Đến nội dung

Hình ảnh

Định lý Đào


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 50 trả lời

#21
Oai Thanh Dao

Oai Thanh Dao

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết

Mở rộng đường tròn Lester với đường Neuberg cubic.

 

Đường Neuberg cubic: Cho tam giác $ABC$, một điểm $P$ là điểm trên đường Neuberg cubic của  $ABC$ nếu thỏa mãn với $P_a,P_b,P_c$ là ba điểm đối xứng của $P$ qua ba cạnh $BC,CA,AB$ thì $AP_a, BP_b, CP_c$ sẽ đồng quy tại một điểm, ta gọi điểm này là $Q$. 

 

Mở rộng định lý đường tròn Lester: Bốn điểm gồm 2 điểm Fermat, P, Q được định nghĩa như trên nằm trên một đường tròn.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Oai Thanh Dao: 12-05-2015 - 13:56


#22
Oai Thanh Dao

Oai Thanh Dao

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết

Hình vẽ của mở rộng định lý Lester(#20).

 

Ký hiệu trong hình vẽ. $X_4$ là trực tâm, $X_{3}$ là tâm ngoại tiếp, $X_{13}$, $X_{14}$ là hai điểm Fermats

 

1.png


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Oai Thanh Dao: 05-06-2015 - 09:19


#23
Oai Thanh Dao

Oai Thanh Dao

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết
Mở rộng định lý Napoleon và vấn đề Thebault II

Cho lục giác $ABCDEF$ sao cho $AD,BE,CF$ có chung trung điểm. Dựng ba tam giác đều $AGB,CHD,EIF$ cùng ra ngoài (hoặc cùng vào trong) khi đó $GHI$ là tam giác đều.
1.png

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Oai Thanh Dao: 09-06-2015 - 15:18


#24
Oai Thanh Dao

Oai Thanh Dao

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết

Vấn đề của một lục giác lồi nội tiếp và sáu đường tròn Thebault.

 

Cho lục giác $ABCDEF$ lồi nội tiếp đường tròn $(O)$. Gọi $A_1,B_1,C_1,D_1,E_1,F_1$ lần lượt là các tiếp điểm chung của sáu đường tròn Thebault $(FA,BC,(O))$, $(AB,CD,(O))$, $(BC,DE,(O))$, $(CD,EF,(O))$, $(DE,FA,(O))$, $(EF,AB,(O))$ với $(O)$. Hãy chứng minh $A_1D_1, B_1E_1, C_1F_1$ đồng quy.

 

1.png

http://tube.geogebra.org/m/1352263


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Oai Thanh Dao: 21-06-2015 - 20:03


#25
Oai Thanh Dao

Oai Thanh Dao

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết

Vấn đề mở rộng định lý Feuerbach–Luchterhand

 

Vấn đề được nêu trong file đính kèm

 

File gửi kèm  June-14-2014-Feuerbach-Luchterhand.pdf   106.14K   541 Số lần tải



#26
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết

Vấn đề của một lục giác lồi nội tiếp và sáu đường tròn Thebault.

 

Cho lục giác $ABCDEF$ lồi nội tiếp đường tròn $(O)$. Gọi $A_1,B_1,C_1,D_1,E_1,F_1$ lần lượt là các tiếp điểm chung của sáu đường tròn Thebault $(FA,BC,(O))$, $(AB,CD,(O))$, $(BC,DE,(O))$, $(CD,EF,(O))$, $(DE,FA,(O))$, $(EF,AB,(O))$ với $(O)$. Hãy chứng minh $A_1D_1, B_1E_1, C_1F_1$ đồng quy.

 

attachicon.gif1.png

http://tube.geogebra.org/m/1352263

Cách xác định $A_1$ còn mờ ám. Vì có hai vị trí $A_1$ (vị trí còn lại nằm ở cung đối diện). Tương tự với $B_1,C_1,...$


Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#27
Oai Thanh Dao

Oai Thanh Dao

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết

Cách xác định $A_1$ còn mờ ám. Vì có hai vị trí $A_1$ (vị trí còn lại nằm ở cung đối diện). Tương tự với $B_1,C_1,...$

Thực ra anh cũng nhận ra điều đó(nhưng lười viết), cảm ơn em nhé. Anh bổ sung như sau:

Nếu đường tròn $A_1$ như hình vẽ thì tất cả các đường tròn Thebault tương ứng với $B_1,C_1,...,F_1$ còn lại như hình vẽ.
Nếu đường tròn tương ứng với $A_1$ phía đối diện thì tất cả các đường trờn tương ứng với $B_1,C_1,...,F_1$ cũng nằm ở phía đối diện
Nếu đường tròn tương ứng với $A_1$ nằm ngoài thì tất cả các đường tròn tương ứng $B_1,C_1,...,F_1$ cũng năm phía ngoài.(nằm ngoài cũng có hai trường hợp)

 



#28
Oai Thanh Dao

Oai Thanh Dao

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết

Lời giải cho vấn đề tám đường tròn, Proposed by Đào Thanh Oai, solution by Luis Gonzalez

File gửi kèm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Oai Thanh Dao: 24-06-2015 - 18:12


#29
Oai Thanh Dao

Oai Thanh Dao

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết
Mở rộng định lý đường thẳng Steiner và đường tròn Miquel

Cho $ABC$ là một tam giác, Cho $P_1$ là một điểm bất kỳ trong mặt phẳng. Cho $L$ là đường thẳng cắt $BC, CA, AB$ tương ứng tại $A_0,B_0,C_0$. Định nghĩa $A_1$ là một điểm trên mặt phẳng sao cho $B_0A_1$ song song $CP_1$, $C_0A_1$ song song với $BP$. Định nghĩa $B_1, C_1$ tương tự. 
 
1. (Mở rộng đường thẳng Steiner) Hãy chỉ ra  $A_1, B_1, C_1, P_1$ thẳng hàng.
 
2. (Mở rộng đường tròn Miquel). Định nghĩa $A_2,B_2,C_2,P_2$ là điểm liên hợp đẳng giác của $A_1,B_1,C_1,P_1$ lần lượt tương ứng với các tam giác $AB_0C_0, BC_0A_0, CA_0B_0$ và $ABC$ (respectively). Hãy chỉ ra $A_2,B_2,C_2,P_2$ nằm trên đường tròn.
 


#30
Oai Thanh Dao

Oai Thanh Dao

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết

Mở rộng định lý Sondat:

 

Cho tam giác $ABC$, cho $P$ là một điểm bất kỳ trên mặt phẳng, cho đường thẳng $d$ cắt ba cạnh tam giác tại $A_0$, $B_0$, $C_0$ ba đường thẳng tương ứng qua $A_0,B_0,C_0$ và song song với $AP, BP, CP$ tạo thành tam giác $A_1,B_1,C_1$. Theo định lý Maxwell thì ba đường thẳng qua $A_1, B_1, C_1$ và song song với $BC,CA,AB$ một cách tương ứng lại sẽ đồng quy tại một điểm ta gọi điểm này là $P_1$. Khi đó đường thẳng $d$ chi đôi đoạn thẳng $PP_1$. Trong trường hợp $P$ là trực tâm vấn đề này là định lý Sondat.

 

A generalization Sondat theorem.png

http://tube.geogebra.org/m/1467027

https://groups.yahoo...s/messages/2673


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Oai Thanh Dao: 08-08-2015 - 21:01


#31
Oai Thanh Dao

Oai Thanh Dao

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết

Dual của định lý Maxwell.

Cho tam giác $ABC$, và đường thẳng $L$. Đường thẳng $L$ cắt ba cạnh $BC, CA, AB$ tại $A_1, B_1, C_1$. Gọi $A'B'C'$ la tam giác trong mặt phẳng đó sao cho $B'C', C'A', A'B'$ là song song với $AA_1, BB_1, CC_1$. Chứng minh rằng ba đường thẳng đi qua  $A', B', C'$ và lần lượt song song với $BC,CA,AB$ sẽ cắt ba cạnh $B'C', C'A', A'B'$ tại ba điểm thẳng hàng.

 

1.png


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Oai Thanh Dao: 09-08-2015 - 23:35


#32
Oai Thanh Dao

Oai Thanh Dao

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết

Vấn đề: Dual của định lý Đào về sáu tâm đường tròn ngoại tiếp (đây là đường tròn nội tiếp).

 

Cho một lục giác nội tiếp, khi đó đường thẳng nối tâm các đường tròn nội tiếp các tam giác tạo bởi hai cạnh và chung đường chéo chính sẽ đồng quy.

 

http://tube.geogebra.org/m/1488371

 

1.png

 

2.png


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Oai Thanh Dao: 17-08-2015 - 16:33


#33
Oai Thanh Dao

Oai Thanh Dao

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết

Cho một đường conic $S$ và điểm $P$ trên mặt phẳng, ba đường thẳng qua P cắt conic lần lượt cắt đường conic tại các điểm $A, A'; B, B'; C, C'$. Nếu $D$ nằm trên đường thẳng cực của $P$ hoặc $D$ nằm trên đường conic thì $A'D, B'D, C'D$ lần lượt cắt ba cạnh $BC, CA, AB$ tại ba điểm $A_0, B_0, C_0$ thẳng hàng. Hơn thế bốn điểm $A_0, B_0, C_0, P$ thẳng hàng khi và chỉ khi $D$ nằm trên đường conic.

 

Kết quả trên là mở rộng của các định lý sau:

 

1. Định lý Droz-Farny,

2. định lý Goormaghtigh,

3. định lý đường thẳng Đào (hẹp),

4. định lý Zaslavsky,

5. định lý Colling,

6. định lý Simsson,

7. Vấn đề Adam Bliss

 

Kết quả trên được chứng minh trong các bài báo của:

* Nguyen Ngoc Giang, A proof of Dao theorem, Global Journal of Advanced Research on Classical and Modern Geometries, ISSN: 2284-5569, Vol.4, (2015), Issue 2, page 102-106
* Son Tran Hoang (2014), A synthetic proof of Dao's generalization of Goormaghtigh's theorem. Global Journal of Advanced Research on Classical and Modern Geometries, volume 3, pages 125–129, ISSN 2284-5569

* O.T.Dao 2013, Two Pascals merge into one, Cut-The-Knot

* Geoff Smith (2015). 99.20 A projective Simson line. The Mathematical Gazette, 99, pp 339-341. doi:10.1017/mag.2015.47
 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Oai Thanh Dao: 30-08-2015 - 12:05


#34
Oai Thanh Dao

Oai Thanh Dao

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết

Mở rộng định lý Pascal và định lý Brianchon

 

Cho sáu đường tròn $(O_1)$, $(O_2)$, $(O_3)$, $(O_4)$, $(O_5)$, $(O_6)$. Các đường tròn $(O_i)$, $(O_{i+1})$ cắt nhau tại các  điểm tại hai điểm $A_i$, $A'_i$ với $i=1, 2, 3, 4, 5, 6$ (Ở đây chúng ta lấy module 6). Chứng minh rằng nếu sáu điểm $A_1$, $A_2$, $A_3$, $A_4$, $A_5$, $A_6$ nằm trên một đường tròn và $A'_1$, $A'_2$, $A'_3$, $A'_4$, $A'_5$, $A'_6$  nằm trên một đường tròn khác.

1. Khi đó giao điểm của các cặp đường tròn $(O_1)$ và $(O_4)$,  $(O_2)$ và $(O_5)$, $(O_3)$ và $(O_6)$ (nếu tồn tại) sẽ nằm trên một đường tròn.

2. Các đường thẳng $O_1O_4, O_2O_5, O_3O_6$ sẽ đồng quy (Vấn đề này đã được công bố tại Problem 3845, Volum 39, trên tạp chí Crux Mathemticorum)

http://tube.geogebra.org/m/1539785

1.png

TẠI SAO TÔI PHÁT HIỆN RA KẾT QUẢ NÀY?

Định lý Pascal là một định lý nổi tiếng đặt theo tên nhà bác học Blaise Pascal (1623-1662). Nội dung như sau:

Cho một lục giác nội tiếp khi đó giao điểm của các cặp cạnh đối diện nằm trên một đường thẳng.

Ngày 29/08/2015 anh Nguyễn Ngọc Giang có đăng trên facebook một kết quả là mở rộng của định lý Pascal như sau:

Giang.jpg

Tôi nhìn vào cách mở rộng của anh Giang tôi thấy rằng sẽ có một lục giác đối xứng với đường tròn ngoại tiếp lục giác $ABCDEF$ ban đầu ở bên kia trục của đường thẳng d. Với kinh nghiệm "CHƠI" hình học phẳng mấy năm nay tôi hiểu rằng kết quả này có thể mở rộng thành một định lý tổng quát hơn bằng cách ta thay lục giác đối xứng đó trong kết quả của anh Giang bằng một lục giác nội tiếp bất kỳ, ở vị trí bất kỳ trong mặt phẳng. Tôi nghĩ như vậy và tôi kiểm tra qua phần mềm thấy ý tưởng của tôi hoàn toàn đúng đắn. Quan sát kỹ hơn tôi thấy rằng cấu trúc hình học này thực ra tôi đã tìm ra và đăng trên tạp chí Crux vào tháng 5/2014(mà tôi vẫn gọi là vấn đề (hoặc định lý) tám đường tròn. Vốn được tôi biết đến như là một mở rộng của định lý Brianchon (một định lý kép của định lý Pascal).

Nội dung mở rộng định lý Pascal và định lý Brianchon như sau:

Cho sáu đường tròn $(O_1)$, $(O_2)$, $(O_3)$, $(O_4)$, $(O_5)$, $(O_6)$. Các đường tròn $(O_i)$, $(O_{i+1})$ cắt nhau tại các  điểm tại hai điểm $A_i$, $A'_i$ với $i=1, 2, 3, 4, 5, 6$ (Ở đây chúng ta lấy module 6). Chứng minh rằng nếu sáu điểm $A_1$, $A_2$, $A_3$, $A_4$, $A_5$, $A_6$ nằm trên một đường tròn và $A'_1$, $A'_2$, $A'_3$, $A'_4$, $A'_5$, $A'_6$  nằm trên một đường tròn khác.

1.png

1. Mở rộng định lý Pascal: Khi đó giao điểm của các cặp đường tròn $(O_1)$ và $(O_4)$,  $(O_2)$ và $(O_5)$, $(O_3)$ và $(O_6)$ (nếu tồn tại) sẽ nằm trên một đường tròn (1)

 

Khi nào đường tròn này suy biến thành đường thẳng Pascal? Ở đây tôi chỉ ra hai cách để đường tròn này suy biến thành đường thẳng Pascal như sau:

Cách 1: Xây dựng như cách của anh Giang.

Cách 2: Nếu cho đường tròn qua $A'_1$, $A'_2$, $A'_3$, $A'_4$, $A'_5$, $A'_6$ suy biến thành một điểm đặt tên là điêm $M$, khi đó rõ ràng $(O_1)$, $(O_2)$, $(O_3)$, $(O_4)$, $(O_5)$, $(O_6)$ đều đi qua $M$. Giả sử các giao điểm còn lại của của $(O_1)$ và $(O_4)$,  $(O_2)$ và $(O_5)$, $(O_3)$ và $(O_6)$ là $A, B, C$ như vậy theo kết quả (1) $A, B, C, M$ nằm trên một đường tròn. Bây giờ nếu ta cho điểm M cứ tiến tới vô cùng khi đó đường tròn này sẽ biến thành một đường thẳng và $A, B, C$ chính là giao điểm của ba cặp cạnh đối diện của lục giác $A_1A_2A_3A_4A_5A_6$.

2. Mở rộng định lý Brianchon: Các đường thẳng $O_1O_4, O_2O_5, O_3O_6$ sẽ đồng quy (Vấn đề này đã được công bố tại Problem 3845, Volum 39, trên tạp chí Crux Mathemticorum)

Khi nào kết quả trên thu về định lý Brianchon? Ở đây tôi chỉ ra hai cách để kết quả trên suy biến thành định lý Brianchon.

Cách 1: Dựng hình sao cho các điểm Ai trùng với Ai' khi đó sẽ có phát biểu là:

Cho sáu đường tròn  $(O_1)$, $(O_2)$, $(O_3)$, $(O_4)$, $(O_5)$, $(O_6)$, giả sử các đường tròn $(O_i)$ tiếp xúc $(O_{i+1})$ (chúng ta lấy Modulo 6) và sáu điểm tiếp xúc này nằm trên một đường tròn khi đó đường thẳng  $O_1O_4, O_2O_5, O_3O_6$ đồng quy. Thực sự dễ dàng thấy rằng định lý Brianchon là trường hợp đặc biệt của kết quả này.

Cách 2: Cho $A'_1$, $A'_2$, $A'_3$, $A'_4$, $A'_5$, $A'_6$ suy biến thành một điểm (trùng nhau) đặt tên là điểm $M$ cho điểm này trùng với tâm đường tròn ngoại tiếp $A_1A_2A_3A_4A_5A_6$  sau đó vị tự tỉ số 2 ta sẽ có ngay định lý Brianchon.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Oai Thanh Dao: 02-09-2015 - 20:09


#35
Oai Thanh Dao

Oai Thanh Dao

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết

Giả thuyết: Cho sáu điểm $A, A', B, B', C, C'$ nằm trên một đường conic. Đường conic qua bốn điểm $B, B', C, C'$ cắt đường thẳng $AA'$ at $A_1, A_2$. Đường conic qua bốn điểm $C, C', A, A'$ cắt đường thẳng $CC'$  tại $B_1, B_2$. Đường conic qua bốn điểm $A, A', B, B'$ cắt đường thẳng $CC'$ tại $C_1, C_2$. Khi đó sáu điểm $A_1,A_2, B_1, B_2, C_1, C_2$ nằm trên một đường conic. Do đó nếu chọn trước $A_1, B_1, C_1$ thẳng hàng thì các điểm $A_2, B_2, C_2$ cũng thẳng hàng.

 

Great problem.png


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Oai Thanh Dao: 05-09-2015 - 11:52


#36
Oai Thanh Dao

Oai Thanh Dao

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết

Một giả thuyết giống định lý Cayley–Bacharach

 

Giả thuyết 1: Cho sáu điểm $A, A', B, B', C, C'$ cùng nằm trên một đường bậc hai và đường bậc ba (nào đó). Cho một đường bậc hai đi qua $B, B', C, C'$ và cắt đường bậc ba đó tại $A_1, A_2$. Đường bậc hai đi qua $C, C', A, A'$ và cắt đường bậc ba đó tại $B_1, B_2$. Đường bậc ba đi qua $A, A', B, B'$ và cắt đường bậc ba tại $C_1, C_2$. Khi đó sáu điểm $A_1,A_2, B_1, B_2, C_1, C_2$ nằm trên một đường bậc hai. Nếu ta chọn trước các điểm $A_1, B_1, C_1$ thẳng hàng thì các điểm $A_2, B_2, C_2$ cũng phải thẳng hàng.

 

Giả thuyết 2: Cho một đường conic cắt một đường bậc ba tại 6 điểm $A, B, C, D, E, F$. Cho một đường conic khác đi qua ba điểm $A,B,C$ cắt đường bậc ba tại $G, H, I$, cho đường conic khác đi qua ba điểm $D, E, F$ cắt đường bậc ba tại $J, Q, K$. Khi đó sáu điểm $G, H, I, J, Q, K$ sẽ nằm trên một đường conic.

 

Chứng minh giả thuyết 2:
Đây là cách chứng minh cho giả thuyết 2 của một giáo sư (mà mình không hiểu) nhưng cứ trình bày lại ra đây để mọi người tham khảo: 

Áp dụng luật nhóm, nếu như một đường bậc hai giao với một đường bậc ba tại sáu điểm thì tổng sáu điểm phải bằng không. Ta có A+B+C+D+E+F=0; A+B+C+G+H+I=0; D+E+F+J+Q+K=0 => G+H+I+J+Q+K=0 => Sáu điểm G, H, I, J, Q, K nằm trên một đường conic. Giả thuyết mạnh hơn được chứng minh.

 

Giả thuyết tổng quát: Cho hai đường cong (đa thức) cắt nhau tại $\frac{d^2+3d}{2}+\frac{l^2+3l}{2}+2$ điểm. Nếu $\frac{d^2+3d}{2}+1$ điểm nằm trên đường cong bậc $d$ thì $\frac{l^2+3l}{2}+1$ điểm còn lại sẽ nằm trên đường cong bậc $l$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Oai Thanh Dao: 07-09-2015 - 21:02


#37
Oai Thanh Dao

Oai Thanh Dao

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết

Mở rộng định lý Lester, định lý Parry, định lý Zeeman-Gossard

File gửi kèm



#38
Oai Thanh Dao

Oai Thanh Dao

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết

Cho tam giác $ABC$, cho hai đường tròn cùng tiếp xúc với đường tròn ngoại tiếp tại $T$, đường tròn thứ nhất tiếp xúc với $AB$ tại $C_1$, đường tròn thứ hai tiếp xúc với $AC$ tại $B_1$. Chứng minh $B_1, C_1$ và tâm đường tròn nội tiếp tam giác $ABC$ thẳng hàng. Khi hai đường tròn này trùng nhau ta có định lý Nixon [1].

1.png

[1] R. C. J. Nixon, Question 10693, Reprints of Educational Times, London (1863-1918) 55 (1891) 107.



#39
Oai Thanh Dao

Oai Thanh Dao

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết

cho sáu điểm $A_1, A_2, B_1, B_2, C_1, C_2$ nằm trên một đường tròn tâm $O_1$. Cho đường tròn tâm $O_2$. Dựng hai đường tròn qua $A_1, A_2$ tiếp xúc với $O_2$ tại $A, A'$. Định nghĩa tương tự ta có $B, B'$ và $C, C'$ chứng minh $AA', BB', CC'$ đồng quy.

1.png



#40
Oai Thanh Dao

Oai Thanh Dao

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 70 Bài viết

File gửi kèm  Giang Nguyen Ngoc's paper.pdf   499.52K   391 Số lần tải






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh