Đến nội dung

Hình ảnh

ÔN THI MÔN HÓA HỌC


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 64 trả lời

#1
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Xin chào các bạn !

 

Được sự ủng hộ của mọi người, hôm nay mình xin lập topic về ôn thi môn thi hóa cho kì đại học sắp tới.Nhằm giúp mọi người vừa có thể ôn toán và hóa trên cùng một diễn đàn mà không cần đi qua lại nhiều 4rum :)

Nội dung các bài toán xoay quanh về các nội dung trong các đề thi đại học , cụ thể :

Lớp 10 :

  • Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn
  • Phản ứng oxi hóa-khử (phần này chiếm nhiều trong đề thi đại học )
  • Nhóm halogen, Oxi-Lưu huỳnh
  • Tốc độ phản ứng

Lớp 11:

  • Sự điện li-Bài toán liên quan đến điện li
  • Nhóm nitơ -Điều chế $NH_{3}$ (Bài toán hiệu suất)
  • Axit $HNO_{3}$, Muối Nitrat
  • Chương hữu cơ (hợp chất hidrocacbon)
  • Hợp chất chứa nhóm chất như ancol,phenol...

Lớp 12  Hết thì phải

Do đó khi post đề bài thì các bạn ghi luôn những nội dung của chủ đề đó và các bạn nên có luôn lời giải đề tránh bị loãng topic.......

Khi trình bày lời giải các bạn nên nói luôn cách giải của mình (hoặc kinh nghiệm) để mọi người chia sẻ kiến thức của nhau tốt hơn, chứ đừng nên ghi mỗi A,B,C hoặc D.

Nếu các bạn có các bài viết về phương pháp giải nhanh hay tư duy về bài toán hóa học thì hãy đăng luôn ở đây nhé!!

Rất mong được sự ủng hộ từ mọi người !


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi caybutbixanh: 28-07-2014 - 22:27

KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#2
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Sau đây mình sẽ vào vấn đề ....

---------------------------------------------------------------

Bài 1:(Nhóm halogen) Hòa tan hoàn toàn 5,94 gam hỗn hợp hai muối clorua của hai kim loại $X$ và $Y$ (X,Y đều thuộc nhóm $IIA$) vào nước được 100ml dung dịch $Z.$ Cho dung dịch $Z$ tác dụng hết với dung dịch $AgNO_{3}$ thu được 17,22 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch $M.$ Cô cạn $M$ được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của $m$ là :

A.9,21g

B.9,10g

C.9,20g

D.9,12g

 

Bài 2:(Nhóm Oxi-Lưu huỳnh)Cho 3,2 gam bột $S$ vào một bình kín có thể không đổi, có một ít chất xúc tác rắn $V_{2}O_{5}$ (các chất rắn chiếm thể tích không đáng kể ).Số mol $O_{2}$ cho vào bình là 0,18 mol. Nhiệt độ của bình lúc đầu là 25 độ C, áp suất trong bình là $p_{1}$.Tạo mồi lửa đề đốt cháy hết lưu huỳnh.Sau phản ứng giữ nhiệt đô bình ở 442,5 độ C, áp suất trong bình bấy giờ gấp đôi áp suất $p_{1}.$ Hiệu suất chuyển hóa $SO_{2}$ tạo $SO_{3}$ là :

A.40%

B.50%

C.60%

D.100%

 

Bài 3:(Nhóm Oxi-Lưu huỳnh) Nung hỗn hợp gồm 0,4 mol $SO_{2}$ và 0,2 mol $O_{2}$ (trong bình kín có xúc tác).Hiệu suất phản ứng là 60%. Tỉ suất của bình trước và sau phản ứng (cùng nhiệt độ) là :

A.1,25

B,0,8

C.1,5

D.1,75.

------------------------------


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#3
Rias Gremory

Rias Gremory

    Del Name

  • Thành viên
  • 1384 Bài viết

Sau đây mình sẽ vào vấn đề ....

---------------------------------------------------------------

Bài 1:(Nhóm halogen) Hòa tan hoàn toàn 5,94 gam hỗn hợp hai muối clorua của hai kim loại $X$ và $Y$ (X,Y đều thuộc nhóm $IIA$) vào nước được 100ml dung dịch $Z.$ Cho dung dịch $Z$ tác dụng hết với dung dịch $AgNO_{3}$ thu được 17,22 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch $M.$ Cô cạn $M$ được m gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của $m$ là :

A.9,21g

B.9,10g

C.9,20g

D.9,12g

-----------------

 

Gọi X là công thức chung của 2 kim loại
$XCl_2+2Ag(NO)_3\rightarrow 2AgCl+X(NO_3)_2$
$n_{XCl_2}=n_{X(NO_3)_2}=\frac{n_{AgCl}}{2}=\frac{0,12}{2}=0,06$ (mol)
Ta có: $\overline{M_{XCl_2}}=\frac{5,94}{0,06}=99$ (g)
$\Rightarrow$ $\overline{M_X}=28$ (g)
$\Rightarrow m_{X(NO_3)_2}=0,06.(28+124)=9,12$ (g)
----------> Chọn D



#4
phamquanglam

phamquanglam

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 377 Bài viết

Xin chào các bạn !

Rất hay! Rất hay! Mình rất ủng hộ điều này! nhưng bây giờ mình mới lên lớp 11 nên còn hạn chế chỗ nào biết thì nói thôi nhá!  :icon6:  :icon6:  :icon6:

 

 

Bài 2:(Nhóm Oxi-Lưu huỳnh)Cho 3,2 gam bột $S$ vào một bình kín có thể không đổi, có một ít chất xúc tác rắn $V_{2}O_{5}$ (các chất rắn chiếm thể tích không đáng kể ).Số mol $O_{2}$ cho vào bình là 0,18 mol. Nhiệt độ của bình lúc đầu là 25 độ C, áp suất trong bình là $p_{1}$.Tạo mồi lửa đề đốt cháy hết lưu huỳnh.Sau phản ứng giữ nhiệt đô bình ở 442,5 độ C, áp suất trong bình bấy giờ gấp đôi áp suất $p_{1}.$ Hiệu suất chuyển hóa $SO_{2}$ tạo $SO_{3}$ là :

A.40%

B.50%

C.60%

D.100%

 

 

Bài này mình lưu ý 1 chút!

Bây giờ bình thường sách có ghi công thức $n_{k}=\frac{PV}{RT}$

Với $R=0,082$. Đây chỉ là 1 cách gần chính xác thôi!

Thật ra là: $R=\frac{22,4}{273}$

Bài giải.

Ta có: $n_{S}=0,1(mol) ; n_{O_{2}}=0,18 (mol)$

Lúc này: $\Rightarrow n_{1}=\frac{P_{1}V}{RT}=\frac{P_{1}V}{24,45}\Rightarrow 24,45.n_{1}=P_{1}V$

Sau khi tạo mồi lửa:

$\Rightarrow:PT: S+O_{2}\rightarrow SO_{2}$

$2SO_{2}+O_{2}\rightarrow 2SO_{3}$

Gọi $n$ là hiệu suất của quá trình tạo $SO_{3}$

Sau khi phản ứng xong, sau phản ứng còn các chất: $(0,1-0,1n) mol SO_{2};(0,08-0,05n) mol O_{2}; 0,1n mol SO_{3} tạo ra$

$\Rightarrow n_{2}=\frac{P_{2}V}{RT'}=\frac{2P_{1}V}{58,708}\Rightarrow P_{1}V=29,3535n_{2}$

Từ đây: $\Rightarrow 24,45n_{1}=29,3535n_{2}\Leftrightarrow 24,45.0,18=29,3535(0,1-0,1n+0,08-0,05n+0,1n)\Rightarrow n\approx 0,6$

Chọn $C$

Cách này vẫn dài quá nhưng mà mình chưa nghĩ ra được cách ngắn hơn


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Toc Ngan: 26-07-2014 - 14:30

:B) THPT PHÚC THÀNH K98  :B) 

 

Cuộc sống luôn không ngừng đổi thay, chỉ có tình yêu là luôn ở đó, vẹn tròn và bất diệt. Chính vì thế tôi thay đổi để giữ điều ấy, để tốt hơn từng ngày

Thay đổi cho những điều không bao giờ đổi thay

 

Học toán trên facebook:https://www.facebook...48726405234293/

My facebook:https://www.facebook...amHongQuangNgoc

:off:  :off:  :off:


#5
phamquanglam

phamquanglam

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 377 Bài viết

Mình cũng thêm mấy bài caybutbixanh này!  :icon6:  :icon6:  :icon6:  :icon6:

1 dạng mà đi thi đại học rất hay gặp và đây là mấu chốt để các bạn làm các bài hóa sau này!

Phương trình ion rút gọn! (Đây là 1 dạng khá quan trọng vì học lên cao có nhiều bài bắt buộc phải giải theo cách này!)

Bài 1:

1 dạng khá cũ! Ai nhìn cũng thấy quen!

Dẫn $6,72 l$  $CO_{2}$ vào $300ml$ dung dịch hỗn hợp gồm $NaOH 1M$;  $KOH 0,5M$. Tính khối lượng muối thu được trong dung dịch sau phản ứng. Nếu cô cạn cẩn thận dung dịch thì sau đó sẽ thu được bao nhiêu gam muối?


:B) THPT PHÚC THÀNH K98  :B) 

 

Cuộc sống luôn không ngừng đổi thay, chỉ có tình yêu là luôn ở đó, vẹn tròn và bất diệt. Chính vì thế tôi thay đổi để giữ điều ấy, để tốt hơn từng ngày

Thay đổi cho những điều không bao giờ đổi thay

 

Học toán trên facebook:https://www.facebook...48726405234293/

My facebook:https://www.facebook...amHongQuangNgoc

:off:  :off:  :off:


#6
25 minutes

25 minutes

    Thành viên nổi bật 2015

  • Hiệp sỹ
  • 2795 Bài viết

Bài 3:(Nhóm Oxi-Lưu huỳnh) Nung hỗn hợp gồm 0,4 mol $SO_{2}$ và 0,2 mol $O_{2}$ (trong bình kín có xúc tác).Hiệu suất phản ứng là 60%. Tỉ suất của bình trước và sau phản ứng (cùng nhiệt độ) là :

A.1,25

B,0,8

C.1,5

D.1,75.

Phương trình là $SO_2+\frac{1}{2}O_2\rightarrow SO_3$

Hiệu suất là 0,6 nên số mol $SO_2$ và $O_2$ phản ứng là $0,24$ và $0,12$mol, số mol $SO_3$ tạo ra là $0,24$mol

Đáp số là $\frac{0,4+0,2}{(0,4-0,24)+(0,2-0,12)+0,24}=1,25$

Dẫn $6,72 l$  $CO_{2}$ vào $300ml$ dung dịch hỗn hợp gồm $NaOH 1M$;  $KOH 0,5M$. Tính khối lượng muối thu được trong dung dịch sau phản ứng. Nếu cô cạn cẩn thận dung dịch thì sau đó sẽ thu được bao nhiêu gam muối?

Gọi công thức chung của $2$ kiềm là $ROH$

$\Rightarrow n_{ROH}=0,45,R=\frac{0,3.23+0,15.39}{0,45}=\frac{85}{3}$

Do $1<\frac{n_{OH^-}}{n_{CO_2}}<2$ nên có $2$ phương trình 

              $2ROH+CO_2\rightarrow  R_2CO_3$

              $ROH+CO_2\rightarrow  RHCO_3$

Giải hệ ta được $n_{R_2CO_3}=n_{RHCO_3}=0,15$

Khối lượng muối là $0,15.(\frac{85}{3}.2+60+\frac{85}{3}+61)=30,9$ (g)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Toc Ngan: 26-07-2014 - 14:32

Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.



Thảo luận BĐT ôn thi Đại học tại đây


#7
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Mình cũng thêm mấy bài caybutbixanh này!  :icon6:  :icon6:  :icon6:  :icon6:

1 dạng mà đi thi đại học rất hay gặp và đây là mấu chốt để các bạn làm các bài hóa sau này!

Phương trình ion rút gọn! (Đây là 1 dạng khá quan trọng vì học lên cao có nhiều bài bắt buộc phải giải theo cách này!)

Bài 1:

1 dạng khá cũ! Ai nhìn cũng thấy quen!

Dẫn $6,72 l$  $CO_{2}$ vào $300ml$ dung dịch hỗn hợp gồm $NaOH 1M$;  $KOH 0,5M$. Tính khối lượng muối thu được trong dung dịch sau phản ứng. Nếu cô cạn cẩn thận dung dịch thì sau đó sẽ thu được bao nhiêu gam muối?

Cám ơn bạn đã tham gia topic....bài của bạn là bài số 4......

Bài 5:Hòa tan hoàn toàn $m$ gam hỗn hợp $A$ gồm $Al$ và $Zn$ bằng dung dịch $HNO_{3}$ dư thu được 2,24 lít (dktc) $NO$ là sản phẩm khử duy nhất. Mặt khác lấy $m$ gam hỗn hợp $A$ hòa tan bằng $H_{2}S0_{4}$ đặc nóng dư thu được $V$ lít (dktc) $S0_{2}$ là sản phẩm khử duy nhất.Tính $V$ ?

A,1,12 lít

B,3,36 lít

C,2,24 lít

D,4,48 lít

Bài 6:Hỗn hợp $X$ chứa $0,18 mol$ hỗn hợp $Mg,Al,Zn$ phản ứng với dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng dư thu được $0,07 mol$ một sản phẩm khử duy nhất.Xác định sản phẩm khử :

A,$SO_{2}$

B,$S$

C,$H_{2}S$

D,$H_{2}$

Bài 7: Cho hỗn hợp $CuO$ và $Fe_{2}O_{3}$ tan hết trong dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng dư thu được $2$ muối có tỉ lệ số mol là $1:1$.Phần trăm khối lượng của $2$ oxit tương ứng :

A,33% và 77%

B,40%  và 60%

C,30% và 70%

D,60% và 40%

Các bài trên đều thuộc chủ đề Oxi-Lưu Huỳnh


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#8
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

 

Bài 7: Cho hỗn hợp $CuO$ và $Fe_{2}O_{3}$ tan hết trong dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng dư thu được $2$ muối có tỉ lệ số mol là $1:1$.Phần trăm khối lượng của $2$ oxit tương ứng :

A,33% và 77%

B,40%  và 60%

C,30% và 70%

D,60% và 40%

Các bài trên đều thuộc chủ đề Oxi-Lưu Huỳnh

Hic....sao không ai tham gia vậy !!

Từ gt suy ra $n_{Cu^{2+}}=n_{Fe^{+3}}$ nên $n_{CuO}=n_{Fe_{2}O_{3}}$...từ đó tính được phần trăm của $CuO$ và $Fe_{2}O_{3}$ là 33% và 77% .CHọn A


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#9
megamewtwo

megamewtwo

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 322 Bài viết

Bài 8)

Trộn dd x 200ml gồm $\left ( Fe^{2+}:C_{1}M;SO_{4}^{2-}0,15M;CL^{-}0,2M;H^{+}C_{2}M \right )$ dd Y 300ml $\left ( Ba^{2+}C_{3}M;OH^{-}0,4M;Na^{+}0,2M;Cl^{-}0,1M \right )\rightarrow dd Z$ Có PH=12,3 và mg kết tủa 

Tính $C_{1};C_{2};m$

p/s phần này hình như không liên quan đến thi đạị học mấy nhưng mình cũng đăng vậy :luoi:  :luoi:



#10
25 minutes

25 minutes

    Thành viên nổi bật 2015

  • Hiệp sỹ
  • 2795 Bài viết

Bài 5:Hòa tan hoàn toàn $m$ gam hỗn hợp $A$ gồm $Al$ và $Zn$ bằng dung dịch $HNO_{3}$ dư thu được 2,24 lít (dktc) $NO$ là sản phẩm khử duy nhất. Mặt khác lấy $m$ gam hỗn hợp $A$ hòa tan bằng $H_{2}S0_{4}$ đặc nóng dư thu được $V$ lít (dktc) $S0_{2}$ là sản phẩm khử duy nhất.Tính $V$ ?

A,1,12 lít

B,3,36 lít

C,2,24 lít

D,4,48 lít

Do đều lấy $m$ gam nên số mol electron mà kim loại cho ở $2$ trường hợp là như nhau

Ta có $N^{+5}+3e\rightarrow N^{+3}\Rightarrow n_e=0,3$

          $S^{+6}+2e\rightarrow S^{+4}\Rightarrow n_e=0,3=2.n_{SO_2}\Rightarrow n_{SO_2}=0,15$

Đáp án B

 

 

Bài 6:Hỗn hợp $X$ chứa $0,18 mol$ hỗn hợp $Mg,Al,Zn$ phản ứng với dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng dư thu được $0,07 mol$ một sản phẩm khử duy nhất.Xác định sản phẩm khử :

A,$SO_{2}$

B,$S$

C,$H_{2}S$

D,$H_{2}$

Do tổng số mol $3$ kim loại là $0,18$, số mol e nhường giữa các kim loại hóa trị $2,3$ nên số mol e nhường thỏa mãn $0,36<n_e<0,48$

Vậy số e do $S^{+6}$ nhận thuộc khoảng 

          $\frac{0,36}{0,07}<x<\frac{0,48}{0,07}\Rightarrow x=6\Rightarrow S$

Đán án B


Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.



Thảo luận BĐT ôn thi Đại học tại đây


#11
phamquanglam

phamquanglam

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 377 Bài viết

Bài 8)

Trộn dd x 200ml gồm $\left ( Fe^{2+}:C_{1}M;SO_{4}^{2-}0,15M;CL^{-}0,2M;H^{+}C_{2}M \right )$ dd Y 300ml $\left ( Ba^{2+}C_{3}M;OH^{-}0,4M;Na^{+}0,2M;Cl^{-}0,1M \right )\rightarrow dd Z$ Có PH=12,3 và mg kết tủa 

Tính $C_{1};C_{2};m$

p/s phần này hình như không liên quan đến thi đạị học mấy nhưng mình cũng đăng vậy :luoi:  :luoi:

Bài như đúng rồi thế này megamewtwo??????????

Dữ kiện ko đủ để làm! xem lại đi hộ tớ với!  :icon6:  :icon6:  :icon6:  :icon6:

Do sau phản ứng có $pH=12,3$ nên dung dịch sau phản ứng có tính bazo 

$\Rightarrow pOH=14-12,3=1,7$

Dựa vào các ion ta có các phản ứng sau: 

$H^{+}+OH^{-}\rightarrow H_{2}O$

$Fe^{2+}+2OH^{-}\rightarrow Fe(OH)_{2}$

Đặt các số mol vào.

Sau phản ứng thì $OH^{-}$ bắt buộc phải dư và dư $0,12-0,2C_{2}-0,4C_{1}$

Ta có: $-log_{10}\left [ OH^{-} \right ]=1,7\Rightarrow \left [ OH^{-} \right ]\approx 0,02\Leftrightarrow \frac{0,12-0,2C_{2}-0,4C_{1}}{0,2+0,3}=0,02\Rightarrow 2C_{1}+C_{2}=0,055$

Đấy chỉ đủ dữ kiện làm đến đây thôi!!!!!!!!!! hixx :icon6: :(  :(  :(  :(


:B) THPT PHÚC THÀNH K98  :B) 

 

Cuộc sống luôn không ngừng đổi thay, chỉ có tình yêu là luôn ở đó, vẹn tròn và bất diệt. Chính vì thế tôi thay đổi để giữ điều ấy, để tốt hơn từng ngày

Thay đổi cho những điều không bao giờ đổi thay

 

Học toán trên facebook:https://www.facebook...48726405234293/

My facebook:https://www.facebook...amHongQuangNgoc

:off:  :off:  :off:


#12
phamquanglam

phamquanglam

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 377 Bài viết

Đây là 1 số câu trong đề mà bọn mình làm trước khi đi thi!!!!!!!!!!!  :icon6:  :icon6:  :icon6:  :icon6:  :icon6:

Cùng làm nha!!!!1

Câu 9:

1/ Trộn $15,00$ml dung dịch $CH_{3}COONa$ 0,03M với $30,00$ml dung dịch $HCOONa$ 0,15M. Tính pH của dung dịch thu được. Biết $pK_{a}(CH_{3}COOH)=4,76; pK_{a}(HCOOH)=3,75$

2/ Tính hệ số nhiệt và tốc độ phản ứng trong những trường hợp sau:

a.Ở $120^{\circ}C$ phản ứng kết thúc sau 18 phút, ở $180^{\circ}C$ phản ứng kết thúc sau 1,5 giây.

b.Hạ bớt nhiệt độ $45^{\circ}C$ phản ứng chậm lại 25 lần.

Câu 10:

Cho m(g) muối halogenua của một KL kiềm phản ứng với $50$ml dung dịch $H_{2}SO_{4}$ đặc nóng dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí A có mùi đặc biệt và hỗn hợp sản phẩm B. Trung hòa bằng 200ml dung dịch $NaOH$ 2M rồi làm bay hơi nưóc cẩn thận hỗn hợp sản phẩm B thu được 199,6g hỗn hợp D(khối lượng khô). Nung D đến khổi lượng không đổi thu được hỗn hợp muối E có khối lượng 98g. Nếu cho dung dịch $BaCl_{2}$ Lấy dư vào B thì thu được kết tủa F có khổi lượng gấp 1,4265 lần khối lượng của muối E.Dẫn khí A qua dung dịch $Pb(NO_{3})_{2}$ dư thu được 23,9g kết tủa màu đen.

a/ tính nồng độ % của dung dịch $H_{2}SO_{4}$ (D=1,715g/ml) và m(g) muối

b/ xác định kim loại kiềm trên!


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi phamquanglam: 01-08-2014 - 15:04

:B) THPT PHÚC THÀNH K98  :B) 

 

Cuộc sống luôn không ngừng đổi thay, chỉ có tình yêu là luôn ở đó, vẹn tròn và bất diệt. Chính vì thế tôi thay đổi để giữ điều ấy, để tốt hơn từng ngày

Thay đổi cho những điều không bao giờ đổi thay

 

Học toán trên facebook:https://www.facebook...48726405234293/

My facebook:https://www.facebook...amHongQuangNgoc

:off:  :off:  :off:


#13
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Đây là 1 số câu trong đề mà bọn mình làm trước khi đi thi!!!!!!!!!!!  :icon6:  :icon6:  :icon6:  :icon6:  :icon6:

Cùng làm nha!!!!1

Câu 2:

1/ Trộn $15,00$ml dung dịch $CH_{3}COONa$ 0,03M với $30,00$ml dung dịch $HCOONa$ 0,15M. Tính pH của dung dịch thu được. Biết $pK_{a}(CH_{3}COOH)=4,76; pK_{a}(HCOOH)=3,75$

2/ Tính hệ số nhiệt và tốc độ phản ứng trong những trường hợp sau:

a.Ở $120^{\circ}C$ phản ứng kết thúc sau 18 phút, ở $180^{\circ}C$ phản ứng kết thúc sau 1,5 giây.

b.Hạ bớt nhiệt độ $45^{\circ}C$ phản ứng chậm lại 25 lần.

Câu 5:

Cho m(g) muối halogenua của một KL kiềm phản ứng với $50$ml dung dịch $H_{2}SO_{4}$ đặc nóng dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí A có mùi đặc biệt và hỗn hợp sản phẩm B. Trung hòa bằng 200ml dung dịch $NaOH$ 2M rồi làm bay hơi nưóc cẩn thận hỗn hợp sản phẩm B thu được 199,6g hỗn hợp D(khối lượng khô). Nung D đến khổi lượng không đổi thu được hỗn hợp muối E có khối lượng 98g. Nếu cho dung dịch $BaCl_{2}$ Lấy dư vào B thì thu được kết tủa F có khổi lượng gấp 1,4265 lần khối lượng của muối E.Dẫn khí A qua dung dịch $Pb(NO_{3})_{2}$ dư thu được 23,9g kết tủa màu đen.

a/ tính nồng độ % của dung dịch $H_{2}SO_{4}$ (D=1,715g/ml) và m(g) muối

b/ xác định kim loại kiềm trên!

Bạn sửa giùm mình số thứ tự hai bài trên....là bài 9 và 10 :)

Mà bạn giải luôn hai bài trên nhé, cả mấy ngày chưa thấy ai giải 

Bài 11( Sự điện li ) DUng dịch A gồm $NaOH 0.2M$ ,$Ba(OH)_{2} 0.05 M$.Dung dịch B gồm $Al_{2}(SO_{4})_{3} 0.4M$,$H_{2}SO_{4} x M$.1 lít dung dịch B vào 1 lít dung dịch A, kết thúc phản ứng thấy có 16,33 gam kết tủa C và dung dịch D.

Tìm x ?


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#14
25 minutes

25 minutes

    Thành viên nổi bật 2015

  • Hiệp sỹ
  • 2795 Bài viết

Bài 11( Sự điện li ) DUng dịch A gồm $NaOH 0.2M$ ,$Ba(OH)_{2} 0.05 M$.Dung dịch B gồm $Al_{2}(SO_{4})_{3} 0.4M$,$H_{2}SO_{4} x M$.1 lít dung dịch B vào 1 lít dung dịch A, kết thúc phản ứng thấy có 16,33 gam kết tủa C và dung dịch D.

Tìm x ?

Trước hết ta có các số liệu sau :

  $OH^{-}:0,3$, $H^{+}=2x$, $Ba^{2+}=0,05$, $Al^{3+}=0,8$ và $SO_4^{2-}=1,2+x$

Khi đó số mol $BaSO_4$ là $0,05$ mol $\Rightarrow m=11,65$ (g)

Do kết tủa đề bài là 16,33g nên số gam kết tủa của $Al(OH)_3$ là $16,33-11,65=4,68\Rightarrow n=0,06$ mol

Ta có thứ tự phản ứng của $Al^{3+}$ và $OH^{-}$ như sau

               $Al^{3+}+3OH^{-}\Rightarrow Al(OH)_3$

                   0,8        2,4                          0,8

               $Al(OH)_3+OH^{-}\Rightarrow Al(OH)_4^{-}$

                   a              a                              a

Khi đó ta có $0,8-a=0,06$ $\Rightarrow a=0,74\Rightarrow OH^{-}=0,74+2,4=3,14$ mo

Đó là số mol $OH^{-}$ dư sau khi $OH^{-}+H^{+}$ xong, dễ thấy trường hợp này loại

Do đó xét trường hợp $Al^{3+}$ dư, hay số mol $OH^{-}$ dư là $0,06:3=0,02$ mol

$\Rightarrow 0,3-2x=0,02\Rightarrow x=0,14$


Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.



Thảo luận BĐT ôn thi Đại học tại đây


#15
25 minutes

25 minutes

    Thành viên nổi bật 2015

  • Hiệp sỹ
  • 2795 Bài viết

Câu 2:

Câu 5:

Câu 2 theo chương trình thuộc phần nâng cao nên mình chịu thôi, không được học mấy cái này

Câu 5: Theo mình nghĩ phải là hỗn hợp khí, vì kết tủa 23,9g kia chính là $PbS$, do phản ứng 

                          $H_2S+Pb(NO_3)_2\Rightarrow PbS$

Do đó halogen kia phải là $I_2$ do phản ứng 

                          $8XI+5H_2SO_4\rightarrow 4X_2SO_4+H_2S+4I_2+4H_2O$

Loại ngay $Cl, F$ vì 2 halogen này không điều chế theo phương pháp sunfat và $XBr$ khi phản ứng với $H_2SO_4$ tạo ra khí $Br_2$ và $SO_2$

Công việc tìm kim loại cũng khá dễ dàng rồi


Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.



Thảo luận BĐT ôn thi Đại học tại đây


#16
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Bài 12 : Thêm 25 ml dung dịch NaOH 2M vào 100 ml dung dịch $H_{2}SO_{4}$. Dung dịch thu được tác dụng với $Na_{2}CO_{3}$ dư thu được 2,8 lít $CO_{2}$ (dktc).Nồng độ mol/l của dung dịch $H_{2}SO_{4}$ ban đầu bằng ?

----------------------

p/s: Topic này trầm quá !!! Mong các bạn ủng hộ nhiều....:)) Mình bận đi nhiều nên không lên 4rum thường xuyên được :( (phải một thời gian nữa mới rảnh )Thế nên mình mong các anh chị đã thi đại học qua rồi có thể bỏ chíu thời gian quan tâm topic để giúp thế hệ đàn em tốt hơn :) Mong được sự ủng hộ của các bạn !!!!


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#17
anhxuanfarastar

anhxuanfarastar

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 368 Bài viết

Ủng hộ cho có chú caybutbixanh một bài vậy :)

Bài toán:

Oxi hóa 0,08 mol một ancol đơn chức, thu được hỗn hợp X gồm  một axit cacboxylic, một anđehit, ancol dư và nước. Ngưng tụ toàn bộ X rồi chia làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hết với Na dư, thu được 0,504 lít khí hidro (dktc). Phần hai cho phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu đc 9,72 gam bạc. Phần trăm khối lượng ancol bị oxi hóa là bao nhiêu ???


INTELLIGENCE IS THE ABILITY TO ADAPT TO CHANGE !!!


#18
25 minutes

25 minutes

    Thành viên nổi bật 2015

  • Hiệp sỹ
  • 2795 Bài viết

Bài 12 : Thêm 25 ml dung dịch NaOH 2M vào 100 ml dung dịch $H_{2}SO_{4}$. Dung dịch thu được tác dụng với $Na_{2}CO_{3}$ dư thu được 2,8 lít $CO_{2}$ (dktc).Nồng độ mol/l của dung dịch $H_{2}SO_{4}$ ban đầu bằng ?

Cái này em phải nói rõ xem cho dung dịch vào $Na_2CO_3$ hay $Na_2CO_3$ vào dung dịch sau phản ứng chứ, vì anh nhớ không nhầm thì $CO_3^{2-}$ ở trên là dư nên sẽ có phản ứng sau:

        $H^{+}+CO_3^{2-}\rightarrow HCO_3^{-}$

Do đó không còn $H^{+}$ để sinh ra $CO_2$


Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.



Thảo luận BĐT ôn thi Đại học tại đây


#19
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Cái này em phải nói rõ xem cho dung dịch vào $Na_2CO_3$ hay $Na_2CO_3$ vào dung dịch sau phản ứng chứ, vì anh nhớ không nhầm thì $CO_3^{2-}$ ở trên là dư nên sẽ có phản ứng sau:

        $H^{+}+CO_3^{2-}\rightarrow HCO_3^{-}$

Do đó không còn $H^{+}$ để sinh ra $CO_2$

Em kiểm tra đề lại theo yêu cầu của anh rồi...nhưng đúng đề ra vậy .....để mai đi học em hỏi lại cô xem có ra sai đề hay không :)


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#20
25 minutes

25 minutes

    Thành viên nổi bật 2015

  • Hiệp sỹ
  • 2795 Bài viết

Bài toán:

Oxi hóa 0,08 mol một ancol đơn chức, thu được hỗn hợp X gồm  một axit cacboxylic, một anđehit, ancol dư và nước. Ngưng tụ toàn bộ X rồi chia làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hết với Na dư, thu được 0,504 lít khí hidro (dktc). Phần hai cho phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu đc 9,72 gam bạc. Phần trăm khối lượng ancol bị oxi hóa là bao nhiêu ???

Đây được xem là bài toán kinh điển của luyện thi ĐH, đề thi nào cũng cố gắng cho câu kiểu này vào :D

Viết pứ đơn giản kiểu sau:

                $ancol\rightarrow andehit+H_2O$

                   a                            a         a

                $ancol\rightarrow axit+H_2O$

                  b                             b         b

Và ancol dư là c ( đơn vị tất cả là mol )

Sô mol $H_2$ là $0,0225$ nên ta có $\frac{a+b+b+c}{2}.\frac{1}{2}=0,0225\Rightarrow a+2b+c=0,09$

Sô mol $Ag$ là $0,09$ nên ancol đã cho là $CH_3OH$, vì nếu là ancol từ $C_2$ trở nên thì phản ứng tráng bạc chỉ có andehit ( số mol không đủ )

Do đó có cả axit cũng tham gia tráng bạc $\Rightarrow \frac{a}{2}.4+\frac{b}{2}.2=0,09\Rightarrow 2a+b=0,09$

Lại có $a+b+c=0,08$, giải hệ ta có $a=0,04, b=0,01$, $\Rightarrow m=0,05.32=1,6$ (g)


Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn.



Thảo luận BĐT ôn thi Đại học tại đây





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh