Đến nội dung

Hình ảnh

Các nhà KHTN nhìn qua lăng kính triết học

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 28 trả lời

#1
thuongnho119

thuongnho119

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết
Mình mở topic này để post những bài viết về các nhà toán học nhưng cũng đồng thời là nhà triết học. Chú ý là cái này khác hẳn với tiểu sử của các nhà toán học như đã có trong box ìLịch sử toán học”, vì ở đây, chúng ta sẽ nói đến, vẫn có thể là các nhà toán học ấy, nhưng với tư cách là một nhà triết học nhiều hơn là toán học. Có thể xen vào đấy là tiều sử của các nhà triết học, các nhà khoa học tự nhiên khác nhưng sẽ không nhiều. Mình hy vọng các bạn sẽ cùng đóng góp bài viết vào đây.
Trước hết, nhân có cuộc tranh luận về thuyết tiến hóa ở ngay bên kia, mình sẽ đưa tiểu sử của S. Đác-uyn đầu tiên, tuy ông không phải là nhà toán học (mong là sẽ không lạc đề).
Tất cả các bài viết dưới đây của mình đều lấy từ cuốn sách "Từ điển triết học" của tập thể các nhà Triết học của Liên Xô (cũ), NXB Sự thật 1976 (nếu từ nguồn khác sẽ ghi chú lại).

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ngocson52: 23-02-2005 - 21:41

Hạnh phúc là đấu tranh.

#2
thuongnho119

thuongnho119

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết
Saclơ Rôbơc Đácuyn (1809-1882)

1. Tuổi thơ và những năm đi học
Nhà sinh học vĩ đại Saclơ Rôbơc Đácuyn sinh ngày 12-2-1809 ở Sơriuxơbơri là một thị trấn nhỏ của nước Anh. Ông nội của Đácuyn (Tức Êrasmơ Đácuyn) là một nhà khoa học có tiếng, đồng thời vừa là thày thuốc và là một nhà thơ Êrasmơ Đácuyn đã có những quan niệm tiến bộ về thiên nhiên, phản ánh tư tưởng biến hình luận và những yếu tố của tiến hóa luận. Cha của Đácuyn (Rôbớc Uarinh Đácuyn) cũng là một bác sĩ giỏi. Trong cuốn tự thuật, Đácuyn đã viết về cha mình như sau: ìthật là một người thông minh bậc nhất, có một khả năng quan sát đặc biệt và một nhiệt tình nóng hổi đối với nhân dân”. Những đặc điểm quý đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến Đácuyn.
Hình đã gửi

Năm 9 tuổi, Đácuyn đi học tại trường của thị trấn. Như Đácuyn đã kể lại, ở đây ông chẳng học gì cả vì không thích các môn cổ điển tiếng Hy lạp và La tinh. Tuy nhiên, trong thời gian này, Đácuyn đã sớm tỏ ra ham thích thiên nhiên, đặc biệt là thích làm vườn, quan sát và thu nhập côn trùng, cây cối, thích bắn chim và câu cá. Thân sinh của Đácuyn muốn ông cũng sẽ trở thành thầy thuốc nên, năm 1826, cho ông vào học hệ y khoa của trường Đại học Êđinbơc. Nhưng ở đây Đácuyn cũng chẳng hề thích thú với những bài giảng khô khan về giải phẫu và y học mà ngày càng ham mê sinh học. Ông đã không bỏ phí thời gian, liên hệ với một số nhà tự nhiên học, đặc biệt nhà động vật học R.E. Gơrantơ là người đầu tiên đã giúp ông làm quen với học thuyết của Lamac. Bản thân Đácuyn đã tiến hành một số khảo sát động vật ở biển và năm 17 tuổi đã đọc 2 bản báo cáo về động vật trước một hội khoa học. Hai năm sau, khi đã thấy nghề nghiệp bác sĩ không lôi cuốn được Đácuyn, cha ông chuyển ông sang học khoa thần học ở trường Đại học Cambơrit. ở đây 3 năm, Đácuyn cũng chẳng chú ý đến thần học, không mấy khi đến lớp mà chỉ thích cưỡi ngựa đi săn và đọc các sách tự nhiên học. Trong những năm học ở Cambơrit, Đácuyn chịu ảnh hưởng lớn của giáo sư thực vật học J.S. Henslô, giáo sư địa chất học A. Xetuých và giáo sư thiên văn học Iuen. Đácuyn dã cùng Xetuých tổ chức nhiều cuộc đi thiên nhiên, nhờ đó mà rèn luyện sức chịu đựng và làm quen với các kỹ năng nghiên cứu ngoài trời, điều đó rất có ích cho Đácuyn sau này. Vào thời kỳ này xu hướng ham thích trở thành một nhà tự nhiên học đã hình thành rõ rệt ở Đácuyn. Tác phẩm của nhà tự nhiên học Nga A.I. Ghecxen đã gây cho ông nguyện vọng tha thiết ìđược góp một viên đá nhỏ của mình vào việc xây dựng lâu đài tự nhiên học nguy nga”. Nhận đọc cuốn ìNhật ký hành trình” của A.Humbôntơ về Nam Mỹ và Trung Mỹ, Đácuyn đã ôm ấp mộng tưởng được tham dự những chuyến đi lớn. Chẳng bao lâu mộng tưởng đó đã được thành hiện thực.

2. Cuộc hành trình trên tàu Bigơn
Năm 1831, vừa mãn khóa trường Đại học Cambơrit, một sự kiện quan trọng nhất đời của Đácuyn đã làm ông chuyển hẳn hướng hoạt động mà không bao giờ trở thành linh mục nữa. Theo lời giới thiệu của giáo sư Henslô, Đácuyn được tham dự, với tư cách là một nhà tự nhiên học, vào chuyến đi vòng quanh thế giới trên tàu Bigơn. Cuộc hành trình của tàu Bigơn, do bộ Hàng hải nước Anh tổ chức, có 2 nhiệm vụ:
- Nghiên cứu tỉ mỉ bở biển phía Đông và phía Tây của Nam Mỹ, châu Úc và một số hòn đảo ở Thái bình dương, xây dựng bản đồ đường thủy.
- Góp phần đo chu vi quả đất (do đó cuộc hành trình được tiến hành theo đường vòng tròn)
Hình đã gửi

Tàu Bigơn

Chuyến đi này không phải chỉ có mục đích hoàn toàn khoa học. Thực ra mục đích căn bản là mục đích kinh tế, chính trị. Hồi đó nước Anh đang mưu toan xâm chiếm thị trường Nam Mỹ để đầu tư vào các nước ở đó. Nhưng Đácuyn không hề biết mục đích chính trị ìcao xa” này mà chỉ hình dung rằng chuyến đi này là một dịp rất tốt cho sự nghiệp khoa học tương lai của mình.
Ngày 27-12-1831 tàu nhổ neo, rời đất Anh, hướng tới bờ Nam Mỹ. Tháng 4-1832 tàu đi qua Riô Đơ Janêirô, tiếp đó qua Môngtêviđô và Buyênôt Airet, đi về phương Nam tới đảo Đất lửa rồi lại ngược về hướng Bắc, đến tháng 7-1833 thì tới Baia Bơlanca. Cuối năm 1833, tàu hoàn thành đợt khảo sát bở biển phía Đông Nam Mỹ, sau đó vòng qua đảo Đất lửa dọc theo bờ phía Tây của Nam Mỹ đi lên phía Bắc. Tháng 9-1835 tàu dừng lại giữa quần đảo Galapagôt, tiếp đó băng qua Thái bình dương tới Tân tây lan. Sau khi thăm châu Úc, đến đầu năm 1836 tàu vượt Ấn độ dương và Đại tây dương, tới Brêdin rồi trở lại đất nước Anh vào 2-9-1836. với tốc độ trung bình 13-15 km/giờ, với trọng tải 240 tấn, tàu Bigơn đã hoàn thành cuộc hành trình vòng quanh trái đất trong thời gian 5 năm.
Cuộc hành trình trên tàu Bigơn đã có tác dụng rất lớn đối với sự hình thành thế giới quan khoa học của Đácuyn. Trong các thời gian tàu đỗ lại lâu, Đácuyn đã đi sâu vào đất liền, tiến hành các khảo sát địa chất và sinh vật, khai quật các hóa thạch, thu nhập các mẫu khoáng vật và động vật thực vật tiêu biểu. Nhờ đó Đácuyn đã vũ trang cho mình một kho tài liệu khổng lồ về thiên nhiên ở nhiều địa vùng khác nhau. Các tài liệu thực tế đã làm cho Đácuyn nghi ngờ ìtính chất đúng đắn” của thần tạo luận đang chiếm ưu thế hồi bấy giờ, ngày càng tự giác tiến đến quan điểm tiến hóa. Về mặt này, cuốn ìNhững cơ sở của địa chất học” của Laien, mà Đácuyn mang theo và nghiên cứu rất kỹ trong cuộc hành trình, đã có ảnh hưởng quan trọng. Trong cuốn sách đó, ngay từ chương đầu, Laien đã đề cập tới vấn đề ìloài” mà sau này trở thành vấn đề cơ bản của Đácuyn. Quan điểm của Laien về sự biến đổi chậm chạp của các nhân tố địa chất đã được Đácuyn tán đồng khi nghiên cứu trên bờ biển Nam Mỹ và đã giúp Đácuyn hình thành ý niệm về sự tiến hóa của sinh vật.
Sau 5 năm đi trên tàu Bigơn, Đácuyn đã trưởng thành nhiều. Trước mắt ông, vấn đề ìnguồn gốc các loài” mở ra ngày càng rộng: quan sát sự sai khác của thực vật và động vât dọc bờ biển Nam Mỹ, nghiên cứu hóa thạch các loài đã diệt vong, nghiên cứu sự đa dạng của các loài ở quần đảo Galapagôt, tiếp xúc với thổ dân đảo Đất lửa, nghiên cứu đặc điểm thích nghi và mối quan hệ giữa các loài sinh vật... tất cả những điều đó dẫn Đácuyn tới quan niệm về sự phát triển lịch sử của sinh giới. Nếu khi ra đi Đácuyn chỉ là một người sưu tầm mẫu vật và là người đi săn thì khi trở về ông đã là một nhà tự nhiên học có tài, tự đề ra cho mình những vấn đề lớn và cố gắng giải quyết vấn đề đó trên quan điểm khoa học.
Hình đã gửi

Bản đồ cuộc hành trình của Đác-uyn

3. Các tác phẩm chính. Sự hình thành tiến hóa luận của Đácuyn
Vừa mới trở về, Đácuyn bắt tay ngay vào việc sắp xếp các tài liệu đã thu thập được. Trước hết ông cho xuất bản cuốn ìNhật ký của cuộc hành trình trên tàu Bigơn” (1839) rất được hoan nghênh và được dịch ra nhiều thứ tiếng. Tiếp đó ông làm chủ biên cuốn ìCác nghiên cứu về động vật trong chuyến đi trên tàu Bigơn” gồm 5 tập (1839-1843).
Ngay từ tháng 6-1837 Đácuyn bắt đầu ghi chép những ý kiến của mình về sự tiến hóa của sinh vật. Trong bản phác thảo năm 1837-1838 đã thấy khá rõ những yếu tố cơ bản của học thuyết tiến hóa. Trước hết Đácuyn đề cập vấn đề biến dị của sinh vật, sự liên quan giữa quá trình biến đổi của sinh vật, với quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi. Đácuyn cũng đã nêu lên sự đào thải các dạng kém thích nghi và sự tồn tại của các dạng thích nghi. Những ý kiến này đã gợi lên vấn đề nguyên nhân tiến hóa.
Vào thời gian này, ngành chọn giống của nước Anh đã đạt những thành tựu lớn. Thực tiễn đó giúp Đácuyn nhanh chóng đi đến cách giải thích nguồn gốc các dạng vật nuôi cây trồng bằng tác dụng của chọn lọc nhân tạo. Ông đã đặc biệt chú ý đến các tác phẩm về sản xuất nông nghiệp, liên hệ chặt chẽ với các nhà chăn nuôi trồng trọt để tích lũy tài liệu.
Năm 1939, nhân đọc cuốn ìBàn về dân số” của Mantuxơ, lúc đó rất phổ biến ở Anh, Đácuyn đã hình dung ra nguyên nhân của sự đấu tranh sinh tồn mà ông có dịp quan sát trong thực tiễn thiên nhiên ở Nam Mỹ. Chính do ảnh hưởng của Mantuxơ mà sau này Đácuyn đã có những sai lầm trong quan niệm đấu tranh sinh tồn. Đácuyn cho rằng với lý luận đấu tranh sinh tồn có thể giải thích nguyên nhân của quá trình chọn lọc trong tự nhiên, và thuyết chọn lọc tự nhiên có thể giải thích thành công tính thích nghi của sinh vật với điều kiện sống. Đến năm 1939, Đácuyn đã xác định xong những nét cơ bản của thuyết tiến hóa, bản thảo năm 1842 có 35 trang, đến năm 1844 có 230 trang. Ông đã nghiên cứu tỉ mỉ về biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên. Ông đã trình bày rằng trong chăn nuôi trồng trọt quá trình chọn lọc tiến hành do nhu cầu của người còn trong tự nhiên quá trình chọn lọc là do cuộc đấu tranh sinh tồn. Trong bản thảo lần này ông cũng đã trình bày các bằng chứng của quá trình tiến hóa.
Tới năm 1856, Đácuyn đã tìm ra mọi khâu trong các quy luật cơ bản về sự phát triển lịch sử của sinh giới và theo lời khuyên của Laien, Đácuyn khởi công viết cuốn ìNguồn gốc các loài”. Công trình đó làm được ngót một nửa thì ngày 18-6-1858 Đácuyn nhận được của Alphơrêt Oalêxơ – một nhà động vật học và một nhà du lịch người Anh - một bài báo nhan đề ìVề khuynh hướng của các thứ ngày càng khác xa loại hình đầu tiên”. Thời gian này, Oalêxơ cũng nêu những ý kiến về đấu tranh sinh tồn, chọn lọc tự nhiên đặc biệt quan trọng, đấu tranh sinh tồn của Oalêxơ cũng chịu ảnh hưởng của Mantuxơ. Tuy nhiên tài liệu của Oalêxơ còn thiếu những bằng chứng thực tế phong phú và không có sự phân tích sâu sắc mối quan hệ giữa chọn lọc tự nhiên với chọn lọc nhân tạo như ở Đácuyn. Hai người bạn của Đácuyn là Laien và nhà thực vật học Hucơ được biết Đácuyn đã nghiên cứu thuyết tiến hóa từ non 20 năm nay nên đề nghị Đácuyn công bố cùng một lần với Oalêxơ. Ngày 1-6-1858, cả hai tài liệu đã được trình bày trước hội khoa học Linnê ở Luân đôn và sau đó đều cung đăng một lần trong tạp chí của hội số tháng 8-1858. Người ta xác nhận cả 2 tác giả đã độc lập đi tới những quan niệm giống nhau. Chính Oalêxơ cũng thừa nhận vai trò tiên phong của Đácuyn trong việc nghiên cứu thuyết tiến hóa và ưu thế của học thuyết Đácuyn.
Sau đó, theo lời khuyên của Laien, Đácuyn viết lại bản thảo, tóm tắt hơn, và sau ngót 14 tháng làm việc khẩn trương, tác phẩm lịch sử ìNguốn gốc các loài do chon lọc tự nhiên hay là sự bảo tồn các nòi thích nghi trong đấu tranh sinh tồn” được xuất bản với 1250 cuốn, ngày 24-11-1859 tức là 23 năm sau khi kết thúc cuộc hành trình trên tàu Bigơn. Chỉ trong một ngày sách đã bán hết, đến tháng 1-1860 đã tái bản với số lượng 3000 cuốn. Trong đời tác giả, tác phẩm đó được tái bản 4 lần và chỉ sau một thời gian ngắn, được ra hầu hểt các thứ tiếng ở châu Âu, gây ra một tiếng vang khắp thế giới.
Sau đó Đácuyn tiếp tục viết một số sách nữa để phát triển học thuyết mà ông đã trình bày tóm tắt trong ìNguồn gốc các loài”. Năm 1868 xuất bản cuốn ìSự biến đổi của vật nuôi và cây trồng”, năm 1872 xuât bản cuốn ìNguồn gốc loài người và chọn lọc giới tính”. Sau 3 tác phẩm quan trọng này, Đácuyn quay về nghiên cứu những vấn đề về sinh lý thực vật cốt để chứng minh sự tiến hóa và thích nghi của sinh vật. Lần lượt ông đã cho xuất bản các tác phẩm: ìNhững kiểu thích nghi của các loài lan đối với sự thụ phần nhờ sâu bọ” (1862), ìTác dụng của thụ phấn chéo và tự thụ phấn trong giới thực vật” (1876), ìVề những dạng hoa khác nhau trong các cây thuộc cùng một loài (1877), ìCử động và tập quán của các cây leo” (1865), ìKhả năng cử động ở thực vật” (1880), ìThực vật ăn sâu bọ” (1875), ìVai trò của giun trong sự hình thành đất trồng trọt” (1881), ìSự biểu hiện cảm xúc ở người và động vật” (1882).
Toàn bộ các tác phẩm của Đácuyn là một cống hiến lớn cho tư tưởng tiến hóa. Đácuyn đã cung cấp những bằng chứng phong phú và hùng hồn cho thuyết tiến hóa, đã giải thích quá trình phát triển lịch sử của sinh giới bằng những quy luật khác: biến dị, di truyền và chọn lọc.

4. Đácuyn một nhà khoa học vĩ đại
Đácuyn đã đem lại một chuyển biến lớn trong sinh học là do sự thúc đẩy của đà phát triển của xã hội, do thực tiễn chăn nuôi trồng trọt ở nước Anh lúc đó, do sự tích lũy của nhiều thành tựu mới trong khoa học, do được kế thừa những đóng góp cho tư tưởng tiến hóa trước ông, nhưng một phàn không nhỏ là do đức tính và tài năng của ông.
Một nét đặc biệt trong tài năng của Đácuyn là biết cách nhìn các sự kiện thiên nhiên trong mối liên hệ giữa chúng với nhau, vừa biết phân tích các hiện tượng một cách sâu sắc, vừa có óc tổng hợp tài tình tìm ra những mối quan hệ giữa các hiện tượng rời rạc và đặt chúng vào trong một tổng thể thống nhất.
Một nét đặc sắt khác của Đácuyn là cách nhìn thiên nhiên với con mắt sâu sắc, thấu suốt, biết chú ý tới những hiện tượng nhỏ nhặt. Thường thì những người quan sát dù là say sưa nhiệt tình, cũng chỉ chú ý tới những gì có liên quan trực tiếp với mục đích nghiên cứu của mình. Đácuyn nhìn tới cả những chi tiết nhỏ khác, biết dùng những chi tiết đó làm khởi điểm cho một vấn đề mới.
Đácuyn không bao giờ chịu gò bó trong những quan niệm đương thời. Lúc nào gặp những sự kiện mâu thuẫn với mình thì Đácuyn lật ngược vấn đề và mở ra một hướng mới. Ngay từ năm 1831, Đácuyn đã sẵn sàng đập lại những lý thuyết cũ không phù hơp với các sự kiện thực tế. Trong thời gian đi vòng quanh thế giới, Đácuyn đã bắt đầu cuộc đấu tranh dũng cảm chống thần tạo luận, tìm ra một con đường độc đáo cho việc giải thích lịch sử phát triển của sinh giới.
Công trình to lớn của Đácuyn trong khoa học đã nói lên tinh thần lao động rất cao của ông. Ngay từ những năm đi học, Đácuyn đã nổi lên rõ rệt bởi tinh thần hăng say bền bỉ làm việc. Trong nhật lý, Đácuyn đã viết: ìMỗi lần tìm hiểu được một vấn đề gì phức tạp thì cảm giác thích thú lại đến với tôi”. Suốt 5 năm trong cuộc hành trình trên tàu Bigơn, Đácuyn đã phải sống và làm việc trong điều kiện rất chật vật. Ăn ở chật chội, làm việc ở một cái bàn hẹp, phía trên có mắc võng ngủ. Thế nhưng Đácuyn làm việc rất có nghị lực, luôn luôn vui tính, nụ cười trong sáng, câu chuyện cởi mở, làm cho mọi người mến phục và dễ gần. Về sau, có những công trình kéo dài trong nhiều năm vẫn được ông kiên nhẫn làm đến cùng. Ví dụ ông đã bỏ ra 8 năm ròng cho việc phân loại lớp Chân tơ (Cirripeda) mặc dù việc đó không lấy gì làm thích thú lắm.
Tinh thần yêu lao đông được gắn liền với phương pháp làm việc có kế hoạch. Đácuyn không bao giờ làm việc thất thường, với những tốc độ không đều và không hề bỏ phí những thì giờ nghỉ ngơi vô ích. Trong mọi công việc ông đều có tính rõ ràng. Đácuyn không bao giờ làm trái với lương tâm, dù là trong việc đáng giá những thành tựu của chính mình hoặc phê phán những sai lầm của bản thân mình. Không có sự trung thực cao độ đó trong khoa học thì tài năng thường không đưa lại sự thành công. Nếu như Đácuyn luôn luôn nghe ngóng những lời phê phán và chính mình cũng tự phê phán nghiêm khắc hơn bất cứ ai thì mặt khác Đácuyn cũng luôn luôn dũng cảm đấu tranh bảo vệ học thuyết của mình.
Quan điểm của Đácuyn về giới tự nhiên về giới tự nhiên nói chúng, về sự tiến hóa của sinh vật nói riêng là duy vật. Về thực chất, học thuyết của Đácuyn là vô thần, chống tôn giáo, là vũ khí tư tưởng của lực lượng cách mạng. Đácuyn, dù muốn hay không, đã là một nhà cách mạng trong sinh học. Để nêu bật thực chất cách mạng trong học thuyết của Đácuyn, đồng thời để nêu rõ những thiếu sót, tồn tại trong đó phải cần đến sự phân tích, phê phán của Mác, Ăngghen, những lãnh tụ của giai cấp vô sản.

5. Những này cuối cùng
Với cống hiến to lớn cho sinh học, với học thuyết cách mạng của mình, mặc dù bị công kích ít nhiều, trước hết là do giáo hội và những học giả duy tâm, nhưng nói chung Đácuyn được trọng vọng, danh tiếng ông lừng lẫy. Năm 1864 ông được huân chương Côpơlây. Ông được mời làm thành viên của nhiều viện khoa học, viện sĩ của nhiều viện Hàn lâm, Đácuyn là một trong những nhà bác học có may mắn được thấy học thuyết của mình được công nhận ngay từ khi còn sống.
Từ năm 1879 sức khỏe của Đácuyn giảm sút, đặc biệt từ năm 1882 ông đã rất yếu. Ngày 7-3-1882, Đácuyn còn dạo chơi lần cuối cùng trong vườn. Ngày 17-4 ông còn cố gắng ghi nhận xét về kết quả của một thí nghiệm. Ngày 18-4 ông đã rất mệt nhưng vẫn còn nói: ìTôi không sợ chết đâu!”. Cuối cùng ngày 19-4-1882, Đácuyn đã tắt thở hồi 4 giờ chiều, thọ 73 tuổi. Thi hài của ông được chôn cất tại nghĩa trang Oetzminstơ, bên cạnh mộ Niutơn.
(Trích từ sách Học thuyết tiến hóa của tác giả Trần Bá Hoành, NXB GD 1979)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thuongnho119: 06-02-2005 - 13:24

Hạnh phúc là đấu tranh.

#3
ngocson52

ngocson52

    Kẻ độc hành

  • Founder
  • 859 Bài viết
Chào em thuongnho119 (nghe cái tên dễ thương quá nhỉ :namtay ;)!
Cảm ơn em đã tạo một cái topic rất hay. Nói thật là trước khi diễn đàn này bị ... die, anh đã thăm dò ý kiến mọi người và định mở topic thế này rồi nhưng chưa có thời gian. Nay em mở ra thì hay quá. Em cố gắng viết nhé, một vài chỗ cần chú thích (hoặc kiếm ảnh minh họa) anh sẽ làm giúp cho.
Sống trong đời sống cần có một túi tiền.
Để làm gì em biết không?
Để gái nó theo, để gái nó theo... :D

#4
thuongnho119

thuongnho119

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết
ĐỀ-CÁC-TƠ (1596-1650)

Hình đã gửi

Rê-nê ĐÊ-CÁC-TƠ (1596-1650). Nhà triết học và bác học nổi tiếng người Pháp. Đề-các-tơ đã đứng trên quan điểm nhị nguyên lận mà giải quyết các vấn đề cơ bản của triết học, tức vấn đề giữa tư duy và tồn tại. Ông thừa nhận có hai thực thể: thực thể của nhục thể có thuộc tính là quảng tính và thực thể của linh hồn có thuộc tính là tư duy; do đó có hai bản nguyên không lệ thuộc vào nhau: một bản nguyên vật chất, một bản nguyên tinh thần. Sự tồn tại của nhục thể và linh hồn là do một thực thể thứ ba là Thượng đế quyết định. Về mặt vật lý học, Đề-các-tơ ủng hộ các quan điểm duy vật chủ nghĩa. Theo Đề-các-tơ thì tự nhiên là một khối liên tục gồm những hạt nhỏ vật chất. Đặc tính của vật chất là quảng tính. Sự vận động của thế giới vật chất là vĩnh viễn và diễn ra theo đúng những quy luật của cơ học: Vận động của thế giới vật chất quy lại chỉ là sự di chuyển của những hạt nhỏ vật chất, tức là nguyên tử, trong không gian.
Mác đã chỉ rõ rằng: ìTrong vật lý học của mình, Đề-các-tơ đã thừa nhận là vật chất vốn có sức sáng tạo độc lập của nó và cho rằng vận động cơ giới biểu hiện sinh mệnh của vật chất... Trong phạm vi vật lý học của Đề-các-tơ, thì vật chất là thực thể duy nhất, là căn cứ duy nhất của sự tồn tại và của nhận thức”. Đề-các-tơ bác bỏ triết học thời Trung cổ, phủ nhận uy quyền của Giáo hội. Tin tưởng một cách sâu sắc vào sức mạnh của lý tính con người, ông muốn sáng tạo ra một phương pháp mới, khoa học, về nhận thức thế giới, đem lý tính và khoa học thay thế cho tín ngưỡng mù quáng. Ông dùng sự ìhoài nghi” làm phương pháp suy luận. Nhờ phương pháp suy luận này, người ta có thể tránh được mọi ý kiến thiên lệch hoặc mọi khía niệm thường dùng, và xác định ra những chân lý không thể chối cãi được. Ông tuyên bố rằng ông hoài nghi về tính chất chính xác của những quan niệm đối với thế giới và cũng hoài nghi sự tồn tại của bản thân thế giới. Tuy rằng hoài nghi tất cả, Đề-các-tơ vẫn phải công nhận rằng ông hoài nghi, nghĩa là ông đang suy nghĩ. Và Đề-các-tơ đã đi đến cái kết luận duy tâm chủ nghĩa nổi tiếng sau đây: ìTôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”. Như vậy là ông xuất phát từ sự thật về sự tồn tại của cái ìtôi” riêng của mình để đi đến kết luận rằng thế giới bên ngoài cũng tồn tại. Luận điểm ấy của ông, về sau đã bị phái duy tâm chủ quan lợi dụng.
Về mặt nhận thức luận, Đề-các-tơ là người đẻ ra duy lý luận. Ông cho rằng giác quan chỉ mang lại cho chúng ta một quan niệm mơ hồ về các sự vật, và do đó có thể khiến chúng ta nhận thức sai lầm. Chính là nhờ lý tính tức là bằng cách xuyên qua trực giác vốn có của lý tính mà người ta quan niệm được chân lý, và sự chính xác của chân lý là do sự sáng suốt và rõ ràng của những khái niệm xác nhận, chứ không phải là do thực tiễn và kinh nghiệm xác nhận. Do đó, tiêu chuẩn của chân lý là ở ngay trong bản thân lý tính. Đề-các-tơ là người đã sáng tạo ra lý luận duy tâm chủ nghĩa về những ìquan niệm bẩm sinh”. Ví dụ, như những quan niệm về Thượng đế, về thực thể nhục thể và thực thể tinh thần. Triết học của Đề-các-tơ cố sức điều hòa tôn giáo với khoa học. Tuy nhiên, Đề-các-tơ vẫn là một nhà vật lý học và toán học nổi tiếng của thời bấy giờ. Ăng-ghen chỉ cho ta thấy rằng ìbiến số của Đề-các-tơ đã đánh dấu một bước ngoặt trong toán học. Chính với biến số đó mà sự vận động và biện chứng đã thâm nhập được vào toán học”. Đề-các-tơ là người sáng lập ra môn hình học giải tích. Những quan niệm duy vật của ông về tự nhiên là một sự thúc đẩy khoa học và triết học tiến bộ, song mặt duy tâm chủ nghĩa của học thuyết Đề-các-tơ đã góp phần vào bảo vệ tôn giáo. Học thuyết Đề-các-tơ đã bị ảnh hưởng của hệ tư tưởng tư sản hồi thế kỷ XVII, tức là thứ hệ tư tưởng vừa phản ánh thái độ sợ hãi quần chúng nhận dân, chính sách thích ứng với chế độ quân chủ phong kiến, vừa phản ánh những xu hướng tiến bộ của giai cấp tư sản Pháp hồi bất giờ. Những tác phẩm chính của Đề-các-tơ là: Phương pháp luận (1637); Mặc tưởng về siêu hình học (1641); Nguyên lý triết học (1644); Bàn về ánh sáng (1664); Quy tắc chỉ đạo lý trí (1701).

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thuongnho119: 08-02-2005 - 15:18

Hạnh phúc là đấu tranh.

#5
thuongnho119

thuongnho119

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết
Ni-cô-lai Cô-Péc-ních (1473-1543)

Hình đã gửi

CÔ-PÉC-NÍCH Ni-cô-lai (1473-1543). Nhà thiên văn học nổi tiếng của Ba lan, người đã sáng tạo ra thuyết mặt trời là trung tâm. Lý luận này đã đánh dấu sự đoạn tuyệt hẳn với những quan niệm thần học cho rằng quả đất đã được Thượng đế chọn làm trung tâm của vũ trụ (thuyết của Pơ-tô-lê-mê), và con người chiếm một địa vị ìưu thế”. Ăng-ghen cho rằng thuyết của Cô-péc-ních là ìhành động cách mạng đem lại tính chất độc lập cho khoa học tự nhiên... Và hành động đó đã đánh dấu sự giải phóng khoa học tự nhiên ra khỏi ảnh hưởng của thần học... từ đấy, cả các ngành khoa học cũng đạt được những bước tiến khổng lồ”. Trong thời đại Phục hưng, Cô-péc-ních đã có một ảnh hưởng lớn lao đối với sự phát triển của triết học và của các ngành khoa học tự nhiên, và sau này đối với toàn bộ khoa học thế giới.
Học thuyết của Cô-péc-ních đã giáng một đòn rất nặng vào tôn giáo và Giáo hội, vào truyền thuyết cho rằng thế giới là do Thượng đế tạo ra. Học thuyết đó đã lật đổ quan điẻm kinh viện của những kẻ đã lắp lại tư tưởng của A-ri-xtốt đem những sự vận động của trái đất đối lập với những sự vận động của các thiên thể. Sau đó, học thuyết Cô-péc-ních đã trở thành cơ sở cho những lý luận về sự hình thành tự nhiên của hệ thống mặt trời và về quá trình tiến hóa của nó. Cô-péc-ních đã đề xướng ra quan niệm về tính phổ biến của những liên hệ tự nhiên; sợi dây nối liền tất cả những hiện tượng vật chất, chính là ìdây chuyền vàng” của những quan hệ nhân quả mà người ta có thể diễn đạt bằng những công thức toán học. Cô-péc-ních, người đã loại trừ được tình trạng không luận trong thiên văn học, là nhà bác học duy vật vĩ đại nhất của thời ấy. Những nhân vật đương thời tiên tiến nhất như Groóc-đa-nô Bơ-ru-nô, Ga-li-lê đều tiếp tục sự nghiệp của Cô-péc-ních mà hai ông coi như người thầy đã đem lại cho mình một ngọn cờ chiến đấu. Giáo hội đã kịch liệt chống lại học thuyết Cô-péc-ních và đã dùng tất cả mọi thủ đoạn của toán án tôn giáo trong việc đó.
Vai trò của Cô-péc-ních trong lịch sử nhận thức luận duy vật chủ nghĩa rất lớn lao. Trong khi chủ trương rằng lý luận phải phù hợp vơi bản tính của sự vật, ông đã tránh được tính hẹp hòi của chủ nghĩa kinh nghiệp thấp kém và thoát được lối lý giải phiến diện của nguyên tắc về ìtính rõ ràng của cảm giác”; ông đã thừa nhận ý nghĩa quan trọng của sự trừu tượng trong quá trình nhận thức, và ông là người đầu tiên áp dụng nguyên tắc về tính tương đối của động học vào nghiên cứu khoa học. Tác phẩm thiên tài của ông là Sự vận hành của các thiên thể xuất bản ngay trong năm ông mất (1543).
Hạnh phúc là đấu tranh.

#6
thuongnho119

thuongnho119

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết
GA-LI-LÊ (1564-1642)

Hình đã gửi

GA-LI-LÊ (1564-1642). Nhà thiên văn học trứ danh, đồng thời cũng là nhà vật lý học nước Ý. Ông xây dựng nên cơ sở của cơ học và đấu tranh để thế giới quan tiến bộ của ông được thắng lợi. Ga-li-lê bênh vực và phát triển học thuyết Cô-péc-ních, chống lại triết học kinh viện; ông cũng là người đầu tiên biết dùng kính để quan sát thiên thể, và do đó, đã mở đầu cho một thời kỳ mới trong lịch sử thiên văn học. Với kĩnh viễn vọng, ông đã chứng minh rằng trên mặt trăng cũng có núi, thung lũng và do đó, đã đánh một đòn cuối cùng để đả phá tận gốc cái ý niệm cho rằng có một sự khác nhau giữa ìtrần gian” và ìthiên đường”. Ga-li-lê còn chứng minh rằng cái giáo điều về bản tính đặc biệt của thiên giới là không vững. Ông đã tìm ra được bốn vệ tinh của Mộc tinh (Jupiter), những vết đen ở mặt trời và sự chuyển động của mặt trời chung quanh đường trục của nó, những giai đoạn biến chuyển của Kim tinh (Vénus), và chứng minh rằng Ngân hà là một khối gồm vô số ngôi sao tập hợp lại. Ông chứng minh rằng ở giữa biển, người ta có thể nhìn vào vị trí các vệ tinh của Mộc tinh mà biết được mình đang ở kinh tuyến địa lý nào, điều đó có một ý nghĩa thực tiễn đối với việc lưu thông trên biển. Là người sáng lập ra động lực học, Ga-li-lê đề xướng ra nguyên lý về quán tính, định luật về các vật thể rơi trong không trung và định luật hợp lực, hai định luật này giúp ông giải quyết được nhiều vấn đề. Ông đưa ra những định luật về sự vận động của quả lắc đồng hồ và nghiên cứu sự vận động của một vật thể tung lên theo một tuyến nằm nghiêng so với đường chân trời. Nguyên lý về tính tương đối cho rằng sự vận động theo một con đường thẳng và chóng đều của một hệ thống vật lý không ảnh hưởng gì đến quá trình của các hiện tượng bên trong hệ thống ấy (ví dụ như sự vận động của một chiếc tàu thủy đối với bờ biển và những sự vận động của các vật thể trên tàu), có một tác dụng rất lớn trong sự phát triển của hai khái niệm không gian và thời gian.
Để đi sâu vào các quy luật tự nhiên, Ga-li-lê đã đề ra phương pháp thực nghiệm. Theo ông thì tri thức chỉ có thể bắt nguồn từ kinh nghiệm. Do những cuộc tìm tòi cụ thể, do đấu trang cho một sự nghiên cứu khoa học về tự nhiên và cũng do những quan niệm triết học của mình (g công nhận tính khách quan và tính vô hạn của thế giới, tính vĩnh viễn của vật chất, v.v...), nên ông đã đóng góp một phần lớn lao vào sự phát triển của triết học duy vật, dù cho chủ nghĩa duy vật của ông còn có tính chất máy móc, cũng như chủ nghĩa duy vật của tất cả các nhà triết học lúc bấy giờ. Ông coi kinh nghiệm cảm tính và thực tiễn như là tiêu chuẩn duy nhất của chân lý. Tin chắc rằng mọi hiện tượng tự nhiên đều xác thực hơn bất cứ những lời dạy nào của Kinh thánh, Ga-li-lê đã đem sự khảo cứu vũ trụ một cách khoa học để đối lập với kinh thánh. Ông đấu tranh với Giáo hội, với triết học kinh viện, với chủ nghĩa ngu dân. Do đó, Tòa án tôn giáo ra lệnh xử tử ông, mặc dù lúc ấy tuổi ông đã già.
Những tác phẩm chính của ông là: Đối thoại giữa Pơ-tô-lê-mê và Cô-péc-ních về vấn đề hai hệ thống lớn của thế giới (1632) và Cuộc đàm thoại và những chứng cứ toán học về hai môn khoa học mới: cơ học và cuộc vận động cục bộ (1638).
Hạnh phúc là đấu tranh.

#7
thuongnho119

thuongnho119

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết
Cốt-phơ-rít Vin-hem LAI-NÍT (1646-1716)

Hình đã gửi

LAI-NÍT Cốt-phơ-rít Vin-hem (1646-1716). Nhà triết học và toán học lỗi lạc, người tiên khu của chủ nghĩa duy tâm Đức hồi cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Triết học của Lai-nít ra đời trong nước Đức phong kiến cát cứ. Sự hèn yếu của giai cấp tư sản Đức mới sinh là nguyên nhân đẻ ra tính chất điều hòa của hệ tư tưởng của giai cấp đó, tư tưởng phản ánh trong triết học của Lai-nít. Lai-nít muốn điều hòa tôn giáo với khoa học, muốn giải thích những tai họa của loài người bằng ý chí của thần thánh. Học thuyết đó kết hợp với giáo lý về tính vạn năng của Thượng đế. Theo Lai-nít, vũ trụ gồm những thực thể tinh thần độc lập gọi là đơn tử, những đơn tử này là ìlinh hồn”, là yếu tố cơ cấu của mọi vật, của mọi sinh mệnh. Các đơn tử đều hoạt động; quan niệm là phạm vi hoạt động của đơn tử; vật chất chỉ là một biểu hiện của những thực thể tinh thần độc lập ấy. Thượng đế thức đơn tử tối cao, sáng tạo ra hằng hà sa số đơn tử và quy định hệ thống đẳng cấp giữa những đơn tử ấy – hệ thông sinh ra một thế điều hòa tiền định. Lai-nít quả quyết rằng do đó, thế giới mà Thượng đế ra là thế giới tốt đẹp nhất, không có gì hơn được.
Thế giới vô cơ là một sự kết hợp của những đơn tử hạ cấp; con người được cấu tạo bằng những đơn tử cao cấp có khả năng quan niệm và nhận thức hiện thực. Do đó, toàn thể giới tự nhiên là giới hữu cơ: không có giới tự nhiên nào mà không có sinh mệnh. Trong học thuyết đó, chủ nghĩa duy tâm và siêu hình học (nguồn gốc siêu tự nhiên của các đơn tử) xen lẫn với trực giác – biện chứng về sự vận động nội tại của vật chất và sự liên hệ lẫn nhau giữa các hình thức của sinh mệnh (biểu hiện qua đơn tử). Về điểm đó, Lê-nin nói: ì... Thông qua thàn học, Lai-nít đi sát tới nguyên lý về mối liên hệ khăng khít (phổ biến, tuyệt đối) của vật chất và vận động. Nhưng đồng thời, Lai-nít phát triển các nguyên lý cơ giới luận về sự phát triển liên tục, không có bước nhảy vọt, và chủ trương rằng quy luật của vận động vật lý phục tùng mục đích luận. Trong nhận thức luận, Lai-nít cố sức điều hòa duy lý luận và chủ nghĩa kinh nghiệm trên cơ sở duy lý luận. Đối với nguyên lý nổi tiếng của cảm giác luận cho rằng ìkhông có cái gì tồn tại trong lý tính mà lại không tồn tại trong cảm giác”, Lai-nít bổ sung thêm: ìnếu không phải là chính bản thân lý tính”.
Lai-nít có công lao về toán học. Ông không dựa vào Niu-tơn, mà đã phát hiện được toán vi phân và tích phân (phân tích những cái nhỏ vô hạn), tức là phương tiện mạnh mẽ để nhận thức thế giới, giúp cho khoa học có thể trình bày không những trạng thái, mà cả quá trình, cả vận động. Lai-nít đã nêu lên một trong những quy luật của lô-gích hình thức, quy luật về lý do đầy đủ.
Tác phẩm chủ yếu: Phương pháp mới để quy định những cái cực lớn và những cái cực nhỏ (1684), Hệ thống mới của tự nhiên và của sự liên hệ giữa các thực thể (1695), Tiểu luận mới về lý tính loài người (1700-1705), Thần chính luận (1710), Đơn tử luận (1714). Ông còn để lại rất nhiều thư từ.
Hạnh phúc là đấu tranh.

#8
thuongnho119

thuongnho119

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết
I-dắc Niu-tơn (1642-1727)

Hình đã gửi

Niu-tơn I-dắc (1642-1727). Nhà vật lý học, thiên văn học và toán học vĩ đại người Anh, người sáng lập ra cơ học khoa học. Ông tìm ra định luật về sự hấp dẫn của vạn vật và những định luật cơ bản của cơ học. Căn cứ vào những định luật đó ông đã sáng lập nên lý luận về sự vận động của các thiên thể: 1. – Bất cứ một vật nào cũng đều tiếp tục giữ trạng thái yên tĩnh hoặc trạng thái vận động theo tốc độ đều đặn và theo đường thẳng nếu chưa bị các lực bên ngoài bắt buộc phải thay đổi trạng thái đó; 2. – Sự thay đổi số lượng của vận động tỉ lệ thuận với lực đã được ứng dụng và sự thay đổi đó tiến hành theo hướng tác động của lực ấy; 3. – Bất cứ tác dụng nào cũng có một phản lực tác dụng ngang sức và theo hướng ngược lại. Niu-tơn đã chế ra kính viễn vọng đầu tiên, ông là người đầu tiên nêu ra lý luận khoa học về màu sắc, ông phân giải ánh sáng mặt trời thành quang phổ. Theo Niu-tơn,ánh sáng là do những hạt nhỏ vô cùng họp thành, những hạt nhỏ vô cùng đó là do nguồn sáng phóng ra. Cơ học của Niu-tơn thừa nhận không gian và thời gian là những thực tại khách quan, nhưng lại tách không gian và thời gian khỏi vật chất. Theo Niu-tơn,không gian tồn tại tách rời vật chất, không gian giống như một chiếc hòm trống rỗng trong đó đầy những vật thể vật chất; Niu-tơn cũng tách rời thời gian khỏi vật chất để nhận xét. Niu-tơn cho rằng chính Thượng đế đã tạo nên ìcái hích” đầu tiên làm cho các hành tinh xoay chuyển chung quanh mặt trời. Ăng-ghen đã cho rằng hệ thống của Niu-tơn là đỉnh cao nhất của thời kỳ cơ giới và siêu hình trong khoa học tự nhiên, ông đã phê phán những sai lầm duy tâm chủ nghĩa, tính chất siêu hình của thế giới quan của Niu-tơn. Niu-tơn có ảnh hưởng rất lớn đối với triết học, nhất là đối với những nhà duy vật chủ nghĩa Pháp trong thế kỷ XVIII. Lý luận của Niu-tơn đã gây cho chủ nghĩa duy vật có khuynh hướng máy móc. Chủ nghĩa duy vật siêu hình cũ dựa trên những quan niệm của Niu-tơn về tính không thể thâm nhập và quán tính của vật thể, về sự không phụ thuộc của khối lượng vào vận động, sự đồng nhất giữa vật chất và khối lượng, sự tách rời vật chất khỏi không gian và thời gian v.v... Quan niệm máy móc về vận động của những nhà duy vật chủ nghĩa trong thế kỷ XVIII cho rằng vận động và sự di chuyển của vật thể trong không gian, quan niệm đó dựa trên ba định luật của vận động do Niu-tơn nêu ra.
Hiện nay những phát hiện trong vật lý học, đặc biệt là tương đối luận và những phát hiện trước đó của Lô-ba-sép-ski đã dẫn đến việc xét lại nhiều nguyên lý trong vật lý học và cơ học của Niu-tơn. Cơ học của Niu-tơn không thể giải thích nổi những hiện tượng có liên quan tới sự vận động của các hạt nhỏ có tốc độ rất nhanh, nó chỉ thích dụng với việc miêu tả sự vận động của những vật thể có tốc độ chậm (so với tốc độ của ánh sáng). Cơ học của Niu-tơn cũng không thể giải thích nổi những quá trình bên trong nguyên tử. Ngày nay, những quan niệm về không gian, thời gian, khối lượng, tính chất của ánh sáng đều đã thay đổi v.v...
Những tác phẩm chủ yếu của Niu-tơn là: Nguyên lý toán học của triết học tự nhiên (1687) và Quang học (1704).
Hạnh phúc là đấu tranh.

#9
nguyen_hung

nguyen_hung

    Đại lãn

  • Thành viên
  • 299 Bài viết
Darwin hình như đâu phải là nhà toán học đâu ? Ông cũng đâu có nghiên cứu triết học. Theo cuốn từ điển Đức (1985, Universal Wissen) mình đang có thì ông là nhà tự nhiên học.
Theo trang này ông cũng là nhà tự nhiên học mà.
http://www2.lucidcaf...feb/darwin.html

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyen_hung: 07-02-2005 - 06:38


#10
logichoc2000

logichoc2000

    vì một tương lai tươi sáng

  • Thành viên
  • 192 Bài viết
Charles Darwin (1809-1882) hình như là nhà sinh vật học thì phải ???
--------------------------------------
Mấy anh admin có thể sắp xếp lại bài viết của thuongnho119 theo trình tự thời gian không ??
Mãi mãi một tình yêu

#11
thuongnho119

thuongnho119

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết
Bây giờ mình đưa tiểu sử của Plato, Aristote,... thì chắc là mấy bạn lại vào đây kêu là mấy ổng (hình như) là nhà triết hay chính trị gì đó, có phải nhà toán học đâu? Thế là nhà sinh vật học thì ko được là nhà toán học hay triết học nữa hả các bạn. Bạn gì còn đặt câu hỏi "hình như" ông Đác-uyn là nhà sinh vật hay sao ấy. Thế hóa ra bài viết ở trên mà mình gửi ko nói rõ ông làm gì hay sao (chắc chưa đọc)?
Mình thấy các bạn học toán nhưng lại phạm phải một cái sai cơ bản khi suy luận: để khẳng định cái gì thì phải có đầy đủ bằng chứng, trong khi nếu phủ nhận chỉ cần 1 phản ví dụ là xong. Thôi lây thí dụ thế này cho dễ hiểu nhé: Giả sử bây giờ các bạn muốn khẳng định rằng ở ngoài chợ không có bán thịt trâu, thì các bạn phải đi xem hết, tất tần tật, không chừa một hàng nào, để kiểm tra xem có đúng là không có bán hay không. Nhưng nếu bạn chỉ cần nhìn thấy 1 cửa hàng bạn thịt bò thôi là bạn có thể khẳng định rằng ở ngoài chợ có bán thịt bò.
Thế các bạn đã xem hết các tác phẩm của Đác-uyn chưa mà khẳng định ông ấy không nghiên cứu triết học (hay 1 thứ khoa học nào khác)? Mỗi một người chúng ta có thể khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau, nếu bắt bẻ thế thì cần gì phải mở cái topic này ra nữa (vào box "Danh nhân toán học" mà coi). Thêm nữa mọi người cũng nên nghĩ rộng ra một chút. Mình có đưa tiều sử của nhà triết học nào đó mà ông ấy không phải là nhà toán học thì cũng có sao đâu. Mọi người càng được biết thêm nhiều hơn mà. Ngay như cái tên diễn đàn này cũng thế thôi, là diễn đàn toán học nhưng sao vẫn còn có góc văn chương, còn có chỗ cho mọi người chát chít làm quen? Nói chung là thực hiện cái gì cũng phải linh động 1 chút, đừng có cứng nhắc quá như thế.

Mấy anh admin có thể sắp xếp lại bài viết của thuongnho119 theo trình tự thời gian không ??

Mình đã gửi xong đâu mà sắp xếp lại? Mà sắp xếp xong lại có người đòi sắp xếp theo thứ thự ABC thì biết thế nào mà theo?

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thuongnho119: 12-02-2005 - 17:44

Hạnh phúc là đấu tranh.

#12
nguyen_hung

nguyen_hung

    Đại lãn

  • Thành viên
  • 299 Bài viết
Thương nhớ bức xúc qúa nhỉ, bình tĩnh lại đi nào. Không phải ai nghiên cứu toán học cũng gọi là nhà toán học. Ngoài ra mình chỉ thấy có một mình bạn là cho Darwin làm nhà toán học thôi. Các tài liệu mình đọc được không thấy ai cho Darwin là nhà toán học cả.

#13
NangLuong

NangLuong

    Thành viên Diễn đàn Toán.

  • Hiệp sỹ
  • 2488 Bài viết
Mình nghĩ thế này.

Diễn đàn Toán học luôn khuyến khích trao đổi về những nội dung khoa học nói chung bên cạnh Toán học thuần túy, bạn có thể thấy rất nhiều chủ đề trên Diễn đàn nằm ngoài CAT Quán cóc nhưng không dành cho các vấn đề Toán lý thuyết. Hơn nữa Toán học là một lĩnh vực rất rộng và mỗi người quan tâm đến nó dưới một góc độ khác nhau, do đó không nhất thiết bó buộc những nội dung trên diễn đàn đều mang tính chất Toán hoàn toàn, những trao đổi cũng như nội dung về khoa học nhiều khi cũng mang lại rất nhiều liên hệ đến Toán.

Bên cạnh đó, việc phân tách các ngành khoa học hiện đại thành các lĩnh vực hoàn toàn riêng biệt ngày nay không còn đơn giản nữa, nói rõ hơn không có một ranh giới rõ ràng nào giữa những khoa học cơ bản Toán học, Sinh học , Vật lý ... Hiểu biết về những cái "liên hệ" giữa các ngành cũng rất hữu ích, nhất là học sinh VN hiện nay ít khi được giảng dạy về những vấn đề liên quan ứng dụng của Toán.

Bởi vậy, những bài viết của bạn thuongnho119 theo mình nghĩ là hoàn toàn hữu ích, chúng ta quan trọng mặt nội dung, còn việc phân biệt rạch ròi quá ai là nhà toán học hay không mình nghĩ là không nên,

#14
thuongnho119

thuongnho119

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết
Có điều này nói mong mọi người đừng giận, mình thâý mọi người chẳng mâý người đọc những bài viết ở đây rồi suy nghĩ một cách cẩn thận (vì thế mà những góp ý mới không hợp lý), thảo nào anh Sơn kêu ka là chán. Các bạn thử đọc lại xem mình bảo Đác-uyn là nhà toán học bao giờ nào? Ở bài viết đâù tiên, mình đã nói rất rõ ràng rằng mặc dù Đác-uyn không phải là nhà toán học, nhưng vì nhân có chuyện mọi người tranh luận về thuyết tiến hóa của ông nên mình mới post bài về ông thôi.
Một lần nữa mình xin nhắc lại, các nhà triết học mà mình post nên đây không nhất thiết phải là nhà toán học. Mọi người góp ý nên góp ý vào nội dung bài viết, có vâỵ mới tạo nên những tranh luận bổ ích.

Bởi vậy, những bài viết của bạn thuongnho119 theo mình nghĩ là hoàn toàn hữu ích, chúng ta quan trọng mặt nội dung, còn việc phân biệt rạch ròi quá ai là nhà toán học hay không mình nghĩ là không nên

Em đồng ý với anh NangLuong.
Hạnh phúc là đấu tranh.

#15
Doraemon

Doraemon

    Mèo Ú

  • Hiệp sỹ
  • 239 Bài viết
Các bác nhớ đừng quên tiểu sử Russell nhé. Chính ông là người đã tham gia vào cuộc tranh luânj vĩ đại đâù thế kỉ XX về nền tảng của toán học. Ông có 1 tác phâmr triết học nổi tiếng được xem là từ sau cuốn sách lôgic của Aristot.
Và còn cả pitagore với chủ nghĩa duy tâm xem thế giới bắt nguồn từ các con số nữa.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi doraemon: 13-02-2005 - 22:33

Thân lừa ưa cử tạ ! :)

#16
ngocson52

ngocson52

    Kẻ độc hành

  • Founder
  • 859 Bài viết
Nếu được thì bác doraemon viết luôn đi, ai lại "đẩy" cho em thuongnho và mọi người thế. :lol:. Nếu mọi người cùng tham gia viết thì sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều.
Theo thông tin mà tớ được biết thì em Thuongnho sẽ còn post nhiều "nhà toán học kiêm triết học" lên nhưng sẽ không có B. Russell, vì cuốn sách mà em thuongnho lấy bài ("Từ điển triết học"), tuy có bài về B. Russell nhưng cách viết không được khách quan (chính tớ đã khuyên em bỏ đi ông này trong số các bài lấy từ cuốn sách đó). Tất nhiên một nhà toán học và triết học lớn như Russell không thể thiếu trong topic này rồi. Tớ sẽ cố gắng kiếm cho được bài về Russell, nếu không được sẽ tự viết lấy. :wub: :wacko:
Sống trong đời sống cần có một túi tiền.
Để làm gì em biết không?
Để gái nó theo, để gái nó theo... :D

#17
thuongnho119

thuongnho119

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết
Đọc 1 số bài của bác bạn doraemon, mình thấy bạn cũng rất yêu thích lịch sử toán học (và các nhà toán học). Nếu bạn cùng thuongnho119 viết về các quan điểm triết học của họ thì hay quá.
Về B. Russell, quả thực trong sách Từ điển triết học cũng có, nhưng theo anh Sơn thì các tác giả cuốn sách đã không đánh giá đúng tầm vóc của Russell trong triết học, một số chỗ phê phán Russell cần phải có sự giải thích thêm. Anh Sơn cũng cho biết là anh có bài viết về Russell khá hay nhưng hơi dài (cỡ 20-30 trang gì đó) nên chưa có điều kiện type được.
Hiện tại mình đang ở quê nên chưa thể viết tiếp bài vào topic này được, khi nào ra HN học sẽ gửi tiếp.
Hạnh phúc là đấu tranh.

#18
thuongnho119

thuongnho119

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết
Ni-cô-lai I-va-nô-vích Lô-ba-sép-xki (1792-1856)

Hình đã gửi

Lô-ba-sép-xki Ni-cô-lai I-va-nô-vích (1792-1856). Nhà toán học vĩ đại Nga, sáng lập ra hình học trái với hình học Ơ-cơ-lít, truyền bá những quan điểm duy vật chủ nghĩa về toán học và những nguyên lý của toán học. Năm 1811, sau khi tốt nghiệp đại học, ông đã được tặng danh hiệu là thạc sĩ toán học. Năm 23 tuổi ông đã trở thành giáo sư. Lô-ba-sép-xki đã cống hiến cả đời mình cho trường Đại học Ca-dan mà ông là giám đốc suốt trong 19 năm. Truyền bá tư tưởng tiến bộ trong việc giáo dục đại học. Những thành tích của ông trong ngành giáo dục ở Nga rất lớn, nhưng chính sự phát hiện ra hình học trái với hình học Ơ-cơ-lít đã làm cho ông được nổi tiếng mãi đến đời sau. Khi chứng minh rằng có thể có một hình học khác với hình học Ơ-cơ-lít, ông là người đầu tiên sáng tạo ra một hệ thống lô-gích hoàn thiện của hình học mới ấy.
Suốt trong hơn 2.000 năm, các tư tưởng hình học đều xuất phát từ lý luận do Ơ-cơ-lít xây dựng vào thế kỷ thứ III trước công lịch trong tác phẩm Nguyên tố hình học. Hình học Ơ-cơ-lít dựa trên một số công lý. Nhưng ngay từ thời thượng cổ, các nhà toán học đã nhận thấy rằng công lý về đường thẳng song song (gọi là công lý thứ 11 hay là định đề thứ 5 của Ơ-cơ-lít) cũng không rõ ràng như các công lý khác. Công lý đó quy định rằng từ một điểm ở ngoài một đường thẳng, người ta chỉ có thể kẻ trên cùng một mặt phẳng một đường thẳng song song với đường thẳng đó. Nhiều nhà hình học cố gắng để suy diễn từ công lý đó ra những công lý khác, nhưng đều vô ích. Lô-ba-sép-xki đưa ra một ý kiến táo bạo, cho rằng rõ ràng là không thể từ công lý ấy mà suy diễn ra những công lý khác được, rằng công lý ấy là một công lý độc lập. Ông xuất phát từ ý muốn liên hệ các nguyên lý cơ sở của hình học với các đặc tính của các vật thể vật chất. Khi thừa nhận là có thể từ một điểm, trong cùng một mặt phẳng, kẻ ít nhất là hai đường thẳng song song với một đường thẳng nhất định, ông đã tìm ra được một hệ thống hình học độc đáo, nhưng nghiêm chỉnh và không có mâu thuẫn nội tại. Hệ thống đó được gọi là hình học Lô-ba-sép-xki, tổng số các góc của một tam giác không phải bẳng 180 độ như trong hình học Ơ-cơ-lít, mà bao giờ cũng ít hơn, và từ một điểm ở ngoài một đường thẳng người ta có thể kẻ nhiều dt song song với dt ấy; những điều đó hình là kỳ quặc và ngược đời trong thời Lô-ba-sép-xki. Song tính với mẻ và tính độc đáo của sự phát hiện đó – sự phát hiện đã đập tan những truyền thống khoa học cổ truyền – không làm cho Lô-ba-sép-xki sợ hãi. Năm 1826, ông trình bày miệng những ý kiến của mình, năm 1829 và những năm sau ông xuất bản thành sách, và do đó đã giành được quyền ưu tiên không ai chối cãi được trong việc phát hiện ra hình học tái với hình học Ơ-cơ-lít. Những tư tưởng sâu sắc của Lô-ba-sép-xki không được người đương thời với ông hiểu rõ. Phải đợi 50 năm sau, những tư tưởng đó mới thành một bộ phận cấu thành của toán học và làm cho toán học thời kỳ sau đó có một bước ngoặt. Giáo sư Nga P. Cô-ten-ni-cốp ở Ca-dan, năm 1842, trong bài diễn văn về ìNhững thành kiến chống lại toán học”, đã quả quyết rằng sự nghiệp của Lô-ba-sép-xki chẳng chóng thì chầy sẽ có người ủng hộ. Chính Cô-ten-ni-cốp là người duy nhất đã công nhận sự phát hiện bất hủ của Lô-ba-sép-xki ngay khi Lô-ba-sép-xki còn sống. Độ 10 năm sau, khi nhà bác học đó mất, người ta chứng minh rằng những nguyên lý về trắc diện học của ông là đúng trên một số mặt cong (gọi là mặt giả cầu). Giả thuyết của Lô-ba-sép-xki nói rằng hình học Ơ-cơ-lít, không phải là hình học duy nhất trong không gian, đã hoàn toàn được chứng thực. Hình học Lô-ba-sép-xki cũng vậy, không phải là hình học duy nhất trái với hình học Ơ-cơ-lít, nếu người ta không tự hạn chế chỉ nghiên cứu một vật rắn trong không gian vô hạn. Như thế là sự phát hiện của Lô-ba-sép-xki đã chứng minh rằng hình học Ơ-cơ-lít chỉ là một trong những hình học có thể có được và nó chỉ đúng chừng nào chúng ta nghiên cứu trong phạm vi những quảng tính thông thường. Hình học phi Ơ-cơ-lít đã được áp dụng nhiều trong các nghành toán học khác. Nó đóng một vai trò quan trọng trong vật lý học hiện đại; nếu không có hình học phi Ơ-cơ-lít, thì chủ nghĩa tương đối sẽ không thể có được.
L có một thế giới quan duy vật chủ nghĩa. Trong các tác phẩm toán học và trong việc giảng dạy môn khoa học đó, ông đã luôn luôn chú ý nói rõ bản chất thật của các khái niệm làm cơ sở cho khoa học. Ông nói: ìNhững cái có trước nhất định bao giờ cũng sẽ là những khái niệm mà chúng ta thu được của tự nhiên, thông qua giác quan của chúng ta”, ìnhững khái niệm đầu tiên sản sinh ra từ bước đầu của mọi khoa học đều nhờ giác quan mà có được; không nên tin ở những khái niệm bẩm sinh”. Cảm giác luận của Lô-ba-sép-xki có tính chất duy vật chủ nghĩa rõ rệt. Đối với ông, thế giới bên ngoài là thế giới khác quan, những khái niệm của chúng ta về thế giới ấy là kết quả của sự tác động của thế giới hiện thực vào ý thức con người thông qua giác quan và cảm giác. Chính vì thế cho nên ìphải lấy hết thảy mọi khái niệm bất cứ là khái niệm nào do tự nhiên đem lại, làm cơ sở cho toán học...”. Ý kiến của Lô-ba-sép-xki về quan hệ giữa ý luận và thực tiễn coa một khuynh hướng duy vạt chủ nghĩa rõ rệt. Đối với ông, thực nghiệm và thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Ông cho rằng một hình học không có mâu thuẫn về mặt lô-gích, như thế cũng chưa đủ để được thừa nhận là hình học chính xác. Ông đòi hỏi nó phải được thực tiễn chứng minh là nhất trí với những liên hệ thực tồn tại trong không gian vật lý. Trong khi làm lung lay cơ sở ìkhông thể lay chuyển” của hình học Ơ-cơ-lít, Lô-ba-sép-xki đã đánh một đòn nặng vào triết học Căng là triết học coi các chân lý hình học không phải là kết của của kinh nghiệm của con người, mà là những hình thức bẩm sinh (tiên thiên) của ý thức. Lô-ba-sép-xki không ngừng nhấn mạnh rằng những mưu toan nhằm chỉ dùng lý tính mà suy luận ra toán học, đều vô ích. Ông nói: ì... Tất cả những nguyên lý toán học mà người ta tưởng có thể rút ra từ lý tính, một cách độc lập đối với các sự vật tự nhiên, đều vô dụng đối với toán học...”. Ông cũng đấu tranh nhiệt tình như vậy khi chống chủ nghĩa hình thức trong toán học, tức chủ nghĩa làm cho toán học và các khái niệm của nó mất hết nội dung thật và coi các dấu hiệu và các phép toán trong toán học chỉ là một trò chơi đơn giản bằng dấu hiệu mà thôi. Ngày nay, cuộc đấu tranh mà Lô-ba-sép-xki đã tiến hành, vẫn còn nguyên ý nghĩa hiện thực của nó, vì chủ nghĩa hình thức đang nảy nở mạnh trong khoa học của nhiều nước.
Ý nghĩa tiến bộ của những tư tưởng vĩ đại của Lô-ba-sép-xki là ở chỗ sự phát hiện của ông đã mở rộng giới hạn của hình học và giúp cho hình học đi vào con đường phát triển rộng rãi. Tính chất duy vật chủ nghĩa của các nguyên lý cơ sở của Lô-ba-sép-xki, ý của ông muốn làm sáng tỏ nội dung duy vật chủ nghĩa của các khái niệm toán học, muốn vạch rõ sự liên hệ giữa hình học và đặc tính của thế giới hiện thực đã làm cho ông trở thành một trong những nhà tư tưởng ưu tú nhất của thế kỷ XIX.
-----------------------------
P/S: thanks anh Sơn đã gợi ý và ... tự ý sửa giúp em cái chủ đề này :delta :delta

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thuongnho119: 21-02-2005 - 19:40

Hạnh phúc là đấu tranh.

#19
thuongnho119

thuongnho119

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết
Mi-khai Va-xi-li-ê-vích Lơ-ma-nô-xốp (1711-1765)

Hình đã gửi

Lơ-ma-nô-xốp Mi-khai Va-xi-li-ê-vích (1711-1765). Nhà đại bác học và nhà thơ Nga đã đem vào nước Nga nền triết học duy vật chủ nghĩa và các khoa học tự nhiên. Ông là con một nông dân duyên hải, làng Đê-nít-xốp-ca gần Khôn-mô-gô-ri, tính Ác-khan-ghen. Từ hổi thiếu niên, Lơ-ma-nô-xốp đã tỏ ra hết sức ham muốn học hỏi. Năm 1730, ông đến Mát-xcơ-va; ở đấy, sau khi vượt nhiều khó khăn do nguồn gốc nông dân của ông, ông được vào Viện hàn lâm Xla-vơ – Hy-lạp – La-tinh. Năm 1735, ông được phái đến Viện hàn lâm khoa học ở Pê-téc-bua và một thời gian sau ông lại ra nước ngoài và đến năm 1741 thì trở về nước. Viện hàn lâm khoa học hồi đó hầu hết những người nước ngoài, nên trong một thời gian dài, không thừa nhận Lơ-ma-nô-xốp là nhà bác học. Chỉ đến năm 1745, ông mới được nhận chức giáo sư hóa học.
L đã mở đầu truyền thống duy vật chủ nghĩa trong khoa học và triết học tiên tiến của Nga. Hoạt động khoa học của ông hầu hết mọi người đều biết, đặc biệt những thành quả của ông về hóa học và vật lý học đều là những thành quả quan trọng nhất. Sự cống hiến quan trọng nhất của Lơ-ma-nô-xốp vào khoa học là đã phát hiện ra định luật bảo tồn vật chất và vận động coi như định luật tự nhiên có tính chất phổ biến và đã chứng minh quy luật đó bằng lý luận và thực nghiệm. Ngay từ những công trình nghiên cứu đầu tiên của mình, ông đã nêu ra công thức của định luật đó: ìTất cả những biến đổi trong tự nhiên đều tiến hành như sau: cái đưa thêm vào vật này tức là cái rút bớt ra ở vật kia. Số vật chất đưa thêm vào một vật thể này cũng bằng số vật chất bị rút bớt ra ở một vật thể kia... Định luật tự nhiên này phổ biến đến mức nó cũng được áp dụng cả vào sự vận động”. Về sau Lơ-ma-nô-xốp đã phát triển định luật đó trong tập Bàn về thể đặc và thể lỏng của các vật thể và trong các tác phẩm khác của ông. Định luật bảo tồn vật chất được gọi một cách thích đáng là định luật Lơ-ma-nô-xốp. Ông đã đem cân những vật thể trước và sau khi có một sự phản ứng hóa học để chứng minh định luật đó bằng thực nghiệm. Gần một trăm năm về sau, nguyên lý bảo tồn vận động do Lơ-ma-nô-xốp nêu ra, đã được xác nhận dưới một hình thức cụ thể (định luật bảo tồn năng lượng), vì thế chính Lơ-ma-nô-xốp là người đầu tiên phát hiện ra định luật phổ biến bảo tồn vật chất và vận động, định luật này là cơ sở của các khoa học tự nhiên hiện đại, nhất là của vật lý học và hóa học. Xuất phát từ chỗ vật chất và vận động đều không thể bị phá hủy được và không bao giờ tạo ra, Lơ-ma-nô-xốp đã khẳng định rằng vật chất và vận động đều khăng khít liên hệ với nhau. Ông đã áp dụng định luật này vào sự vận động của những phần nhỏ của vật chất. Lơ-ma-nô-xốp là người sáng lập ra thuyết nguyên tử trong hóa học, thuyết này đã nói rõ kết cấu nguyên tử và phân tử của vật chất. Ông đã nhận rằng các ìhạt nhỏ” (phần tử) gồm có những phần cực kỳ nhỏ bé hay những ìnguyên tố” (nguyên tử). Lơ-ma-nô-xốp viết: ìNếu những hạt nhỏ gồm một số lượng ngang nhau về những nguyên tố giống nhau, kết hợp với nhau cùng theo một cách, thì những hạt nhỏ đó đều là đồng chất... Khi những nguyên tố không giống nhau, và kết hợp với nhau theo những cách khác nhau, thì các hạt nhỏ được tạo thành đều không đồng chất, do đó mà có rất nhiều loại vật thể khác nhau”. Ông quan niệm nhiệt là sự vận động máy móc của các hạt nhỏ, quan niệm này dựa vào định luật bảo tồn vận động. Trong tập Bàn về sức đàn hồi của không khí, Lơ-ma-nô-xốp đã phát triển lý luận về kết cấu của không khí bằng cách căn cứ vào những quan niệm về phân tử và về vận động, những quan niệm đó về sau này có tác dụng bậc nhất trong sự phát triển của khoa học. Lơ-ma-nô-xốp kiên quyết đấu tranh chống những tư tưởng giả khoa học, hồi thế kỷ XVIII đã thống trị trong khoa học tự nhiên, chẳng hạn chống lại khái niệm siêu hình về nhiệt tố. Trong tập Bàn về nguyên nhân của nhiệt và lạnh, Lơ-ma-nô-xốp đã viết: ìNhiệt có một căn cứ đầy đủ trong vận động. Và vì nếu không có vật chất thì vận động không thể phát sinh được, cho nên một căn cứ đầy đủ của nhiệt tất nhiên là phải ở trong sự vận động của một vật chất nào đó”. Lơ-ma-nô-xốp đã ìdiễn đạt những tư tưởng thiên tài về tính chất muôn vẻ của những hiện tượng tự nhiên, trong đó ông nhìn thấy nhiều hình thức khác nhau của sự vật động của vật chất. Lơ-ma-nô-xốp đã đặt cơ sở cho một khoa học hoàn toàn mới, khoa học học vật lý, khoa này áp dụng những phương pháp và lý thuyết về việc nghiên cứu có tính chất vật lý vào các vấn đề hóa học. Ông đã hết sức chú ý đến sự phát triển của ngành luyện kim. Về mặt địa chất học, ông là người đầu tiên đã đề xướng ra tư tưởng về tiến hóa. Ông đã khám phá ra những nguồn khoáng chất ở Nga, đã nghiên cứu những điều kiện thủy vận trên đường hàng hải miền Bắc. Về mặt thiên văn học, ông là người tán thành thuyết mặt trời là trung tâm, tính phức số của vạn vật và tính vô tận của vũ trụ: ông là người đầu tiên phát hiện ra rằng xung quanh Kim tinh có một lớp không khí, và ngược lại giáo lý của Giáo hội, ông đã thừa nhận rằng trên các hành tinh khác có thể có sinh mệnh. Trên căn bản ông đã giải thích một cách đúng đắn những nguyên nhân thay đổi khí hậu trên mặt đất, giải thích sự phát hiện, trong những lớp đất băng giá ở miền Bắc, những động vật và cây cối hóa thạch, những động vật và cây cối hóa thạch, những động vật và cây cối này có lẽ đã không thể sống được trong điều kiện ở Bắc cực. Lơ-ma-nô-xốp đã dự đoán rằng, trên một độ cao của không khí, người ta sẽ phát hiện ra những hiện tượng không hợp với định luật Boi-lơ Ma-ri-ốt. Trong hóa học, ông đã đem dùng phương pháp định lượng coi đó là phương pháp nghiên cứu, đã phát minh ra nhiều khí cụ dùng vào thủy vận, khí tượng học, trắc địa học, vật lý học, hóa học v.v..., đã sáng lập ra phòng thí nghiệm đầu tiên về hóa học ở Nga (1784).
L đã giải quyết một cách duy vật vấn đề cơ bản của triết học. Ông đã dùng những sự nghiên cứu của mình để giáng một đòn nặng vào quan niệm siêu hình về vũ trụ. Trong nhiều vấn đề, Lơ-ma-nô-xốp đã phát triển tư tưởng về tiến hóa. Tuy nhiên vì tính chất bị hạn chế của những tri thức trong thời đại của mình, nên ông chủ yếu nghiên cứu những quy luật vãn thuộc tính máy móc của tự nhiên. Ông đã thừa nhận quảng tính, tính ỳ, tính không thể thấm qua về sự vận động máy móc là những đặc tính căn bản của vật chất. Lơ-ma-nô-xốp đã đem quan niệm duy vật về nguyên tử đối lập với thuyết đơn tử duy tâm của Lai-nít mà ông đã phê bình kịch liệt. Trong khi bác bỏ sự tồn tại của những đơn tử tinh thần của Lai-nít ông đã gọi những hạt nhỏ là những ìđơn tử vật lý”. Những quan điểm mà ông đã phát triển, bao hàm những nhân tố của phép biện chứng. Ông đã vạch ra rằng thế giới xung quanh chúng ta phát triển không ngừng và biến đổi luôn luôn. Trong tác phẩm Các lớp đất[i/] ông nói đến những biến đổi và sự phát triển tiến hóa của giới động vật và giới thực vật, trình bày một học thuyết táo bạo về nguồn gốc thực vật của than bùn, than đá, dầu lửa, hổ phách, một học thuyết tiến hóa về nguồn gốc của đất đai. Theo Lơ-ma-nô-xốp, vận động tồn tại vĩnh viễn. Trong tác phẩm [i]Bàn về trọng lượng của vật thể và về tính chất vĩnh viễn của sự vận động đầu tiên, ông đã viết: ìSự vận động đầu tiên không bao giờ có thể có sự bắt đầu, nhưng phải tiếp tục mãi”.
L là người tán thành nhận thức luận duy vật chủ nghĩa: nguồn nhận thức là thế giới bên ngoài tác động vào các giác quan của chúng ta. Là người kiên quyết phản đối học thuyết duy tâm của phái Đê-các-tơ về quan niệm bẩm sinh và phản đối ìkinh nghiệm bên trong” của Lốc-cơ..., ông đã chủ trương kết hợp những tài liệu của kinh nghiệm với những kết luận của lý luận. Ông phê bình những người tách rời nhận thức lý tính với tri giác cảm tính và đem đối lập một cách siêu hình sự tổng hợp với sự phân tích. Trong nhận thức luận của mình, Lơ-ma-nô-xốp đã giành một vị trí quan trọng cho kinh nghiệm hiểu theo nghĩa hẹp là kinh nghiệm khoa học và cho tri giác cảm tình về hiện thực khách quan. Lơ-ma-nô-xốp phê bình kịch liệt học thuyết duy tâm về ìchất có sau” bằng cách vạch ra rằng ìchất có sau” đó cũng tồn tại hoàn toàn khách quan như chất có trước.
ìVăn học của chúng ta bắt đầu từ Lơ-ma-nô-xốp”, Bi-ê-lin-xki đã viết như vậy. Lơ-ma-nô-xốp là người đã sáng lập ra văn phạm Nga. Lơ-ma-nô-xốp đã sáng lập ra một thứ văn phạm dựa trên tiếng nói sinh động của người Nga, để thay cho những công thức kinh viện đã lỗi thời. Là một nhà thơ, trong các vần thơ của mình, ông đã hiệu triệu người ta hãy phát triển khoa học và nghệ thuật ở nước Nga, phổ cập giáo dục trong nhân dân Nga. Trong bao nhiêu năm, Lơ-ma-nô-xốp đã đấu tranh để sáng tạo một nền khoa học của Tổ quốc, ông đã cống hiến nhiều cho việc phát triển khoa học tự nhiên ở Nga, để kết hợp khoa học tiên tiến với những nhiệm vụ thực tế. Ông là nhà bác học Nga đầu tiên được kết nạp vào Viện hàn lâm. Ông đã sáng lập ra trường Đại học Mát-xcơ-va (1755), phấn đấu để cải tổ Viện hàn lâm khoa học. Trong cuộc đấu tranh chống phái tăng lữ, ông đã đập thẳng tay sự ngu dốt của bọn cha cố. Là một nhà sử học và người yêu nước, ông phản đối mọi sự xuyên tạc lịch sử Nga, và ông đấu tranh chống địa vị thống trị của ìphái Đức” phản động trong nội bộ Viện hàn lâm khoa học. Lơ-ma-nô-xốp đã yêu mến nồng nàn nhân dân mình, đã tin tưởng vào tương lai vĩ đại của nước mình.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ngocson52: 23-02-2005 - 13:38

Hạnh phúc là đấu tranh.

#20
thuongnho119

thuongnho119

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết
Ti-mô-phê-ri Phê-đô-rô-vich Ô-xi-pốp-ski (1765-1832)

Ô-XI-PỐP-SKI Ti-mô-phê-ri Phê-đô-rô-vich (1765-1832). Nhà tư tưởng duy vật chủ nghĩa Nga, giáo sư toán học và hiệu trưởng Đại học Khác-cốp.
O đã trình bày quan điểm duy vật chủ nghĩa của mình trong việc phê phán triết học duy tâm chủ nghĩa của Căng, trong bài diễn văn ìVề không gian và thời gian” và trong bài diễn giảng về ìHệ thống động lực học của Căng” đọc tại trường Đại học Khác-cốp năm 1807 và 1813. Ông cho rằng vật chất là cái có trước và ý thức là cái có sau. Theo Ô-xi-pốp-ski thì chúng ta không nên bịa ra những quy luật của tự nhiên, mà nên rút những quy luật đó từ những hiện tượng của tự nhiên bằng cách quan sát những hiện tượng đó ìtrong những thời gian khác nhau, dưới những hình thái khác nhau trong những mối quan hệ khác nhau của nó với những hiện tượng khác...”. Ô-xi-pốp-ski vạch trần những lý lẽ duy tâm chủ nghĩa của Căng gọi đó là những ảo tưởng thuần túy, ìchỉ tồn tại trong đầu óc chúng ta, vô ý, rời tạc không có chút liên hệ gì với sự vật, do đó không thể áp dụng vào sự vật”.
Trái với Căng là người đã phủ nhận sự tồn tại khách quan của không gian và thời gian khỏi sự vật, theo Ô-xi-pốp-ski không thể quan niệm không gian và thời gian ở ngoài không gian và thời gian. Ông nói: ìKhông gian và thời gian là điều kiện tồn tại của sự vật, trong tự nhiên, và trong bản thân nó, chứ không phải chỉ tồn tại trong hình ảnh do giác quan của ta thu nhận...”. Theo ông thì chúng ta phải quan niệm thời gian không phải là ìmột cái gì độc lập tồn tại trong giới tự nhiên, mà là một sản vật tất yếu của sự liên tục của các sự vật hiện thực”. Còn khái niệm không gian là ìdo ẩn tượng sản sinh ra, mà ấn tượng là do cảm giác bên ngoài thâm nhập vào cảm giác bên trong của chúng ta gây ra”. Ô-xi-pốp-ski phê phán kịch liệt quan niệm của Căng về nguồn gốc tiên thiên của những chân lý của hình học. Theo Ô-xi-pốp-ski, chân lý của hình học là khách quan. Ông nói: những chân lý nêu ra trong hình học ìphù hợp với cái người ta phát hiện thực sự trong sự vật”.
Năm 1820, bọn phản động đã cất chức hiệu trưởng và giáo sư của Ô-xi-pốp-ski, nhưng chúng không thể xóa bỏ những tư tưởng mà ông đã truyền bá. Những lời nói của ông đã có tiếng vang trong trái tim của tất cả những người tiên tiến đương thời, nó đã giáo dục chủ nghĩa duy vật cho sinh viên. Những bài giảng về toán học ở trường Đại học Khác-cốp sở dĩ có một trình độ cao là do công lao của Ô-xi-pốp-ski. Ông là tác giả của bộ toán học tốt nhất đương thời, gồm 3 quyển. Trong cuộc đời dạy học phong phú của ông, ông đã đào tạo được nhiều học sinh trong đó có nhà hàn lâm Ô-xtơ-rô-gơ-rát-xki, một nhà toán học Nga nổi tiếng.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thuongnho119: 23-02-2005 - 20:45

Hạnh phúc là đấu tranh.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh