Đến nội dung

Hình ảnh

Topic ôn luyện cho cuộc thi toán olympic 30/4 năm 2015


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 16 trả lời

#1
nghiemthanhbach

nghiemthanhbach

    $\sqrt{MF}'s\;friend$

  • Thành viên
  • 1056 Bài viết

Cuộc thi olympic 30/4 đang đến gần và những ai thi chắc cũng đã ôn luyện rất nhiều cho kỳ thi lớn này :)

Sau đây là một số bài tập với đề sẽ được post từng ngày với đáp án ( nếu có) để ôn luyện

MÌnh không dự thi nên nếu ôn luyện ra đề không đủ khó thì mong mọi người thông cảm :)

Trước hết ta đến với đề dự tuyển của PTNK ( dự tuyển xong hình như cho thi olympic luôn thì phải :) )

Đề dự tuyển của trường PTNK lớp 10 quốc gia ( phù hợp :) )

10959567_1578228732434562_11040654664731



#2
nghiemthanhbach

nghiemthanhbach

    $\sqrt{MF}'s\;friend$

  • Thành viên
  • 1056 Bài viết

Sau đây là đề thi chọn đội tuyển olympic 30/4 lớp 10 của trường chuyên Lê Hồng Phong TPHCM

10959579_1580071338916968_13735974241863

p/s: anh nào giỏi soạn thảo gõ latex thì em nhờ gõ lại đề hộ em nhé :)



#3
Super Fields

Super Fields

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 526 Bài viết

ĐỀ:

 

 

Bài 1. Cho $a,b,c$ là các số thực dương. Chứng minh rằng:

$$ab+bc+ca+max\begin{Bmatrix} \begin{vmatrix} a-b \end{vmatrix};\begin{vmatrix} b-c \end{vmatrix};\begin{vmatrix} c-a \end{vmatrix} \end{Bmatrix}\leq 1+\frac{1}{3}(a+b+c)^2$$

 

Bài 2. Cho các số nguyên dương $a,b,c$. Gọi $p$ là số nguyên tố có đồng thời các tính chất sau:

 

$i)$ $p$ là ước của $a^2+ab+b^2$

$ii)$ $p$ là ước của $a^5+b^5+c^5$

$iii)$ $p$ không là ước của $a+b+c$

 

Chứng minh rằng $p$ là số nguyên tố có dạng $6k+1$.

 

Bài 3. Cho tam giác $ABC$ nhọn khác tam giác cân nội tiếp đường tròn $\omega$. Gọi $D,E,F$ lần lượt là tâm đường tròn bàng tiếp tương ứng với đỉnh $A,B,C$ là $I$ là tâm đường tròn nội tiếp tam giác $ABC$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $EFI$ cắt $\omega$ tại $A_{1},A_{2}$.

 

$a)$ Chứng minh các đường thẳng $A_{1}A_{2}, EF, BC$ đồng quy.

$b)$ Đường tròn ngoại tiếp tam giác $DIF$ cắt $\omega$ tại $B_{1},B_{2}$; đường tròn ngoại tiếp tam giác $DIF$ cắt $\omega$ tại $C_{1},C_{2}$. Các đường thẳng $A_{1}A_{2}, B_{1}B_{2}, C_{1}C_{2}$ đôi một cắt nhau tạo thành một tam giác, chứng minh rằng diện tích tam giác nhỏ hơn $\frac{1}{4}$ diện tích tam giác $ABC$.

 

Câu 4. Tìm tất cả các hàm: $f:\mathbb{R}\rightarrow \mathbb{R}$ thỏa:

$$f(xf(y)-1)+f(xy)=2xy-1$$

$\forall x,y$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Super Fields: 13-02-2015 - 16:01

$\dagger$God made the integers, and else is the work of man.$\dagger$


$\boxed{\textrm{My Blog}}$


#4
khanghaxuan

khanghaxuan

    Trung úy

  • Thành viên
  • 969 Bài viết

Sau đây là đề thi chọn đội tuyển olympic 30/4 lớp 10 của trường chuyên Lê Hồng Phong TPHCM

10959579_1580071338916968_13735974241863

p/s: anh nào giỏi soạn thảo gõ latex thì em nhờ gõ lại đề hộ em nhé :)

 

Bài 1 :                                 $\sqrt{2x+15}=32x^{2}+32x-20$

 

                                          $\Leftrightarrow 2(2x+15)+\sqrt{2x+15}=2(4x+2)^{2}+(4x+2)$  

 

                                           $\Rightarrow 2x+15=(4x+2)^{2}$ 

 

                                            $\Rightarrow x=\frac{1}{2}$


Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào .

- A.Lincoln -

#5
nghiemthanhbach

nghiemthanhbach

    $\sqrt{MF}'s\;friend$

  • Thành viên
  • 1056 Bài viết

Bài 1 :                                 $\sqrt{2x+15}=32x^{2}+32x-20$

 

                                          $\Leftrightarrow 2(2x+15)+\sqrt{2x+15}=2(4x+2)^{2}+(4x+2)$  

 

                                           $\Rightarrow 2x+15=(4x+2)^{2}$ 

 

                                            $\Rightarrow x=\frac{1}{2}$

Thiếu nghiệm rồi $\frac{1}{16}(-9-\sqrt{221})$ đâu?



#6
Rias Gremory

Rias Gremory

    Del Name

  • Thành viên
  • 1384 Bài viết

Thiếu nghiệm rồi $\frac{1}{16}(-9-\sqrt{221})$ đâu?

 

ĐK : $x\geqslant \frac{-15}{2}$

Phương trình đã cho tương đương với

$2x+15=(32x^2+32x-20)^2$

$\Leftrightarrow 1024x^4+2048x^3-256x^2-1282x+385=0$

$\Leftrightarrow (16x^2+14x-11)(64x^2+72x-35)=0$

Kết hợp với điều kiên bài toán ta có nghiệm của phương trình là $x=\frac{1}{2},x=\frac{-9-\sqrt{221}}{16}$



#7
khanghaxuan

khanghaxuan

    Trung úy

  • Thành viên
  • 969 Bài viết

Thiếu nghiệm rồi $\frac{1}{16}(-9-\sqrt{221})$ đâu?

Trời !!! Em sơ suất quá !!!! :(  Xin bổ sung như sau :   \

 

                                          $2(2x+5)+\sqrt{2x+5}=2(4x+2)^{2}+(4x+2)$ (*)

 

Đặt :     $u=\sqrt{2x+15}$

 

            $v=4x+2$ 

 

(*) viết lại :      $2u^{2}+u=2v^{2}+v\Leftrightarrow (u-v)(2u+2v+1)=0$  

 

TH1 :  $u=v$  giải như trên $x=\frac{1}{2}$ 

 

TH2:            $2\sqrt{2x+15}=-5-8x$             ( $-\frac{15}{2}\leq x\leq \frac{-5}{8}$ )

 

                     $\Leftrightarrow x=\frac{-9-\sqrt{221}}{16}$

 


Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào .

- A.Lincoln -

#8
khanghaxuan

khanghaxuan

    Trung úy

  • Thành viên
  • 969 Bài viết

Sau đây là đề thi chọn đội tuyển olympic 30/4 lớp 10 của trường chuyên Lê Hồng Phong TPHCM

10959579_1580071338916968_13735974241863

p/s: anh nào giỏi soạn thảo gõ latex thì em nhờ gõ lại đề hộ em nhé :)

Làm thử bài này  :biggrin:!!!!!! 

Bài 5 :  Vì không có 2 số nào liên tiếp với nhau nên ta chỉ cần chứng minh bài toán với trường hợp mỗi số cách nhau 2 đơn vị . 

 

Do đó ta được :  $S_{n}=\sum_{i=1}^{n}k_{i}=n^{2}+n(k_{1}-1)+1$

 

Giả sử không tồn tại bất kì một số chính phương nào thỏa đề bài . 

 

Gọi $m^{2}$ và $(m+1)^{2}$ là hai số chính phương liên tiếp mà $S_{n}$ nằm trong khoảng $\begin{bmatrix} m^{2};(m+1)^{2} \end{bmatrix}$ 

 

TH1 : Nếu $S_{n}=m^{2}$ hoặc $S_{n}=(m+1)^{2}$ thì bài toán được chứng minh 

 

TH2 : Nếu $m^{2}<S_{n}<(m+1)^{2}$ . Vì theo điều giả sử là không có số chính phương nào nằm trong nửa khoảng thỏa đề  bài nên : 

 

$S_{n+1}<(m+1)^{2}$ 

 

Gọi $q$ là khoảng cách từ $S_{n}$ đến $m^{2}$

Mặt khác ta có :  $S_{n+1}=(n+1)^{2}+(n+1)(k_{1}-1)+1$  

 

Lại có :  $\Delta (S_{n};S_{n+1})<\Delta (m^{2};(m+1)^{2})$ 

 

            $\Leftrightarrow k_{n+1}<2m+1-q$

 

             $\Leftrightarrow k_{1}+2n+q<2m+1$  (*)

 

Lại có  :         $S_{n}>m^{2}$ 

 

                    $n^{2}+n(k_{1}-1)+1>m^{2}$

 

                     $\Leftrightarrow k_{1}>\frac{m^{2}-1-n^{2}}{n}+1$

 

Ta xét : $A=k_{1}+2n+q-2m-1$

 

$A>\frac{m^{2}-1+n^{2}}{n}-2m-1+q$ 

 

TH1 : Nếu $q=1$ thì :  $n^{2}+n(k_{1}-1)=m^{2}\Leftrightarrow (n-m)(n+m)=(1-k_{1})n<0$ hay $n<m$

 

Lúc đó ta được :  $(m-n-1)(m+1-n)\geq 0$   ( do $m\geq n+1$)

 

                           $\Leftrightarrow (m-n)^{2}-1\geq 0\Leftrightarrow (m-n)^{2}+qn-n-1\geq 0$

 

                           $\Leftrightarrow \frac{m^{2}+n^{2}-1}{n}\geq 2m-q+1$

 

                            $\Leftrightarrow k_{1}+2n\geq 2m+1-q$ (**)

 

Từ (*) và (**) ta có điều vô lý . Vậy bài toán được chứng minh

 

TH2:  Nếu $q=1+s$   ( trong đó s\in N^{*}) thì ta được :  $(m-n)^{2}+ns-1\geq 0$  (luôn đúng ) 

 

                                                      $\Leftrightarrow \frac{m^{2}+n^{2}-11}{n}\geq 2m+1-q$ 

 

                                                         $k_{1}+2n\geq 2m+1-q$ (***)

 

Từ (*) và (***) ta có điều vô lý . Vậy ta có ĐPCM


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi khanghaxuan: 14-02-2015 - 15:35

Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào .

- A.Lincoln -

#9
khanghaxuan

khanghaxuan

    Trung úy

  • Thành viên
  • 969 Bài viết

Sau đây là đề thi chọn đội tuyển olympic 30/4 lớp 10 của trường chuyên Lê Hồng Phong TPHCM

10959579_1580071338916968_13735974241863

p/s: anh nào giỏi soạn thảo gõ latex thì em nhờ gõ lại đề hộ em nhé :)

 

Bạn cho mình cái ĐÁP SỐ bài 3 và gợi ý ý tưởng của bài BĐT nhé !!!


Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào .

- A.Lincoln -

#10
nghiemthanhbach

nghiemthanhbach

    $\sqrt{MF}'s\;friend$

  • Thành viên
  • 1056 Bài viết

http://diendantoanho...phcm-2014-2015/

Câu bđt đây, sơ ý ko để ý đề LHP có người đăng rồi ... mà kệ :D



#11
khanghaxuan

khanghaxuan

    Trung úy

  • Thành viên
  • 969 Bài viết

http://diendantoanho...phcm-2014-2015/

Câu bđt đây, sơ ý ko để ý đề LHP có người đăng rồi ... mà kệ :D

 

Còn bài 3 :  Xét 5 trường hợp $p<0$ , $0<p<1$ , $p>1$ , $p=0$ , $p=1$ 

 

Tìm ra nghiệm hình như là :   $p=0 ; p=\frac{1}{4} ; p=-\frac{3}{4} ; p=1$  

 

P/s :  Tối nay sẽ post lời giải . Còn việc bây giờ là ĂN ... :luoi: 


Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào .

- A.Lincoln -

#12
khanghaxuan

khanghaxuan

    Trung úy

  • Thành viên
  • 969 Bài viết

Cuộc thi olympic 30/4 đang đến gần và những ai thi chắc cũng đã ôn luyện rất nhiều cho kỳ thi lớn này :)

Sau đây là một số bài tập với đề sẽ được post từng ngày với đáp án ( nếu có) để ôn luyện

MÌnh không dự thi nên nếu ôn luyện ra đề không đủ khó thì mong mọi người thông cảm :)

Trước hết ta đến với đề dự tuyển của PTNK ( dự tuyển xong hình như cho thi olympic luôn thì phải :) )

Đề dự tuyển của trường PTNK lớp 10 quốc gia ( phù hợp :) )

10959567_1578228732434562_11040654664731

 

Bài 1 :  Giả sử $max\begin{Bmatrix} \begin{vmatrix} a-b \end{vmatrix};\begin{vmatrix} b-c \end{vmatrix};\begin{vmatrix} c-a \end{vmatrix} \end{Bmatrix}=\begin{vmatrix} a-b \end{vmatrix}$ 

 

Từ đó ta giả sử $a=max\begin{Bmatrix} a;b;c \end{Bmatrix} ; b=min\begin{Bmatrix} a;b;c \end{Bmatrix}$ 

 

Ta cần chứng minh :          $\sum ab + (a-b)\leq 1+\frac{1}{3}(\sum a)^{2}$

 

                                      $\frac{1}{6}((a-b-1)^{2}+(c-b-2)^{2}+(a-c-2)^{2})\geq \frac{1}{2}$ 

 

Thật vậy :   $\frac{1}{6}((a-b-1)^{2}+(c-b-2)^{2}+(a-c-2)^{2})\geq \frac{4}{3}\geq \frac{1}{2}$

 

Vậy ta có ĐPCM 

 

Bài 4 :  Dễ thấy f đơn ánh  

 

Thay $x\rightarrow 0$ ta được :   $f(-1)+f(0)=-1$ (1)

 

Thay $y\rightarrow 0$ ta được :   $f(xf(0)-1)+f(0)=-1$ (2)

 

Từ (1) và (2) ta được :  $f(0)=0$  nên $f(-1)=-1$

 

Thay $x\rightarrow 1$  và $y\rightarrow x$  ta được :  $f(f(x)-1)+f(x)=2x-1$  (*)

 

Thay $y\rightarrow 1$  ta được :   $f(x-1)+f(x)=2x-1$ (**) 

 

Từ (*) và (**) ta được :  $f(x-1)=f(f(x)-1)\Rightarrow f(x)=x$ 

 

Vậy $f(x)=x$ là nghiệm của PTH đã cho 

  

P/s : Bạn post lời giải 2 bài còn lại đi nhé !!!!Thanks :biggrin: 


Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào .

- A.Lincoln -

#13
nghiemthanhbach

nghiemthanhbach

    $\sqrt{MF}'s\;friend$

  • Thành viên
  • 1056 Bài viết

Bài 1 :  Giả sử $max\begin{Bmatrix} \begin{vmatrix} a-b \end{vmatrix};\begin{vmatrix} b-c \end{vmatrix};\begin{vmatrix} c-a \end{vmatrix} \end{Bmatrix}=\begin{vmatrix} a-b \end{vmatrix}$ 

 

Từ đó ta giả sử $a=max\begin{Bmatrix} a;b;c \end{Bmatrix} ; b=min\begin{Bmatrix} a;b;c \end{Bmatrix}$ 

 

Ta cần chứng minh :          $\sum ab + (a-b)\leq 1+\frac{1}{3}(\sum a)^{2}$

 

                                      $\frac{1}{6}((a-b-1)^{2}+(c-b-2)^{2}+(a-c-2)^{2})\geq \frac{1}{2}$ 

 

Thật vậy :   $\frac{1}{6}((a-b-1)^{2}+(c-b-2)^{2}+(a-c-2)^{2})\geq \frac{4}{3}\geq \frac{1}{2}$

 

Vậy ta có ĐPCM 

 

Bài 4 :  Dễ thấy f đơn ánh  

 

Thay $x\rightarrow 0$ ta được :   $f(-1)+f(0)=-1$ (1)

 

Thay $y\rightarrow 0$ ta được :   $f(xf(0)-1)+f(0)=-1$ (2)

 

Từ (1) và (2) ta được :  $f(0)=0$  nên $f(-1)=-1$

 

Thay $x\rightarrow 1$  và $y\rightarrow x$  ta được :  $f(f(x)-1)+f(x)=2x-1$  (*)

 

Thay $y\rightarrow 1$  ta được :   $f(x-1)+f(x)=2x-1$ (**) 

 

Từ (*) và (**) ta được :  $f(x-1)=f(f(x)-1)\Rightarrow f(x)=x$ 

 

Vậy $f(x)=x$ là nghiệm của PTH đã cho 

  

P/s : Bạn post lời giải 2 bài còn lại đi nhé !!!!Thanks :biggrin: 

Bạn cho mình hỏi khúc màu đỏ bạn tách làm sao vậy, mình đặt ẩn tách cũng ra nhưng mà là mò :| :c


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nghiemthanhbach: 15-02-2015 - 22:16


#14
dinhnguyenhoangkim

dinhnguyenhoangkim

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 56 Bài viết

Bài 6 (Trường LHP): Cho D là điểm trên cạnh BC của tam giác ABC sao cho $\angle$CAD=$\angle$CBA. Một đường tròn tâm O đi qua B và D lần lượt cắt AB, AD tại E, F. Đường thẳng BF và DE cắt nhau tại G. M là trung điểm AG. Chứng minh CM vuông góc với AO.

 Untitled2'.jpg  

Bổ đề: Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn tâm O. AD cắt BC tại Q. AB cắt CD tại P. AC cắt BD tại I. Khi đó O là trực tâm tam giác IPQ.

Trở lại bài toán ban đầu:

Gọi H=EF$\cap$BC, K=EF$\cap$AG, J=AG$\cap$BC.

Ta có: $\angle$EFA=$\angle$ABD$\Rightarrow$$\angle$EFA=$\angle$DAC$\Rightarrow$EF//AC

Áp dụng bổ đề ta có O là trực tâm tam giác AGH $\Rightarrow$ HG vuông góc AO. Ta cần C/m CM//HG.

AJ, BF, DE đồng quy, H=EF $\cap$BC $\Rightarrow$(BDJH)=-1

$\Rightarrow$(AGJK)=-1(Phép chiếu xuyên tâm E).

Mà M là trung điểm AG nên 

$\overline{JG}$.$\overline{JA}$=$\overline{JK}$.$\overline{JM}$(Hệ thức Maclaurin)$\Rightarrow$JG.JA=JK.JM

$\Rightarrow$$\frac{JA}{JK}$=$\frac{JM}{JG}$

Lại có $\frac{JA}{JK}$=$\frac{JC}{JH}$ (do EF//HG) nên $\frac{JM}{JG}$=$\frac{JC}{JH}$$\Rightarrow$GH//MC$\Rightarrow$đpcm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dinhnguyenhoangkim: 16-02-2015 - 09:00


#15
khanghaxuan

khanghaxuan

    Trung úy

  • Thành viên
  • 969 Bài viết

Bài 6 (Trường LHP): Cho D là điểm trên cạnh BC của tam giác ABC sao cho $\angle$CAD=$\angle$CBA. Một đường tròn tâm O đi qua B và D lần lượt cắt AB, AD tại E, F. Đường thẳng BF và DE cắt nhau tại G. M là trung điểm AG. Chứng minh CM vuông góc với AO.

 attachicon.gifUntitled2'.jpg 

Bổ đề: Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn tâm O. AD cắt BC tại Q. AB cắt CD tại P. AC cắt BD tại I. Khi đó O là trực tâm tam giác IPQ.

Gọi H=EF$\cap$BC, K=EF$\cap$AG, J=AG$\cap$BC.

Ta có: $\angle$EFA=$\angle$ABD$\Rightarrow$$\angle$EFA=$\angle$DAC$\Rightarrow$EF//AC

Áp dụng bổ đề ta có O là trực tâm tam giác AGH $\Rightarrow$ HG vuông góc AO. Ta cần C/m CM//HG.

AJ, BF, DE đồng quy, H=EF $\cap$BC $\Rightarrow$(BDJH)=-1

$\Rightarrow$(AGJK)=-1(Phép chiếu xuyên tâm E).

Mà M là trung điểm AG nên 

$\overline{JG}$.$\overline{JA}$=$\overline{JK}$.$\overline{JM}$(Hệ thức Maclaurin)$\Rightarrow$JG.JA=JK.JM

$\Rightarrow$$\frac{JA}{JK}$=$\frac{JM}{JG}$

Lại có $\frac{JA}{JK}$=$\frac{JC}{JH}$ (do EF//HG) nên $\frac{JM}{JG}$=$\frac{JC}{JH}$$\Rightarrow$GH//MC$\Rightarrow$đpcm

Chỗ này là sao bạn ?


Điều tôi muốn biết trước tiên không phải là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào .

- A.Lincoln -

#16
dinhnguyenhoangkim

dinhnguyenhoangkim

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 56 Bài viết

Phép chiếu xuyên tâm bảo toàn tỉ số kép đó bạn. Cái này mình đọc trong Tài liệu chuyên toán 10 Hình.

Ở đây là phép chiếu xuyên tâm E, đi từ đường thẳng BC đến đường thẳng AG.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dinhnguyenhoangkim: 16-02-2015 - 09:07


#17
dinhnguyenhoangkim

dinhnguyenhoangkim

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 56 Bài viết

Bài 3. Cho tam giác $ABC$ nhọn khác tam giác cân nội tiếp đường tròn $\omega$. Gọi $D,E,F$ lần lượt là tâm đường tròn bàng tiếp tương ứng với đỉnh $A,B,C$ là $I$ là tâm đường tròn nội tiếp tam giác $ABC$. Đường tròn ngoại tiếp tam giác $EFI$ cắt $\omega$ tại $A_{1},A_{2}$.

$a)$ Chứng minh các đường thẳng $A_{1}A_{2}, EF, BC$ đồng quy.

$b)$ Đường tròn ngoại tiếp tam giác $DIF$ cắt $\omega$ tại $B_{1},B_{2}$; đường tròn ngoại tiếp tam giác $DIE$ cắt $\omega$ tại $C_{1},C_{2}$. Các đường thẳng $A_{1}A_{2}, B_{1}B_{2}, C_{1}C_{2}$ đôi một cắt nhau tạo thành một tam giác, chứng minh rằng diện tích tam giác nhỏ hơn $\frac{1}{4}$ diện tích tam giác $ABC$.

Untitled.jpg

a) Bằng các biến đổi góc, ta dễ có $\widehat{BFE}$+$\widehat{BCE}$=180$^{\circ}$$\Rightarrow$BCEF nội tiếp.

    Ta có BCEF nội tiếp, BA1A2C nội tiếp, FA1A2E nội tiếp $\Rightarrow$ BC là trục đẳng phương của $\omega$ và (BCE), 

    A1A2 lá trục đẳng phương của $\omega$ và (FIE), EF là trục đẳng phương của (BCE) và (FIE)

    Suy ra BC, EF, A1A2 đồng quy.

b) Dễ thấy FAIB nội tiếp.

    Ta có AB là trục đẳng phương của $\omega$ và (FAB), IF là trục đẳng phương của (FIE) và (FAB),     A     1Alà trục đẳng phương của $\omega$ và (FIE) $\Rightarrow$ AB, A  1A2, FI  đồng quy (1).

    Ta có B1B2 là trục đẳng phương của $\omega$ và (FID), IF là trục đẳng phương của (FIE) và (FID),     A     1A2  là trục đẳng phương của $\omega$ và (FIE) $\Rightarrow$ B 1B2, A1A2, IF đồng quy (2).

    Từ (1) và (2) suy ra    B1B2, A1A2, IF, AB đồng quy  $\Rightarrow$ Giao điểm của A  1A2 và B1Blà chân đường phân giác từ

    đỉnh C của $\Delta$ABC.

    Tương tự đối với A1A2 và C1C2,  C1C2 và B1B2.

    Vậy tam giác tạo bởi 3 đường thẳng   A 1A2, B1B2, C1C2 là tam giác tạo bởi chân 3 đường phân giác trong $\Delta$ABC.

    Untitled2.jpg

    Gọi các chân đường phân giác là M, N, P.

    Ta có :$\frac{SBMP}{SABC}$=$\frac{BM.BP}{BC.BA}$=$\frac{c}{b+c}$.$\frac{a}{a+b}$$\frac{ac}{(a+b)(b+c)}$

    Tương tự: $\frac{SAPN}{SABC}$=$\frac{bc}{(a+b)(c+a)}$, $\frac{SCMN}{SABC}$=$\frac{ab}{(b+c)(c+a)}$

  Vậy :$\frac{SBPM}{SABC}$+$\frac{SAPN}{SABC}$+$\frac{SCMN}{SABC}$ = $\frac{$\sum$ab(a+b)}{(a+b)(b+c)(c+a)}$=T

  Ta có: T=$\frac{(a+b)(b+c)(c+a)-2abc}{(a+b)(b+c)(c+a)}$

               $\geqslant$$\frac{(a+b)(b+c)(c+a)-(a+b)(b+c)(c+a)/4}{(a+b)(b+c)(c+a)}$=3/4

  Ta có: $\frac{SMNP}{SABC}$=1-T$\leqslant$1-$\frac{3}{4}$=$\frac{1}{4}$

   Dấu "=" không xảy ra do tam giác ABC không đều $\Rightarrow$ đpcm


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dinhnguyenhoangkim: 18-02-2015 - 15:40





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh