Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi khảo sát đội tuyển toán Chuyên Yên Bái


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 12 trả lời

#1
deathavailable

deathavailable

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 265 Bài viết

 ĐỀ THI KHẢO SÁT CHUYÊN YÊN BÁI DỰ THI CẤP TỈNH

Lớp 11

Ngày 1

Câu 1: Giải hệ phương trình 
$\left\{\begin{matrix} 6x^2\sqrt{x^3-6x+5}=(x^2+2x-6)(x^3+4)(1) & \\ x+\frac{2}{x}=1+\frac{2}{y^2}     (2) & \end{matrix}\right.$
 
Câu 2: Cho $a,b,c$ là các số thực dương thỏa mãn $\frac{1}{3a}+\frac{1}{2b}+\frac{1}{c}=6$. Chứng minh rằng
 
$\sqrt{\frac{a}{a+4bc}}+\sqrt{\frac{b}{b+9ac}}+\sqrt{\frac{c}{c+16ab}} \leq \frac{3}{2}$
 
Câu 3: Cho $a,b,c,d,m,n$ là các số nguyên dương sao cho $ab=cd$ Chứng minh rằng số $A=a^{2n+1}+b^{2m+1}+c^{2n+1}+d^{2m+1}$ là hợp số
 
Câu 4: Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$. Điểm M nằm trong tam giác. $MA,MB,MC$ cắt $(O)$ lần lượt tại $A_1,B_1,C_1$. Tiếp tuyến của $(O)$ tại $A_1,B_1,C_1$ lần lượt cắt $BC,CA,AB$ tại $A_2,B_2,C_2$. Chứng minh $A_2,B_2,C_2$ thẳng hàng 
 

Ngày 2

Câu 1: Cho dãy số $(u_n)^{+\infty}_{n=1}$ thỏa mãn
$i) u_n+\frac{n}{u_n}=u_{n+1}$ 
$ii) u_1=\alpha >0$ 
Tìm $\lim_{n \rightarrow +\infty$}\frac{u_n}{n}$
 
Câu 2: Cho tam giác $ABC$, đường cao $AD,BE,CF$. $I_1, I_2$ lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp tam giác$ AEF$ và $BDF$. $O_1, O_2 $là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ACI_1$ và $BCI_2$. Chứng minh rằng $I_1I_2//O_1O_2$
 
Câu 3: Cho 5 điểm $A,B,C,D,E$ thuộc mặt phẳng $Oxy$. Biết mỗi điểm đều có tọa độ là các số nguyên. Chứng minh có ít nhất 3 tam giác mà diện tích là số nguyên
 
Câu 4: Cho $a,b,c$ là các số thực có tổng bằng 3. Chứng minh rằng 
 
$\sum_{a,b,c}\frac{1}{a^2} \ge$ $\sum a^2$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Ispectorgadget: 15-09-2014 - 20:19

Ế là xu thế mang tầm cỡ quốc tế của các cấp bậc vai vế

 


#2
chardhdmovies

chardhdmovies

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 638 Bài viết

Ngày 2

 

 

Câu 4: Cho $a,b,c$ là các số thực có tổng bằng 3. Chứng minh rằng 

 

$\sum_{a,b,c}\frac{1}{a^2} $ $\ge$ $\sum a^2$

 

ta có $\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}\geq \frac{1}{ab}+\frac{1}{bc}+\frac{1}{ca}=\frac{3}{abc}$

nên ta cần chứng minh $\frac{3}{abc}\geq a^2+b^2+c^2\Leftrightarrow abc(a^2+b^2+c^2)\leq 3$

ta có $(ab+bc+ca)^2\geq 3abc(a+b+c)=9abc\Rightarrow abc\leq \frac{(ab+bc+ca)^2}{9}$

$\Rightarrow abc(a^2+b^2+c^2)\leq \frac{1}{9}(ab+bc+ca)^2(a^2+b^2+c^2)\leq \frac{1}{9}\frac{[2(ab+bc+ca)+a^2+b^2+c^2]^3}{27}=3$

do đó có đpcm

 

NTP


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi chardhdmovies: 11-09-2014 - 16:09

                                                                                    chúng tôi là 3 người từ lớp 10 cá tính:NRC,NTP,A-Q


#3
chardhdmovies

chardhdmovies

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 638 Bài viết

 

 ĐỀ THI KHẢO SÁT CHUYÊN YÊN BÁI DỰ THI CẤP TỈNH

Lớp 11

Ngày 1

 

Câu 4: Cho tam giác $ABC$ nội tiếp $(O)$. Điểm M nằm trong tam giác. $MA,MB,MC$ cắt $(O)$ lần lượt tại $A_1,B_1,C_1$. Tiếp tuyến của $(O)$ tại $A_1,B_1,C_1$ lần lượt cắt $BC,CA,AB$ tại $A_2,B_2,C_2$. Chứng minh $A_2,B_2,C_2$ thẳng hàng 

 

 

Capture.PNG

ta có $\frac{\overline{A_2B}}{\overline{A_2C}}=\frac{A_2B}{A_2C}=(\frac{A_1B}{A_1C})^2$

mấy cái kí tương tự nên ta có $\frac{\overline{A_2B}}{\overline{A_2C}}.\frac{\overline{B_2C}}{\overline{B_2A}}.\frac{\overline{C_2A}}{\overline{C_2B}}=(\frac{A_1B}{A_1C}.\frac{B_1C}{B_1A}.\frac{C_1A}{C_1B})^2$

mà $\frac{A_1B}{A_1C}.\frac{B_1C}{B_1A}.\frac{C_1A}{C_1B}=\frac{A_1B}{B_1A}.\frac{B_1C}{BC_1}.\frac{C_1A}{CA_1}=\frac{MB}{MA}.\frac{MC}{MB}.\frac{MA}{MC}=1$

$\Rightarrow \frac{\overline{A_2B}}{\overline{A_2C}}.\frac{\overline{B_2C}}{\overline{B_2A}}.\frac{\overline{C_2A}}{\overline{C_2B}}=1$

do đó theo định lí $menelaus$ có $Q.E.D$

 

NTP


                                                                                    chúng tôi là 3 người từ lớp 10 cá tính:NRC,NTP,A-Q


#4
deathavailable

deathavailable

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 265 Bài viết

ta có $\frac{1}{a^2}+\frac{1}{b^2}+\frac{1}{c^2}\geq \frac{1}{ab}+\frac{1}{bc}+\frac{1}{ca}=\frac{3}{abc}$

nên ta cần chứng minh $\frac{3}{abc}\geq a^2+b^2+c^2\Leftrightarrow abc(a^2+b^2+c^2)\leq 3$

ta có $(ab+bc+ca)^2\geq 3abc(a+b+c)=3abc$ $\Rightarrow abc\leq \frac{(ab+bc+ca)^2}{3}$

$\Rightarrow abc(a^2+b^2+c^2)\leq \frac{1}{3}(ab+bc+ca)^2(a^2+b^2+c^2)\leq \frac{1}{3}\frac{[2(ab+bc+ca)+a^2+b^2+c^2]^3}{27}=3$

do đó có đpcm

 

NTP

Mình thấy ý tưởng rất hay :)) tuy nhiên cần xem xét chỗ bôi đỏ :)) Cám ơn!


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi deathavailable: 11-09-2014 - 12:45

Ế là xu thế mang tầm cỡ quốc tế của các cấp bậc vai vế

 


#5
chardhdmovies

chardhdmovies

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 638 Bài viết

 

 ĐỀ THI KHẢO SÁT CHUYÊN YÊN BÁI DỰ THI CẤP TỈNH

Lớp 11

Ngày 1

Câu 1: Giải hệ phương trình 

$\left\{\begin{matrix} 6x^2\sqrt{x^3-6x+5}=(x^2+2x-6)(x^3+4)(1) & \\ x+\frac{2}{x}=1+\frac{2}{y^2}     (2) & \end{matrix}\right.$

xem ở đây

 

NTP


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi chardhdmovies: 11-09-2014 - 16:19

                                                                                    chúng tôi là 3 người từ lớp 10 cá tính:NRC,NTP,A-Q


#6
chardhdmovies

chardhdmovies

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 638 Bài viết

 

 ĐỀ THI KHẢO SÁT CHUYÊN YÊN BÁI DỰ THI CẤP TỈNH

Lớp 11

Ngày 1

 

 

Câu 2: Cho $a,b,c$ là các số thực dương thỏa mãn $\frac{1}{3a}+\frac{1}{2b}+\frac{1}{c}=6$. Chứng minh rằng

 

$\sqrt{\frac{a}{a+4bc}}$+$\sqrt{\frac{b}{b+9ac}}+\sqrt{\frac{c}{c+16ab}} \leq$ $\frac{3}{2}$

đặt $a=\frac{1}{3x};b=\frac{1}{2y};c=\frac{1}{z}\Rightarrow x+y+z=6$

do đó ta tìm $max$ của $\sum \sqrt{\frac{a}{a+4bc}}=\sum \sqrt{\frac{yz}{yz+6x}}=\sum \sqrt{\frac{yz}{(x+y)(x+z)}}\leq \frac{1}{2}\sum (\frac{y}{x+y}+\frac{z}{x+z})=\frac{3}{2}$

 

NTP


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi chardhdmovies: 11-09-2014 - 16:19

                                                                                    chúng tôi là 3 người từ lớp 10 cá tính:NRC,NTP,A-Q


#7
Juliel

Juliel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1240 Bài viết

Câu 2: Cho tam giác $ABC$, đường cao $AD,BE,CF$. $I_1, I_2$ lần lượt là tâm đường tròn nội tiếp tam giác$ AEF$ và $BDF$. $O_1, O_2 $là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác $ACI_1$ và $BCI_2$. Chứng minh rằng $I_1I_2//O_1O_2$

Lời giải :

YBTST.JPG

 

Ta có thể chứng minh được tứ giác $I_1ABI_2$ nội tiếp. Ta gọi $K$ là giao điểm thứ hai của $(BCI_2),(ACI_1)$.

Khi đó để ý ba đường thẳng $AI_1,BI_2,CK$ tương ứng là trục đẳng phương của lần lượt từng cặp $(AI_1I_2B),(ACI_1)$ ; $(AI_1I_2B),(BCI_2)$ ; $(BCI_2),(ACI_1)$. Nên $AI_1,BI_2,CK$ sẽ đồng quy tại tâm đẳng phương của ba đường tròn.

Hơn nữa $AI_1,BI_2$ chình là hai phân giác của tam giác $ABC$ nên $CK$ sẽ là phân giác thứ ba của tam giác $ABC$.

Gọi $S,T$ là giao điểm của $I_2K$ với $AB,AC$. Ta có :

$$\angle AST=\angle SBI_2+\angle SI_2B=\dfrac{\angle B}{2}+\angle KCB=\dfrac{\angle B+\angle C}{2}$$

Tương tự cũng được $\angle ATS=\dfrac{\angle B+\angle C}{2}$. Như vậy $\angle AST=\angle ATS$, tức tam giác $ATS$ cân tại $A$. Mà $AI_1$ là phân giác góc $A$ của tam giác này nên nó cũng sẽ là đường cao.

Tức là $AI_1$ vuông góc $I_2K$. Tương tự $BI_2$ vuông góc $I_1K$.

Do $AI_1,BI_2,CK$ đồng quy nên trong tam giác $I_1I_2K$ thì $CK$ sẽ là đường cao thứ ba. Tức là $CK\perp I_1I_2$.

Nhưng lại có $CK\perp O_1O_2$ do $CK$ là trục đẳng phương của $(BCI_2),(ACI_1)$. Ta được $I_1I_2$ song song $O_1O_2$.

 

P.S : Chỗ chứng minh tứ giác $AI_1I_2B$ nội tiếp nói là chứng minh được nhưng mình cũng chưa tìm cách thuần túy hình học cho nó, chỉ mới chứng minh được bằng lượng giác thôi :))


Đừng rời xa tôi vì tôi lỡ yêu người mất rồi !
 

Welcome to My Facebook !


#8
deathavailable

deathavailable

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 265 Bài viết

Lời giải :

attachicon.gifYBTST.JPG

 

Ta có thể chứng minh được tứ giác $I_1ABI_2$ nội tiếp. Ta gọi $K$ là giao điểm thứ hai của $(BCI_2),(ACI_1)$.

Khi đó để ý ba đường thẳng $AI_1,BI_2,CK$ tương ứng là trục đẳng phương của lần lượt từng cặp $(AI_1I_2B),(ACI_1)$ ; $(AI_1I_2B),(BCI_2)$ ; $(BCI_2),(ACI_1)$. Nên $AI_1,BI_2,CK$ sẽ đồng quy tại tâm đẳng phương của ba đường tròn.

Hơn nữa $AI_1,BI_2$ chình là hai phân giác của tam giác $ABC$ nên $CK$ sẽ là phân giác thứ ba của tam giác $ABC$.

Gọi $S,T$ là giao điểm của $I_2K$ với $AB,AC$. Ta có :

$$\angle AST=\angle SBI_2+\angle SI_2B=\dfrac{\angle B}{2}+\angle KCB=\dfrac{\angle B+\angle C}{2}$$

Tương tự cũng được $\angle ATS=\dfrac{\angle B+\angle C}{2}$. Như vậy $\angle AST=\angle ATS$, tức tam giác $ATS$ cân tại $A$. Mà $AI_1$ là phân giác góc $A$ của tam giác này nên nó cũng sẽ là đường cao.

Tức là $AI_1$ vuông góc $I_2K$. Tương tự $BI_2$ vuông góc $I_1K$.

Do $AI_1,BI_2,CK$ đồng quy nên trong tam giác $I_1I_2K$ thì $CK$ sẽ là đường cao thứ ba. Tức là $CK\perp I_1I_2$.

Nhưng lại có $CK\perp O_1O_2$ do $CK$ là trục đẳng phương của $(BCI_2),(ACI_1)$. Ta được $I_1I_2$ song song $O_1O_2$.

 

P.S : Chỗ chứng minh tứ giác $AI_1I_2B$ nội tiếp nói là chứng minh được nhưng mình cũng chưa tìm cách thuần túy hình học cho nó, chỉ mới chứng minh được bằng lượng giác thôi :))

Mình cũng chứng minh cho $AI_1I_2B$ nội tiếp :))) nối $FI_2, FI_1$ ta chứng minh cho $\angle BI_2I_1$+$\angle I_1AB$ có $\angle BI_2I_1=\angle BI_2F+\angle FI_2I_1$ suy ra $\angle FI_2I_1=\angle ADF$ điều này có thể dễ cm bằng tam giác đồng dạng :))
 

Gọi giao điểm của $AI_1, BI_2,AK$ là $N$ thì ta chứng minh $\angle I_2I_1C+\angle NCI_1=90^o$

Luôn đúng  vì $\angle I_2I_1C=\frac{\angleB+\angle A}{2}+\angle I_1CA$=$90$ ĐPCM 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi deathavailable: 12-09-2014 - 00:36

Ế là xu thế mang tầm cỡ quốc tế của các cấp bậc vai vế

 


#9
mathandyou

mathandyou

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 171 Bài viết

Bài hìnhhttp://cuoichutdi.wo...rtlist-2012-g3/


:( ĐƯỜNG TƯƠNG LAI GẶP NHIỀU GIAN KHÓ..  :unsure:

:)ĐỪNG NẢN LÒNG HÃY CỐ GẮNG VƯỢT QUA. :lol:
@};- -Khải Hoàn-

#10
complex function

complex function

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết

 

 

Câu 2: Cho $a,b,c$ là các số thực dương thỏa mãn $\frac{1}{3a}+\frac{1}{2b}+\frac{1}{c}=6$. Chứng minh rằng
 
$\sqrt{\frac{a}{a+4bc}}+\sqrt{\frac{b}{b+9ac}}+\sqrt{\frac{c}{c+16ab}} \leq \frac{3}{2}$
 

Hình như trong đề có nhầm lẫn. Số 16 là 36 thì phải.???????


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi complex function: 19-09-2014 - 20:32


#11
deathavailable

deathavailable

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 265 Bài viết

Hình như trong đề có nhầm lẫn. Số 16 là 36 thì phải.???????

Là 16 nhé bạn :))) theo kiểu $2^2=4, 3^2=9, 4^2=16$ là đúng rồi :) 


Ế là xu thế mang tầm cỡ quốc tế của các cấp bậc vai vế

 


#12
complex function

complex function

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết

Là 16 nhé bạn :))) theo k iểu $2^2=4, 3^2=9, 4^2=16$ là đúng rồi :)

Nếu là số 16 thì bdt sai khi $a=\frac{1}{6}, b=\frac{1}{4}, c=\frac{1}{2}$. Lúc đó   $VT = \frac{7+\sqrt{21}}{7} > \frac{3}{2}$



#13
deathavailable

deathavailable

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 265 Bài viết

Câu hỏi của bạn chardhdmovies rất hay. Để trả lời câu hỏi của bạn mình xin đưa ra một ví dụ như sau

Ví dụ khi ta có $xyz=x+y+z+2$ thì ta có thể đặt $x=\frac{b+c}{a},y=\frac{c+a}{b},z=\frac{a+b}{c}$

Vì khi $xyz=x+y+z+2$ thì ta sẽ có : $$\frac{1}{1+x}+\frac{1}{1+y}+\frac{1}{1+z}=1(*)$$

Từ đó tồn tại $a,b,c$ sao cho $\frac{1}{1+x}=\frac{a}{a+b+c},\frac{1}{1+y}=\frac{b}{a+b+c},\frac{1}{1+z}=\frac{c}{a+b+c}$

Từ đó suy ra $x=\frac{b}{c+a},y=\frac{c+a}{b},z=\frac{a+b}{c}$

Spoiler

 

 

Nếu là số 16 thì bdt sai khi $a=\frac{1}{6}, b=\frac{1}{4}, c=\frac{1}{2}$. Lúc đó   $VT = \frac{7+\sqrt{21}}{7} > \frac{3}{2}$

Ờ ha :))) Để mình xem lại! Cám ơn :))


Ế là xu thế mang tầm cỡ quốc tế của các cấp bậc vai vế

 





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh