Đến nội dung

Hình ảnh

Chứng minh rằng $det(A^2+AB+B^2)=(det(A))^2$

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 12 trả lời

#1
quangbinng

quangbinng

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 190 Bài viết

Cho ma trận vuông $A$ lũy linh và ma trận $B$ cùng cấp thỏa mãn $AB=BA$. Chứng minh rằng:

 

$$det(A^2+AB+B^2)=(det(A))^2$$


Ma trận biểu diễn của ánh xạ $\varphi : V_E \rightarrow U_W$

 

$U---->V : [\varphi(e_i)]^T=[w_i]^TA$

 

$Av_S=\varphi(v)_T$

---------------------------------------------------------------------------------------------------

Ma trận chuyển cơ sử từ $S$ sang $T$.

 

$S---->T : (s_1,s_2,..,s_n).P=(t_1,t_2,...,t_n)$

 

$v_S=Pv_T$

---------------------------------------------------------------------------------------------------

https://web.facebook...73449309343792/

nhóm olp 2016


#2
vo van duc

vo van duc

    Thiếu úy

  • ĐHV Toán Cao cấp
  • 582 Bài viết

Cho ma trận vuông $A$ lũy linh và ma trận $B$ cùng cấp thỏa mãn $AB=BA$. Chứng minh rằng:

 

$$det(A^2+AB+B^2)=(det(A))^2$$

 

Đề bài sai rồi em ơi!

 

Phản ví dụ:

 

Với ma trận $A=\begin{pmatrix} 0 & 1 & 1\\ 0 & 0 & 1\\ 0 & 0 & 0 \end{pmatrix}$ và $B=\begin{pmatrix} 1 & 0 & 0\\ 0 & 1 & 0\\ 0 & 0 & 1 \end{pmatrix}$ thì $A$ là ma trận lũy linh và $AB=BA$. Tuy nhiên $\det (A^2+AB+B^2)=1$ còn $\det A=0$

 

Bài này tôi đã đưa lên diễn đàn trước đây và được nêu trong mục lục các bài toán về định thức (bài số 15). Các bạn vào đó và thảo luận thêm nha!  :D


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vo van duc: 23-11-2014 - 23:56

Võ Văn Đức 17.gif       6.gif

 

 

 

 

 


#3
quangbinng

quangbinng

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 190 Bài viết
 

Em thử chứng minh khẳng định: Nếu $A,B$ là 2 ma trận giao hoán và $B$ luỹ linh thì $det(A+B)=detA$.

Anh gợi ý là dùng tính chất của giá trị riêng: Nếu $A$ có các giá trị riêng là $\lambda_{i}, i=1,2,..n$ thì $det(A)=\prod_{i=1}^n \lambda_i$

 

 

Dù có gợi ý nhưng em không nghĩ ra được cách chứng minh ạ @@,  anh giúp em với.

 

đây là link bài 15:http://diendantoanho...et-b2/?p=394185


Ma trận biểu diễn của ánh xạ $\varphi : V_E \rightarrow U_W$

 

$U---->V : [\varphi(e_i)]^T=[w_i]^TA$

 

$Av_S=\varphi(v)_T$

---------------------------------------------------------------------------------------------------

Ma trận chuyển cơ sử từ $S$ sang $T$.

 

$S---->T : (s_1,s_2,..,s_n).P=(t_1,t_2,...,t_n)$

 

$v_S=Pv_T$

---------------------------------------------------------------------------------------------------

https://web.facebook...73449309343792/

nhóm olp 2016


#4
ChangBietDatTenSaoChoDoc

ChangBietDatTenSaoChoDoc

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết

Gọi các giá trị riêng của $A,B$ tương ứng là $\alpha _i, \beta _i$. Do $B$ lũy linh nên $\beta _i =0$.

Khi đó $$\det \left ( A+B \right )=\prod_{i=1}^{n} \left ( \alpha _i + \beta _i \right ) = \prod_{i=1}^{n} \alpha _i = \det A$$.


Success is getting what you want

Happiness is wanting what you get

$\LARGE { \wp \theta \eta \alpha \iota -\wp \mu \varsigma \kappa}$


#5
quangbinng

quangbinng

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 190 Bài viết

Gọi các giá trị riêng của $A,B$ tương ứng là $\alpha _i, \beta _i$. Do $B$ lũy linh nên $\beta _i =0$.

Khi đó $$\det \left ( A+B \right )=\prod_{i=1}^{n} \left ( \alpha _i + \beta _i \right ) = \prod_{i=1}^{n} \alpha _i = \det A$$.

Chỗ tô đậm em không hiểu lắm ạ, anh giải thích kĩ hơn được không ạ, sao giá trị riêng của tổng 2 ma trận giao hoán lại là tổng giá trị riêng của 2 ma trận @@


Ma trận biểu diễn của ánh xạ $\varphi : V_E \rightarrow U_W$

 

$U---->V : [\varphi(e_i)]^T=[w_i]^TA$

 

$Av_S=\varphi(v)_T$

---------------------------------------------------------------------------------------------------

Ma trận chuyển cơ sử từ $S$ sang $T$.

 

$S---->T : (s_1,s_2,..,s_n).P=(t_1,t_2,...,t_n)$

 

$v_S=Pv_T$

---------------------------------------------------------------------------------------------------

https://web.facebook...73449309343792/

nhóm olp 2016


#6
ChangBietDatTenSaoChoDoc

ChangBietDatTenSaoChoDoc

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết

Vì $\left ( A+B \right )x=Ax+Bx=\alpha x+\beta x=\left ( \alpha +\beta \right )x$. Nghĩa là $\alpha +\beta$ là một giá trị riêng của $A+B$.


Success is getting what you want

Happiness is wanting what you get

$\LARGE { \wp \theta \eta \alpha \iota -\wp \mu \varsigma \kappa}$


#7
quangbinng

quangbinng

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 190 Bài viết

Vì $\left ( A+B \right )x=Ax+Bx=\alpha x+\beta x=\left ( \alpha +\beta \right )x$. Nghĩa là $\alpha +\beta$ là một giá trị riêng của $A+B$.

 ở dấu bằng thứ 2:

 

$ Ax+Bx=\alpha x+\beta x$

 

ở đây có phải anh đã coi $x$ là vector riêng chung của 2 ma trân không ạ, nhưng 2 ma trận đâu phải khi nào cũng có vector riêng chung ạ, anh vẫn chưa sử dụng tính giao hoán ạ?


Ma trận biểu diễn của ánh xạ $\varphi : V_E \rightarrow U_W$

 

$U---->V : [\varphi(e_i)]^T=[w_i]^TA$

 

$Av_S=\varphi(v)_T$

---------------------------------------------------------------------------------------------------

Ma trận chuyển cơ sử từ $S$ sang $T$.

 

$S---->T : (s_1,s_2,..,s_n).P=(t_1,t_2,...,t_n)$

 

$v_S=Pv_T$

---------------------------------------------------------------------------------------------------

https://web.facebook...73449309343792/

nhóm olp 2016


#8
ChangBietDatTenSaoChoDoc

ChangBietDatTenSaoChoDoc

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết

Ừ nhỉ. Mình hơi vội. À mà xét trên trường phức nhé.

Mình sẽ chứng minh A và B có vector riêng chung.

Gọi $V_\alpha =\left \{ x| Ax=\alpha x \right \}$. Dùng tính giao hoán để chứng minh $V_\alpha$ ổn định đối với $B$

$$A\left ( Bx \right )=B\left ( Ax \right )=\alpha Bx, \forall x \in V_\alpha$$.

Gọi $B_\alpha$ là hạn chế của $B$ lên $V_\alpha$. Khi đó $B_\alpha$ có ít nhất một giá trị riêng trong $V_\alpha$.

Tức là $A$ và $B$ có vector riêng chung.


Success is getting what you want

Happiness is wanting what you get

$\LARGE { \wp \theta \eta \alpha \iota -\wp \mu \varsigma \kappa}$


#9
quangbinng

quangbinng

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 190 Bài viết

Ừ nhỉ. Mình hơi vội. À mà xét trên trường phức nhé.

Mình sẽ chứng minh A và B có vector riêng chung.

Gọi $V_\alpha =\left \{ x| Ax=\alpha x \right \}$. Dùng tính giao hoán để chứng minh $V_\alpha$ ổn định đối với $B$

$$A\left ( Bx \right )=B\left ( Ax \right )=\alpha Bx, \forall x \in V_\alpha$$.

Gọi $B_\alpha$ là hạn chế của $B$ lên $V_\alpha$. Khi đó $B_\alpha$ có ít nhất một giá trị riêng trong $V_\alpha$.

Tức là $A$ và $B$ có vector riêng chung.

Bạn nói khó hiểu quá, chỗ " Khi đó $B_{\alpha}$ có ít nhất một giá trị riêng trong $V_\alpha$". Ở đây $V_\alpha$ gồm các vector chứ đâu có giá trị riêng ở trong đó ?.


Ma trận biểu diễn của ánh xạ $\varphi : V_E \rightarrow U_W$

 

$U---->V : [\varphi(e_i)]^T=[w_i]^TA$

 

$Av_S=\varphi(v)_T$

---------------------------------------------------------------------------------------------------

Ma trận chuyển cơ sử từ $S$ sang $T$.

 

$S---->T : (s_1,s_2,..,s_n).P=(t_1,t_2,...,t_n)$

 

$v_S=Pv_T$

---------------------------------------------------------------------------------------------------

https://web.facebook...73449309343792/

nhóm olp 2016


#10
quangbinng

quangbinng

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 190 Bài viết

Mình cũng chưa giải được bài toán: 

 

Hai ma trận phức giao hoán thì có 1 vector riêng chung

 

Có thể cách bạn đúng nhưng mình ko hiểu lắm, bạn giải thích kĩ lại với @@

 

p/s: Cho dù giải được bài này thì cũng chưa giải được bài ban đầu  vì 2 ma trận ko có cùng toàn bộ các vector riêng.


Ma trận biểu diễn của ánh xạ $\varphi : V_E \rightarrow U_W$

 

$U---->V : [\varphi(e_i)]^T=[w_i]^TA$

 

$Av_S=\varphi(v)_T$

---------------------------------------------------------------------------------------------------

Ma trận chuyển cơ sử từ $S$ sang $T$.

 

$S---->T : (s_1,s_2,..,s_n).P=(t_1,t_2,...,t_n)$

 

$v_S=Pv_T$

---------------------------------------------------------------------------------------------------

https://web.facebook...73449309343792/

nhóm olp 2016


#11
ChangBietDatTenSaoChoDoc

ChangBietDatTenSaoChoDoc

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết

Bài ban đầu đã giải quyết rồi mà. Khúc sau này thảo luận cho vui thôi.

Mình sẽ chứng minh $A+B$ và $A$ có cùng đa thức đặc trưng luôn. (cho tổng quát và giải đáp hết các thắc mắc của bạn).

Lấy $\lambda \notin \sigma \left ( A \right )$, trong đó $\sigma \left ( A \right )$ là tập các giá trị riêng của $A$.

Khi đó $A-\lambda I$ khả nghịch và giao hoán với $B$. Suy ra $B\left ( A-\lambda I \right )^{-1}$ lũy linh. Do đó $\det \left (I+B\left ( A-\lambda I \right )^{-1} \right )=1$.

Ta có

$$\det \left ( A+B-\lambda I \right )=\det \left [ \left ( A-\lambda I \right ) \left ( I+B\left ( A-\lambda I \right )^{-1} \right )\right ]=\det \left ( A-\lambda I \right )$$

Ánh xạ đa thức (biến $\lambda$) trùng nhau tại vô số điểm (vì tập giá trị riêng hữu hạn) nên hai đa thức này trùng nhau trên toàn bộ $\mathbb{C}$.

Có đpcm.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ChangBietDatTenSaoChoDoc: 26-11-2014 - 16:24

Success is getting what you want

Happiness is wanting what you get

$\LARGE { \wp \theta \eta \alpha \iota -\wp \mu \varsigma \kappa}$


#12
quangbinng

quangbinng

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 190 Bài viết

Cách giải hay thật đấy, bạn giúp mình bài ở trên luôn với, đề đúng là :

 

Cho $A$ và $B$ là các ma trận đối xứng thực thỏa mãn $AB=BA$. Chứng minh rằng $A$ và $B$ có chung 1 vector riêng trong $\mathbb{R}^n$.


Ma trận biểu diễn của ánh xạ $\varphi : V_E \rightarrow U_W$

 

$U---->V : [\varphi(e_i)]^T=[w_i]^TA$

 

$Av_S=\varphi(v)_T$

---------------------------------------------------------------------------------------------------

Ma trận chuyển cơ sử từ $S$ sang $T$.

 

$S---->T : (s_1,s_2,..,s_n).P=(t_1,t_2,...,t_n)$

 

$v_S=Pv_T$

---------------------------------------------------------------------------------------------------

https://web.facebook...73449309343792/

nhóm olp 2016


#13
ChangBietDatTenSaoChoDoc

ChangBietDatTenSaoChoDoc

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết

Sử dụng tính chất, các giá trị riêng của ma trận đối xứng đều thực và ma trận đối xứng chéo hóa được. Sau đó chứng minh tương tự.

Tổng quát hơn, các $f_i$ là các tự đồng cấu tam giác hóa được trên $K$, với $K$ hữu hạn chiều, thỏa mãn các $f_i$ đôi một giao hoán. Khi đó tồn tại một vector riêng chung cho tất cả các $f_i$. (Chứng minh quy nạp theo n).


Success is getting what you want

Happiness is wanting what you get

$\LARGE { \wp \theta \eta \alpha \iota -\wp \mu \varsigma \kappa}$





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh