Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi chọn Đội tuyển trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Ninh Thuận


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
Livetolove220797

Livetolove220797

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 19 Bài viết

  Đề thi Học sinh giỏi cấp trường

 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Ninh Thuận
 Năm học: 2014-2015
 Môn Toán-Trung học phổ thông
 Thời gian làm bài: 180 phút
 
 Đề thi:
 
 Câu 1:
 Cho $x, y, z$ là các số không âm. Chứng minh rằng:
 $xyz+x^{2}+y^{2}+z^{2}+5\geq 3\left ( x+y+z \right )$
 
 Câu 2:
 Cho dãy số $(x_{n})$ được xác định như sau:
 $x_{1}=1$,
 $x_{n+1}=\frac{x_{n}^{2015}+2015x_{n}}{2015}$, 
 với mọi số nguyên dương $n$.
 
 Hãy tìm giới hạn của dãy số $(u_{n})$ xác định bởi:
 $u_{n}=\frac{x_{1}^{2014}}{x_{2}}+\frac{x_{2}^{2014}}{x_{3}}+...+\frac{x_{n}^{2014}}{x_{n+1}}$.
 
 Câu 3:
 Cho $a$ là một số nguyên khác $0$. Chứng minh rằng mọi ước nguyên tố của số: $a^{2.6^{n}}-a^{6^{n}}+1$ đều có dạng $6^{n+1}.k+1$, với $n, k$ là các số nguyên dương.
 
 Câu 4:
 Cho đường tròn tâm $O$ được chia thành $7$ cung bằng nhau. Hỏi có bao nhiêu cách tô $7$ cung bằng $3$ màu xanh, đỏ và vàng. Biết rằng hai cách tô màu thu được bằng một phép quay quanh tâm $O$ được coi là giống nhau.
 
 Câu 5:
 Cho tam giác nhọn $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$, có trực tâm là $H$. Trên cung $BC$ không chứa điểm $A$ của đường tròn $(O)$, lấy điểm $P$ sao cho $P$ không trùng với $B$ và $C$. Lấy điểm $D$ sao cho $APCD$ là hình bình hành. Gọi $K$ là trực tâm của tam giác $ACD$. Gọi $E$ và $F$ tương ứng là hình chiếu vuông góc của $K$ lên các đường thẳng $BC$ và $AB$.
 Chứng minh rằng đường thẳng $EF$ đi qua trung điểm của $HK$.
 
 Câu 6:
 Tìm tất cả các hàm số $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$, thỏa mãn:
1. $x^{2}f\left ( \frac{1}{x} \right )=f\left ( x \right )-x^{2}+1, \forall x\neq 0$.
2. $f\left ( x+y \right )=f\left ( x \right )+y, \forall x, y\in \mathbb{R}$.
 


#2
DANH0612

DANH0612

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 156 Bài viết

 

  Đề thi Học sinh giỏi cấp trường

 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Ninh Thuận
 Năm học: 2014-2015
 Môn Toán-Trung học phổ thông
 Thời gian làm bài: 180 phút
 
 Đề thi:
 
 
 Câu 6:
 Tìm tất cả các hàm số $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$, thỏa mãn:
1. $x^{2}f\left ( \frac{1}{x} \right )=f\left ( x \right )-x^{2}+1, \forall x\neq 0$.
2. $f\left ( x+y \right )=f\left ( x \right )+y, \forall x, y\in \mathbb{R}$.

 

ta có 

$2\Rightarrow y+f(x)=f(x+y)=f(y)+x\Leftrightarrow f(x)-x=f(y)-y \Rightarrow f(x)=x+a$

$1\Rightarrow x^{2}(\frac{1}{x}+a)=x+a-x^{2}+1\Leftrightarrow x+ax^{2}=x-x^{2}+a+1\rightarrow a=-1$

vậy f(x) =x-1



#3
Trung Gauss

Trung Gauss

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 86 Bài viết

 

 
 Câu 3:
 Cho $a$ là một số nguyên khác $0$. Chứng minh rằng mọi ước nguyên tố của số: $a^{2.6^{n}}-a^{6^{n}}+1$ đều có dạng $6^{n+1}.k+1$, với $n, k$ là các số nguyên dương.
 
 

   Gọi $p$ là một ước nguyên tố của $a^{2.6^{n}}-a^{6^n}+1$. Ta có: $$a^{2.6^n}-a^{6^n}+1\equiv 0\pmod{p}\\\Rightarrow a^{6^n}(1-a^{6^n})\equiv 1\pmod{p}\\\Rightarrow -a^{2.6^n}.a^{6^n}\equiv 1\pmod{p}\Rightarrow a^{6^{n+1}}\equiv 1\pmod{p}\Rightarrow \text{ord}_p(a)\;|\;6^{n+1}$$ Điều này chỉ xảy ra khi: $\text{ord} _p(a)\in \left\{ 2^k, 3^k, 6^k\right\}, k=\overline{1, n+1}$

  Nếu $\text{ord}_p(a)\in\left\{2^k, 3^k, 6^m\right\}, \forall k=\overline{1,n+1},\forall m=\overline{1,n}$ thì: $$a^{2.6^n}-a^{6^n}+1\equiv 1\pmod{p}, \text{mâu thuẫn}$$ Vậy, $\text{ord}_p(a)=6^{n+1}$. Áp dụng định lý Fermat, ta có: $$\text{ord}_p(a)\;|\;p-1\Rightarrow 6^{n+1}\;|\;p-1\Rightarrow p=6^{n+1}.k+1,\forall k\in \mathbb{N^*}$$



#4
Livetolove220797

Livetolove220797

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 19 Bài viết

 

ta có 

$2\Rightarrow y+f(x)=f(x+y)=f(y)+x\Leftrightarrow f(x)-x=f(y)-y \Rightarrow f(x)=x+a$

$1\Rightarrow x^{2}(\frac{1}{x}+a)=x+a-x^{2}+1\Leftrightarrow x+ax^{2}=x-x^{2}+a+1\rightarrow a=-1$

vậy f(x) =x-1

 

 Lời giải trên của bạn suy ra $a=-1$ khi $x$ khác $-1, 0, 1$. Vậy có được không?



#5
DANH0612

DANH0612

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 156 Bài viết

 Lời giải trên của bạn suy ra $a=-1$ khi $x$ khác $-1, 0, 1$. Vậy có được không?

 

mình thấy vẫn được mà , nếu bạn thế lại 2 điều kiện đóa vẫn thỏa màk



#6
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

   Gọi $p$ là một ước nguyên tố của $a^{2.6^{n}}-a^{6^n}+1$. Ta có: $$a^{2.6^n}-a^{6^n}+1\equiv 0\pmod{p}\\\Rightarrow a^{6^n}(1-a^{6^n})\equiv 1\pmod{p}\\\Rightarrow -a^{2.6^n}.a^{6^n}\equiv 1\pmod{p}\Rightarrow a^{6^{n+1}}\equiv 1\pmod{p}\Rightarrow \text{ord}_p(a)\;|\;6^{n+1}$$ Điều này chỉ xảy ra khi: $\text{ord} _p(a)\in \left\{ 2^k, 3^k, 6^k\right\}, k=\overline{1, n+1}$

Chỗ này đâu có đúng nhỉ ? Nếu $\text{ord}_p(a)=3^k \cdot 3^q$ vẫn được mà.

Làm tiếp ý này thì ta đã có $\text{ord}_p(a)|6^{n+1}$ nên chỉ cần chứng minh $\text{ord}_p(a) \nmid 6^n$ là được. Vì nếu $\text{ord}_p(a)|6^n$ thì $p|a^{6^n}-1$ dẫn đến $p|a^{2 \cdot 6^n}$, điều này mâu thuẫn. Vậy $\text{ord}_p(a)=6^{n+1}$.


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#7
khanghaxuan

khanghaxuan

    Trung úy

  • Thành viên
  • 969 Bài viết

 

  Đề thi Học sinh giỏi cấp trường

 Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn tỉnh Ninh Thuận
 Năm học: 2014-2015
 Môn Toán-Trung học phổ thông
 Thời gian làm bài: 180 phút
 
 Đề thi:
 
 Câu 1:
 Cho $x, y, z$ là các số không âm. Chứng minh rằng:
 $xyz+x^{2}+y^{2}+z^{2}+5\geq 3\left ( x+y+z \right )$
 
 Câu 2:
 Cho dãy số $(x_{n})$ được xác định như sau:
 $x_{1}=1$,
 $x_{n+1}=\frac{x_{n}^{2015}+2015x_{n}}{2015}$, 
 với mọi số nguyên dương $n$.
 
 Hãy tìm giới hạn của dãy số $(u_{n})$ xác định bởi:
 $u_{n}=\frac{x_{1}^{2014}}{x_{2}}+\frac{x_{2}^{2014}}{x_{3}}+...+\frac{x_{n}^{2014}}{x_{n+1}}$.
 
 Câu 3:
 Cho $a$ là một số nguyên khác $0$. Chứng minh rằng mọi ước nguyên tố của số: $a^{2.6^{n}}-a^{6^{n}}+1$ đều có dạng $6^{n+1}.k+1$, với $n, k$ là các số nguyên dương.
 
 Câu 4:
 Cho đường tròn tâm $O$ được chia thành $7$ cung bằng nhau. Hỏi có bao nhiêu cách tô $7$ cung bằng $3$ màu xanh, đỏ và vàng. Biết rằng hai cách tô màu thu được bằng một phép quay quanh tâm $O$ được coi là giống nhau.
 
 Câu 5:
 Cho tam giác nhọn $ABC$ nội tiếp đường tròn $(O)$, có trực tâm là $H$. Trên cung $BC$ không chứa điểm $A$ của đường tròn $(O)$, lấy điểm $P$ sao cho $P$ không trùng với $B$ và $C$. Lấy điểm $D$ sao cho $APCD$ là hình bình hành. Gọi $K$ là trực tâm của tam giác $ACD$. Gọi $E$ và $F$ tương ứng là hình chiếu vuông góc của $K$ lên các đường thẳng $BC$ và $AB$.
 Chứng minh rằng đường thẳng $EF$ đi qua trung điểm của $HK$.
 
 Câu 6:
 Tìm tất cả các hàm số $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$, thỏa mãn:
1. $x^{2}f\left ( \frac{1}{x} \right )=f\left ( x \right )-x^{2}+1, \forall x\neq 0$.
2. $f\left ( x+y \right )=f\left ( x \right )+y, \forall x, y\in \mathbb{R}$.

 

Mình làm thử bài này ( không biết có đúng không   ^_^ )

Trước hết ta xét hiệu sau : 

$f(x,y,z)-f(t,t,z)=xyz+\sum x^{2}+5-3(\sum x)-t^{2}.z-2t^{2}-z^{2}-5+3(2t+z)$ ( với $t=\sqrt{xy}$)(1)

Chuẩn hóa $x+y+z=3$(2)

Từ (1) và (2) ta suy ra : 

$f(,x,y,z)-f(t,t,z)=x^{2}+y^{2}-2t^{2}=(x-y)^{2}\geq 0\Rightarrow f(,x,y,z)\geq f(t,t,z)$

Ta cần chứng minh $f(t,t,z)\geq 0$

mà lại có :$f(t,t,z)=t^{2}.(3-2t)+2t^{2}+(3-2t)^{2}+5-9=-2t^{3}+9t^{2}-12t+5\geq0$

Ta có DPCM


Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào .

- A.Lincoln -

#8
DangHuyNgheAn

DangHuyNgheAn

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 69 Bài viết

$Cau1.Tacobdtquenthuoc \sum x^2+2xyz+1\geq 2\sum xy=>2(\sum x^2+xyz)+1\geq (x+y+z)^2=>2(\sum x^2+xyz+5)\geq (x+y+z)^2+9\geq 6(x+y+z)=>dpcm$



#9
deathavailable

deathavailable

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 265 Bài viết

 

 Câu 2:
 Cho dãy số $(x_{n})$ được xác định như sau:
 $x_{1}=1$,
 $x_{n+1}=\frac{x_{n}^{2015}+2015x_{n}}{2015}$, 
 với mọi số nguyên dương $n$.
 
 Hãy tìm giới hạn của dãy số $(u_{n})$ xác định bởi:
 $u_{n}=\frac{x_{1}^{2014}}{x_{2}}+\frac{x_{2}^{2014}}{x_{3}}+...+\frac{x_{n}^{2014}}{x_{n+1}}$.
 
 

Chém câu còn lại vậy :3 

Có  $x_{n+1}=\frac{x_{n}^{2015}+2015x_{n}}{2015}$ suy ra

 

$2015(x_{n+1}-x_n) = x^{2015}_n \leftrightarrow \frac{x^{2014}_n}{x_{n+1}}=2015(\frac{1}{x_n}-\frac{1}{x_{n+1}}  )$ 

Rút gọn tổng trên ta được 
 $u_{n}=2015(\frac{1}{x_1}-\frac{1}{x_{n+1}})=2015(1-\frac{1}{x_{n+1}})$

 

Dễ chứng minh được $(x_n)$ tăng và $\lim_{n \to + \infty}x_n=+\infty$ do đó $lim u_n)=2015$ 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi supermember: 20-10-2014 - 13:57

Ế là xu thế mang tầm cỡ quốc tế của các cấp bậc vai vế

 


#10
Livetolove220797

Livetolove220797

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 19 Bài viết

 Có ai giải câu tổ hợp một cách chặt chẽ và hoàn chỉnh cho mình được không?

 Mình cám ơn :)






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh