Đến nội dung

Hình ảnh

$$f(x+yf(x))=f(x)+xf(y); \forall x,y \in \mathbb{R}$$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Bài 1:Tìm tất cả hàm số liên tục $\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn $2f(2x)=f(x)+x$ với $\forall x \in \mathbb{R}$

Bài 2:Tìm tất cả hàm số liên tục $\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn $f(x+yf(x))=f(x)+xf(y); \forall x,y \in \mathbb{R}$


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#2
shinichigl

shinichigl

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 135 Bài viết

Bài 2:Tìm tất cả hàm số liên tục $\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn $f(x+yf(x))=f(x)+xf(y); \forall x,y \in \mathbb{R}$ (1)

TH1. $f\left ( 1 \right )\neq 1$

Thay $x=1$, $y=\frac{1}{1-f\left ( 1 \right )}$ vào (1): 

$f\left ( 1+\frac{f\left ( 1 \right )}{1-f\left ( 1 \right )} \right )=f\left ( 1 \right )+f\left ( \frac{1}{1-f\left ( 1 \right )} \right )\Rightarrow f\left ( 1 \right )=0$

Thay $x=1$ vào (1):

$f\left ( 1 \right )=f\left ( 1 \right )+f\left ( y \right ),\forall y\in \mathbb{R}$

$\Rightarrow f\left ( y \right )=0,\forall y\in \mathbb{R}$ (thõa mãn $f$ liên tục)

TH2. $f\left ( 1 \right )=1$

Thay $y=0$ vào (1):

$f\left ( x \right )=f\left ( x \right )+xf\left ( 0 \right ),\forall x\in \mathbb{R}$

$\Rightarrow f\left ( 0 \right )=0$

Thay $x=1$ vào (1):

$f\left ( y+1 \right )=f\left ( y \right )+1,\forall y\in \mathbb{R}$

Bằng quy nạp, ta dễ dàng chứng minh được: $f\left ( y+n \right )=f\left ( y \right )+n,\forall y\in \mathbb{R},n\in \mathbb{Z}$ (2)

Thay $y=0$ vào (2): $f\left ( n \right )=n,\forall n\in \mathbb{Z}$

Thay y bởi $\frac{y}{f\left ( x \right )}$ vào (1): $f\left ( x+y \right )=f\left ( x \right )+xf\left ( \frac{y}{f\left ( x \right )} \right ),\forall y\in \mathbb{Z},x\in \mathbb{N}^{*}$

Từ (2) $\Rightarrow f\left ( x+y \right )=f\left ( x \right )+y,\forall y\in \mathbb{Z},x\in \mathbb{N}^{*}$

$\Rightarrow f\left ( \frac{y}{f\left ( x \right )} \right )=\frac{y}{x}=f\left ( \frac{y}{x} \right ),\forall y\in \mathbb{Z},x\in \mathbb{N}^{*}$

$\Rightarrow f\left ( r \right )=r,\forall r\in \mathbb{Q}$

Với mỗi $x\in \mathbb{R}$ tồn tại dãy số hữu tỉ $\left \{ r_{n} \right \}_{n=1}^{+\infty }$ sao cho $\lim_{n\rightarrow +\infty }r_{n}=x$.

Vì $f$ liên tục nên

$f\left ( x \right )=f\left ( \lim_{n\rightarrow +\infty }r_{n} \right )=\lim_{n\rightarrow +\infty }f\left ( r_{n} \right )=\lim_{n\rightarrow +\infty }r_{n}=x$

$\Rightarrow f\left ( x \right )=x,\forall x\in \mathbb{R}$

Vậy có hai hàm thõa mãn yêu cầu đề bài là

$f\left ( x \right )=0,\forall x\in \mathbb{R}$

$f\left ( x \right )=x,\forall x\in \mathbb{R}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi shinichigl: 11-09-2014 - 12:34


#3
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

TH1. $f\left ( 1 \right )\neq 1$

Thay $x=1$, $y=\frac{1}{1-f\left ( 1 \right )}$ vào (1): 

$f\left ( 1+\frac{f\left ( 1 \right )}{1-f\left ( 1 \right )} \right )=f\left ( 1 \right )+f\left ( \frac{1}{1-f\left ( 1 \right )} \right )\Rightarrow f\left ( 1 \right )=0$

Thay $x=1$ vào (1):

$f\left ( 1 \right )=f\left ( 1 \right )+f\left ( y \right ),\forall y\in \mathbb{R}$

$\Rightarrow f\left ( y \right )=0,\forall y\in \mathbb{R}$ (thõa mãn $f$ liên tục)

TH2. $f\left ( 1 \right )=1$

Thay $y=0$ vào (1):

$f\left ( x \right )=f\left ( x \right )+xf\left ( 0 \right ),\forall x\in \mathbb{R}$

$\Rightarrow f\left ( 0 \right )=0$

Thay $x=1$ vào (1):

$f\left ( y+1 \right )=f\left ( y \right )+1,\forall y\in \mathbb{R}$

Bằng quy nạp, ta dễ dàng chứng minh được: $f\left ( y+n \right )=f\left ( y \right )+n,\forall y\in \mathbb{R},n\in \mathbb{Z}$ (2)

Thay $y=0$ vào (2): $f\left ( n \right )=n,\forall n\in \mathbb{Z}$

Thay y bởi $\frac{y}{f\left ( x \right )}$ vào (1): $f\left ( x+y \right )=f\left ( x \right )+xf\left ( \frac{y}{f\left ( x \right )} \right ),\forall y\in \mathbb{Z},x\in \mathbb{N}^{*}$

Từ (2) $\Rightarrow f\left ( x+y \right )=f\left ( x \right )+y,\forall y\in \mathbb{Z},x\in \mathbb{N}^{*}$

$\Rightarrow f\left ( \frac{y}{f\left ( x \right )} \right )=\frac{y}{x}=f\left ( \frac{y}{x} \right ),\forall y\in \mathbb{Z},x\in \mathbb{N}^{*}$

$\Rightarrow f\left ( r \right )=r,\forall r\in \mathbb{Q}$

Với mỗi $x\in \mathbb{R}$ tồn tại dãy số hữu tỉ $\left \{ r_{n} \right \}_{n=1}^{+\infty }$ sao cho $\lim_{n\rightarrow +\infty }r_{n}=x$.

Vì $f$ liên tục nên

$f\left ( x \right )=f\left ( \lim_{n\rightarrow +\infty }r_{n} \right )=\lim_{n\rightarrow +\infty }f\left ( r_{n} \right )=\lim_{n\rightarrow +\infty }r_{n}=x$

$\Rightarrow f\left ( x \right )=x,\forall x\in \mathbb{R}$

Vậy có hai hàm thõa mãn yêu cầu đề bài là

$f\left ( x \right )=0,\forall x\in \mathbb{R}$

$f\left ( x \right )=x,\forall x\in \mathbb{R}$

Mình có thắc mắc này : Tại sao phải xét $f(1)=1$ và $f(1)$ khác $1$ mà tại sao không xét giá trị khác ?

Bạn có thể giải thích ở dòng bôi đỏ về   tập hợp của các biến được không ? Và tại sao  $ \frac{y}{x}=f\left ( \frac{y}{x} \right ),\forall y\in \mathbb{Z},x\in \mathbb{N}^{*}$


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#4
shinichigl

shinichigl

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 135 Bài viết

Mình có thắc mắc này : Tại sao phải xét $f(1)=1$ và $f(1)$ khác $1$ mà tại sao không xét giá trị khác ?

Bạn có thể giải thích ở dòng bôi đỏ về   tập hợp của các biến được không ? Và tại sao  $ \frac{y}{x}=f\left ( \frac{y}{x} \right ),\forall y\in \mathbb{Z},x\in \mathbb{N}^{*}$

Mình trả lời theo thứ tự các ý bạn hỏi

- do đề bài yêu cầu liên tục nên mình nghĩ là sẽ quy nạp từ số nguyên đến số hữu tỉ rồi đến số thực, từ đó mình chứng minh f(n)=n trên tập số nguyên, mà chứng minh cái này thì cần tính f(1), từ đó mình tìm cách tính f(1) thì nó phân ra hai trường hợp như trên.

- để quy nạp lên tập hữu tỉ thì chỉ cần $y\in \mathbb{Z},x\in \mathbb{N}^{*}$ thôi

- ta có

$f\left ( x+y \right )=f\left ( x \right )+xf\left ( \frac{y}{f\left ( x \right )} \right ),\forall y\in \mathbb{Z},x\in \mathbb{N}^{*}$

$f\left ( x+y \right )=f\left ( x \right )+y,\forall y\in \mathbb{Z},x\in \mathbb{N}^{*}$

từ hai cái này thì suy ra được $f\left ( \frac{y}{f\left ( x \right )} \right )=\frac{y}{x},\forall y\in \mathbb{Z},x\in \mathbb{N}^{*}$,

do ở trên ta đã chứng minh được $f\left ( n \right )=n,\forall n\in \mathbb{Z}$ nên ta cũng có được

$\Rightarrow f\left ( \frac{y}{f\left ( x \right )} \right )=f\left ( \frac{y}{x} \right )=\frac{y}{x},\forall y\in \mathbb{Z},x\in \mathbb{N}^{*}$

:icon6:


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi shinichigl: 11-09-2014 - 19:56


#5
BlackSelena

BlackSelena

    $\mathbb{Sayonara}$

  • Hiệp sỹ
  • 1549 Bài viết

Chú ý rằng bài 2 hàm $f$ ko liên tục thì kq vẫn vậy ;)



#6
Hoang Tung 126

Hoang Tung 126

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2061 Bài viết

Bài 1:Tìm tất cả hàm số liên tục $\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa mãn $2f(2x)=f(x)+x$ với $\forall x \in \mathbb{R}$

 

Bài 1: Ta có $2f(2x)=f(x)+x< = > 2(2f(2x)-\frac{2x}{3})=f(x)-\frac{x}{3}$

    Đặt $g(x)=f(x)-\frac{x}{3}$

-Thay  $x$ bởi $2x$ $= > g(2x)=f(2x)-\frac{2x}{3}$

 

-  Từ đó $2g(2x)=g(x)= > g(2x)=\frac{g(x)}{2}$ (1)

 

-Thay $x$ bởi $\frac{x}{2}$ vào (1) $= > g(x)=\frac{g(\frac{x}{2})}{2}$

 

-Từ đó $g(x)=\frac{g(\frac{x}{2})}{2}=\frac{g(\frac{x}{2^2})}{2^2}=....=\frac{g(\frac{x}{2^n})}{2^n}$ với n nguyên dương.

 

-Do  tính liên tục của hàm $f$ nên hàm $g$ liên tục trên $R$

 

-Từ đó cho $n\rightarrow +\infty$ $= > g(x)=\frac{g(\frac{x}{2})}{2}=...=\frac{g(\frac{x}{2^n})}{2^n}=g(0)$

 

-Do đó $f(x)=g(x)+\frac{x}{3}=g(0)+\frac{x}{3}=c+\frac{x}{3}$

 

-Thay vào đề bài ta tìm được $c=0$

 

      Vậy  $f(x)=\frac{x}{3}$



#7
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Mình trả lời theo thứ tự các ý bạn hỏi

- do đề bài yêu cầu liên tục nên mình nghĩ là sẽ quy nạp từ số nguyên đến số hữu tỉ rồi đến số thực, từ đó mình chứng minh f(n)=n trên tập số nguyên, mà chứng minh cái này thì cần tính f(1), từ đó mình tìm cách tính f(1) thì nó phân ra hai trường hợp như trên.

- để quy nạp lên tập hữu tỉ thì chỉ cần $y\in \mathbb{Z},x\in \mathbb{N}^{*}$ thôi

- ta có

$f\left ( x+y \right )=f\left ( x \right )+xf\left ( \frac{y}{f\left ( x \right )} \right ),\forall y\in \mathbb{Z},x\in \mathbb{N}^{*}$

$f\left ( x+y \right )=f\left ( x \right )+y,\forall y\in \mathbb{Z},x\in \mathbb{N}^{*}$

từ hai cái này thì suy ra được $f\left ( \frac{y}{f\left ( x \right )} \right )=\frac{y}{x},\forall y\in \mathbb{Z},x\in \mathbb{N}^{*}$,

do ở trên ta đã chứng minh được $f\left ( n \right )=n,\forall n\in \mathbb{Z}$ nên ta cũng có được

$\Rightarrow f\left ( \frac{y}{f\left ( x \right )} \right )=f\left ( \frac{y}{x} \right )=\frac{y}{x},\forall y\in \mathbb{Z},x\in \mathbb{N}^{*}$

:icon6:

Quên mất, mình còn điều này chưa hiểu :Đó là tại sao cần chứng minh $f(n)=n$ mà không phải là $f(n)=an$ (a tùy ý ) hay $f(n)=an+b$ hoặc $f(n)=a^{n}$ ( a là số dương ).....Phần phương trình hàm này mình còn yếu nên hỏi hơi nhiều...........mong bạn thông cảm.....


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#8
caybutbixanh

caybutbixanh

    Trung úy

  • Thành viên
  • 888 Bài viết

Bài 1: Ta có $2f(2x)=f(x)+x< = > 2(2f(2x)-\frac{2x}{3})=f(x)-\frac{x}{3}$

    Đặt $g(x)=f(x)-\frac{x}{3}$

-Thay  $x$ bởi $2x$ $= > g(2x)=f(2x)-\frac{2x}{3}$

 

-  Từ đó $2g(2x)=g(x)= > g(2x)=\frac{g(x)}{2}$ (1)

 

-Thay $x$ bởi $\frac{x}{2}$ vào (1) $= > g(x)=\frac{g(\frac{x}{2})}{2}$

 

-Từ đó $g(x)=\frac{g(\frac{x}{2})}{2}=\frac{g(\frac{x}{2^2})}{2^2}=....=\frac{g(\frac{x}{2^n})}{2^n}$ với n nguyên dương.

 

-Do  tính liên tục của hàm $f$ nên hàm $g$ liên tục trên $R$

 

-Từ đó cho $n\rightarrow +\infty$ $= > g(x)=\frac{g(\frac{x}{2})}{2}=...=\frac{g(\frac{x}{2^n})}{2^n}=g(0)$

 

-Do đó $f(x)=g(x)+\frac{x}{3}=g(0)+\frac{x}{3}=c+\frac{x}{3}$

 

-Thay vào đề bài ta tìm được $c=0$

 

      Vậy  $f(x)=\frac{x}{3}$

Bạn có thể cho mình biết phân tích làm thế nào để có được dòng đầu tiên vậy ? 


KẺ MẠNH CHƯA CHẮC ĐÃ THẮNG



MÀ KẺ THẮNG MỚI CHÍNH LÀ KẺ MẠNH!.



(FRANZ BECKEN BAUER)




ÔN THI MÔN HÓA HỌC TẠI ĐÂY.


#9
Hoang Tung 126

Hoang Tung 126

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2061 Bài viết

Bạn có thể cho mình biết phân tích làm thế nào để có được dòng đầu tiên vậy ? 

đầu tiên bạn thử rồi tìm được hàm rồi thay vào thôi






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh