Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi vào Toán 10 chuyên Lào Cai


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 6 trả lời

#1
Viet Hoang 99

Viet Hoang 99

    $\textbf{Trương Việt Hoàng}$

  • Điều hành viên THPT
  • 2291 Bài viết

Sở giáo dục đào tạo Lào Cai

Đề thi vào lớp 10 chuyên Toán năm học 2014-2015

Ngày thi: 24/06/2014

 

Câu 1. (2,0 điểm)

1. Rút gọn biểu thức: $P=\frac{\sqrt{x+2\sqrt{x-1}}+\sqrt{x-2\sqrt{x-1}}}{\sqrt{x+\sqrt{2x-1}}-\sqrt{x-\sqrt{2x-1}}}$ với $x\geq 2$

2. Cho $x=\sqrt[3]{1+\sqrt{65}}-\sqrt[3]{\sqrt{65}-1}$

Tính $Q=x^3+12x+2012$
Câu 2. (2,0 điểm).
Cho phương trình: $x^2-2mx+m-2=0~~(1)$ $(x$ là ẩn $)$
1. Cmr phương trình $(1)$ luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi $m$
2. Gọi $x_1;x_2$ là hai nghiệm của phương trình $(1)$
Tìm $m$ để biểu thức $M=\frac{-24}{2mx_1+x_2^2-6x_1x_2-m+2}$ đạt giá trị nhỏ nhất
Câu 3. (2,0 điểm)
1. Cho hệ phương trình $\left\{\begin{matrix}mx-y=2 & & \\ x+my=3 & & \end{matrix}\right.$
Tìm tất cả các giá trị của $m$ sao cho hệ phương trình có đúng 1 nghiệm $(x;y)$ thỏa mãn: $x+y<0$
2. Tìm tất cả các giá trị $x;y$ nguyên dương thỏa mãn:
$$x^3+2x^2y+xy+2y^2-15=0$$
Câu 4. (3 điểm)
Từ điểm $A$ nằm ngoài đường tròn $(O)$, kẻ hai tiếp tuyến $AB$ và $AC$ tới đường tròn $(O)$ $(B;C$ là tiếp điểm $)$. Đường thẳng qua $A$ cắt đường tròn $(O)$ tại $D$ và $E$ $(D$ nằm giữa $A$ và $E$, dây $DE$ không đi qua $O)$. Gọi $H$ là trung điểm của $DE,AE$ cắt $BC$ tại $K$
1. Cmr: tứ giác $ABOC$ nội tiếp đường tròn
2. Cmr: $HA$ là phân giác $\widehat{BHC}$
3. Cmr: $\frac{2}{AK}=\frac{1}{AD}+\frac{1}{AE}$
Câu 5. (1,0 điểm)
Cho $a;b;c>0$ thỏa mãn $a+b+c\leq 2014$
Cmr: $\frac{5a^3-b^3}{ab+3a^2}+\frac{5b^3-c^3}{bc+3b^2}+\frac{5c^3-a^3}{ca+3c^2}\leq 2014$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Viet Hoang 99: 15-07-2014 - 07:30


#2
Trang Luong

Trang Luong

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1834 Bài viết

Câu 5. (1,0 điểm)

Cho $a;b;c>0$ thỏa mãn $a+b+c\leq 2014$
Cmr: $\frac{5a^3-b^3}{ab+3a^2}+\frac{5b^3-c^3}{bc+3b^2}+\frac{5c^3-a^3}{ca+3c^2}\leq 2014$

 

Ta chứng minh : $\frac{5a^3-b^3}{ab+3a^2}\leq 2a-b\Rightarrow 5a^3-b^3\leq \left ( 2a-b \right )\left ( ab+3a^2 \right )=6a^3-3a^2b+2a^2b-b^2a\Rightarrow 0\leq a^3+b^3-a^2b-b^2a=a^2\left ( a-b \right )+b^2\left ( b-a \right )=\left ( a-b \right )^2\left ( a+b \right )$ luôn đúng

Vậy $\frac{5a^3-b^3}{ab+3a^2}+\frac{5b^3-c^3}{bc+3b^2}+\frac{5c^3-a^3}{ca+3c^2}\leq 2a-b+2b-c+2c-a=a+b+c\leq 2014$


"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công"
Issac Newton

#3
Viet Hoang 99

Viet Hoang 99

    $\textbf{Trương Việt Hoàng}$

  • Điều hành viên THPT
  • 2291 Bài viết

 

Sở giáo dục đào tạo Lào Cai

Đề thi vào lớp 10 chuyên Toán năm học 2014-2015

Ngày thi: 24/06/2014

 

Câu 1. (2,0 điểm)

1. Rút gọn biểu thức: $P=\frac{\sqrt{x+2\sqrt{x-1}}+\sqrt{x-2\sqrt{x-1}}}{\sqrt{x+\sqrt{2x-1}}-\sqrt{x-\sqrt{2x-1}}}$ với $x\geq 2$

2. Cho $x=\sqrt[3]{1+\sqrt{65}}-\sqrt[3]{\sqrt{65}-1}$

Tính $Q=x^3+12x+2012$
Câu 3. (2,0 điểm)
2. Tìm tất cả các giá trị $x;y$ nguyên dương thỏa mãn:
$$x^3+2x^2y+xy+2y^2-15=0$$
 

 

$1)$

$1.$ $\frac{P}{\sqrt{2}}=\frac{\sqrt{x-1}+1+\sqrt{x-1}-1}{\sqrt{2x+2\sqrt{2x-1}}-\sqrt{2x-2\sqrt{2x-1}}}=\frac{2\sqrt{x-1}}{\sqrt{2x-1}+1-\sqrt{2x-1}+1}=\frac{2\sqrt{x-1}}{2}=\sqrt{x-1}$

$2.$ $\left\{\begin{matrix}a=\sqrt[3]{\sqrt{65}+1} & & \\ b=\sqrt[3]{\sqrt{65}-1} & & \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix}x=a-b & & \\ (a-b)^3=2-3ab(a-b)=2-3abx & & \\ ab=\sqrt[3]{64}=4 \end{matrix}\right.$
$\Rightarrow x^3=(a-b)^3=2-12x \Rightarrow x^3+12x+2012=2014$

 

$3)$

$2.$

$x^3+2x^2y+xy+2y^2-15=0$

$\Leftrightarrow (x^2+y)(x+2y)=15$

Với $x;y>0$ thì $x^2+y$ và $x+2y$ thuộc $\textrm{Ư}(15)=\left \{ 1;3;5;15 \right \}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Trang Luong: 15-07-2014 - 08:08


#4
Thao Huyen

Thao Huyen

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 93 Bài viết

 

Sở giáo dục đào tạo Lào Cai

Đề thi vào lớp 10 chuyên Toán năm học 2014-2015

Ngày thi: 24/06/2014

 

Câu 2. (2,0 điểm).

Cho phương trình: $x^2-2mx+m-2=0~~(1)$ $(x$ là ẩn $)$
1. Cmr phương trình $(1)$ luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi $m$
2. Gọi $x_1;x_2$ là hai nghiệm của phương trình $(1)$
Tìm $m$ để biểu thức $M=\frac{-24}{2mx_1+x_2^2-6x_1x_2-m+2}$ đạt giá trị nhỏ nhất
 

2.1 $\Delta =(2m-1)^2+7>0 \Rightarrow $ pt có 2 nghiệm phân biệt

2.2 Theo hệ thức viet, ta có :$x1+x2=2m; x1*x2=m-2$

$2mx_{1}+x_{_{2}}^2-6x_{1}x_{2}-m+2=(x_{1}+x_{2})x_{1}+x_{2}^2-6x_{1}x_{2}-x_{1}x_{2}=(x_{1}+x_{2})^2-4x_{1}x_{2}=(2m-1)^2+7\geqslant 7$

 $M=\frac{-24}{2mx_1+x_2^2-6x_1x_2-m+2}\geqslant \frac{-24}{7}$

dấu = xảy ra khi m=$\frac{1}{2}$

 

Viet Hoang 99

Chú ý $\LaTeX$, có thể kẹp $ vào một công thức dài ví dụ như

$a^2+b^2+c^2\geq ab+bc+ca$

Chứ không phải là

$a^2$+$b^2$+$c^2$$\geq$$ab$+$bc$+$ca$

Không kẹp $ vào tiếng Việt có dấu


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Viet Hoang 99: 15-07-2014 - 08:44

Cuộc sống giống như một cuốn sách. Một vài chương khá buồn, một số chương hạnh phúc và một số chương rất thú vị. Nhưng nếu bạn chưa bao giờ lật thử một trang bạn sẽ không bao giờ biết những gì ở chương tiếp theo!


#5
hoctrocuaZel

hoctrocuaZel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1162 Bài viết

2.1 $\Delta =(2m-1)^2+7>0 \Rightarrow $ pt có 2 nghiệm phân biệt

2.2 Theo hệ thức viet, ta có :$x1+x2=2m; x1*x2=m-2$

$2mx_{1}+x_{_{2}}^2-6x_{1}x_{2}-m+2=(x_{1}+x_{2})x_{1}+x_{2}^2-6x_{1}x_{2}-x_{1}x_{2}=(x_{1}+x_{2})^2-4x_{1}x_{2}=(2m-1)^2+7\geqslant 7$

 $M=\frac{-24}{2mx_1+x_2^2-6x_1x_2-m+2}\geqslant \frac{-24}{7}$

dấu = xảy ra khi m=$\frac{1}{2}$

 

Viet Hoang 99

Chú ý $\LaTeX$, có thể kẹp $ vào một công thức dài ví dụ như

$a^2+b^2+c^2\geq ab+bc+ca$

Chứ không phải là

$a^2$+$b^2$+$c^2$$\geq$$ab$+$bc$+$ca$

Không kẹp $ vào tiếng Việt có dấu

Bị sai bước bạn nhá! :)

Mẫu số= $(x_1+x_2)^2-8x_1x_2$ mới đúng.

Min là -2 khi m=1. :) :D


Hướng TH Phan
$(1)$ Lòng như mây trắng
$(2)$: Forever Young
$(3)$: You are the apple of my eye
Người ta thường nói tuổi thanh xuân như một cơn mưa rào, nếu bị ướt một lần thì bạn vẫn mong muốn thêm 1 lần nữa ...
#hoctrocuaZel
:(

#6
Thao Huyen

Thao Huyen

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 93 Bài viết

Bị sai bước bạn nhá! :)

Mẫu số= $(x_1+x_2)^2-8x_1x_2$ mới đúng.

Min là -2 khi m=1. :) :D

uhm. bt rồi. Nhầm. 


Cuộc sống giống như một cuốn sách. Một vài chương khá buồn, một số chương hạnh phúc và một số chương rất thú vị. Nhưng nếu bạn chưa bao giờ lật thử một trang bạn sẽ không bao giờ biết những gì ở chương tiếp theo!


#7
guongmatkhongquen

guongmatkhongquen

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 137 Bài viết

$1)$

$1.$ $\frac{P}{\sqrt{2}}=\frac{\sqrt{x-1}+1+\sqrt{x-1}-1}{\sqrt{2x+2\sqrt{2x-1}}-\sqrt{2x-2\sqrt{2x-1}}}=\frac{2\sqrt{x-1}}{\sqrt{2x-1}+1-\sqrt{2x-1}+1}=\frac{2\sqrt{x-1}}{2}=\sqrt{x-1}$

$2.$ $\left\{\begin{matrix}a=\sqrt[3]{\sqrt{65}+1} & & \\ b=\sqrt[3]{\sqrt{65}-1} & & \end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix}x=a-b & & \\ (a-b)^3=2-3ab(a-b)=2-3abx & & \\ ab=\sqrt[3]{64}=4 \end{matrix}\right.$
$\Rightarrow x^3=(a-b)^3=2-12x \Rightarrow x^3+12x+2012=2014$

 

$3)$

$2.$

$x^3+2x^2y+xy+2y^2-15=0$

$\Leftrightarrow (x^2+y)(x+2y)=15$

Với $x;y>0$ thì $x^2+y$ và $x+2y$ thuộc $\textrm{Ư}(15)=\left \{ 1;3;5;15 \right \}$

Giải tiếp đi,


Khoảnh khắc bạn đang thực sự sống chính là khoảnh khắc của hiện tại. Đó là thời điểm duy nhất mà bạn có quyền và có thể kiểm soát mọi thứ. “Ngày hôm qua đã là lịch sử, ngày mai vẫn còn là điều bí ẩn, chỉ có hôm nay mới là một món quà, đó là lý do vì sao chúng ta gọi hiện tại là quà tặng của cuộc sống”. Hãy bắt đầu bằng cách cảm nhận những điều tốt đẹp ngay vào lúc này, bạn sẽ có được những giây phút tươi sáng và tràn đầy niềm vui trong tương lai.
:oto:
  :oto:  :oto:  :oto:  :oto: PHẠM VĂN LẠC  :oto:  :oto:  :oto:  :oto:  :oto:  :oto: 





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh