Đến nội dung

Hình ảnh

Các nhà KHTN nhìn qua lăng kính triết học

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 28 trả lời

#21
thuongnho119

thuongnho119

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết
Đơ-mi-tơ-ri I-va-nô-vích MEN-ĐÊ-LÊ-ÉP (1834-1907)

Hình đã gửi

MEN-ĐÊ-LÊ-ÉP Đơ-mi-tơ-ri I-va-nô-vích (1834-1907). Nhà hóa học vĩ đại Nga, người sáng lập ra hệ thống chu kỳ của các nguyên tố. Men-đê-lê-ép đã công hiến nhiều cho sự phát triển công nghiệp nước Nga; ông là người đầu tiên đề ra tư tưởng về việc làm cho than đá ở dưới đất biến thành chất hơi (khí), tư tưởng đó về sau đã được Lê-nin đánh giá rất cao. Là nhà cách mạng trong lĩnh vực khoa học, Men-đê-lê-ép đã luôn luôn cố gắng liên hệ lý luận với thực tiễn, và đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của nước Nga. Men-đê-lê-ép tự nhận mình là ìnhà thực tại luận” trong triết học. Về cơ bản thì, ìthực tại luận” của ông là một chủ nghĩa duy vật kết hợp với một phép biện chứng về tính tự phát. ì... Từ nay, nếu không có vận động tự phát..., thì bất cứ một phần rất nhỏ nào của vật chất cũng đều không thể quan niệm được... Vận động đã trở thành một khái niệm mật thiết gắn liền với khái niệm vật chất...” (Men-đê-lê-ép). Ông đã đấu tranh chống thuật giáng thần và duy năng luận. Năm 1869, Men-đê-lê-ép phát hiện ra định luật tuần hoàn về các nguyên tố, tức là cơ sở của hệ thống tuần hoàn của các nguyên tố. Theo định luật đó, tính chất của các đơn chất, cũng như hình thức và tính chất của các hợp chất đều có quan hệ lệ thuộc có tính chất tuần hoàn với trọng lượng nguyên tử nhiều hay ít của các nguyên tố. Trong khi xác định mối quan hệ giữa mặt lương và mặt chất của các nguyên tố, tức là giữa tính chất hóa học và trọng lượng của nguyên tử, ông đã phát triển nguyên tử luận của Lơ-ma-nô-xốp, và trên thực tiễn ông đã áp dụng vào các nguyên tố quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về số lượng thành những thay đổi về chất lượng. Trong khi sắp xếp các nguyên tố theo thứ tự từ thấp lên cao của trọng lượng nguyên tử, Men-đê-lê-ép đã nhận thấy rằng những tính chất của đơn chất đều lập lại một cách tuần hoàn. Vì thế nên ông đã sắp xếp những nguyên tố đồng loại lần lượt cái này sau cái kia. Cách phân loại của ông vạch rõ mối liên hệ phổ biến và sự chế ước lẫn nhau của các nguyên tố đó. Trên bảng nguyên tố của Men-đê-lê-ép, còn có những ô trống, ở đó sẽ phải xếp những nguyên tố chưa phát hiện ra. Ông dự kiến trước tính chất cơ bản của những nguyên tố đó bằng cách lấy mức trung bình của những tính chất của các nguyên tố lân cận. Những vật thể do Men-đê-lê-ép tiên đoán đã được Lơ-cốc đơ Boa-bô-đơ-ran (1875), Nin-xơn (1880), Vin-cơ-le (1886) phát hiện ra và được gọi là ga-li, xcan-đi và giéc-man. Tính chất của những nguyên tố đó hầu như hoàn toàn ăn khớp với những tính chất mà Men-đê-lê-ép đã dự kiến: chẳng hạn, trọng lượng nguyên tử của giéc-man là 72,6 mà dự tính là 72. Do cách vận dụng tự phát quy luật biện chứng về việc chuyển hóa từ những thay đổi về số lượng thành những thay đổi về chất lượng, mà Men-đê-lê-ép đã được đề cao trong khoa học.
M đã dùng thực tiễn để chứng minh tri thức của người ta về những quy luật thế giới khách quan là có thể tin cậy được và do đó ông đã giáng một đòn cuối cùng vào bất khả tri luận; đồng thời bằng sự phát hiện quy luật khách quan của các nguyên tố hóa học, Men-đê-lê-ép đã gạt tính ngẫu nhiên ra khỏi hóa học. Men-đê-lê-ép viết: Nếu không có định luật tuần hoàn, thì việc phát hiện ra những nguyên tố mới ì... chỉ có thể thực hiện bằng cách quan sát... Chỉ riêng sự ngẫu nhiên mù quáng, một sự minh mẫn đặc biệt mới đạt đến kết quả phát hiện ra những nguyên tố mới... Về mặt đó, định luật tuần hoàn mở ra một con đường mới...”. Các nhà hóa học nước ngoài đã phủ nhận một cách vô căn cứ quyền ưu tiên của Men-đê-lê-ép trong việc phát hiện ra quy luật đó. Là người bảo vệ khoa học Nga, Men-đê-lê-ép đã chứng minh rằng tất cả những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nước ngoài đều có sau công trình của ông. Chẳng hạn, chính ngay Mây-e cũng không công nhận định luật tuần hoàn là một quy luật khách quan của giới tự nhiên và không dám vận dụng định luật đó vào những dự kiến khoa học; vả lại, Mây-e là một nhà cơ giới luận, chỉ nghiên cứu phương diện bên ngoài, thuần túy số lượng của những mối quan hệ giữa các nguyên tố, và phủ nhận phương diện chất lượng, do đó phủ nhận cả chính thực chất của định luật luật tuần hoàn.
Về vật lý học, Men-đê-lê-ép đã phát hiện ra ìnhiệt độ tới hạn”, việc đó chấm dứt tình trạng đối lập siêu hình trước đây giữa các thể lỏng và thể hơi; ông đã đính chính định luật Boi-lơ Ma-ri-ốt và vạch rõ tính tương đối của định luật đó. Trong cuốn Chống Đuy-rinh, Ăng-ghen đã đánh giá cao những phát hiện đó của Men-đê-lê-ép.
Sang thế kỷ XX, sự phát triển của các học thuyết về sự cấu tạo của vật chất, trước hết là học thuyết về sự cấu tạo điện tử của nguyên tử, hoàn toàn dựa hệ thống tuần hoàn của Men-đê-lê-ép. Nếu người ta lần lượt đánh số các nguyên tố theo cách sắp xếp của Men-đê-lê-ép, thì số thứ tự của mỗi một nguyên tố sẽ bằng điện tích dương của hạt nhân nguyên tử của nó; còn các tính chất hóa học, thì chủ yếu lệ thuộc vào cách tập hợp của các điện tử xung quanh hạt nhân. Khi điện tích của hạt nhân tăng lên một đơn vị và khi số lượng điện tử trong nguyên tử cũng tăng lên một cách tương đương, thì các loại hình tổ hợp của các điện tử đều lặp lại, điều đó quyết định tính chất tuần hoàn trong những sự thay đổi tính chất của các nguyên tử. Thế cho nên định luật tuần hoàn của Men-đê-lê-ép, trong công thức mới nhất của nó, quy định rằng tính chất các nguyên tố đều có quan hệ phụ thuộc tuần hoàn vào số thứ tự hay điện tích của hạt nhân nguyên tử. Vì khối lượng nguyên tử có liên hệ mật thiết với điện tích của hạt nhân, nên Men-đê-lê-ép có thể lợi dụng trọng lượng nguyên tử để phát hiện định luật tuần hoàn của mình. Cách phân hạng của Men-đê-lê-ép chẳng những chỉ phản ánh những mối quan hệ lẫn nhau, mà còn phản ánh những sự biến đổi thật của các nguyên tố hóa học và các hợp chất của những nguyên tố đó. Những phản ứng hạt nhân nguyên tử và sự phân liệt có tính chất phóng xạ của nguyên tử đều phù hợp với những sự đổi chỗ trong hệ thống tuần hoàn (ìđịnh luật đổi chỗ”). Việc chia tách các hạt nhân của những nguyên tố nặng (u-ra-ni-um, v.v...) cũng tiến hành phù hợp với hệ thống tuần hoàn của m; quy luật đó, ngày nay, giúp người ta làm chủ được năng lượng nguyên tử. Sự tiến hóa của vật chất tinh thể và sự phân phối các hợp chất hóa học trong quá trình tiến hóa của trái đất đều được phản ánh trong hệ thống của Men-đê-lê-ép. Vì thế, quy luật đó là quy luật phát triển của vật chất vô cơ, nó có một tác dụng bậc nhất trong việc chứng minh quan điểm duy vật chủ nghĩa và biện chứng của giới tự nhiên. Men-đê-lê-ép đương nhiên là người sáng lập học thuyết hiện đại về vật chất, nguyên tử và nguyên tố.
Tác phẩm chủ yếu của ông: Nguyên lý hóa học.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ngocson52: 23-02-2005 - 22:07

Hạnh phúc là đấu tranh.

#22
ngocson52

ngocson52

    Kẻ độc hành

  • Founder
  • 859 Bài viết
A-ri-xtốt (384-322 trước CN)

Hình đã gửi

Plato và Aristotle

A-ri-xtốt (384-322 trước CN). Nhà triết học Cổ Hy-lạp, ìnhà tư tưởng vĩ đại nhất của thời cổ” (C. Mác). Là học trò của Pơ-la-tôn, A-ri-xtốt đã vứt bỏ lý‎ luận duy tâm về các ý niệm của Pơ-la-tôn. Ông đã phê phán rất tỷ mỉ lý luận đó. Sự phê phán của ông đã tỏ rõ ông đã hiểu biết những căn nguyên nhận thức luận của chủ nghĩa duy tâm nói chung. Theo A-ri-xtốt thì Pơ-la-tôn đã tách rời bản chất khỏi cái có bản chất đó, và do đó biến ngay cái chung (khái niệm) thành một cái riêng; bên cạnh thế giới cảm giác, thế giới hiện thực, Pơ-la-tôn đã tạo ra một thế giới riêng biệt, một thế giới lý tưởng, một thế giới siêu cảm giác. Theo như Pơ-la-tôn thì những ý niệm, tức là nguyên hình của mọi sự vật, tồn tại một cách độc lập với những sự vật đó. Sự vật nhờ có ý niệm mới tồn tại được. Sự vật chỉ là phản ánh của những ý niệm, là những cái bóng, những cái hình chưa hoàn thiệt. A-ri-xtốt cho rằng, không phải chỉ cứ thừa nhận có những bản chất siêu cảm giác bất di bất dịch là người ta có thể giải thích được tại sao những sự vật cảm thấy được có thể xuất hiện và thay đổi: ìNói rằng ý niệm là những nguyên hình, còn ngoài ra tất cả đều có quan hệ với ý niệm, như thế là nói để mà không nói gì cả, và là lạm dụng những ẩn dụ của thơ ca”. Người ta cũng đã tìm thấy những nhân tố duy vật chủ nghĩa trong triết học của A-ri-xtốt. ìSự phê bình của A-ri-xtốt đối với những ìý niệm” của Pơ-la-tôn là một sự phê bình chủ nghĩa duy tâm về mặt là chủ nghĩa duy tâm nói chung” (Lê-nin). Trái với Pơ-la-tôn, A-ri-xtốt khẳng định rằng bản chất chứa đựng ngay trong bản thân sự vật và cái chung không tồn tại song song với cái riêng và không tồn tại tách rời cái riêng. A-ri-xtốt còn nhận xét rằng: ìNgoài bầu trời cảm thấy được, còn phải có một bầu trời nào khác nữa, và về mặt trời, mặt trăng và tất cả các thiên thể khác cũng như vậy. Nhưng làm sao mà tin những sự khẳng định như thế được?”. Lê-nin chỉ rằng, A-ri-xtốt tin thế giới bên ngoài là có thật, nhưng ông lúng túng trong phép biện chứng của cái phổ biến và cái riêng biệt, cả khái niệm và cảm giác, của bản chất và hiện tượng. Theo A-ri-xtốt thì ý niệm (ông gọi là hình thức) và sự vật không tách rời nhau.
A-ri-xtốt trù trừ giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật, sau cùng ông đi theo chủ nghĩa duy tâm. Theo ông, thì mỗi vật thể, mỗi sự vật đều gồm có hai yếu tố: vật chất và hình thức (như bức tường là làm bằng đồng mà người ta đã định cho một hình thức). Thế giới dựa trên một cơ chất tiêu cực và vô định là: ìvật chất đầu tiên”. Tuy nhiên, một vật chất như thế chỉ có trong trừu tượng; thật ra thì vật chất đầu tiên được sự hoạt động của những hình thức quyết định (và quyết định vĩnh viễn), chính bản thân những hình thức này không phải là vật chất. Vật chất là khả năng, là tiềm thế của sự vật; hình thức quan niệm là hiện thực của sự vật. Khả năng trở thành hiện thực nhờ có vận động: hình thức trở thành vật chất, vật chất mang một hình thức. Tuy A-ri-xtốt gắn liền các hình thức với vật chất, nhưng theo ông thì cũng vẫn có một hình thức thuần túy, nghĩa là một hình thức không có vật chất và là hình thức của tất cả mọi hình thức. Đó là tư duy, là lý tính ìtự suy nghĩ”, đó là Thượng đế. Thượng đế đóng vai trò động lực bất động của thế giới, thế giới duy nhất và vĩnh viễn. Theo A-ri-xtốt, thì vũ trụ hình tròn, ở giữa có trái đất, bên trên trái đất có những ìviên cầu” vận động cùng với những tình cầu gắn liền với ìviên cầu”.
Trong nhận thức luận (cũng như trong một loạt những vấn đề triết học tự nhiên và toán học), A-ri-xtốt đã đi gần đến chủ nghĩa duy vật vì, khác với Pơ-la-tôn, ông đã bệnh vực thuyết cho rằng sự hiểu biết bắt nguồn từ cảm giác. Tuy A-ri-xtốt trù trừ giữa phép biện chứng và phép siêu hình, nhưng triết học của ông đã có những nhân tố của phép biện chứng về hiện thực. Ăng-ghen đã viết là A-ri-xtốt ìđã nghiên cứu những hình thức rất trọng yếu của tư duy biện chứng”. Trong khi phê phán phái Ê-lê và việc họ phủ nhận vận động :D, A-ri-xtốt gọi họ là những người ìbất động” và ìphản tự nhiên”. Ông cho rằng việc không biết đến vận động tất nhiên dẫn đến việc không biết đến tự nhiên. Khi ông đề cập vấn đề quan hệ giữa khả năng và hiện thực, giữa hình thức và nội dung v.v... thì những nhân tố biện chứng hiện ra rất nổi bật trong triết học của ông.
Trong triết học cổ đại, A-ri-xtốt là người sáng tạo ra lô-gích học. Ông cố gắng không phải để tách rời tư duy ra khỏi tồn tại, mà để gắn liền những hình thức của tư duy với tồn tại, để giải thích những phạm trù lô-gích cho hợp với hiện thực khách quan. Lê-nin nói: ìĐọc A-ri-xtốt, chỗ nào người ta cũng thấy lô-gích khách quan lẫn lộn với lô-gích chủ quan, nhưng lẫn lộn một cách làm cho chỗ nào lô-gích khác quan cũng nổi bật lên”. Do những quan điểm chính trị và xã hội của ông, A-ri-xtốt là nhà tư tưởng của bọn chủ nô. Ông coi tình trạng nô lệ của người này và địa vị thống trị của những người kia là ìtự nhiên”.
Những tác phẩm chính của A-ri-xtốt là: Siêu hình học; Vật lý học; Bàn về linh hồn; Luân lý học; Chính trị học; Những phạm trù; Phân tích, quyển I và quyển II.

:D Ở đây tác giả muốn nói đến những luận cứ của Zenon (một đại biểu của phái Ê-lê, phái triết học cổ Hy-lạp thành lập tại thành phố Ê-lê - thuộc miền Nam nước Ý - khoảng thế kỷ VI-V trước CN) về những mâu thuẫn của vận động qua những nghịch lý nổi tiếng mang tên ông (ngocson52)

-------------------------------------------
P/S: Bài này tôi gửi hộ em Thuongnho119 do dạo này em bận thi cử, không có thời gian online.
Sống trong đời sống cần có một túi tiền.
Để làm gì em biết không?
Để gái nó theo, để gái nó theo... :D

#23
thuongnho119

thuongnho119

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết
Ê-pi-quya (341-270 trước CN)

Hình đã gửi


Ê-pi-quya (341-270 trước CN). Nhà duy vật chủ nghĩa và vô thần chủ nghĩa trứ danh của thời kỳ Hy-lạp hóa, nhà truyền bá những tư tưởng tiên tiến. e phủ nhận sự can thiệp của thần thánh vào việc đời, và lấy tính chất vĩnh viễn của vật chất có vận động nội tại làm điểm xuất phát. Triết học e, thừa nhận sự tồn tại của sự vật ở bên ngoài ý thức con người và độc lập đối với ý thức ấy. e khôi phục lại nguyên tử luận của Lơ-xíp-pơ và Đê-mô-cơ-rít rồi ông thêm vào đấy những điều sửa đổi độc đáo và nêu lên những giả thuyết thiên tài mà sự phát triển về sau của khoa học đã xác nhận. Tất cả những cái đang tồn tại đều là kết quả của những sự di chuyển và va chạm của các nguyên tử. Các nguyên tử vận động trong không trung với một tốc độ bằng nhau có thể va chạm nhau, trong trường hợp mà nó tự động đi ìtrật” (sở dĩ như thế là vì có những quy luật bên trong chế ước) con đường thẳng. Quan niệm này chống lại học thuyết định mệnh luận của Đê-mô-cơ-rít cho rằng tính tất yếu không thể dung nạp tính ngẫu nhiên được.
Về mặt nhận thức luận của ông, e là một nhà duy vật chủ nghĩa cảm giác luận. Ông thừa nhận rằng nhận thức dựa trên cảm giác thường là xác thực, vì những cảm giác ấy bắt nguồn từ thực tế khách quan; những sai lầm đều do việc giải thích không đúng đắn những cảm giác gây ra; e phát triển cái thuyết duy vật ngây thơ của phái ìngẫu tượng”, theo thuyết này thì những mảnh li ti xuất hiện từ bề mặt của các vật thể thành một làn sóng liên tục, thâm nhập vào các khí quan và gợi lên hình ảnh của vật thể. Khi khẳng định rằng tính chất của linh hồn là vật chất, và có thể bị tiêu diệt, e lên tiến phản đối sự dốt nát và mê tín dị đoan đã đẻ ra nỗi lo sợ trước thần thánh và trước cái chết. Theo e thì mục đích của triết học, chính là hạnh phúc của con người, và muốn đạt được mục đích ấy, cần phải tự giải phóng mình ra khỏi những thành kiến, phải hiểu được sâu sắc những quy luật của tự nhiên. E ra sức xây dựng một học thuyết luân lý về sự hưởng lạc hợp lý dựa trên một ý tưởng cá nhân chủ nghĩa: tránh nổi khổ và đi tìm vui sướng và yên tĩnh. Là một nhà tư tưởng trong xã hội nô lệ, e cho rằng thái độ đúng đắn nhất của con người không phải là tham gia lao động mà là nghỉ ngơi, điềm tĩnh. Những quan điểm duy vật chủ nghĩa của e đã bị những nhà duy tâm chủ nghĩa viết lịch sử triết học xuyên tạc (ví dụ như Hê-ghen); ngày nay, những quan điểm ấy vẫn còn làm cho những nhà thần học và những nhà tư tưởng phản động khác căm ghét.
Hạnh phúc là đấu tranh.

#24
thuongnho119

thuongnho119

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết
BƠ-RU-NÔ Gi-oóc-đa-nô (1548-1600)

Hình đã gửi


BƠ-RU-NÔ Gi-oóc-đa-nô (1548-1600). Nhà triết học Ý trong thời đại Phục hưng, người mở đường cho một quan niệm mới tiến bộ về thế giới, kẻ thù sống mái của Giáo hội, của triết học kinh viện và chủ nghĩa ngu dân của tôn giáo. Ông đã bị tòa án tôn giáo kết án thiêu sống tại La-mã.
Điểm xuất phát của triết học của ông là học thuyết của Cô-péc-ních mà ông đã làm giàu thêm bằng những tư tưởng mới (chẳng hạn như tư tưởng cho rằng có một số vô hạn những thế giới, rằng bầu không khí của quả đất cùng xoay với quả đất, rằng mặt trời cũng đổi chỗ đối với các vì sao). Học thuyết táo bạo của Bơ-ru-nô đã giáng một đòn rất mạnh vào tôn giáo. Luận điểm căn bản của ông về tính thống nhất vật chất của vũ trụ gồm một số vô hạn những thế giới giống như hệ thống mặt trời của chúng ta. Học thuyết đó có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển khoa học, mặc dù học thuyết đó có một bộ mặt phiếm thần luận. Tư tưởng về lịch sử các thế giới trong không gian là của Bơ-ru-nô, chính ông còn đưa ra giải thiết về những sự thay đổi không ngừng về địa chất, xảy ra trên hành tinh của chúng ta. Ông đã áp dụng tư tưởng về sự phát triển vào lĩnh vực này. Theo ông, vật chất và vận động không tách rời nhau, nhưng quan niệm của ông về vận động vẫn có tính chất siêu hình. Ông chủ trương rằng nhận thức khoa học về tự nhiên phải căn cứ trên thực nghiệm, và kiên quyết vứt bỏ triết học kinh việc không có sinh khí cùng với những định nghĩa trống rỗng và tách rời khỏi tự nhiên của triết học đó. Bên cạnh thực nghiệm, lý tính của loài người phải giữ một vai trò quan trọng. Hơn ai hết, Bơ-ru-nô coi sự hiểu biết các quy luật của tự nhiên là mục đích cao nhất của tư duy loài người. Thần học đã ảnh hưởng đến học thuyết của ông (chẳng hạn ông cho tự nhiên và Thượng đế chỉ là một), điều này là do những điều kiện lịch sử gây nên. Tuy nhiên, phiếm thần luận của Bơ-ru-nô lúc đó lại là phương tiện thích hợp nhất để truyền bá những quan niệm duy vật.
Những tác phẩm chính của Bơ-ru-nô là: Nói về nguyên nhân, nguyên lý và tính thống nhất; Nói về vô hạn, vũ trụ và các thế giớiSự tẩy trừ con vật đắc thắng.
Hạnh phúc là đấu tranh.

#25
thuongnho119

thuongnho119

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết
Pi-e GA-XĂNG-ĐI (1592-1655)

Hình đã gửi

GA-XĂNG-ĐI Pi-e (1592-1655). Nhà triết học duy vật, đồng thời là nhà vật lý học và thiên văn học người Pháp. Cũng như nhiều nhà tư tưởng tiến bộ khác thời bấy giờ, Ga-xăng-đi, ngay trong tác phẩm đầu tiên của mình, đã chỉ trích nghiêm khắc học thuyết của A-ri-xtốt và triết học kinh viện. Sự hoạt động rộng rãi và về nhiều mặt của ông trong lĩnh vực khoa học chính xác mà tự nhiên đòi hỏi ông phải có một cơ sở duy vật vững chắc và ông đã tìm thấy trong học thuyết của Ê-pi-quya. Theo Mác thì Ga-xăng-đi đã phục hồi chủ nghĩa duy vật của Ê-pi-quya.
Ga-xăng-đi chỉ trích một cách duy vật học thuyết của Đê-các-tơ. Ông đêm cảm giác luận là thuyết coi kinh nghiệm cảm tính là nguồn gốc của nhận thức đối lập với duy lý luận và phương pháp siêu hình của Đê-các-tơ. Tác phẩm chính của ông, Triết học đại toàn (xuất bản năm 1658; sau khi tác giả qua đời) gồm có ba phần: lô-gích, vật lý học và luận lý học. Trong phần lô-gích; Ga-xăng-đi phân tích tỉ mỉ vấn đề hiệu lực của nhận thức. Ông đề xướng ra nhiều luận điểm phản đối hoài nghi luận và chủ nghĩa giáo điều. Trong vật lý học mà ông coi như là phần quan trọng nhất và ìcao quý” nhất của triết học, Ga-xăng-đi đi chứng minh sự tồn tại khách quan của không gian và thời gian. Ông viện ra một loạt thí dụ lấy trong vật lý học (tính co và giãn của vật thể v.v...) và cho rằng không gian và thời gian không thể tạo ra được mà cũng không thể hủy đi được. Tuy nhiên ông vẫn còn tin rằng nguyên tử là công trình sáng tạo của Thượng đế. Về quan hệ giữa khoa học và tín nghưỡng, Ga-xăng-đi cũng tỏ ra không triệt để như thế: trong khi chủ trương chủ nghĩa chủ nghĩa duy vật, ông lại công nhận là có Thượng đế. Trong học thuyết về vật chất của ông, Ga-xăng-đi lặp lại những nguyên lý cơ bản của Ê-pi-quya và của Lu-cơ-re-xơ kể cả giả thuyết về nguyên tử đặc biệt của nóng và lạnh v.v... nó gây ra những cảm giác nóng hoặc lạnh, và cả về những nguyên tử của linh hồn. Trong khi giải thích một cách duy vật rằng những hiện tượng của tồn tại và của ý thức là do một động lực thuần túy máy móc gây ra, động lực cũan nguyên tử của ìlinh hồn động vật”, Ga-xăng-đi lại gán cho con người một thứ linh hồn phi vật chấtt, có tính chất ìlý tính”, bên cạnh linh hồn ìđộng vật” có cảm giác, có tính chất vật chất; vì vậy, ông sùng kính tồn giáo, sùng kính chủ nghĩa duy tâm. Nhưng trong sự phân tích về hoạt động của linh hồn ìcảm tính” và của linh hồn ìlý tính”, ông cũng chưa đạt tới chỗ xác minh được là có một chức năng duy nhất của linh hồn lý tính, nó không lệ thuộc vào chức năng của linh hồn cảm tính.
Theo gương của những nhà tư tưởng tiên tiến hồi thế kỷ XVII, ông bài xích thứ đạo đức khổ hạnh của Giáo hội. Nhất trí với Ê-pi-quya, ông quả quyết rằng mọi sự vui sướng là một điều hạnh phúc cho bản thân trong chừng mực mà sự vui sướng ấy đem lại sự ìyên tĩnh”. Những quan điểm xã hội và chính trị của Ga-xăng-đi phản ánh sự thỏa hiệp về chính trị của giai cấp tư sản đối với bọn quân chủ chuyên chế, và giai cấp tư sản đã dựa vào bọn đó để chống lại bọn phong kiến quý tộc. Ga-xăng-đi tán thành việc thiết lập lại một chế độ trung ương tập quyền vững chắc. dưới mắt ông, tên vua độc đoán là ìngười chủ tốt của nhà nước”.
Vai trò của Ga-xăng-đi trong lịch sử khoa học không phải chỉ đóng khung trong việc phổ biến và phát triển học thuyết về nguyên tử của vật chất, trong việc đấu tranh chống những tàn dư của triết học phong kiến và tuyên bố rằng tri thức thực nghiệm là nguồn gốc của mọi nhận thức. Ông đã đem lại nhiều nhận xét và phát minh rất quan trọng trong ngành thiên văn học: sự vận hành của Thủy tinh qua mặt trời, sự phát hiện ra năm vệ tinh khác thêm vào bốn vệ tinh đã tìm ra được từ trước của Mộc tinh, v.v... Trong những điều kiện lịch sử của thế kỷ XVIII, Ga-xăng-đi với tư cách là nhà triết học và bác học, đã có một tác dụng tiến bộ.
Hạnh phúc là đấu tranh.

#26
thuongnho119

thuongnho119

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết
Giăng Lơ Rông A-LĂM-BE (1717-1783)

Hình đã gửi

A-LĂM-BE Giăng Lơ Rông (1717-1783). Nhà triết học và toán học nổi tiếng, một trong những đại biểu xuất sắc nhất của phong trào bách khoa toàn thư ở Pháp hồi thế kỷ XVIII. Rất nhiều phát minh của ông trong lĩnh vực toán học, vật lý học và thiên văn học cho đến bây giờ vẫn còn giá trị khoa học. Là người bạn chiến đấu sát cánh với Đi-đơ-rô, A-lăm-be đã duyệt lại phần toán học của cuốn Bách khoa toàn thư. Hai ông đã hợp tác với nhau từ năm 1751 đến năm 1757. Bọn phản động phát động một phong trào chống lại những người biên tập cuốn ìBách khoa toàn thư”, buộc A-lăm-be phải bỏ dở công việc đó của mình. Trong lời nói đầu cuốn ìBách khoa toàn thư”, ông trình bày lịch sử nhận thức của loài người và sự xếp loại các khoa học, căn bản là dựa trên những nguyên tắc của Bê-cơn, một nhà duy vật Anh hồi thế kỷ XVIII. Là một nhà cảm giác luận, ông chống lại lý luận về những quan điểm bẩm sinh của Đê-các-tơ. Ông thừa nhận sự tồn tại khách quan của các sự vật và của các hiện tượng. Nhưng A-lăm-be không phải là một nhà duy vật triệt để. Đối với ông, tư duy không phải là một thuộc tính của vật chất, và linh hồn có một đời sống độc lập đối với vật chất: đó là lập trường nhị nguyên luận. Ông cho rằng không thể đi sâu vào bản chất của sự vật được. Trái với các nhà triết học Pháp khác hồi thế kỷ XVIII, ông quả quyết rằng đạo đức không phải do hoàn cảnh xã hội quyết định. Ông thừa nhận Thượng đế là thực thể sáng tạo vận vật.
Những tác phẩm của Đi-đơ-rô, nhất là cuốn Giấc mộng của A-lăm-be đều phê phán một cách xuất sắc cảm giác luận không triệt để của A-lăm-be, người biên tập nổi tiếng của cuốn ìBách khoa toàn thư”.
Tác phẩm chủ yếu về triết học của A-lăm-be là: Những nguyên lý triết học (1759).
Hạnh phúc là đấu tranh.

#27
thuongnho119

thuongnho119

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết
U-MỐP Ni-cô-lai A-lê-xê-i-ê-vích (1846-1915).
Hình đã gửi

Nhà vật lý học xuất sắc Nga. Ông đã viết nhiều tác phẩm quan trọng về điện động học. Ông tiếp tục và phát triển tư tưởng của Lơ-ma-nô-xốp về tính bất diệt và bất sinh của vận động của vật chất, và là người đầu tiên đã nêu ra một cách khoa học quan niệm duy vật về sự vận động của năng lượng, quan niệm đó đã có tác dụng quan trọng trong vật lý học hiện đại và đặc biệt là về mặt lý luận của điện từ trường. U-mốp coi sự chuyển hóa của năng lượng là một quá trình khách quan, ông kết hợp khái niệm về năng lượng với sự vận động của các hạt nhỏ vật chất. trái với những nhà vật lý học duy tâm là những người đã ra sức bác bỏ định luật bảo toàn năng lượng, U-mốp đã chứng minh rằng định luật đó là định luật cơ bản của khoa học tự nhiên. Ông nói: việc phát hiện ra định luật bảo toàn năng lượng đã đánh một đòn quyết định vào những lý luận siêu hình về những thể lỏng không có trọng lượng, về nhiệt tố v.v… U-mốp đã phê phán một số nguyên lý sai lầm của R. May về sụe không thể hiểu biết được những chuyển hóa lẫn nhau giữa các hình thức khác nhau của năng lượng. Khác với một số nhà bác học, U-mốp chú ý đặc biệt đến tính riêng biệt về chất của các hình thức vận động cao cấp, ông không quy kết những hình thức đó thành hình thức đơn nhất, hình thức cơ giới. Ông kiên quyết phản đối lý luận duy tâm về sự chết nhiệt của vũ trụ, ông chứng minh rằng việc phát hiện ra ra-đi-um, điện tử, sự chuyển hóa của nguyên tố ìlàm cho chúng ta phải xét lại khái niệm thông thường của chúng ta về vật chất”. Trái với những người theo chủ nghĩa duy tâm ìvật lý” là những người tuyên truyền sự phá sản của khoa học, U-mốp quả quyết rằng những phát hiện của vật lý học hiện đại là một bước tiến lớn về mặt nhận thức những bí mật của tự nhiên và về việc sử dụng những bí mật đó nhằm mưu lợi cho loài người. Trong khi chống lại những người duy tâm phủ nhận thực tế khách quan, U-mốp viết: ìCảm giác về tính vật chất và về tính thực thể vẫn y như cũ, chỉ có quan niệm về cảm giác đó là mới mà thôi”. U-mốp bác lại những lời quả quyết của những nhà vật lý học theo chủ nghĩa Ma-khơ cho rằng người ta ìsáng tạo” ra nhữg quy luật của tự nhiên, rằng vật chất đã bị tiêu diệt và chỉ còn lại những phương trình.
Là người yêu nước chân chính, U-mốp kiên quyết đấu tranh cho địa vị ưu tiên của nền khoa học tiến bộ Nga. Ông tán dương những thành tích khoa học của Lơ-ma-lô-xốp, của Lô-ba-sép-ski, của Men-đê-li-ép, của Xtô-lê-tốp, của Xê-sê-nốp, của Páp-lốp, và của Ti-mi-ri-a-dép. Được đào tạo theo tư tưởng của những nhà cách mạng dân chủ, ông căm giận việc giết hại nông dân, căm giận những hình phạt tàn khốc thi hành trong quân đội, căm giận việc lùng bắt học sinh trung học và sinh viên. Năm 1911 ông đã rời bỏ trường Đại học Mát-xcơ-va để phản kháng hành vi phản động của Cát-xô, bộ trưởng Bộ giáo dục của Nga hoàng.
Hạnh phúc là đấu tranh.

#28
thuongnho119

thuongnho119

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết
XTÔ-LÊ-TỐP A-lê-xan-đơ-rơ Gơ-ri-gô-ri-ê-vích (1939-1906)

Nhà vật lý học vĩ đại Nga, một trong những người sáng lập vật lý học và điện-kỹ thuật học hiện đại. Ông là người đầu tiên dựng lên những định luật quan trọng về lực tác dụng quang điện (ảnh hưởng của ánh sáng vào những đợt phóng điện trong khí thể), ông định ra phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực này và chế ra tế bào quang điện đầu tiên, tế bào quang điện này sau khi cải tiến đã được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật hiện đại. Xtô-lê-tốp làm sáng tỏ những định luật về phóng điện trong kí thể (định luật Xtô-lê-tốp) . Những công trình nghiên cứu của ông đã mở đường cho sự phát hiện ra điện tử, tính phóng xạ, quang tuyến X và đã khiến cho khái niệm lượng tử ánh sáng cần phải được đưa và khoa vật lý học. Ông đã nghiên cứu quan hệ giữa cường độ của từ trường; để tiến hành nghiên cứu, ông đã định ra một phương pháp độc đáo, được áp dụng rộng rãi trong điện-kỹ thuật học. Xtô-lê-tốp đã dùng thực nghiệm chứng minh rằng tỉ số của những đơn vị điện từ và những đơn vị tĩnh điện gần bằng tốc độ ánh sáng, do đó ông đã chứng thực thuyết điện từ của Pha-ra-đay và Mác-xoen là đúng, và chuẩn bị cho sự phát hiện ra sóng điện từ của Héc. Xtô-lê-tốp đã tham dự nhiều hội nghị và triển lãm khoa học quốc tế. Theo đề nghị của ông, Đại hội điện học quốc tế đầu tiên năm 1880 đã quyết nghị lấy Om là đơn vị điện trở. Ông đã lập ra ở Nga một sở thí nghiệm hiện đại, to lớn về vật lý học.
Ông đấu trang cho việc giải thích các hiện tượng tự nhiên một cách khoa học, duy vật chủ nghĩa. Ông là nhà vật lý học đầu tiên ở Nga phản đối triết học của chủ nghĩa Ma-khơ. Trong bài ìHem-hơn và vật lý học hiện đại” (1894), ông cho triết học Ma-khơ là một triết học đồi bại. Ông công kích Ma-khơ và Ốt-van đã rời bỏ cn duy vật. Đứng trên lập trường duy vật, ông cũng công kích triết học duy tâm Đức hồi cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Xtô-lê-tốp trước sau vẫn trung thành với nhận thức luận duy vật. Trong thời kỳ hoạt động đầu, ông muốn đem tất cả các hiện tượng vật lý quy vào những nguyên lý cơ bản của cơ học. Nhưng do những phát hiện mới thúc đẩy, ông dần dần khắc phục được tính hạn chế của chủ nghĩa duy vật máy móc và đi vào con đường chủ nghĩa duy vật biện chứng. Ông thường dùng tiếng ìmáy móc” theo ý nghĩa là ìduy vật” hay ìkhoa học”. Khi nêu lên ngọn cờ của thuyết máy mcó, thực tế ông đã đấu tranh cho chủ nghĩa duy vật trong các khoa học tự nhiên. Quan niệm về vũ trụ của ông hình thành dưới ảnh hưởng của những nhà triết học duy vật cổ điển Nga. Ông là một nhà truyền bá khoa học xuất sắc. Vì những tư tưởng tiến bộ của, nên ông bị chính phủ Nga hoàng bức hại. Ông bị nhiều lần buộc tội là đã xúi bẩy sinh viên gây rối loạn chống chính phủ. Cũng như Ti-mi-ri-a-dép, Xê-sê-nốp và những nhân vật tiến bộ khác đương thời, Xtô-lê-tốp chống lại sự độc đoán của bọn quan lại và cơ quan chính quyền Nga hoàng. Chính phủ Nga hoàng đã không cho phép bầu ông vào Viện hàn lâm, không kể đến những thành tích khoa học của ông mà tất cả các nhà học giả lớn trong và ngoài nước đều đã nhất trí công nhận.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thuongnho119: 19-05-2005 - 17:03

Hạnh phúc là đấu tranh.

#29
hieuphuong

hieuphuong

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
ban thuong nho khong di kem nhan xet a.Ban phai nhan dinh ve moi nguoi ma ban gioi thieu di chu?




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh