Jump to content

Photo

Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức $P = a +\sqrt{ab}+\sqrt[3]{abc}$

toán trung học cơ sở bất đẳng thức và cực tri

  • Please log in to reply
6 replies to this topic

#1
Takamina Minami

Takamina Minami

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 135 posts

Bài $1$ : Cho $a,b,c$ là số dương thoả mãn $a + b + c =1$. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức $P = a +\sqrt{ab}+\sqrt[3]{abc}$

Bài $2$ : Cho $x,y\geq 0$ thỏa mãn $x^{2}+y^{2}=5$ . Tìm giá trị nhỏ nhất của $P=x^{3}+y^{6}$

Bài $3$ : Cho $a,b,c$ là các số dương thỏa mãn $a+2b+3c\geq 20$ . Tìm GTNN của biểu thức :

  $P=a+b+c+\frac{3}{a}+\frac{9}{2b}+\frac{4}{c}$.

Bài $4$ : Cho $x\in [0, 1].$ Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:

   $P = x(13\sqrt{1-x^{2}}+9\sqrt{1+x^{2}}).$

Bài $5$ : Cho $x,y,z$ là các số thực thỏa mãn $x^{2}+y^{2}+z^{2}=1-\frac{9}{16}xy.$ Tìm GTLN của biểu thức:   $P=xy+yz+zx$

Bài $6$ : Cho các số thực dương $a,b,c$ thỏa mãn $a + b + c =6$ . Tìm GTNN của biểu thức:

    $P = \sqrt{a^{2}+\frac{1}{a+b}}+\sqrt{b^{2}+\frac{1}{b+c}}+\sqrt{c^{2}+\frac{1}{c+a}}$

Bài $7$ : Cho 2 số thực $x$ và $y$ thỏa mãn $2x-y=2$ . Tìm GTNN của biểu thức $P=\sqrt{x^{2}+(y+1)^{2}}+\sqrt{x^{3}+(y-3)^{2}}$

Bài $8$ : Cho $x,y,z$ là các số thực thỏa mãn $xy+yz+zx=1$ . Tìm GTNN của biểu thức $P=13x^{2}+12y^{2}+22z^{2}$ .  :icon1:


tumblr_mvk1jxSuSL1r3ifxzo1_250.gif


#2
bestmather

bestmather

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 203 posts

2/ áp dụng bđt cauchy 

$x^3+x^3+8\geq 6x^2;y^6+y^6+1+1+1+1\geq6y^2\Rightarrow P=x^3+y^6\geq\frac{6x^2+6y^2-1.4-8}{2}=9$

=) Min P=9 khi x=2;y=1


:ukliam2: Trái tim nóng và cái đầu lạnh :ukliam2: 


#3
CHU HOANG TRUNG

CHU HOANG TRUNG

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 237 posts

 

$P=\sqrt{x^2+(y+1)^2}+\sqrt{x^2+(y-3)^2}$

Bài $7$ : Cho 2 số thực $x$ và $y$ thỏa mãn $2x-y=2$ . Tìm GTNN của biểu thức $P=\sqrt{x^{2}+(y+1)^{2}}+\sqrt{x^{3}+(y-3)^{2}}$

 

 

Bài số 7 đề phải là :

Cho 2x-y=2 .Tìm $P_{min} của $P=\sqrt{x^2+(y+1)^2}+\sqrt{x^2+(y-3)^2}$


Edited by CHU HOANG TRUNG, 22-07-2014 - 22:12.

:like  MATHS   :like

ღ Toán học thuần túy, theo cách của riêng nó, là thi ca của tư duy logic. 

 

:ukliam2: Học, Học nữa , Học mãi     :ukliam2:

:icon12:  :icon12:  :icon12:

 

   :ukliam2:      My Blog : http://chuhoangtrung....blogspot.com/      :ukliam2:

 


#4
phamquanglam

phamquanglam

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 377 posts

 

Bài $6$ : Cho các số thực dương $a,b,c$ thỏa mãn $a + b + c =6$ . Tìm GTNN của biểu thức:

    $P = \sqrt{a^{2}+\frac{1}{a+b}}+\sqrt{b^{2}+\frac{1}{b+c}}+\sqrt{c^{2}+\frac{1}{c+a}}$

 

Áp dụng BĐT: $\sqrt{a^{2}+b^{2}}+\sqrt{c^{2}+d^{2}}+\sqrt{e^{2}+g^{2}}\geq \sqrt{(a+c+e)^{2}+(b+d+g)^{2}}$

Chứng minh bằng Cauchy-Schar là ra!  :icon6:  :icon6:

Bây giờ ta có: $\sum \frac{1}{\sqrt{a+b}}\geq \sum \frac{2}{\frac{4+a+b}{2}}\geq \sum \frac{4}{a+b+4}\geq \frac{(2+2+2)^{2}}{2(a+b+c)+12}=\frac{3}{2}$

Áp dụng:

$P=\sum \sqrt{a^{2}+\frac{1}{a+b}}\geq \sqrt{(a+b+c)^{2}+(\sum \frac{1}{\sqrt{a+b}})^{2}}\geq \sqrt{6^{2}+(\frac{3}{2})^{2}}=\frac{3\sqrt{17}}{2}$


:B) THPT PHÚC THÀNH K98  :B) 

 

Cuộc sống luôn không ngừng đổi thay, chỉ có tình yêu là luôn ở đó, vẹn tròn và bất diệt. Chính vì thế tôi thay đổi để giữ điều ấy, để tốt hơn từng ngày

Thay đổi cho những điều không bao giờ đổi thay

 

Học toán trên facebook:https://www.facebook...48726405234293/

My facebook:https://www.facebook...amHongQuangNgoc

:off:  :off:  :off:


#5
phamquanglam

phamquanglam

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 377 posts

 

Bài $3$ : Cho $a,b,c$ là các số dương thỏa mãn $a+2b+3c\geq 20$ . Tìm GTNN của biểu thức :

  $P=a+b+c+\frac{3}{a}+\frac{9}{2b}+\frac{4}{c}$.

 

Ta có: $P=a+b+c+\frac{3}{c}+\frac{9}{2c}+\frac{4}{c}=\frac{1}{4}(a+2b+3c)+\frac{3a}{4}+\frac{3}{a}+\frac{b}{2}+\frac{9}{2b}+\frac{c}{4}+\frac{4}{c}$

Áp dụng AM-GM:

$\frac{3a}{4}+\frac{3}{a}\geq 3$

$\frac{b}{2}+\frac{9}{2b}\geq 3$

$\frac{c}{4}+\frac{4}{c}\geq 2$

Và: $\frac{1}{4}(a+2b+3c)\geq 5$

Cộng hết vào: $\Rightarrow P\geq 3+3+2+5=13$

Dấu $"="$ xảy ra khi $a=2; b=3; c=4$


:B) THPT PHÚC THÀNH K98  :B) 

 

Cuộc sống luôn không ngừng đổi thay, chỉ có tình yêu là luôn ở đó, vẹn tròn và bất diệt. Chính vì thế tôi thay đổi để giữ điều ấy, để tốt hơn từng ngày

Thay đổi cho những điều không bao giờ đổi thay

 

Học toán trên facebook:https://www.facebook...48726405234293/

My facebook:https://www.facebook...amHongQuangNgoc

:off:  :off:  :off:


#6
phamxuanvinh08101997

phamxuanvinh08101997

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 141 posts

 

Bài $4$ : Cho $x\in [0, 1].$ Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:

   $P = x(13\sqrt{1-x^{2}}+9\sqrt{1+x^{2}}).$

 

 

Cho x vào trong căn đặt $y = x^2 $

do đó $P = 13\sqrt {y(1 - y)}  + 9\sqrt {y(1 + y)} $

Theo bdt AM-GM thì 

$P = 13\sqrt {y(1 - y)}  + 9\sqrt {y(1 + y)}  \le 13(1 - \frac{{3y}}{4}) + \frac{{27}}{4}(\frac{4}{9} + \frac{{13}}{9}y) = 16$
Vậy $M{\rm{ax}}P = 16$
Dấu bằng xảy ra khi $x = \sqrt {0,8} $

                   :ukliam2: Đã đọc bài thì đừng tiếc gì nút Like :ukliam2:

 

:ukliam2: Không ngừng vươn xa :ukliam2:


#7
Viet Hoang 99

Viet Hoang 99

    $\textbf{Trương Việt Hoàng}$

  • Điều hành viên THPT
  • 2291 posts

Bài $1$ : Cho $a,b,c$ là số dương thoả mãn $a + b + c =1$. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức $P = a +\sqrt{ab}+\sqrt[3]{abc}$

 

Bài $4$ : Cho $x\in [0, 1].$ Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:

   $P = x(13\sqrt{1-x^{2}}+9\sqrt{1+x^{2}}).$

 

 

$4)$ Xem tại http://truongviethoa...ght-leq-16.html

$1)$ $P = a +\sqrt{ab}+\sqrt[3]{abc}\leq a+\frac{1}{2}.\frac{a+4b}{2}+\frac{1}{4}.\frac{a+4b+16c}{3}=\frac{4}{3}(a+b+c)=\frac{4}{3}$

Dấu = xảy ra khi: $a=4b=16c$ và $a+b+c=1$ .......

 

 

 

 


Edited by Viet Hoang 99, 25-07-2014 - 22:11.






Also tagged with one or more of these keywords: toán trung học cơ sở, bất đẳng thức và cực tri

1 user(s) are reading this topic

0 members, 1 guests, 0 anonymous users