Đến nội dung

Hình ảnh

Đề chọn đội tuyển lớp $10$ trường $THPT$ Chuyên Lương Văn Chánh - Phú Yên


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
Super Fields

Super Fields

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 526 Bài viết

Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh- Phú Yên

__________________________

 

Đề thi học sinh giỏi Khối $10$

Năm học: $2014-2015$

Môn: Toán

Lớp : $10$

Thời gian: $180$ phút.

 

Câu $1$: $(2$ điểm $)$:

Giải phương trình $$x=\sqrt{3-x}\sqrt{4-x}+\sqrt{4-x}\sqrt{5-x}+\sqrt{3-x}\sqrt{5-x}$$

Câu $2$: $(2$ điểm $)$:

Cho các số thực $a,b,c$ với $a \neq 0$ sao cho : phương trình $ax^2+bx+c=0$ có hai nghiệm thuộc đoạn $[0;1]$. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:$$P=\frac{(a-b)(2a-b)}{a(a-b+c)}$$

Câu $3$: $(2$ điểm $)$:

Dùng phương pháp quy nạp, chứng minh rằng với mọi số nguyên dương $n$ , ta có:
$$n^n \geq (n+1)^{n-1}$$

Câu $4$: $(2$ điểm $)$:

Dùng phản chứng , chứng minh rằng với $16$ số nguyên dương bất kỳ, ta có ít nhất hiệu của $2$ số trong đó chia hết cho $15$

Câu $5$: $(2$ điểm $)$:

Cho tập hợp $X=\begin{Bmatrix} x \in \mathbb{N}/ 0<x<10 \end{Bmatrix}$ và các tập hợp $A$ và $B$ sao cho $A\subset X ; B \subset  X$ và $A\cap B = \begin{Bmatrix} 4;6;9 \end{Bmatrix};A\cup \begin{Bmatrix} 3;4;5 \end{Bmatrix}=\begin{Bmatrix} 1;3;4;5;6;8;9 \end{Bmatrix};B\cup \begin{Bmatrix} 4;8 \end{Bmatrix}=\begin{Bmatrix} 2;3;4;5;6;7;8;9 \end{Bmatrix}$

Xác định các tập hợp $A$ và $B$.

Câu $6$: $(2$ điểm $)$:

Số $3^n+2009$, $n$ là số nguyên dương , có chia hết cho $184$ không? Hãy chứng minh điều mà bạn khẳng định.

Câu $7$: $(4$ điểm $)$:

Cho tam giác $ABC$ . Gọi $D$ và $E$ lần lượt là các điểm thỏa mãn:

$\overrightarrow{BD}=\frac{2}{3}\overrightarrow{BC}; \overrightarrow{AE}=\frac{1}{4}\overrightarrow{AC}$. Tìm vị trí của điểm $K$ trên $AD$ sao cho $3$ điểm $B;K;E$ thẳng hàng.

Câu $8$: $(4$ điểm $)$:

Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$ với $BC=a$; $CA=b$ ; $AB=c$. Xác định điểm $I$ thỏa mãn hệ thức:

$$-2a^2\overrightarrow{IA}+b^2\overrightarrow{IB}+c^2\overrightarrow{IC}=\overrightarrow{0}$$

 

Hết

 

______________________________


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Super Fields: 12-10-2014 - 15:04

$\dagger$God made the integers, and else is the work of man.$\dagger$


$\boxed{\textrm{My Blog}}$


#2
Super Fields

Super Fields

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 526 Bài viết

 

Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh- Phú Yên

__________________________

 

Câu $1$: $(2$ điểm $)$:

Giải phương trình $$x=\sqrt{3-x}\sqrt{4-x}+\sqrt{4-x}\sqrt{5-x}+\sqrt{3-x}\sqrt{5-x}$$

 

Câu $1$:

Đặt $\sqrt{3-x}=a;\sqrt{4-x}=b;\sqrt{5-x}=c$, từ đó phương trình viết lại:

$$x=ab+bc+ca$$ 

Ta có hệ: $$\left\{\begin{matrix} 3=(a+b)(a+c)\\ 4=(b+c)(b+a))\\ 5=(c+a)(c+b) \end{matrix}\right.$$

Từ đó ta dễ dàng có nghiệm $x$ duy nhất.


$\dagger$God made the integers, and else is the work of man.$\dagger$


$\boxed{\textrm{My Blog}}$


#3
hoctrocuaZel

hoctrocuaZel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1162 Bài viết

Câu $4$: $(2$ điểm $)$:

Dùng phản chứng , chứng minh rằng với $16$ số nguyên dương bất kỳ, ta có ít nhất hiệu của $2$ số trong đó chia hết cho $15$

Câu 4/

Giả sử điều đã cho là đúng.

Lúc ấy, vì không có số nào trong $16$ số đã cho có hiệu chia hết cho 15.

Nên các số dư này khác nhau lần lượt là ${0;1;2;...;14}$.

Mặt khác, số các số dư là 15 số dư. Mà cả thảy là 16 số, nên có ít nhất 2 số khi chia cho 15 có cùng số dư. Mâu thuẫn vs việc các số dư khác nhau.

Ta có đpcm :D


Hướng TH Phan
$(1)$ Lòng như mây trắng
$(2)$: Forever Young
$(3)$: You are the apple of my eye
Người ta thường nói tuổi thanh xuân như một cơn mưa rào, nếu bị ướt một lần thì bạn vẫn mong muốn thêm 1 lần nữa ...
#hoctrocuaZel
:(

#4
hoctrocuaZel

hoctrocuaZel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1162 Bài viết
 

Câu $6$: $(2$ điểm $)$:

Số $3^n+2009$, $n$ là số nguyên dương , có chia hết cho $184$ không? Hãy chứng minh điều mà bạn khẳng định.

Câu 6/

đáp án: k.

cm: ĐK cần: $3^n+2009$ chia hết 8.

Hay $3^n+1$ chia hết 8.

Chứng tỏ $3^n$ chia 8 dư 7. Mâu thuẫn :D


Hướng TH Phan
$(1)$ Lòng như mây trắng
$(2)$: Forever Young
$(3)$: You are the apple of my eye
Người ta thường nói tuổi thanh xuân như một cơn mưa rào, nếu bị ướt một lần thì bạn vẫn mong muốn thêm 1 lần nữa ...
#hoctrocuaZel
:(

#5
Super Fields

Super Fields

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 526 Bài viết

Câu 4/

Giả sử điều đã cho là đúng.

Lúc ấy, vì không có số nào trong $16$ số đã cho có hiệu chia hết cho 15.

Nên các số dư này khác nhau lần lượt là ${0;1;2;...;14}$.

Mặt khác, số các số dư là 15 số dư. Mà cả thảy là 16 số, nên có ít nhất 2 số khi chia cho 15 có cùng số dư. Mâu thuẫn vs việc các số dư khác nhau.

Ta có đpcm :D

 

Chứng minh $16$ số này phân biệt đã nhé !!

 

 

 

 

Câu 6/

đáp án: k.

cm: ĐK cần: $3^n+2009$ chia hết 8.

Hay $3^n+1$ chia hết 8.

Chứng tỏ $3^n$ chia 8 dư 7. Mâu thuẫn :D

 

Cái này chứng minh sao vậy  :ohmy:

 

Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh- Phú Yên

__________________________

 

Câu $6$: $(2$ điểm $)$:

Số $3^n+2009$, $n$ là số nguyên dương , có chia hết cho $184$ không? Hãy chứng minh điều mà bạn khẳng định.

 

 

Khẳng định : Không  :angry:

 

Chứng minh : Nhận xét rằng $184=8.23$

 

Xét $n=2k$ $( k \in N^*)$, ta có : $3^n+2009=9^k+2009 \equiv 1^k+1 (mod 8) \equiv 2 (mod 8)$

Vậy $3^n +2009$ không chia hết cho $184$ với $n$ chẵn.

 

Xét $n=2i+1$ $(i \in N^*)$ , ta có $3^n+2009=9^i.3+2009 \equiv -5 + 1 (mod 8) \equiv  -4 (mod 8$

Vậy $3^n +2009$ không chia hết cho $184$ với $n$ lẻ.

 

Hay Vậy $3^n +2009$ không chia hết cho $184$ với vọi $n$.


$\dagger$God made the integers, and else is the work of man.$\dagger$


$\boxed{\textrm{My Blog}}$


#6
Super Fields

Super Fields

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 526 Bài viết

 

Trường THPT Chuyên Lương Văn Chánh- Phú Yên

__________________________

Câu $8$: $(4$ điểm $)$:

Cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$ với $BC=a$; $CA=b$ ; $AB=c$. Xác định điểm $I$ thỏa mãn hệ thức:

$$-2a^2\overrightarrow{IA}+b^2\overrightarrow{IB}+c^2\overrightarrow{IC}=\overrightarrow{0}$$

 

Dựng $\overrightarrow{IN}=2\overrightarrow{IA}$

Ta có:

$$-2a^2\overrightarrow{IA}+b^2\overrightarrow{IB}+c^2\overrightarrow{IC}=\overrightarrow{0}\Leftrightarrow -2a^2\overrightarrow{IA}+(b^2+c^2)\overrightarrow{IB}+c^2\overrightarrow{BC}=\overrightarrow{0}\Leftrightarrow a^2(\overrightarrow{IB}-2\overrightarrow{IA})=c^2\overrightarrow{CB}\Leftrightarrow a^2\overrightarrow{NB}=c^2\overrightarrow{CB}\Leftrightarrow \overrightarrow{BN}=\frac{c^2}{a^2}\overrightarrow{BC}$$

Xét $H$ là chân đường cao hạ từ $A$ đến $BC$, ta dễ dàng áp dụng hệ thức lượng chứng minh $N \equiv  H$.

Vậy $I$ đối xứng $H$ qua $A$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Super Fields: 12-10-2014 - 16:05

$\dagger$God made the integers, and else is the work of man.$\dagger$


$\boxed{\textrm{My Blog}}$


#7
Mikhail Leptchinski

Mikhail Leptchinski

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 703 Bài viết

 

 

Câu $2$: $(2$ điểm $)$:

Cho các số thực $a,b,c$ với $a \neq 0$ sao cho : phương trình $ax^2+bx+c=0$ có hai nghiệm thuộc đoạn $[0;1]$. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:$$P=\frac{(a-b)(2a-b)}{a(a-b+c)}$$

 

 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mikhail Leptchinski: 12-10-2014 - 16:45

Chính trị chỉ cho hiện tại,nhưng phương trình là mãi mãi

(Albert Einstein)
Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi,mà khó vì lòng người ngại núi e sông




Đừng xấu hổ khi không biết ,chỉ xấu hổ khi không học

Các bạn ủng hộ kỹ thuật tìm điểm rơi trong chứng minh bất đẳng thức nhé
:icon12: :icon12: Tại đây :icon12: :icon12:

#8
lovemathforever99

lovemathforever99

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 216 Bài viết

 

 

Câu $2$: $(2$ điểm $)$:

Cho các số thực $a,b,c$ với $a \neq 0$ sao cho : phương trình $ax^2+bx+c=0$ có hai nghiệm thuộc đoạn $[0;1]$. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:$$P=\frac{(a-b)(2a-b)}{a(a-b+c)}$$

 

$P=\frac{(a-b)(2a-b)}{a(a-b+c)}=\frac{\frac{(a-b)(2a-b)}{a^{2}}}{\frac{a(a-b+c)}{a^{2}}}=\frac{(1-\frac{b}{a})(2-\frac{b}{a})}{1-\frac{b}{a}+\frac{c}{a}}$

 

Gọi $x_{1},x_{2}$ là 2 no PT.

 

Theo Viet: $P=\frac{(1+x_{1}+x_{2})(2+x_{1}+x_{2})}{1+x_{1}+x_{2}+x_{1}x_{2}}=\frac{x_{1}^{2}+x_{2}^{2}+x_{1}+x_{2}+2(1+x_{1}+x_{2}+x_{1}x_{2})}{1+x_{1}+x_{2}+x_{1}x_{2}}=2+\frac{x_{1}^{2}+x_{2}^{2}+x_{1}+x_{2}}{1+x_{1}+x_{2}+x_{1}x_{2}}$

 

Theo đk: $(1-x_{1})(1-x_{2})\geq 0$

$\Leftrightarrow x_{1}x_{2}+1\geq x_{1}+x_{2}\geq x_{1}^{2}+x_{2}^{2}$

$\Leftrightarrow x_{1}^{2}+x_{2}^{2}+x_{1}+x_{2}\leq 1+x_{1}+x_{2}+x_{1}x_{2}$

$\Rightarrow P\leq 3$

 

Dấu = khi 2 nghiệm cùng =1 hoặc 1 nghiệm =0, nghiệm còn lại =1


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi lovemathforever99: 12-10-2014 - 16:45

                                                 ''Chúa không chơi trò xúc xắc.''

Albert Einstein





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh