Đến nội dung

Hình ảnh

Lê Văn Thiêm

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
ngocson52

ngocson52

    Kẻ độc hành

  • Founder
  • 859 Bài viết
Nhà toán học Lê Văn Thiêm (1918 - 1991)
Hình đã gửi
Lê Văn Thiêm (1918-1991)


Lê Văn Thiêm sinh tại làng Trung Lễ, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh). Năm 1939, ông du học tại Pháp. Ông là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng Tiến sĩ Quốc gia về Toán (1948) của nước Pháp, cũng là người Việt Nam đầu tiên trở thành giáo sư toán tại một trường đại học ở châu Âu (đại học Zurich, Thuỵ Sĩ 1949). Sau khi trở về nước, từ năm 1950, ông đã có mặt tại chiến khu Việt Bắc nhận trọng trách thành lập trường Khoa học cơ bản, trường Sư phạm cao cấp và là hiệu trưởng của hai trường này. Ông là Viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học Việt Nam, Chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Việt Nam và Tổng Biên tập đầu tiên của hai tờ báo toán học của Việt Nam (Vietnam Journal of Mathematics và Acta Mathematica Vietnamica). Hiện nay, tên ông được đặt cho giải toán quốc gia của Việt Nam. Ông được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương Lao động hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Ba và Giải thưởng Hồ Chí Minh với cụm công trình về nghiên cứu cơ bản của Toán học lý thuyết và những bài toán về ứng dụng (1960-1970).

Anh thanh niên Lê Văn Thiêm, con một gia đình thanh bạch, nhưng có truyền thống ham học, phải rời quê hương Đức Thọ, Hà Tĩnh, sống nhờ người anh là y sĩ Lê Văn Kỷ làm việc ở Quy Nhơn để tiếp tục học.

Sau khi đỗ Thành chung năm 1936, anh Lê Văn Thiêm tự học trong 3 tháng thi đậu tiếp bằng Tú tài I thay vì phải học 2 năm như mọi người. Năm học 1936-1937, Lê Văn Thiêm ghi tên vào lớp học Toán (tương đương lớp 12 chuyên ban)trường Bưởi ở Hà Nội để chuẩn bị thi Tú tài Toán học. Anh vào học chậm 3 năm, ăn mặc lại "quê mùa", nói giọng nặng trịch với những thổ âm khó nghe, khó hiểu, nhưng chỉ cần sau khi học một thời gian ngắn là cả giáo sư Toán và bạn cùng lớp thán phục thiên tư toán học của người học trò xứ Nghệ đã nổi danh từ ngày còn ngồi trên ghế Collège de Quy Nhơn. Anh đỗ Tú tài Toán học không mấy khó khăn và ghi tên vào lớp PCB là lớp dự bị Đại học Y khoa vì thời ấy, Đại học Đông Dương không đào tạo Cử nhân Toán. Năm 1938, vì đỗ cao kỳ thi tốt nghiệp PCB nên Lê Văn Thiêm được học bổng du học tại Pháp. Đến Pháp, Lê Văn Thiêm xin ghi tên vào trường đào tạo Thạc sĩ Toán học, trở lại nguyện vọng ấp ủ từ lâu. Năm 1939, phát xít Đức thổi bùng ngọn lửa chiến tranh ở châu Âu và thôn tính luôn nước Pháp. Mãi đến năm 1941, anh mới có điều kiện học bình thường. Sau một năm, anh đã đỗ Cử nhân Toán học thay vì phải học 3 năm như mọi người. Anh từ bỏ nước Pháp để sang Đức và ở đó anh đã bảo vệ thành công xuất sắc luận án Toán học để nhận bằng Tiến sĩ A về Toán học. Anh có ý định học thêm để nhận học vị Tiến sĩ habil Toán học nhưng nước Đức phát xít đã thảm bại trước đồng minh vào năm 1945. Anh rời bỏ Berlin (Đức) trở về Pháp, vừa làm việc vừa kiếm sống, vừa tiếp tục học thêm để bảo vệ luận án, nhận học vị khoa học cao nhất: Tiến sĩ khoa học Toán học năm 1948. Giáo sư kể: "Sau 1945, tuy là nước thắng trận trong phe đồng minh nhưng kinh tế Pháp kiệt quệ, bánh mì phải phân phối từng trăm gam, thịt, bơ đều thiếu, anh thanh niên Nghệ Tĩnh vốn từ nhỏ quen sống thiếu thốn, mặc dù lúc đó đã có bằng Tiến sĩ A Toán học Đức và là giảng viên trẻ ở đại học nhưng hầu như hằng ngày chỉ sống bằng bánh mì phân phối và phomát cùng rau quả đạm bạc. Anh dành dụm tiền lương khiêm tốn với ý đồ sau khi bảo vệ luận án đạt học vị khoa học cao nhất sẽ làm thêm kiếm tiền đủ mua vé máy bay về nước".

Năm 1946, được tin phái đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đến Paris, anh Thiêm đã tự nguyện làm một số việc giúp đỡ phái đoàn và tập hợp anh em trí thức Việt kiều đi đón Hồ Chủ tịch. Được đồng chí Phạm Văn Đồng giao nhiệm vụ, anh đã sang Bỉ liên hệ giao dịch mua vũ khí để chuyển về nước. Năm 1948, anh đại diện cho Việt Nam lần đầu tiên dự Hội nghị Hoà bình thế giới tại Ba Lan. Cùng năm đó, anh là người Việt Nam đầu tiên nhận học vị Tiến sỹ Quốc gia về Toán học tại Pháp, sau đó trở thành giáo sư giảng dạy tại Trường Đại học Zurich (Thuỵ Sỹ). Cuối năm 1949, khi tài năng toán học nở rộ, vị giáo sư tiến sỹ 31 tuổi, Lê Văn Thiêm nghe theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trở về Tổ quốc, tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ.

Trong suốt 47 năm (1944-1991), Giáo sư đã để lại cho đời sau trên 20 công trình khoa học có giá trị trong đó có công trình là nguồn gốc xuất phát của một số luận án tiến sĩ Toán học của Mỹ hiện nay. Giáo sư Lê Văn Thiêm có những đóng góp to lớn cho Toán học trên cả ba phương diện: nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai ứng dụng.

Về nghiên cứu cơ bản, Giáo sư đã đề ra một phương pháp mới, nhờ đó giải được bài toán ngược của lý thuyết Nevanlinna (tên người khai sinh ra nó, nhà toán học Phần Lan), một trong những lý thuyết quan trọng nhất của thế kỷ XX. Về nghiên cứu ứng dụng, ông là người đầu tiên giải được tường minh bài toán thấm qua hai lớp đất bằng phương pháp sử dụng nguyên lý đối xứng của giải tích phức. Cùng với các học trò của mình, Giáo sư đã áp dụng bài toán này vào việc rửa mặn các vùng ruộng ven biển. Trên phương diện triển khai ứng dụng, Giáo sư cũng đã trực tiếp cùng với các học trò và đồng nghiệp của mình áp dụng phương pháp nổ định hướng để nạo vét kênh Nhà Lê và làm đường chiến lược trong rừng thời chiến tranh chống Mỹ. Sau này, để góp phần xây dựng đất nước, ông đã cùng các cộng sự của mình nghiên cứu xây dựng mô hình toán học và bộ chương trình giải các bài toán dòng chảy, phục vụ cho việc thiết kế và thi công công trình thuỷ điện Hoà Bình và quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long.

Giáo sư Lê Văn Thiêm còn có công rất lớn trong việc xây dựng tiềm lực và đội ngũ toán học nước nhà. Ông là Viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học. Giáo sư cũng là người đề xướng và chủ trì 3 hội nghị Toán học toàn quốc nhằm xác định phương hướng nghiên cứu và tập hợp lực lượng toán học trong cả nước nghiên cứu, ứng dụng toán học và tin học phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước. Trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo, Giáo sư là thầy của nhiều thế hệ các nhà toán học Việt Nam và các ngành khoa học khác như hoá học, vật lý, sinh học.

Giáo sư Lê Văn Thiêm có đóng góp lớn trong hợp tác quốc tế giữa các nhà toán học Việt Nam và các nhà toán học thế giới. Ông đã đưa Hội Toán học Việt Nam tham gia vào Hội Toán học quốc tế với tư cách là thành viên chính thức, đưa Viện Toán học tham gia vào Trung tâm Toán học quốc tế Banach (Ba Lan). Nhờ mối quan hệ tốt và uy tín khoa học của Giáo sư mà nhiều nhà toán học có tên tuổi trên thế giới như Laurent Schwartz, Grotendick (Pháp), Smale và Chomsky (Mỹ)... đã sang Việt Nam và nhiệt tình giúp đỡ cộng tác với các nhà toán học Việt Nam.

Những đóng góp của Giáo sư Lê Văn Thiêm cho Toán học Việt Nam nói riêng và Toán học thế giới nói chung đã được thừa nhận rộng rãi. Và tinh thần tận tuỵ vì sự nghiệp khoa học, giáo dục và đạo đức tốt đẹp của Giáo sư luôn sống mãi trong lòng các thế hệ toán học Việt Nam.

Tài liệu tham khảo:

- Nhiều tác giả, Những người cùng thời, NXB Trẻ, 2002. GS. Nguyễn Cang, ấn tượng về một nhà khoa học, Tạp chí Xưa Nay, số 41B, 7/1997.

- GS.TS. Trần Đức Vân, Giáo sư Lê Văn Thiêm-Viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học, Hà Nội, 9/1998.

GS.TS. Hà Huy Khoái, Giới thiệu vắn tắt Những công hiến khoa học của Giáo sư Lê Văn Thiêm.

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (http://www.vusta.org.vn)
Sống trong đời sống cần có một túi tiền.
Để làm gì em biết không?
Để gái nó theo, để gái nó theo... :D

#2
ngocson52

ngocson52

    Kẻ độc hành

  • Founder
  • 859 Bài viết
Thuở xưa, ông Thiêm du học ở Pháp, cựu sinh viên Ecole Normale Superieure rue d'Ulm, tiến sỹ Nhà nước về Toán, ông về nước năm 1949, ở vùng kháng chiến Việt Bắc, làm giám đốc trường Khoa học cơ bản và Sư phạm cao cấp, vv., xây dựng nền Toán học nói riêng và nền khoa học Việt Nam mới nói chung. Trong nhiều năm, ở những cương vị khác nhau, ở Đại học khoa học, Đại học tổng hợp, vv. ông đã bị gặp nhiều khó khăn phức tạp..., thí dụ như năm 1970, ông chuyến sang làm Viện phó Viện Toán học (trong khi đó không có viện trưởng) rồi mãi đến năm 1975 mới được bổ nhiệm Viện trưởng viện này. Ông là người tận tụy, dễ tính, nhiệt tình, từ nước ngoài từ bỏ tất cả để về tham gia kháng chiến, xả thân đào tạo,  vv. Tôi nghe kể là có một thời một số người gán cho ông sự « sai lầm » là: chú trọng cán bộ giỏi (« giỏi » theo nghĩa nghề nghiệp !) và muốn tập trung họ về làm việc ở Đại học cho có hiệu quả, nghĩa là đã không ưu tiên các thành phần cơ bản. (Chắc chẳng cần nói nhiều hơn). Công việc của người trí thức một thời khó khăn như vậy đó, ngay cả cho những nhà « khoa học tự nhiên », chứ « sóng gió » không chỉ trong lĩnh vực của các nhà văn, nhà thơ, khoa học xã hội và nhân văn, …
  Nhân đây xin cho tôi được liên tưởng dây mơ dễ má, và kể về một điều « tiếc » của tôi :
Năm 1969, hôm tôi nhận được bức thư của ông Tạ Quang Bửu [lúc đó đang là Bộ trưởng Đại học và THCN,  mời tôi về làm việc trong nước 4 tuần, để thí điểm cho việc Việt kiều về nước làm việc ngắn hạn] , cũng là hôm có buổi họp Việt kiều ở Paris để nghe ông Lê Đức Thọ giải thích tình hình đàm phán hội nghị Paris. Ông đã ngồi vào bàn, và sắp sửa nói, nhưng người xúm quanh còn rất đông. Nhắc lại là thuở ấy ông là nhân vật rất quan trọng, cho nên ngoài những Việt kiều có nhiệm vụ công tác với Đoàn đàm phán nên có dịp gần gũi ông, còn thì cũng nhiều người khác muốn được ông biết đến [cũng là chuyện tự nhiên của thời đó : « Nam bắc lai chầu xâm tể tể, Đông tây chí biện đổ hân hân »] . Tôi vốn không được quen ông, vả lại tôi cũng giữ ý [lý do tại sao tôi « giữ ý » : tôi sẽ kể dưới đây]. Tôi đang đứng ở cuối phòng, thì bỗng anh Huỳnh Trung Đồng (chủ tịch hội Việt kiều) gọi tôi. Anh lách qua đám đông dắt tôi lại giới thiệu với ông, và  anh bảo tôi đưa bức thư của ông Tạ Quang Bửu cho ông xem. Ông chỉ nói với tôi có mấy câu : « Trong nước chủ trương như thế. Ta rất chú ý đến trí thức Việt kiều. Anh nên thu xếp về sớm ». […]. Đó là lần duy nhất tôi có dịp trao đổi với ông. Rồi tôi cũng nghĩ rằng ông chả nhớ tôi là ai.
  Bẵng đi hơn ba mươi năm, nghĩa là cách đây không lâu, một hôm một quan chức, nhân dịp qua Pháp, tình cờ kể cho tôi nghe là lúc sinh thời, ông [LDThọ] hay hỏi thăm về trí thức Việt Kiều, và mỗi lần như vậy ông đều hỏi thăm v ề tôi. Đó là điều mà trong mấy chục năm tôi không được ai cho biết. Tôi nghe rồi cũng « ớn », và tôi hỏi rằng không biết tôi có làm điều gì để ông « nghi » chăng, thì được trả lời rằng khi ông hỏi về ai, thì có hai khả năng : hoặc là ông « nghi », hoặc là ông quí ; và trong trường hợp của tôi, thì ông không « nghi ». Tôi nghe rồi thì lại thấy « tiếc »,  tiếc rằng nếu thuở đó tôi được biết, thì có lẽ tôi thử cố len vào để được quen ông , chẳng phải vì tôi muốn cầu cạnh gì, mà chỉ để có dịp « điều trần » với ông về điều kiện làm việc của người trí thức VN, như tôi đã « điều trần » với các lãnh đạo khác trong nhiều năm. Tuy ngày nay chỉ là chuyện giả tưởng, nhưng tôi « tiếc » là vì thế, chẳng phải là tôi nghĩ rằng mình có thể góp phần làm thay đổi cái gì nhiều, nhưng ít ra mình cũng đã cố gắng hết sức mình …
  Còn chuyện tại sao thuở đó tôi lại « giữ ý », [ngoài việc sợ bị hiểu lầm là mình muốn cầu cạnh gì] : Thuở đó, tôi cũng đã nghe « đồn » là ông [LDThọ] vốn tên thật là Phan Đình Khải, và là con hay cháu gì đó của ông Phan Đình Hòe, tổng đốc Nam Định vào những năm thuộc thập niên 30. Vào năm 1936, chú H. của tôi du học ở Pháp về, có làm tri huyện tập sự ở Nam Định mấy tháng trước khi bị chết bệnh. Ông nội tôi vì có quen biết ông Phan Đình Hòe, nên có nhờ ông PDH viết cái « thần chủ » (bài vị) cho đám tang chú tôi (cái đồ thờ ấy, ngày nay đã theo người trong họ sang Mỹ và còn đang ở đó). Thuở ấy, tôi « giữ ý » vì sợ mang tiếng là « thấy người sang, bắt quàng làm họ »…      

Bùi Trọng Liễu, giáo sư đại học (Paris, Pháp)
Sống trong đời sống cần có một túi tiền.
Để làm gì em biết không?
Để gái nó theo, để gái nó theo... :D

#3
LHTung

LHTung

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 80 Bài viết
Theo hiểu biết của mình thì

-GS L.V.Thiêm là nhà toán học VN đầu tiên có công trình đăng trên tạp chí toán học được thế giới công nhận --> GS có lẽ là nhà toán học VN đầu tiên theo nghĩa có ít nhất 2 bài báo đăng trên tạp chí được thừa nhận

-Hồi ở Pháp , GS cùng người cháu họ tên là Lê Thiệu Huy (con trai cụ Lê Thước , một học giả nổi tiếng đầu thế kỉ 20) cùng nghiên cứu về các hàm phân hình . L.T.Huy là một sv xuất sắc , thường học 1 năm 2 lớp , 20 tuổi đã có 3 chứng chỉ toán . 1 GS dạy ông từng nói là ko hy vọng sẽ gặp một sv xuất sắc hơn L.T.Huy . Đáng tiếc là ông mất năm 26 tuổi khi về VN và nhận nhiệm vụ bảo vệ 1 hoàng thân Lào (ko hiểu ai giao nhiêm vụ quái đản như vậy cho 1 người tài ba như L.T.Huy). Và bìa luận văn ts của gs L.V.Thiêm có dòng chữ (tôi ko nhớ chính xác lắm)
"Kính dâng hương hồn L.T.Huy , người đã hy sinh vì tổ quôc"

-GS rất gần gũi với các học trò , thường xưng hô là ông , tôi .

-Là một nhà toán lí thuyết , ông ko ngần ngại chuyển sang các lĩnh vực ứng dụng do định hướng của những người ko mấy am hiểu về toán . Ông đã nghiên cứu lý thuyết tối ưu của trường phái Pontryagin và lý thuyết chất nổ của 1 ông người Nga mà tôi ko nhớ tên và ứng dụng vào các công việc đồng áng , thủy lợi ...

Theo
GS N.V.Đạo
- GS L.V.Thiêm :con người và sự nghiệp
GS Nguyễn Duy Tiến
-Bài giảng giải tích

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi LHTung: 17-02-2005 - 18:10

Em mang hồn vô tội
Đeo thánh giá huy hoàng
Còn ta nhiều sám hối
Mà sao vẫn hoang đàng

#4
mitdac

mitdac

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 68 Bài viết
GS LÊ VĂN THIÊM


Lê Văn Thiêm, sinh ngày 25/3/1918 tại Đức Thọ, Hà Tĩnh, Việt Nam (hay người ta còn gọi là Đông Dương), mất ngày 3/7/1991 ở thành phố Hồ Chí Minh. Là sinh viên khoá 1941, Lê Văn Thiêm đã từng học trung học tại trường Quy Nhơn và tốt nghiệp ở Đông Dương.

Lúc đó, trường đại học duy nhất ở Đông Dương được đặt ở Hà Nội và không có chuyên ngành Toán. Ông đã ghi danh và đỗ thứ hai ở kỳ thi năm 1938; được nhận học bổng sang học tại Pháp. Ông chuẩn bị cho kỳ thi tuyển vào Trường Đại học Sư phạm đối với sinh viên nước ngoài và đỗ năm 1941. Tại đây, ông đã học cử nhân ngành Toán. Ở Bizuth (1941-1942), ông sống cùng với Max Fonvieille, Robert Carol, Gérard Debreu và Paul Roussel. Các bạn của ông miêu tả ông như một người đàn ông khiêm tốn và kín đáo, rất ít nói. Tuy nhiên, khu nhà trọ của ông lại rất sôi động và công việc thường xuyên bị gián đoạn bởi sự có mặt của những người khách với những cuộc tranh luận theo nhiều chủ đề khác nhau.

Thiêm cũng tham gia vào tranh luận như những người khác. Một ngày năm 1942, ông đã chỉ ra rằng những người đồng hương của mình, trong đó có các nhà trí thức, các kỹ sư, giáo sư và những người khác đã lần lượt bị tước bỏ chức vị. Vào thời điểm đó, ông đã tác động rất mạnh tới các bạn của mình, những người có nhiều kỷ niệm với giai đoạn này. Một người Đông Dương khác cùng khoá với ông là Trần Đức Thảo, hiện là Giáo sư Triết học ở Việt Nam. Thường có những sinh viên Đông Dương ở ngoài trường đến bàn bạc với Thiêm, nhưng ông không bao giờ nói với các bạn về điều đó.

Ông đã không tham gia kỳ thi cao học và rời trường Sư phạm vào cuối năm 1942 để sống một năm ở Thụy Sĩ và cùng nghiên cứu với Nevanlinna về hàm phân hình. Chính những kết quả mà ông đã thu thập được tại đây có ý nghĩa vô cùng quý báu đối với ông trong cả cuộc đời. Đặc biệt, cũng tại đây ông đã thu thập được chất liệu cho luận án mà ông bảo vệ tại Paris năm 1948 dưới sự hướng dẫn của Georges Valiron, chuyên gia hàng đầu của Pháp ở thời kỳ đó về hàm giải tích của một biến số phức. Luận án của ông đã được bảo vệ tại một hội đồng gồm Arnaud Debjoy làm Chủ tịch, Georges Valiron, Paul Dubreil. Chính tôi cũng làm luận án dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Georges Valiron và bảo vệ tại Đại học Strasbourg, lúc đó đang sơ tán ở Clermont-Ferrand vào năm 1943 với một đề tài hơi khác với chuyên đề nghiên cứu của Giáo sư Valiron. Tuy nhiên, tôi cũng đã bảo vệ luận án tiến sĩ với Giáo sư Valiron. Lê Văn Thiêm đã sang Thụy Sĩ và là giảng viên tại Trường Đại học Bách Khoa Zurich trong vòng một năm.

Năm 1949, ông rời Thụy Sĩ để trở về Việt Nam, khi đó chiến tranh đang diễn ra rất ác liệt. Chuyến đi của ông rất dài và vất vả. Ông đã đi trong điều kiện tương đối bình thường từ Bangkok và sau đó đi bộ xuyên qua các khu rừng rậm ở Nam Bộ (Cochinchine) và cuối cùng theo đường mòn đi lên Việt Bắc, khu tự do ở miền Bắc, đầu não kháng chiến vào thời điểm đó. Ở đó, ông đã gặp nhiều trí thức mà trong số đó phải kể đến Tạ Quang Bửu và Trần Đại Nghĩa. Mối liên hệ giữa ông với hai người này, nhất là với Tạ Quang Bửu, rất bền chặt trong suốt cả cuộc đời. Lúc đó, Việt Nam cũng có được gần như đầy đủ các sách toán, Lê Văn Thiêm đã mang về một bản sao cuốn sách của Courant Hilbert: Phương pháp Toán Lý, mà một người bạn cùng khoá đã cho mượn; cả những cuốn sách ông đã thu lượm được ở Thụy Sĩ và ở Pháp sau đó, nhưng chắc chắn là không nhiều vì ông đã phải trải qua một chuyến đi bộ rất dài. Tạ Quang Bửu cũng đã học ở Pháp mấy năm trước đó, gần cùng thời gian với tôi ở trường Đại học Sư phạm (1934-1937), và chính ông cũng đã mang về Việt Nam, nơi sau này ông giữ vai trò chính trị quan trọng, cuốn sách lớn của Bourbaki: Hình học đại cương. Lê Văn Thiêm, Trần Đại Nghĩa và Tạ Quang Bửu đã cùng nhau cố gắng xây dựng nền khoa học ở miền Bắc Việt Nam, trong một đất nước có tới 95% người mù chữ. Tuy nhiên, ở đó, họ đã thành công.

Đầu năm 1950, Lê Văn Thiêm được giao trọng trách thành lập và làm Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Cơ bản, trong khi ông vẫn đang là Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm (tất nhiên là cả hai trường này đều nằm trong vùng tự do vì cuộc chiến tranh Đông Dương chống Pháp đang quyết liệt). Cả hai trường này đều giữ vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo các cán bộ khoa học và kỹ thuật cho đất nước: giúp cho giáo dục đạt đến trình độ phù hợp, mặc dù hoàn toàn bị cô lập nhưng phát triển nhanh chóng về giáo dục và khoa học sau khi chiến tranh kết thúc. Một số lượng lớn các cán bộ khoa học và kỹ thuật của Việt Nam hiện nay đã được đào tạo tại hai trường này. Chính hai trường này đã làm cơ sở để mở lại ngay Đại học Tổng hợp Hà Nội sau Hiệp định Genève năm 1954 với một đội ngũ giảng viên hoàn toàn của Việt Nam. Đó thật sự là một kỳ tích. Vào thời điểm đó, ông được bổ nhiệm là Trưởng khoa Khoa học ở Hà Nội, sau đó vào năm 1959, Phó Hiệu trưởng trường Đại học, Vụ trưởng Vụ Khoa học của Uỷ ban Khoa học Nhà nước. Tiếp theo, ông là người thành lập và Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, Viện trưởng Viện Toán Hà Nội. Ông cũng là người sáng lập và Tổng biên tập đầu tiên của Tạp chí Toán học và tạp chí Acta Mathematica Vietnamica, xuất bản bằng tiếng nước ngoài, dần dần được phát hành trên toàn thế giới. Dưới sự điều hành của ông, Viện Toán học đã trở thành trung tâm nghiên cứu toán học đầu tiên của đất nước, ở đó bây giờ được gọi là Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Quốc gia của Việt Nam. Từ năm 1980 cho đến khi qua đời, ông đã làm việc tại cơ sở của Trung tâm quốc gia được đặt tại Tp. Hồ Chí Minh, nơi ông thành lập Trung tâm Toán ứng dụng và Tin học. Đó là một cuộc đời rất có ý nghĩa và hữu ích.

Kể từ năm 1981, ông đã sống phần lớn thời gian tại Tp. Hồ Chí Minh, nơi vợ và hai con của ông đã chuyển đến ở từ nhiều năm trước. Năm 1976, trong chuyến đi của tôi cùng với vợ tới Việt Nam, tôi đã có dịp gặp lại ông. Khi đó trời rất lạnh vì vào tháng giêng, thời tiết luôn xám xịt và ẩm ướt, và vì hình dung sẽ đến một đất nước nhiệt đới trong khi nhà cửa không cần sưởi ấm, chúng tôi đã mang theo rất ít quần áo ấm và chúng tôi đã bị lạnh. Ông đã cung cấp cho chúng tôi các loại quần áo, giầy dép khác nhau, trong đó có cả áo khoác của chính ông.

Kể từ mười lăm năm nay, ông mắc bệnh tiểu đường cộng thêm với bệnh cao huyết áp; ông đã ốm nặng vào năm 1989, phục hồi trở lại rồi đột ngột ra đi chỉ sau hai ngày nhập viện.

Có thể nói rằng hầu hết các nhà toán học Việt Nam đều là học trò hoặc học trò của học trò của ông. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam đã không ngừng đào tạo giáo viên và nghiên cứu viên ở trình độ cao nhất, gửi những thanh niên đã qua lựa chọn sang Liên Xô. Điều đó giúp cho Việt Nam còn giữ lại được cho đến ngày nay một trong những trình độ nghiên cứu tốt nhất vùng Viễn Đông, ít nhất là những gì liên quan đến đỉnh cao nghiên cứu. Với trình độ trung bình thì Việt Nam lại bị một số nước được gọi là ìnhững con rồng” như Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan vượt qua. Nhưng đối với những đỉnh cao nghiên cứu, Việt Nam luôn đứng ở vị trí hàng đầu. Các nhà toán học Việt Nam tham gia các hội nghị quốc tế, đi ra nước ngoài, đều được các nhà toán học nước ngoài đón tiếp tại nhà và được mời tới giảng dạy tại các đại học quốc tế lớn.

Lê Văn Thiêm không phải là người duy nhất tham dự vào bối cảnh này. Ông đã làm việc chặt chẽ với Trần Đại Nghĩa và Tạ Quang Bửu, tất cả cùng theo một hướng. Tạ Quang Bửu là một trong những nhân vật hàng đầu của Việt Nam; người đã ký Hiệp định Genève và đã từng là Bộ trưởng Bộ Đại học trong một thời gian dài. Tôi biết ông rất rõ, vì ông còn là một nhà toán học và vẫn thường xuyên liên hệ. Hàng sáng, ông thức dậy vào lúc 5 giờ và giải các bài toán theo ý thích từ 5 giờ đến 6 giờ. Mặc dù gánh vác chức Bộ trưởng, nhưng ông vẫn có thể tham gia các hội thảo của các nhà toán học và có những báo cáo hết sức có giá trị. Tất cả những nhà toán học nước ngoài tới thăm đều đã có dịp gặp gỡ và ngưỡng mộ nhân vật này.

Tạ Quang Bửu và Lê Văn Thiêm đã cùng nhau đấu tranh rất vất vả vì tính công minh trong khoa học. Xu hướng tự nhiên lúc đó là dành những vị trí ưu tiên cho con cán bộ, chứ không dựa trên chất lượng khoa học. Lê Văn Thiêm và Tạ Quang Bửu đã đấu tranh không mệt mỏi và hướng cuộc đấu tranh khó khăn này tới việc đề cao chất lượng khoa học. Cả hai người đã phải trải qua những thời kỳ khó khăn.Chính Lê Văn Thiêm đã phải làm một bản tự kiểm điểm công khai về quan điểm ìchủ nghĩa nhân tài”. Ông đã phải chịu đựng rất nhiều. Tạ Quang Bửu thì được bảo vệ tốt hơn vì dù sao ông cũng là Bộ trưởng, một chính trị gia, trong khi Lê Văn Thiêm chỉ là một nhà toán học. Tạ Quang Bửu đã không ngừng bảo vệ cho Lê Văn Thiêm. Tất cả những nhà toán học hiện nay của Việt Nam đều giữ sự kính trọng rất lớn đối với hai nhân vật này. Lê Văn Thiêm luôn được những người đồng hương của mình đánh giá là rất khiêm tốn và cao thượng, giống như sự nhận xét của những người bạn cựu sinh viên trường Đại học Sư phạm và cũng là cảm tưởng của tôi về ông. Lê Văn Thiêm và Tạ Quang Bửu, như tôi đã nói nhiều lần, đều được đào tạo ở Pháp, biết tiếng Pháp một cách hoàn hảo, đã đóng góp vào những tiến bộ của khối Pháp ngữ và mối quan hệ giữa Việt Nam và Pháp.

Tất nhiên là công việc nghiên cứu của Lê Văn Thiêm cũng bị chi phối nhiều bởi rất nhiều các trách nhiệm hành chính. Tuy nhiên, ông cũng là tác giả của hai chục công trình nghiên cứu đã được công bố ở Việt Nam và nước ngoài. Ông đã giải quyết được một vấn đề khó, như bài toán ngược về sự phân bổ các giá trị của hàm phân hình, theo hướng của Nevanlinna. Điều đó đã mở ra một hướng nghiên cứu mới trong lý thuyết hàm phân hình của một biến số phức. Ông cũng đã sử dụng phương pháp đối xứng của hàm giải tích để tìm ra cách giải bài toán thâm nhập trong miền không đồng nhất. Ông cũng đã nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết hàm giải tích đề giải quyết vấn đề chuyển động của chất lỏng. Kết quả đã được công bố tại Hội nghị Toán học Quốc tế Vancouver năm 1974. Ông cũng đã tham gia vào các vấn đề ứng dụng khác nhau trong xây dựng, thủy lợi, kế hoạch hoá nền kinh tế của đất nước.

Giới khoa học Việt Nam sẽ không bao giờ quên hai hình ảnh lớn về Tạ Quang Bửu và Lê Văn Thiêm.

Laurent Schwartz

--------------------------------------------
Lấy từ http://news.vnu.edu....05/10/N8726/?35
trong đó có các bức ảnh về GS Lê Văn Thiêm .

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi mitdac: 10-02-2006 - 11:52

Em ở đâu anh phi trâu đến đón

#5
toilachinhtoi

toilachinhtoi

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 343 Bài viết
Các bạn có thể tham khảo thông tin du học+học bổng trên trang web này.


GS Lê Văn Thiêm
ntzung Feb 23, 2006 - 06:04 PM

GS. Lê Văn Thiêm


Lê Văn Thiêm, sinh ngày 25/3/1918 tại Đức Thọ, Hà Tĩnh, Việt Nam (hay người ta còn gọi là Đông Dương), mất ngày 3/7/1991 ở thành phố Hồ Chí Minh. Là sinh viên khoá 1941, Lê Văn Thiêm đã từng học trung học tại trường Quy Nhơn và tốt nghiệp ở Đông Dương.

Lúc đó, trường đại học duy nhất ở Đông Dương được đặt ở Hà Nội và không có chuyên ngành Toán. Ông đã ghi danh và đỗ thứ hai ở kỳ thi năm 1938; được nhận học bổng sang học tại Pháp. Ông chuẩn bị cho kỳ thi tuyển vào Trường Đại học Sư phạm đối với sinh viên nước ngoài và đỗ năm 1941. Tại đây, ông đã học cử nhân ngành Toán. Ở Bizuth (1941-1942), ông sống cùng với Max Fonvieille, Robert Carol, Gérard Debreu và Paul Roussel. Các bạn của ông miêu tả ông như một người đàn ông khiêm tốn và kín đáo, rất ít nói. Tuy nhiên, khu nhà trọ của ông lại rất sôi động và công việc thường xuyên bị gián đoạn bởi sự có mặt của những người khách với những cuộc tranh luận theo nhiều chủ đề khác nhau.
GS.Lê Văn Thiêm thời trẻ

Thiêm cũng tham gia vào tranh luận như những người khác. Một ngày năm 1942, ông đã chỉ ra rằng những người đồng hương của mình, trong đó có các nhà trí thức, các kỹ sư, giáo sư và những người khác đã lần lượt bị tước bỏ chức vị. Vào thời điểm đó, ông đã tác động rất mạnh tới các bạn của mình, những người có nhiều kỷ niệm với giai đoạn này. Một người Đông Dương khác cùng khoá với ông là Trần Đức Thảo, hiện là Giáo sư Triết học ở Việt Nam. Thường có những sinh viên Đông Dương ở ngoài trường đến bàn bạc với Thiêm, nhưng ông không bao giờ nói với các bạn về điều đó.

Ông đã không tham gia kỳ thi cao học và rời trường Sư phạm vào cuối năm 1942 để sống một năm ở Thụy Sĩ và cùng nghiên cứu với Nevanlinna về hàm phân hình. Chính những kết quả mà ông đã thu thập được tại đây có ý nghĩa vô cùng quý báu đối với ông trong cả cuộc đời. Đặc biệt, cũng tại đây ông đã thu thập được chất liệu cho luận án mà ông bảo vệ tại Paris năm 1948 dưới sự hướng dẫn của Georges Valiron, chuyên gia hàng đầu của Pháp ở thời kỳ đó về hàm giải tích của một biến số phức. Luận án của ông đã được bảo vệ tại một hội đồng gồm Arnaud Debjoy làm Chủ tịch, Georges Valiron, Paul Dubreil. Chính tôi cũng làm luận án dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Georges Valiron và bảo vệ tại Đại học Strasbourg, lúc đó đang sơ tán ở Clermont-Ferrand vào năm 1943 với một đề tài hơi khác với chuyên đề nghiên cứu của Giáo sư Valiron. Tuy nhiên, tôi cũng đã bảo vệ luận án tiến sĩ với Giáo sư Valiron. Lê Văn Thiêm đã sang Thụy Sĩ và là giảng viên tại Trường Đại học Bách Khoa Zurich trong vòng một năm.
GS. Lê Văn Thiêm (người đứng đầu tiên, hàng thứ hai bên trái) với đồng nghiệp tại 19 Lê Thánh Tông

Năm 1949, ông rời Thụy Sĩ để trở về Việt Nam, khi đó chiến tranh đang diễn ra rất ác liệt. Chuyến đi của ông rất dài và vất vả. Ông đã đi trong điều kiện tương đối bình thường từ Bangkok và sau đó đi bộ xuyên qua các khu rừng rậm ở Nam Bộ (Cochinchine) và cuối cùng theo đường mòn đi lên Việt Bắc, khu tự do ở miền Bắc, đầu não kháng chiến vào thời điểm đó. Ở đó, ông đã gặp nhiều trí thức mà trong số đó phải kể đến Tạ Quang Bửu và Trần Đại Nghĩa. Mối liên hệ giữa ông với hai người này, nhất là với Tạ Quang Bửu, rất bền chặt trong suốt cả cuộc đời. Lúc đó, Việt Nam cũng có được gần như đầy đủ các sách toán, Lê Văn Thiêm đã mang về một bản sao cuốn sách của Courant Hilbert: Phương pháp Toán Lý, mà một người bạn cùng khoá đã cho mượn; cả những cuốn sách ông đã thu lượm được ở Thụy Sĩ và ở Pháp sau đó, nhưng chắc chắn là không nhiều vì ông đã phải trải qua một chuyến đi bộ rất dài. Tạ Quang Bửu cũng đã học ở Pháp mấy năm trước đó, gần cùng thời gian với tôi ở trường Đại học Sư phạm (1934-1937), và chính ông cũng đã mang về Việt Nam, nơi sau này ông giữ vai trò chính trị quan trọng, cuốn sách lớn của Bourbaki: Hình học đại cương. Lê Văn Thiêm, Trần Đại Nghĩa và Tạ Quang Bửu đã cùng nhau cố gắng xây dựng nền khoa học ở miền Bắc Việt Nam, trong một đất nước có tới 95% người mù chữ. Tuy nhiên, ở đó, họ đã thành công.
Đầu năm 1950, Lê Văn Thiêm được giao trọng trách thành lập và làm Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Cơ bản, trong khi ông vẫn đang là Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm (tất nhiên là cả hai trường này đều nằm trong vùng tự do vì cuộc chiến tranh Đông Dương chống Pháp đang quyết liệt). Cả hai trường này đều giữ vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo các cán bộ khoa học và kỹ thuật cho đất nước: giúp cho giáo dục đạt đến trình độ phù hợp, mặc dù hoàn toàn bị cô lập nhưng phát triển nhanh chóng về giáo dục và khoa học sau khi chiến tranh kết thúc. Một số lượng lớn các cán bộ khoa học và kỹ thuật của Việt Nam hiện nay đã được đào tạo tại hai trường này. Chính hai trường này đã làm cơ sở để mở lại ngay Đại học Tổng hợp Hà Nội sau Hiệp định Genève năm 1954 với một đội ngũ giảng viên hoàn toàn của Việt Nam. Đó thật sự là một kỳ tích. Vào thời điểm đó, ông được bổ nhiệm là Trưởng khoa Khoa học ở Hà Nội, sau đó vào năm 1959, Phó Hiệu trưởng trường Đại học, Vụ trưởng Vụ Khoa học của Uỷ ban Khoa học Nhà nước. Tiếp theo, ông là người thành lập và Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, Viện trưởng Viện Toán Hà Nội. Ông cũng là người sáng lập và Tổng biên tập đầu tiên của Tạp chí Toán học và tạp chí Acta Mathematica Vietnamica, xuất bản bằng tiếng nước ngoài, dần dần được phát hành trên toàn thế giới. Dưới sự điều hành của ông, Viện Toán học đã trở thành trung tâm nghiên cứu toán học đầu tiên của đất nước, ở đó bây giờ được gọi là Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Quốc gia của Việt Nam. Từ năm 1980 cho đến khi qua đời, ông đã làm việc tại cơ sở của Trung tâm quốc gia được đặt tại Tp. Hồ Chí Minh, nơi ông thành lập Trung tâm Toán ứng dụng và Tin học. Đó là một cuộc đời rất có ý nghĩa và hữu ích.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (người đứng giữa) và GS. Lê Văn Thiêm
(ngoài cùng bên phải) tại Viện Khoa học Việt Nam

Kể từ năm 1981, ông đã sống phần lớn thời gian tại Tp. Hồ Chí Minh, nơi vợ và hai con của ông đã chuyển đến ở từ nhiều năm trước. Năm 1976, trong chuyến đi của tôi cùng với vợ tới Việt Nam, tôi đã có dịp gặp lại ông. Khi đó trời rất lạnh vì vào tháng giêng, thời tiết luôn xám xịt và ẩm ướt, và vì hình dung sẽ đến một đất nước nhiệt đới trong khi nhà cửa không cần sưởi ấm, chúng tôi đã mang theo rất ít quần áo ấm và chúng tôi đã bị lạnh. Ông đã cung cấp cho chúng tôi các loại quần áo, giầy dép khác nhau, trong đó có cả áo khoác của chính ông.

Kể từ mười lăm năm nay, ông mắc bệnh tiểu đường cộng thêm với bệnh cao huyết áp; ông đã ốm nặng vào năm 1989, phục hồi trở lại rồi đột ngột ra đi chỉ sau hai ngày nhập viện.
Ảnh từ trái sang: GS. Nguyễn Văn Đạo, GS. Lê Văn Thiêm tại Mỹ năm 1981

Có thể nói rằng hầu hết các nhà toán học Việt Nam đều là học trò hoặc học trò của học trò của ông. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam đã không ngừng đào tạo giáo viên và nghiên cứu viên ở trình độ cao nhất, gửi những thanh niên đã qua lựa chọn sang Liên Xô. Điều đó giúp cho Việt Nam còn giữ lại được cho đến ngày nay một trong những trình độ nghiên cứu tốt nhất vùng Viễn Đông, ít nhất là những gì liên quan đến đỉnh cao nghiên cứu. Với trình độ trung bình thì Việt Nam lại bị một số nước được gọi là ìnhững con rồng” như Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan vượt qua. Nhưng đối với những đỉnh cao nghiên cứu, Việt Nam luôn đứng ở vị trí hàng đầu. Các nhà toán học Việt Nam tham gia các hội nghị quốc tế, đi ra nước ngoài, đều được các nhà toán học nước ngoài đón tiếp tại nhà và được mời tới giảng dạy tại các đại học quốc tế lớn.
GS. Tạ Quang Bửu (người thứ tư từ trái sang) và GS. Lê Văn Thiêm (người thứ bảy từ trái sang) với học sinh khối chuyên toán

Lê Văn Thiêm không phải là người duy nhất tham dự vào bối cảnh này. Ông đã làm việc chặt chẽ với Trần Đại Nghĩa và Tạ Quang Bửu, tất cả cùng theo một hướng. Tạ Quang Bửu là một trong những nhân vật hàng đầu của Việt Nam; người đã ký Hiệp định Genève và đã từng là Bộ trưởng Bộ Đại học trong một thời gian dài. Tôi biết ông rất rõ, vì ông còn là một nhà toán học và vẫn thường xuyên liên hệ. Hàng sáng, ông thức dậy vào lúc 5 giờ và giải các bài toán theo ý thích từ 5 giờ đến 6 giờ. Mặc dù gánh vác chức Bộ trưởng, nhưng ông vẫn có thể tham gia các hội thảo của các nhà toán học và có những báo cáo hết sức có giá trị. Tất cả những nhà toán học nước ngoài tới thăm đều đã có dịp gặp gỡ và ngưỡng mộ nhân vật này.
Gia đình GS. Lê Văn Thiêm những ngày sống tại Tp. Hồ Chí Minh

Tạ Quang Bửu và Lê Văn Thiêm đã cùng nhau đấu tranh rất vất vả vì tính công minh trong khoa học. Xu hướng tự nhiên lúc đó là dành những vị trí ưu tiên cho con cán bộ, chứ không dựa trên chất lượng khoa học. Lê Văn Thiêm và Tạ Quang Bửu đã đấu tranh không mệt mỏi và hướng cuộc đấu tranh khó khăn này tới việc đề cao chất lượng khoa học. Cả hai người đã phải trải qua những thời kỳ khó khăn. Chính Lê Văn Thiêm đã phải làm một bản tự kiểm điểm công khai về quan điểm ìchủ nghĩa nhân tài”. Ông đã phải chịu đựng rất nhiều. Tạ Quang Bửu thì được bảo vệ tốt hơn vì dù sao ông cũng là Bộ trưởng, một chính trị gia, trong khi Lê Văn Thiêm chỉ là một nhà toán học. Tạ Quang Bửu đã không ngừng bảo vệ cho Lê Văn Thiêm. Tất cả những nhà toán học hiện nay của Việt Nam đều giữ sự kính trọng rất lớn đối với hai nhân vật này. Lê Văn Thiêm luôn được những người đồng hương của mình đánh giá là rất khiêm tốn và cao thượng, giống như sự nhận xét của những người bạn cựu sinh viên trường Đại học Sư phạm và cũng là cảm tưởng của tôi về ông. Lê Văn Thiêm và Tạ Quang Bửu, như tôi đã nói nhiều lần, đều được đào tạo ở Pháp, biết tiếng Pháp một cách hoàn hảo, đã đóng góp vào những tiến bộ của khối Pháp ngữ và mối quan hệ giữa Việt Nam và Pháp.

Tất nhiên là công việc nghiên cứu của Lê Văn Thiêm cũng bị chi phối nhiều bởi rất nhiều các trách nhiệm hành chính. Tuy nhiên, ông cũng là tác giả của hai chục công trình nghiên cứu đã được công bố ở Việt Nam và nước ngoài. Ông đã giải quyết được một vấn đề khó, như bài toán ngược về sự phân bổ các giá trị của hàm phân hình, theo hướng của Nevanlinna. Điều đó đã mở ra một hướng nghiên cứu mới trong lý thuyết hàm phân hình của một biến số phức. Ông cũng đã sử dụng phương pháp đối xứng của hàm giải tích để tìm ra cách giải bài toán thâm nhập trong miền không đồng nhất. Ông cũng đã nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết hàm giải tích đề giải quyết vấn đề chuyển động của chất lỏng. Kết quả đã được công bố tại Hội nghị Toán học Quốc tế Vancouver năm 1974. Ông cũng đã tham gia vào các vấn đề ứng dụng khác nhau trong xây dựng, thủy lợi, kế hoạch hoá nền kinh tế của đất nước.

Giới khoa học Việt Nam sẽ không bao giờ quên hai hình ảnh lớn về Tạ Quang Bửu và Lê Văn Thiêm. Laurent Schwarts Giáo sư Toán học Pháp (Trích: Giáo sư Lê Văn Thiêm, NXB ĐHQGHN)



GS Lê Văn Thiêm | Configure | 1 Comment
Threshold -1 0 1 2 3 4 5Display No comments Nested Flat Thread Order Oldest first Newest first Highest scores first


Comments are statements made by the person that posted them.
They do not necessarily represent the opinions of the site editor.

Re: GS Lê Văn Thiêm
(Score: 1)
by ntzung on Feb 23, 2006 - 06:07 PM
(User information http://zetamu.com)
Theo một số tài liệu khác, GS Lê Văn Thiêm bảo vệ Docteur d'Etat vào năm 1949 (chứ không phải 1948 như viết ở trong bài này)


[ Reply to this ]


This is an unofficial website for the cooperation in mathematics with Vietnam



Link http://vnmath.zetamu...=article&sid=24
There is no way leading to happiness. Happiness is just the way.
The Buddha

#6
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Lê Văn Thiêm (29 tháng Ba năm 1918 -3 tháng Bảy năm 1991) là Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học toán học đầu tiên của Việt Nam, một trong số các nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20. Lê Văn Thiêm và Hoàng Tuỵ là hai nhà toán học Việt Nam được chính phủ Việt Nam phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 vào năm 1996 về những công trình toán học đặc biệt xuất sắc.

Le_Van_Thiem.jpg


Ông sinh ngày 29 tháng 3 năm 1918 tại xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình có truyền thống khoa bảng.

Năm 1939, ông thi đỗ thứ nhì trong kỳ thi kết thúc lớp P.C.B (Lý - Hoá - Sinh) và được cấp học bổng sang Pháp du học tại trường đại học sư phạm Paris (école Normale Supérieure). Người ta đã phải mất rất nhiều công sức tìm hiểu mới có thể tìm tư liệu về GS Lê Văn Thiêm giai đoạn 1943-1946, nhưng lại không có nhiều thông tin về thời kỳ 1946-1949. Nhờ vào hai Giáo sư H. Esnault và E. Viehweg từ Đại học tổng hợp Essen, Đức, mới biết được thời gian GS Lê Văn Thiêm ở Đức. Ông tốt nghiệp Thạc sỹ năm 1943 tại Paris, sau đó ông sang làm luận án Tiến sỹ tại đại học tổng hợp Göttingen với học bổng của Quỹ Alexander von Humboldt. Ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ toán học ở Đức năm 1945 về giải tích phức. Ông bảo vệ luận án Tiến sỹ tại Đại học tổng hợp Göttingen (hồ sơ bảo vệ số Math.Nat.Prom. 0728). Tên của luận án là "Về việc xác định kiểu của một diện Riemann mở đơn liên". Người hướng dẫn luận án tiến sỹ của ông là nhà toán học Hans Wittich. Buổi bảo vệ được tổ chức vào ngày 4/4/1945, bằng tiến sỹ được trang vào ngày 8/4/1946. Điểm đánh giá trung bình: Giỏi. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên có bằng Tiến sỹ toán, lại bảo vệ tại trung tâm toán học nổi tiếng nhất thế giời thời bấy giờ là Đại học tổng hợp Göttingen.

Luận án Tiến sĩ Quốc gia ở Pháp năm 1948 và cũng là người Việt Nam đầu tiên được mời làm giáo sư toán học và cơ học tại Đại học Tổng hợp Zurich, Thụy Sĩ vào năm 1949, điều này đang được tìm hiểu thêm.

Ông cũng là hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Sư phạm Hà Nội (khi đó có tên là Đại học Sư phạm Khoa học) và Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội (khi đó có tên là Đại học Khoa học Cơ bản). (1951-1954) Ông là Viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học, chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Việt Nam và tổng biên tập đầu tiên của hai tạp chí toán học Việt nam là tạp chí ìActa Mathematica Vietnamica” và ìVietnam Journal of Mathematics”.

Ông giữ vị trí đại diện toàn quyền của Việt Nam tại Viện Liên hợp Nghiên cứu Hạt nhân Dubna, Liên Xô (1956 – 1980).

Ông mất ngày 3 tháng 7 năm 1991 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu khoa học
Giáo sư Lê Văn Thiêm là một tài năng toán học xuất sắc, tầm cỡ quốc tế, là người có công đầu đặt nền móng xây dựng và phát triển nền toán học Việt nam.

Ông là một trong những người đầu tiên giải được bài toán ngược của lý thuyết phân phối giá trị hàm phân hình, hiện nay trở thành kết quả kinh điển trong lý thuyết này.

Năm 1963, nghiên cứu công trình về ứng dụng hàm biến phức trong lý thuyết nổ, vận dụng phương pháp Lavrentiev, giáo sư Thiêm cùng các học trò tham gia giải quyết thành công một số vấn đề thực tiễn ở Việt Nam như:
• Tính toán nổ mìn buồng mỏ đá Núi Voi lấy đá phục vụ xây dựng khu gang thép Thái Nguyên (1964)
• Phối hợp với Cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng lập bảng tính toán nổ mìn làm đường (1966)
• Phối hợp với Viện Thiết kế Bộ Giao thông Vận tải tính toán nổ mìn định hướng để tiến hành nạo vét kênh Nhà Lê từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh (1966 – 1967)

Ông đã ứng dụng hàm biến phức sang các lĩnh vực khác như: lý thuyết đàn hồi, chuyển động của chất lỏng nhớt. Kết hợp nghiên cứu lý thuyết với ứng dụng, Lê Văn Thiêm đề xuất một phương pháp độc đáo sử dụng nguyên lý thác triển đối xứng của hàm giải tích để tìm nghiệm tường minh cho bài toán thấm trong môi trường không đồng chất. Công trình này được đánh giá cao, được đưa vào cuốn sách chuyên khảo ìThe Theory of Groundwater Movement” (Lý thuyết chuyển động nước ngầm) của nữ Viện sĩ người Nga P.Ya.Polubarinova Kochina, xuất bản ở Moskva năm 1977.

Ông đã cùng với các cộng sự ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam dùng toán học để góp phần giải quyết các vấn đề như:
• Tính toán nước thấm và chế độ dòng chảy cho các đập thuỷ điện Hòa Bình, Vĩnh Sơn
• Tính toán chất lượng nước cho công trình thuỷ điện Trị An

Ông là tác giả của khoảng 20 công trình toán học được đăng trên các tạp chí quốc tế

Ông chủ biên nhiều sách về toán học. Trong đó có 2 cuốn sách chuyên khảo : Một số vấn đề toán học trong lý thuyết đàn hồi (1970) và Một số vấn đề toán học chất lỏng nhớt (1970).

Ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.

Hình ảnh công cộng
• Giải thưởng Lê Văn Thiêm của Hội Toán học Việt Nam dành cho những người nghiên cứu, giảng dạy toán và học sinh giỏi toán xuất sắc ở Việt Nam được trao hàng năm.[6]
• Đầu năm 2007, UBND thành phố Hà Nội có quyết định đặt tên đường Lê Văn Thiêm nối từ đường Lê Văn Lương đến đường Nguyễn Huy Tưởng. Lê Văn Thiêm là nhà Toán học Việt Nam đương đại đầu tiên được đặt tên đường. Trước đây đã có hai đường mang tên Lương Thế Vinh và Vũ Hữu là hai nhà Toán học từ thế kỷ XV ở Việt Nam được đặt ở Hà Nội.[7]

images2049826_VT1.jpg
Tượng GS Lê Văn Thiêm tại Viện Toán học Việt Nam


 
Tường niệm 20 năm ngày mất GS Lê Văn Thiêm, cho phép mình post một số bài tổng hợp từ internet viết về GS.

Lê Văn Thiêm là tiến sĩ toán học đầu tiên của nước ta, ông trở thành Chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Việt Nam và Viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học.

Công trình toán học đạt trình độ quốc tế
Từ đời nhà Lê, Lương Thế Vinh đã viết Đại thành toán pháp, Vũ Hữu viết Lập thành toán pháp nhằm hệ thống hoá những thành tựu hình học và số học của phương Đông thời ấy. Tuy nhiên, suốt mấy trăm năm sau đó, do không được tiếp xúc với những thành tựu toán học tiên tiến của phương Tây, kiến thức toán học của các cụ đồ nho thật quá sơ sài!

anhso-101733_images221397_GS_Le_Van_Thie
GS Lê Văn Thiêm (giữa), GS Nguyễn Đình Trí (trái) và GS Lê Dũng Tráng.


Thời thuộc Pháp, một số người Việt Nam ưu tú như Nguyễn Xiển, Hoàng Xuân Hãn, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Thúc Hào... đã sang Pháp học toán cao cấp, rồi trở về nước dạy toán ở bậc trung học và đại học.

Song phải đến Lê Văn Thiêm thì nước ta mới có nhà toán học thực thụ nghĩa là người có công trình nghiên cứu toán học đạt trình độ quốc tế. Ông là người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ A ở Đức (1944), rồi luận án tiến sĩ quốc gia về toán ở Pháp (1948), và cũng là người Việt Nam đầu tiên được mời làm giáo sư toán học và cơ học tại Đại học Zurich (Thuỵ Sĩ, 1949), một trường đại học lớn ở châu Âu, nơi thời trẻ Albert Einstein đã từng theo học.

GS Lê Văn Thiêm là Viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học. Năm 1970, khi mới thành lập, Viện chỉ có 1 giáo sư, 3 tiến sĩ, 12 cử nhân. Ngày nay, sau 40 năm phát triển, Viện đã có 83 nhà toán học trong đó có 17 giáo sư, 15 phó giáo sư. Các nhà toán học của Viện đã công bố khoảng 2.000 công trình, một số khá lớn trên các tạp chí toán học quốc tế hàng đầu; biên soạn nhiều sách chuyên khảo, trong đó có hàng chục cuốn được in tại các nhà xuất bản khoa học nổi tiếng như Springer-Verlag, World Scientific, Kluwer Academic Publishers, Pitman...

Những thành tựu ấy gắn liền với tên tuổi những người mở đường như Lê Văn Thiêm, Hoàng Tuỵ và những nhà toán học tài năng lớp sau như: Ngô Việt Trung, Hà Huy Khoái, Phạm Hữu Sách, Trần Đức Vân, Nguyễn Khoa Sơn, Lê Tuấn Hoa, Nguyễn Đình Công, Đinh Thế Lục, Nguyễn Tự Cường, Hoàng Xuân Phú, Hà Huy Bảng, Lê Dũng Mưu, Đỗ Ngọc Diệp, Vũ Ngọc Phát, Ngô Đắc Tân, Đinh Nho Hào, Nguyễn Đông Yên, Nguyễn Việt Dũng...
Lời ìtiên tri” của người thầy giáo Pháp

anhso-102032_images221398_GS_Le_Van_Thie
GS Lê Văn Thiêm và Ban Chấp hành Hội Toán học Việt Nam khoá 1. Hoàng Tuỵ (Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký, thứ 3), Nguyễn Thúc Hào (Phó Chủ tịch, thứ 4), Lê Văn Thiêm (Chủ tịch, thứ 5), Nguyễn Cảnh Toàn (Phó Chủ tịch, thứ 6), Nguyễn Đình Trí (Uỷ viên Thường vụ, thứ 7)... (Hàng đầu từ trái sang)


Lê Văn Thiêm sinh ngày 29/3/1918 tại Trung Lễ, Đức Thọ, Hà Tĩnh. Trung Lễ là một làng nghèo hiếu học. Dòng họ Lê ở Trung Lễ là một gia tộc danh tiếng, có nhiều người đỗ giải nguyên như Lê Văn Tự, Lê Văn Huân, Lê Thước... Đặc biệt, ông Lê Văn Kỷ, anh cả của Lê Văn Thiêm, là một người kỳ lạ hiếm có. Ông đỗ tiến sĩ nho học năm 1919, nhưng rồi chuyển sang học tiếng Pháp, thi rất nhanh qua nhiều bậc học và cuối cùng tốt nghiệp Trường Y Hà Nội, vào làm việc tại Quy Nhơn.

Mồ côi cha từ nhỏ, Lê Văn Thiêm được người anh cả nuôi cho ăn học tại Trường Quốc học Quy Nhơn. Hiệu trưởng trường này là ông Michel Casimir, tốt nghiệp cử nhân khoa học tại Paris. Ông rất mến phục tài học của cậu học trò nhỏ người An Nam dòng họ Lê, và thường nói trước mọi người bằng tiếng Pháp: ìIl ira plus loin que moi!” (Cậu ta sẽ tiến xa hơn tôi!).

Lời ìtiên tri” của thầy Michel quả là linh nghiệm. Năm 1937, Lê Văn Thiêm thi đỗ cao đẳng tiểu học (tương đương THCS hiện nay), và chỉ sau ba tháng nghỉ hè, với tư cách thí sinh tự do, ông thi đỗ tú tài phần 1 (thường là phải sau hai năm). Ông ra Hà Nội học tiếp để thi tú tài toàn phần. Do ở Đông Dương thời ấy chưa mở trường đại học khoa học, nên ông đành theo học lớp P.C.B. (Lý - Hoá - Sinh) để chuẩn bị thi vào Trường Y. Năm 1939, ông đỗ thứ nhì P.C.B., do đó, được cấp học bổng sang Pháp du học.

Năm 1941, Lê Văn Thiêm thi đỗ vào École normale supérieure (thường được dịch không chính xác là Đại học Sư phạm) ở phố Ulm, Paris. Đây là một ìtrường lớn”, tuyển sinh rất khó, học bổng rất cao, đã đào tạo nhiều nhà bác học lừng danh cho nước Pháp. Trong hai năm, ông thi đỗ 5 chứng chỉ (chỉ cần 3 chứng chỉ là xong chương trình cử nhân). Không ra trường dạy học, ông sang Thuỵ Sĩ, làm việc với Nevanlinna (một nhà toán học lớn của thế kỷ 20) về hàm phân hình.

Năm 1943, ông nhận được học bổng sang nghiên cứu toán ở Đức. Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ A và đang chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ B (tiến sĩ habil, tương đương tiến sĩ khoa học) thì vị giáo sư hướng dẫn qua đời. Ông liền trở về Pháp tiếp tục hướng nghiên cứu mà mình đã chọn, rồi bảo vệ luận án tiến sĩ quốc gia Về bài toán ngược phân phối giá trị các hàm phân hình vào năm 1948, khi mới 30 tuổi.

Nhiều năm sau, mùa thu năm 1981, ba nhà khoa học Việt Nam Lê Văn Thiêm, Hoàng Tuỵ và Nguyễn Văn Đạo sang thăm Mỹ. Một anh thanh niên Mỹ cố tìm gặp GS Thiêm để cảm ơn ông: Chính là nhờ bản luận án tiến sĩ A của ông công bố ở Đức năm 1943 mà giờ đây chàng trai này mới viết được luận án tiến sĩ...

Từ chối lời mời sang Mỹ, trở về nước tham gia kháng chiến
Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ quốc gia tại Paris, ông sang Thuỵ Sĩ giảng dạy tại Đại học Zurich, nơi Albert Einstein thời trẻ đã từng theo học. Có học vị cao, có điều kiện để phát huy tài năng ở phương Tây, thế nhưng người con dòng họ Lê yêu nước vẫn nhẹ nhàng từ bỏ tất cả để trở về Tổ quốc.

Cuối năm 1949, bằng số tiền dành dụm được sau mấy tháng dạy học, ông mua vé máy bay từ Paris đến Bangkok, sau khi từ chối một lời mời sang Mỹ làm việc với đồng lương hậu hĩnh. Từ Thái Lan, ông lội bộ xuyên rừng qua đất nước Campuchia đang bị quân Pháp chiếm đóng, đến bưng biền Nam Bộ. Tại đây, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

Để chuẩn bị cán bộ cho nền đại học cách mạng ở nước ta, ngày 22/1/1950, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên gửi công văn cho Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong đó có đoạn viết:
ìChúng tôi nhận thấy nếu ông Lê Văn Thiêm ra bắc được thì sẽ giúp ích nhiều cho Bộ Giáo dục. Vậy chúng tôi trân trọng đề nghị Phó Thủ tướng quyết định điều động ông Lê Văn Thiêm ra bắc.

Thế là, nhà toán học 32 tuổi cuốc bộ dọc theo chiều dài đất nước, nhiều đoạn phải vượt Trường Sơn cheo leo dễ bị địch phục kích hoặc bị hổ vồ, ra Tuyên Quang, kịp dự lễ khai giảng Trường Khoa học cơ bản của nước Việt Nam kháng chiến, giữa rừng xanh Chiêm Hoá.

Tạ Quang Bửu và Lê Văn Thiêm là hai nhà toán học thuộc thế hệ đầu tiên của nước ta. Lê Văn Thiêm kém Tạ Quang Bửu 8 tuổi. Cả hai ông đều là dân xứ Nghệ, tình tình giản dị, dễ gần. Năm 1939, khi anh sinh viên Lê Văn Thiêm mới đến Paris thì Tạ Quang Bửu đã trở về nước. Năm 1946, tham gia Phái đoàn Chính phủ ta sang Pháp dự Hội nghị Fontainebleau, Tạ Quang Bửu không quên ghé thăm Lê Văn Thiêm. Năm 1948, tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc họp ở Việt Bắc, Tạ Quang Bửu đã giới thiệu vắn tắt về bản luận án tiến sĩ quốc gia mà Lê Văn Thiêm vừa bảo vệ ở Paris.

Năm 1951, từ bưng biền ra tới Việt Bắc, Lê Văn Thiêm tìm đến thăm Tạ Quang Bửu lúc bấy giờ đang giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Trong những năm 1951-1954, tại Khu Học xá trung ương ở ngoại thành Nam Ninh (Trung Quốc), GS Lê Văn Thiêm giữ chức Hiệu trưởng Trường Khoa học cơ bản và Trường Sư phạm cao cấp.

Sau ngày Hà Nội giải phóng, ông làm Giám đốc Trường Đại học Khoa học, rồi Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp.Ông là vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Việt Nam

(theo mathvn.com)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi E. Galois: 23-03-2013 - 10:20

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#7
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Sáng ngày 9/2/2007, UBND Thành phố Hà Nội đã trang trọng tổ chức Lễ gắn biển phố Lê Văn Thiêm.

Tới dự buổi lễ, về phía Thành phố Hà Nội có Phó Chủ tịch UBND Đỗ Hoàng Ân; về phía Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam có GS.TSKH Hà Huy Khoái - Viện trưởng Viện Toán học; về phía ĐHQGHN có PGS.TS Phạm Trọng Quát - Phó giám đốc cùng đại diện lãnh đạo một số cơ quan Trung ương, Hà Nội và đại diện gia đình GS. Lê Văn Thiêm.

Phố Lê Văn Thiêm là một trong 32 đường, phố mới được đặt tên ở Thủ đô sau khi các đề nghị đặt tên đường, phố mới được Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội thông qua tại kỳ họp thứ 8 và được UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định hồi tháng 1/2007. Phố Lê Văn Thiêm dài 700m, rộng 8m, kéo dài từ đường Lê Văn Lương đến số nhà 27 đường Nguyễn Huy Tưởng thuộc địa phận Quận Thanh Xuân. Tuyến phố này có cơ sở hạ tầng tốt, mặt đường bê tông, đi qua làng sinh viên Hacinco và Xí nghiệp Lắp máy Điện lực - Bộ Xây dựng

Hình đã gửi


Hình đã gửi
Vị trí phố Lê Văn Thiêm


Hình đã gửi

Hình đã gửi


Tin và ảnh: Trần Đỗ Diệp Anh - Trang Tin tức Sự kiện (vnu.edu.vn)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi E. Galois: 03-07-2011 - 14:51

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#8
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Giải thưởng Lê Văn Thiêm

1. Giáo sư Lê Văn Thiêm đã được Nhà nước tặng Huân chương độc lập hạng nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh. Giải thưởng Lê Văn Thiêm do Hội toán học Việt nam đặt ra nhằm góp phần ghi nhận những thành tích xuất sắc của những thầy giáo và học sinh phổ thông đã khắc phục khó khăn để dạy toán và học toán giỏi, động viên học sinh đi sâu vào môn học có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển lâu dài của nền khoa học nước nhà. Giải thưởng Lê Văn Thiêm cũng là sự ghi nhận công lao của Giáo sư Lê Văn Thiêm, một nhà toán học lớn, một người thầy đã hết lòng vì sự nghiệp giáo dục.

2. Hình thức khen thưởng.
Người được giải thưởng sẽ được Hội Toán học Việt Nam cấp một giấy chứng nhận, một huy chương và một khoản tiền.
Một phần tiền trong quỹ ban đầu để thành lập Giải thưởng là do Phu nhân của cố Giáo sư Lê văn Thiêm tặng, trích từ tiền thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh của cố Giáo sư. Ngoài ra, tiền để giành cho Giải thưởn gốc được nhờ sự ủng hộ tự nguyện của các nhà toán học và một số tập thể, cơ quan nhiệt tình với việc khuyến khích thầy và trò phổ thông dạy và học tốt môn toán.

3. Đối tượng xét thưởng.
Giải thưởng được trao hàng năm cho một hoặc hai thầy giáo dạy toán ở PTTH và 2-4 học sinh PTTH.
Các thầy giáo được giải là những người có thành tích đặc biệt xuất sắc trong giảng dạy môn toán. Chú trọng những thầy giáo lâu năm trong nghề, những thầy giáo công tác ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa.
Một đến hai giải giành cho học sinh được tặng cho học sinh có thành tích đặc biệt xuất sắc trong các kỳ thi toán quốc gia và quốc tế. Một đến hai giải khác được trao cho học sinh đã khắc phục nhiều khó khăn trong học tập và đạt thành tích xuất sắc trong môn toán.

(Theo http://www.vms.org.vn)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi E. Galois: 03-07-2011 - 14:52

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh