Đến nội dung

Hình ảnh

$$\overrightarrow {OH} = \overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} $$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
Nguyentiendung9372

Nguyentiendung9372

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 131 Bài viết

Cho $\Delta ABC$ có $O$ là tâm đường tròn ngoại tiếp và $H$ là trực tâm. Chứng minh rằng $\overrightarrow {OH}  = \overrightarrow {OA}  + \overrightarrow {OB}  + \overrightarrow {OC} $


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nguyentiendung9372: 24-08-2014 - 09:53


#2
quangnghia

quangnghia

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 397 Bài viết

Cho $\Delta ABC$ có $O$ là tâm đường tròn ngoại tiếp và $H$ là trực tâm. Chứng minh rằng $\overrightarrow {OH}  = \overrightarrow {OA}  + \overrightarrow {OB}  + \overrightarrow {OC} $

Kẻ đường kính AD

Ta có BH song song DC ( cùng vuông góc AC )

BD song song CH (cùng vuông góc AB )

$\Rightarrow$ BHCD là hình bình hành

Gọi L là trung điểm BC.$\Rightarrow$ L là trung điểm HB ( BHCD là hình bình hành)

$\Rightarrow AH=2OL$ ( OL là đường trung bình)

$\Rightarrow \overrightarrow{AH}=2\overrightarrow{OL}$

$\Rightarrow \overrightarrow{AO}+\overrightarrow{OH}=\overrightarrow{OB}+\overrightarrow{OC}$

$\Rightarrow \overrightarrow{OH}=\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB}+\overrightarrow{OC}$


Thầy giáo tương lai

#3
Messi10597

Messi10597

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 410 Bài viết

Gọi giao của BO với đường tròn là D

Do $\left\{\begin{matrix} DC\perp BC & & \\ AH\perp BC & & \end{matrix}\right.\Rightarrow AH\parallel DC$

Do $\left\{\begin{matrix} CH\perp AB & & \\ AD\perp AB & & \end{matrix}\right.\Rightarrow CH\parallel AD$

$\Rightarrow AHCD$ là hình bình hành $\Rightarrow AH=DC\Rightarrow \overrightarrow{AH}=\overrightarrow{DC}$

Gọi M là tung điểm BC thì OM vuông góc với BC 

Suy ra OM là đường trung bình của $\Delta BCD$

$\Rightarrow \overrightarrow{OM}=\frac{1}{2}\overrightarrow{DC}=\frac{1}{2}\overrightarrow{AH}$

$\Rightarrow \overrightarrow{OM}=\frac{1}{2}\overrightarrow{OH}-\frac{1}{2}\overrightarrow{OA}$

Mà $\overrightarrow{OM}=\frac{1}{2}(\overrightarrow{OB}+\overrightarrow{OC})\Rightarrow \overrightarrow{OH}=\overrightarrow{OA}+\overrightarrow{OB}+\overrightarrow{OC}$

 



#4
Christian Goldbach

Christian Goldbach

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 351 Bài viết

Dùng phép chiếu.


Quy luật của toán học càng liên hệ tới thực tế càng không chắc chắn, và càng chắc chắn thì càng ít liên hệ tới thực tế.

 





2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh