow OA=OB=OC=\frac{MC}{sin60^{0}}=2$

Vì O nằm trong tam giác ABC và OM vuông góc BC, ON vuông góc AC, OP vuông góc AB

Suy ra tam giác ABC được chia thành 3 tứ giác ANOP, BMOP, CMON nội tiếp các đường tròn có đường kính 2 (đường kính lần lượt là OA, OB, OC).  

Theo nguyên lý Đirichlê, tồn tại ít nhất một trong 3 tứ giác này chứa ít nhất 5 điểm trong 13 điểm đã cho, giả sử đó là tứ giác ANOP

Gọi E, F, G, H lần lượt là trung điểm của NA, AP, PO, ON và I là trung điểm OA, suy ra IA = IP = IO = IN = 1

Khi đó tứ giác ANOP được chia thành 4 tứ giác AEIF, FIGP, IGOH, IHNE nội tiếp các đường tròn có đường kính 1

Theo nguyên lý Đirichlê, tồn tại ít nhất một trong 4 tứ giác này chứa ít nhất 2 điểm trong 5 điểm đã cho, giả sử đó là tứ giác AEIF chứa 2 điểm X, Y trong số 13 điểm đã cho.

Vì X, Y nằm trong tứ giác AEIF nên X, Y nằm trong đường tròn ngoại tiếp tứ giác này, do đó XY không lớn hơn đường kính đường tròn này, nghĩa là khoảng cách giữa X, Y không vượt quá 1                                                                   



#8
Ngoc Hung

Ngoc Hung

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1547 Bài viết

Câu 2:  a)  Tìm các số nguyên x và y thỏa mãn pt $9x+2=y^{2}+y$

             b)  Tìm các chữ số a,b sao cho $\overline{ab}^{2}=(a+b)^{3}$

b) Từ giả thiết  suy ra $\overline{ab}=(a+b)\sqrt{a+b}$ (1)

Vì $\overline{ab};a+b\in N^{*}$ nên a + b là số chính phương.

Mặt khác $1\leq a+b\leq 18\Rightarrow a+b\in\left \{ 1,4,9,16 \right \}$

Nếu a + b = 1; a + b = 4, a + b = 16 thay vào (1) không thỏa mãn

Nếu a + b = 9 thay vào (1) được a = 2; b = 7



#9
datmc07061999

datmc07061999

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 198 Bài viết

Câu 4:  Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O) có các đường cao AE và CF cắt nhau tại H. Gọi P là điểm thuộc cung nhỏ BC (P khác B,C) ; M,N lần lượt là hình chiếu của (P) trên các đường thẳng AB và AC. Chứng minh rằng:

            a)  OB vuông góc với EF và $\frac{BH}{BO}=2\frac{EF}{AC}$

            b)  Đường thẳng MN đi qua trung điểm của đoạn thẳng HP.

a)+)Ta có: $\widehat{BFE}=\widehat{BHE}(1); \widehat{OBA}=\frac{180^{\circ}-\widehat{AOB}}{2}=90^{\circ}-\widehat{ACB}= \widehat{HBC}(2)$.

Từ (1) và (2) $\Rightarrow \widehat{BFE}+\widehat{OBF}=\widehat{BHE}+\widehat{HBC}=90^{\circ}$ $\rightarrow OB\perp EF (đpcm)$.

+) Ta có : $\Delta EFB \infty \Delta ACB\rightarrow \frac{EF}{AC}=\frac{BE}{AB}\rightarrow \frac{2EF}{AC}=\frac{2BE}{AB}=\frac{BE}{KB}$ (K là trung điểm của AB).

Lại có $\Delta HEB\infty OKB(g.g)\rightarrow \frac{HB}{OB}=\frac{EB}{KB}=\frac{2BE}{AB}=\frac{2EF}{AC}$. (đpcm).

b) Lấy P1 đối xứng với P qua AB, lấy P2 đối xứng với P qua AC $\Rightarrow P_{1}P_{2}\parallel MN$.

Lại có $P_{1}P_{2}$ là đường thẳng Steiner $P_{1};P_{2};H$ thẳng hàng .

Theo Ta-lét thì MN đi qua trung điểm của HP (đpcm).

Xong Đề :)

P/s: Các bạn like ủng hộ mình nhé...


Hãy cố gắng vượt qua tất cả dù biết mình chưa là gì...


#10
maiduchoa1983

maiduchoa1983

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết

Gọi (O) là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC và M, N, P lần lượt là trung điểm của BC, CA, AB. Do tam giác ABC nhọn nên O nằm trong tam giác ABC

Vì $\widehat{BAC}=60^{0}$ nên $\widehat{MOC}=60^{0}\Rightarrow OA=OB=OC=\frac{MC}{sin60^{0}}=2$

Vì O nằm trong tam giác ABC và OM vuông góc BC, ON vuông góc AC, OP vuông góc AB

Suy ra tam giác ABC được chia thành 3 tứ giác ANOP, BMOP, CMON nội tiếp các đường tròn có đường kính 2 (đường kính lần lượt là OA, OB, OC).  

Theo nguyên lý Đirichlê, tồn tại ít nhất một trong 3 tứ giác này chứa ít nhất 5 điểm trong 13 điểm đã cho, giả sử đó là tứ giác ANOP

Gọi E, F, G, H lần lượt là trung điểm của NA, AP, PO, ON và I là trung điểm OA, suy ra IA = IP = IO = IN = 1

Khi đó tứ giác ANOP được chia thành 4 tứ giác AEIF, FIGP, IGOH, IHNE nội tiếp các đường tròn có đường kính 1

Theo nguyên lý Đirichlê, tồn tại ít nhất một trong 4 tứ giác này chứa ít nhất 2 điểm trong 5 điểm đã cho, giả sử đó là tứ giác AEIF chứa 2 điểm X, Y trong số 13 điểm đã cho.

Vì X, Y nằm trong tứ giác AEIF nên X, Y nằm trong đường tròn ngoại tiếp tứ giác này, do đó XY không lớn hơn đường kính đường tròn này, nghĩa là khoảng cách giữa X, Y không vượt quá 1                                                                   

Bạn thay từ "nằm trong" thì bài toán sẽ ổn.



#11
Trang Luong

Trang Luong

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1834 Bài viết

 

Đáp án File gửi kèm  DE THI DAP AN DE THI VAO TRUONG PHAN BOI CHAUNGHE AN 20142015.doc   355.5K   376 Số lần tải


"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công"
Issac Newton

#12
linhsq

linhsq

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết

Câu 1: a)  Giải pt:  $\sqrt{x+1}+2x\sqrt{x+3}=2x+\sqrt{x^{2}+4x+3}$

            b)  Giải hpt:  $\left\{\begin{matrix} \frac{x^{2}}{(y+1)^{2}}+\frac{y^{2}}{(x+1)^{2}}=\frac{1}{2} & \\ 3xy=x+y+1 & \end{matrix}\right.$

 

Câu 2:  a)  Tìm các số nguyên x và y thỏa mãn pt $9x+2=y^{2}+y$

             b)  Tìm các chữ số a,b sao cho $\overline{ab}^{2}=(a+b)^{3}$

 

Câu 3:  Cho các số a,b,c không âm. Chứng minh rằng:

            $a^{2}+b^{2}+c^{2}+3\sqrt[3]{(abc)^{2}}\geq 2(ab+bc+ca)$

           Đẳng thức xảy ra khi nào?

 

Câu 4:  Cho tam giác nhọn ABC nội tiếp đường tròn (O) có các đường cao AE và CF cắt nhau tại H. Gọi P là điểm thuộc cung nhỏ BC (P khác B,C) ; M,N lần lượt là hình chiếu của (P) trên các đường thẳng AB và AC. Chứng minh rằng:

            a)  OB vuông góc với EF và $\frac{BH}{BO}=2\frac{EF}{AC}$

            b)  Đường thẳng MN đi qua trung điểm của đoạn thẳng HP.

 

Câu 5:  Cho tam giác nhọn ABC có $\widehat{BAC}=60^{0}$ , BC=$2\sqrt{3}$ cm. Bên trong tam giác này cho 13 điểm bất kì. Chứng minh rằng trong 13 điểm ấy luôn tìm được 2 điểm mà khoảng cách giữa chúng không lớn hơn 1 cm.

đề thi có vẻ hơi dài và khó



#13
Cetus

Cetus

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 42 Bài viết

Câu 3: VT tương đương $x^{2}+y^{2}+z^{2}+\frac{9abc}{3\sqrt[3]{abc}}\geq x^{2}+y^{2}+z^{2}+\frac{9abc}{a+b+c}$

Theo Schur ta có: $(a+b+c)^{3}+9abc\geq 4(a+b+c)(ab+bc+ca)$

$\Leftrightarrow 9abc\geq (a+b+c)(2ab+2bc+2ca-a^{2}-2b^{2}-2c^{2})$

$\rightarrow VT\geq a^{2}+b^{2}+c^{2}+\frac{(a+b+c)(2ab+2bc+2ca-a^{2}+b^{2}-c^{2})}{(a+b+c)}$

đpcm



#14
nguyenthanhlam1

nguyenthanhlam1

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết

Gọi (O) là đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC và M, N, P lần lượt là trung điểm của BC, CA, AB. Do tam giác ABC nhọn nên O nằm trong tam giác ABC

Vì $\widehat{BAC}=60^{0}$ nên $\widehat{MOC}=60^{0}\Rightarrow OA=OB=OC=\frac{MC}{sin60^{0}}=2$

Vì O nằm trong tam giác ABC và OM vuông góc BC, ON vuông góc AC, OP vuông góc AB

Suy ra tam giác ABC được chia thành 3 tứ giác ANOP, BMOP, CMON nội tiếp các đường tròn có đường kính 2 (đường kính lần lượt là OA, OB, OC).  

Theo nguyên lý Đirichlê, tồn tại ít nhất một trong 3 tứ giác này chứa ít nhất 5 điểm trong 13 điểm đã cho, giả sử đó là tứ giác ANOP

Gọi E, F, G, H lần lượt là trung điểm của NA, AP, PO, ON và I là trung điểm OA, suy ra IA = IP = IO = IN = 1

Khi đó tứ giác ANOP được chia thành 4 tứ giác AEIF, FIGP, IGOH, IHNE nội tiếp các đường tròn có đường kính 1

Theo nguyên lý Đirichlê, tồn tại ít nhất một trong 4 tứ giác này chứa ít nhất 2 điểm trong 5 điểm đã cho, giả sử đó là tứ giác AEIF chứa 2 điểm X, Y trong số 13 điểm đã cho.

Vì X, Y nằm trong tứ giác AEIF nên X, Y nằm trong đường tròn ngoại tiếp tứ giác này, do đó XY không lớn hơn đường kính đường tròn này, nghĩa là khoảng cách giữa X, Y không vượt quá 1                                                                   

Bài này khá giống bài trong đề thi của sư phạm






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh