Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh $f$ có điểm bất động duy nhất.

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
Mrnhan

Mrnhan

    $\text{Uchiha Itachi}$

  • Thành viên
  • 1100 Bài viết

Cho ánh xạ $f$ từ không gian $\mathbb{R}^2$ vào chính nó là ánh xạ liên tục thỏa mãn điều kiện:

 

$$\left ( \forall x,y\in \mathbb{R}^2 \right ),\, d\left ( f(x),f(y) \right )\geq \alpha d(x,y)$$

 

Trong đó $\alpha$ là hằng số và $\alpha >1$. Chứng minh $f$ có điểm bất động duy nhất.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mrnhan: 24-09-2014 - 23:31

$\text{Cứ làm việc chăm chỉ trong im lặng}$

Hình đã gửi$\text{Hãy để thành công trở thành tiếng nói của bạn}$Hình đã gửi


#2
ChangBietDatTenSaoChoDoc

ChangBietDatTenSaoChoDoc

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết

$f$ đi từ $\mathbb{R}^2$ sao anh? Hình như từ một tập compact mới đúng chứ. Khi đó mới chứng minh được sự tồn tại của điểm bất động.


Success is getting what you want

Happiness is wanting what you get

$\LARGE { \wp \theta \eta \alpha \iota -\wp \mu \varsigma \kappa}$


#3
KoBietDatTenSaoChoHot

KoBietDatTenSaoChoHot

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 143 Bài viết

Bài này hình như ko đúng thì phải. Theo linh tính mách bảo thì khoảng cách của hai điểm qua hàm số được tăng lên, như vậy thì làm sao có điểm bất động nhỉ? 

 

Ví dụ : f(x,y) = (x+1,y+1)

 

$d(f(x_1,y_1),f(x_2,y_2))=d((x_1+1,y_1+1),(x_2+1,y_2+1))=d((x_1,y_1),(x_2,y_2))$

 

và rõ ràng, f ko có điểm bất động.


Giá như ta thích toán sớm hơn một chút...

#4
Nxb

Nxb

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán học Hiện đại
  • 682 Bài viết

Ý của tác giả hình như chỉ là f nếu có điểm bất động thì điểm đó là duy nhất. Đơn giản vì nếu mà có $f(a)=a$ và $f(b)=b$ thì $d(a;b)=\alpha d(a;b)$ mà $\alpha$ lớn hơn 1 nên $d(a;b)=0$ tức là $a=b$. Còn đâu rõ ràng như vd trên thì không phải lúc nào cũng có điểm bất động.  Không thu được gì hết từ bài toán như vậy cả.

 

Còn đâu trường hợp tác giả viết nhầm mà phải thành $\alpha$ nhỏ hơn 1 thì đấy là ánh xạ co. Với điều kiện là từ một không gian metric đủ vào chính nó và f có điều kiện như trên không cần liên tục làm gì cả. Mà theo mình nghĩ ai học giải tích hàm cũng đều biết chứ nhỉ. Trường hợp hai là điều kiện ngược của tác giả và f liên tục nhưng như vd trên thì không thể xảy ra nữa rồi!!


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Nxb: 13-10-2014 - 13:27


#5
ChangBietDatTenSaoChoDoc

ChangBietDatTenSaoChoDoc

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết

Anh Nhân đâu rồi  :luoi:  dân tình người ta đang hóng câu trả lời của anh kìa.


Success is getting what you want

Happiness is wanting what you get

$\LARGE { \wp \theta \eta \alpha \iota -\wp \mu \varsigma \kappa}$


#6
baocatbatu

baocatbatu

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 34 Bài viết

Nguyên lý ánh xạ co nhưng hình như tác giả ghi sai đề bài.


Tôi sẵn sàng đi hỏi một đứa trẻ lớp 1, điều mà tôi chưa biết...





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh