Đến nội dung

Hình ảnh

Đố vui hóa học

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
maiyeutoanhoc

maiyeutoanhoc

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 17 Bài viết
mình có vài câu hóa muốn hỏi các bạn<cố trả lời nhé>:
1.Thiếc "thực phẩm"là gì ?

2.Corunđum và Cacborunđum là gì và có ứng dụng gì ?

3.Xút ăn da,xôđa khan,xôđa tinh thể và xôđa giải khát có công thức thế nào và thuộc loại các chất gì ?

4.Thủy tinh hòa tan là gì và nó được ứng dụng ở đâu ?

5.Khi vận chuyển axit sunfuric đậm đặc bằng xe lửa , có một nguyên tắc nghiêm ngặt là phải đóng kín ngay tức khắc vòi thoát và cửa nắp sau khi tháo axit ra khỏi thùng.Tại sao sau khi tháo axit rồi mà khóa chặt ngay vòi lại thì toa thùng không bị hư hỏng ,còn nếu cứ để mở sẽ không dùng được toa thùng nữa ?

6.Thế nào là axit bị ức chế ?

7.Tại sao than đá chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy ? Làm thế nào ngăn ngừa hiện tượng này ?

8.Khi một thùng đựng đầy ắp xăng và đựng xăng nhưng không đầy bị cháy thì trường hợp nào nguy hiểm hơn ?

9.Tại sao que diêm đang cháy đem ra chỗ gió bị tắt , còn đống lửa lại bùng lên ?

10.Tại sao trong các xưởng cơ khí và trong các phân xưởng người ta cấm không cho quăng các khăn lau có dầu mỡ hoặc các mảnh giẻ rách thành một đống ?

11.Phân biệt sự khác nhau giữa khí tự nhiên với khí đầu mỏ ,khí mỏ và khí bùn ao ?

12.Tại sao trên các thùng đựng xăng của các xe hơi có hàng chữ "Xăng etyl hóa ! Chất độc !" ? Khi sử dụng chất xăng này phải tuân một cách nghiêm ngặt những nguyên tắc nào ?

13.Chất chống đông là những chất gì và được ứng dụng ở đâu ?

14.Có thể phân biệt tơ tự nhiên với tơ nhân tạo bằng phương pháp đơn giản nào ?

15.Khi chế biến ngô bằng phương pháp hóa học người ta đã được những chất gì ?


____________________Hóa học các câu chuyện lí thú -THẾ TRƯỜNG

#2
kimkha

kimkha

    Lính mới

  • Thành viên
  • 7 Bài viết
Này! Có hỏi thì hỏi từ từ để người ta còn trả lời chứ!

#3
nguyen_hung

nguyen_hung

    Đại lãn

  • Thành viên
  • 299 Bài viết
Lâu rồi không đụng tới hóa, lục lại trí nhớ tí.
1, quên
2, không biết
3, quên
4, thủy tinh hòa tan là thay một loại kim loại kiềm trong cấu trúc phân tử bắng kim loại kiềm khác, ko nhớ loại gì.
5, Axit Sulphurric đậm đặc không ăn mòn được Fe, nhưng khi bị hòa tan trong nước thì ăn mòn được, nên khi mở nắp ra thì nó hòa tan hơi nước trong không khí và ăn mòn Fe. Có phải nói thêm là axit này hút nước rất mạnh không nhỉ?
6, Axit bị ức chế là axit có hòa tan thêm chất phụ gia để không ăn thịt kim loại, cái này mấy ông thợ hàn Inox rành lắm, vì trước khi hàn ổng phải rửa Inox bằng cái dung dịch đó, có lần mình làm rồi. Chất phụ gia thì không nhớ.
7, quên, nhưng trên nguyên tắc là do hội tụ đủ 3 điều kiện duy trì sự cháy.
8, Hỗn hợp hơi xăng với không khí hay chỉ hơi xăng thì dễ nổ hơn ?
9, Cái này nghiêng về Vật lí hơn là Hóa học. Trường hợp que diêm là vì gió thổi hết nhiệt của que diêm. Trường hợp của đám có là do gió mang thêm oxi cho đám cháy, đám cháy lớn quá nên đủ nhiệt độ sự cháy duy trì. Nguyên tắc duy trì sự cháy là phải có đủ nhiệt, đủ oxi, đủ chất cháy. Thiếu 1 trong 3 yếu tố này thì ko xảy ra sự cháy được. Cái này giống chữ kí của mình đó :D
10, Khi chất mấy cái giẻ đó thành đống, nhiệt độ cao và dầu mỡ bốc hơi 1 phần tạo thành với không khí 1 hỗn hợp dễ cháy nổ, trong cơ xưởng thường có tia lửa điện và nó cháy, mà dẫu không có tia lửa điện đi nữa thì đến một nhiệt độ nào đó hỗn hợp cháy đó cũng cháy thôi, khoảng 39 độ, không khí tương đối khô là có thể cháy rồi.
11, Bất cú sách giáo khoa nào cũng có, mất công tra cứ thôi.
12, Hình như loại xăng này bị cấm xài rồi. Có lẽ do nó pha thêm chì etylen để tăng chỉ số OCTAN.
13, Chất chống đông nôm na là chất hòa tan vào chất lỏng nào đó để hạ thấp nhiệt độ hóa rắn của dung dịch đó. Ứng dụng thì nhiều, các sách giáo khoa cũng viết nhiều. Mình thí dụ 2 cái thôi, tại nó quen thuộc với mình. Hệ thống giảm nhiệt/thóat nhiệt ở xe hơi dùng nứơc để làm mát động cơ. Mùa đông người ta cho thêm chất chống đông vào hệ thống này để nó hoạt động được, chứ nó mà đông lại thì vỡ hết ống dẫn. Cũng xe hơi và mùa đông luôn, mùa đông người ta pha chất chống đông vào xăng để nó chảy được, chứ không thì ..... Hình như máy bay cũng phải pha chất chống đông trong xăng thì phải.
14, đốt là biết ngay thôi, mùi tơ tự nhiên tương tự mùi tóc cháy, còn tơ tổng hợp tương tự nilon cháy
15, không biết

Nhận xét.
Những câu hỏi này có thể tìm trong các cuốn sách giáo khoa Hóa hay các cuốn sách kiểu học mà chơi chơi mà học. Chịu khó tra cứu thì biết thôi, mà biết cũng chẳng làm gì ngoài đi ... đố bạn bè, trừ khi theo ngành Hóa. Nghĩ đến đây thấy tiếc 3 năm đi chuyên hóa, giờ học ngành chẳng đụng đến hoá, nhưng cũng có cái an ủi là trả lời được một ít câu hỏi này , với lại giờ cũng ko vất vả với môn Hóa, mai mốt còn..... dạy con
Xí pam tí thôi không thì mod lại phải dọn dẹp.

#4
co_don_272727

co_don_272727

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
Hay hay!Khâm phục! Mà Hung dang học nghanh gi vây?sao kô theo Hóa nữa! Tiếc!

#5
co_don_272727

co_don_272727

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
Câu 15 hình như cho sp là andehit co vòng 5 canh,thơm chứa 1nguyeen tử N, Nhóm CHO nằm gần ở C kế nguyên tử N,tôi quên mất tên! CTPT:C5H4NO




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh