Đến nội dung

Hình ảnh

Phân biệt XS điều kiện

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
GINNY WEASLEY

GINNY WEASLEY

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 103 Bài viết

Mình có hai bài XS như sau :

 

Bài 1 : 1 hộp có 10 lá phiếu, trong đó có 2 lá trúng thưởng. Có 10 người lần lượt lấy ngẫu nhiên, mỗi người 1 lá. Tính XS để người thứ 3 lấy được phiếu trúng thưởng, biết trong 2 người đầu, đã có người lấy được phiếu trúng thưởng.

 

Bài 2 : 1 hộp có 10 bi, trong đó có 2 bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên (không hoàn lại) cho đến khi thấy 2 bi đỏ thì dừng. Tính XS để dừng lại ở lần thứ 3.

 

Đối với bài 1, bài giải của SGK là :

Đặt Ai : bc "người thứ i lấy được phiếu trúng thưởng" (i=1,2,3...10)

Đặt B : bc "1 trong 2 người đầu có phiếu trúng thưởng

 

$ B = \bar{A_{1}}.A_{2} + A_{1}.\bar{A_{2}}$

$ P(B) = P(\bar{A_{1}}).P(A_{2}\mid \bar{A_{1}} ) + P(\bar{A_{2}}).P(A_{1}\mid \bar{A_{2}} ) $ $= \frac{16}{45}$

 

XS cần tính là :

$P(A_{3} \mid B) = \frac{P(A_{3}.B)}{P(B)} = \frac{\frac{2}{45}}{\frac{16}{45}} = \frac{1}{8}$

 

Đối với bài 2, SGK giải là :

Đặt Ai : bc "bốc được bi đỏ lần thứ i"

Đặt B : bc "dừng lại ở lần bốc thứ 3" (XS cần tính)

 

$B = \bar{A_{1}}A_{2}A_{3} + A_{1}\bar{A_{2}}A_{3}$

$P(B) = P( \bar{A_{1}}).P(A_{2} \mid \bar{A_{1}}).P(A_{3} \mid \bar{A_{1}}.A_{2} ) + P( A_{1}).P(\bar{A_{2}} \mid A_{1}).P(A_{3} \mid \bar{A_{2}}.A_{1} )$

$P(B) = \frac{2}{45}$

 

Vấn đề mình cần hỏi là :

Đối với bài 1, tại sao xác suất cần tính không phải là $P(A_{3}.B)$ mà lại là $P(A_{3} \mid B)$ ?

 

Và bài 2 với bài 1 có giống nhau không ?

Mình suy luận là :

  • Bài 1 : Người thứ 3 bốc trúng biết trong 2 người đầu đã có người bốc 1 lá phiếu trúng. Suy ra cả 2 biến cố A3 và B đều xảy ra (không độc lập)
  • Bài 2 : Dừng lại lần 3. Suy ra trong 2 lần đầu lấy, thì có 1 lần là bi đỏ, để lần 3 là bi đỏ thì có được 2 bi. Suy ra, nếu gọi C như bc B ở bài 1 thì 2 biến cố C và A3 xảy ra (không độc lập)
  • Dẫn đến KQ mình tính cho 2 bài là như nhau

 

Cám ơn các bạn :)

Hình gửi kèm

  • A1.jpg
  • A2.jpg
  • A3.jpg
  • A4.jpg

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi GINNY WEASLEY: 24-02-2015 - 17:43


#2
chanhquocnghiem

chanhquocnghiem

    Thiếu tá

  • Thành viên
  • 2494 Bài viết

Mình có hai bài XS như sau :

 

Bài 1 : 1 hộp có 10 lá phiếu, trong đó có 2 lá trúng thưởng. Có 10 người lần lượt lấy ngẫu nhiên, mỗi người 1 lá. Tính XS để người thứ 3 lấy được phiếu trúng thưởng, biết trong 2 người đầu, đã có người lấy được phiếu trúng thưởng.

 

Bài 2 : 1 hộp có 10 bi, trong đó có 2 bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên (không hoàn lại) cho đến khi thấy 2 bi đỏ thì dừng. Tính XS để dừng lại ở lần thứ 3.

 

Đối với bài 1, bài giải của SGK là :

Đặt Ai : bc "người thứ i lấy được phiếu trúng thưởng" (i=1,2,3...10)

Đặt B : bc "1 trong 2 người đầu có phiếu trúng thưởng

 

$ B = \bar{A_{1}}.A_{2} + A_{1}.\bar{A_{2}}$

$ P(B) = P(\bar{A_{1}}).P(A_{2}\mid \bar{A_{1}} ) + P(\bar{A_{2}}).P(A_{1}\mid \bar{A_{2}} ) $ $= \frac{16}{45}$

 

XS cần tính là :

$P(A_{3} \mid B) = \frac{P(A_{3}.B)}{P(B)} = \frac{\frac{2}{45}}{\frac{16}{45}} = \frac{1}{8}$

 

Đối với bài 2, SGK giải là :

Đặt Ai : bc "bốc được bi đỏ lần thứ i"

Đặt B : bc "dừng lại ở lần bốc thứ 3" (XS cần tính)

 

$B = \bar{A_{1}}A_{2}A_{3} + A_{1}\bar{A_{2}}A_{3}$

$P(B) = P( \bar{A_{1}}).P(A_{2} \mid \bar{A_{1}}).P(A_{3} \mid \bar{A_{1}}.A_{2} ) + P( A_{1}).P(\bar{A_{2}} \mid A_{1}).P(A_{3} \mid \bar{A_{2}}.A_{1} )$

$P(B) = \frac{2}{45}$

 

Vấn đề mình cần hỏi là :

Đối với bài 1, tại sao xác suất cần tính không phải là $P(A_{3}.B)$ mà lại là $P(A_{3} \mid B)$ ?

 

Và bài 2 với bài 1 có giống nhau không ?

Mình suy luận là :

  • Bài 1 : Người thứ 3 bốc trúng biết trong 2 người đầu đã có người bốc 1 lá phiếu trúng. Suy ra cả 2 biến cố A3 và B đều xảy ra (không độc lập)
  • Bài 2 : Dừng lại lần 3. Suy ra trong 2 lần đầu lấy, thì có 1 lần là bi đỏ, để lần 3 là bi đỏ thì có được 2 bi. Suy ra, nếu gọi C như bc B ở bài 1 thì 2 biến cố C và A3 xảy ra (không độc lập)
  • Dẫn đến KQ mình tính cho 2 bài là như nhau

 

Cám ơn các bạn :)

Bài 1 :

Gọi $A_{i}$ là biến cố người thứ $i$ lấy được phiếu trúng thưởng; $B$ là biến cố trong 2 người đầu có đúng 1 người trúng thưởng

$\Rightarrow A_{3}.B$ là biến cố người thứ ba và 1 trong 2 người đầu trúng thưởng ; còn $A_{3}|B$ là biến cố người thứ ba trúng thưởng khi 1 trong 2 người đầu đã trúng thưởng.

Như vậy rõ ràng đề bài yêu cầu tính $P(A_{3}|B)$

 

Để so sánh bài 1 với bài 2, cần đặt lại tên các biến cố trong bài 2 :

Gọi $A_{i}$ là biến cố lần thứ $i$ lấy được bi đỏ ; $B$ là biến cố trong 2 lần đầu có đúng 1 lần lấy được bi đỏ

$\Rightarrow$ xác suất cần tính là $P(A_{3}.B)$

 

Như vậy kết quả 2 bài là khác nhau :

Bài 1 : $P(A_{3}|B)=\frac{1}{8}$ (vì khi 2 người đầu có 1 người trúng thì chỉ còn 1 phiếu trúng thưởng cho 8 người còn lại)

Bài 2 : $P(A_{3}.B)=P(B).P(A_{3}|B)=\frac{16}{45}.\frac{1}{8}=\frac{2}{45}$.


...

Ðêm nay tiễn đưa

Giây phút cuối vẫn còn tay ấm tay
Mai sẽ thấm cơn lạnh khi gió lay
Và những lúc mưa gọi thương nhớ đầy ...

 

http://www.wolframal...-15)(x^2-8x+12)


#3
Kofee

Kofee

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 206 Bài viết

Xin thầy chanhquocnghiem vui lòng giảng bài:

Có bao nhiêu số tự nhiên có năm chữ số, trong đó có mặt hai chữ số lẻ và ba chữ số chẵn?


Xê ra, để người ta làm Toán sĩ!


#4
GINNY WEASLEY

GINNY WEASLEY

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 103 Bài viết

Bài 1 :

Gọi $A_{i}$ là biến cố người thứ $i$ lấy được phiếu trúng thưởng; $B$ là biến cố trong 2 người đầu có đúng 1 người trúng thưởng

$\Rightarrow A_{3}.B$ là biến cố người thứ ba và 1 trong 2 người đầu trúng thưởng ; còn $A_{3}|B$ là biến cố người thứ ba trúng thưởng khi 1 trong 2 người đầu đã trúng thưởng.

Như vậy rõ ràng đề bài yêu cầu tính $P(A_{3}|B)$

 

Để so sánh bài 1 với bài 2, cần đặt lại tên các biến cố trong bài 2 :

Gọi $A_{i}$ là biến cố lần thứ $i$ lấy được bi đỏ ; $B$ là biến cố trong 2 lần đầu có đúng 1 lần lấy được bi đỏ

$\Rightarrow$ xác suất cần tính là $P(A_{3}.B)$

 

Như vậy kết quả 2 bài là khác nhau :

Bài 1 : $P(A_{3}|B)=\frac{1}{8}$ (vì khi 2 người đầu có 1 người trúng thì chỉ còn 1 phiếu trúng thưởng cho 8 người còn lại)

Bài 2 : $P(A_{3}.B)=P(B).P(A_{3}|B)=\frac{16}{45}.\frac{1}{8}=\frac{2}{45}$.

 

Dạ em cám ơn Thầy ạ :)






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh