Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An 2014-2015


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 27 trả lời

#1
Phanbalong

Phanbalong

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 216 Bài viết

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH NGHÊ AN 2014-2015 (150 phút )
     
                                                   
  Bài 1. (4 điểm)
  a, Cho hai số tự nhiên a,b thỏa mãn điều kiện  $a^{2}+a=2b^{2}+b$. Chứng minh rằng a-b và a+b+1 đều là các số chính phương
   b,Tìm số tự nhiên n sao cho số 2015 viết được thành tổng của n hợp số nhưng không thể viết thành tổng   của n+1 hợp số                    
  Bài 2.(5 điểm)
a, Giai Phương Trình: $\sqrt{6x-1}+\sqrt{9x^{2}-1}=6x-9x^{2}$
b, Giai Hệ Phương Trình: $\left\{\begin{matrix} x^{2}+y^{2}+xy=2 & & \\ x^{3}+y^{3}=2x+4y& & \end{matrix}\right.$ 
  Bài 3 .( 3 điểm)
Cho a,b,c là các số thực dương thỏa mãn: abc=1. Tìm Max :
   $\sum \frac{1}{a+2b+3}$
  Bài 4.(6 điểm). Cho tam giác ABC có 3 góc nội tiếp đường tròn $\left ( O \right )$ .Trên cung nhỏ BC của đường tròn $\left ( O \right )$ lấy điểm M ( M không trùng với B,C). Gọi D,E,F lần lượt là 3 điểm đối xứng với M qua BC,CA,AB. Chứng Minh :
  a, Ba điểm D,E,F thẳng hàng
  b, $\frac{AB}{MF}+\frac{AC}{ME}=\frac{BC}{MD}$
  Bài 5.(2 điểm) Cho 121 điểm phân biệt nằm trong hoặc nằm trên cạnh của 1 tam giác đều có cạnh bằng 6cm. Chứng minh rằng có thể vẽ được 1 đường tròn có đường kính bằng $\sqrt{3}$ chứa ít nhất 11 điểm trong số các điểm đã cho.


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phanbalong: 20-03-2015 - 21:40

'' Để Đạt Được Thành Tích Bạn Chưa Từng Đạt Được, Bạn Phải Làm Những Việc Mà Bạn Chưa Tứng Làm''


#2
HoangVienDuy

HoangVienDuy

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 309 Bài viết

 

                     Đề Thi Học Sinh Giỏi Lớp 9 Cấp THCS

                                             Năm học : 2014-2015

                             Môn thi: TOÁN - BẢNG A

                                 Thời gian: 150 phút                                                                                                                    
 

                                                                                                                                                                                                                 Bài 3: (3điểm)

 Cho a,b,c là các số thực dương thỏa mãn : abc=1 . Tì​m giá trị lớn nhất của biểu thức :            

 $\sum \frac{1}{a+2b+3c}$
                                                                                                                                                                                                  

gõ đề sai kìa bạn ơi: 3 chứ ko phải là 3c

vì bạn đăng đề sang topic này nên mình phải coppy bài viết của mình sang để mọi người cùng xem:

câu 3b: đặt $a=x^{2};b=y^{2},c=z^{2}$

ta có: $P=\sum \frac{1}{x^{2}+2y^{2}+3}=\sum \frac{1}{x^{2}+y^{2}+y^{2}+1+2}\leq \sum \frac{1}{2}.\frac{1}{xy+y+1}$

mặt khác vì $x^{2}y^{2}z^{2}=1\Rightarrow xyz=1$. ta dễ dàng chứng minh được $\frac{1}{xy+y+1}+\frac{1}{yz+z+1}+\frac{1}{zx+x+1}=1$ từ đó suy ra $P\leq \frac{1}{2}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HoangVienDuy: 19-03-2015 - 18:46

Có một người đi qua hoa cúc

Có hai người đi qua hoa cúc

Bỏ lại sau lưng cả tuổi thơ mình...

FB:https://www.facebook.com/hoang.vienduy


#3
HoangVienDuy

HoangVienDuy

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 309 Bài viết

 

                     Đề Thi Học Sinh Giỏi Lớp 9 Cấp THCS

                                             Năm học : 2014-2015

                             Môn thi: TOÁN - BẢNG A

                                 Thời gian: 150 phút                                                                                                                    
 

                                                                                                                                                                               Bài 2 : ( 5 điểm )
 a) Giai Phương Trình : 

             $\sqrt{6x-1}+\sqrt{9x^{2}-1} =6x-9x^{2}$ 
 

 

Đặt $\sqrt{6x-1}=a>0. \sqrt{9x^{2}-1}=b>0$. ta có $a-b=a^{2}-b^{2}\Leftrightarrow a-b=(a-b)(a+b)\Leftrightarrow (a-b)(a+b-1)=0$

+với a=b ta có $\sqrt{6x-1}=\sqrt{9x^{2}-1}\Leftrightarrow 6x-1=9x^{2}-1\Leftrightarrow 9x^{2}-6x=0$ suy ra x=0 hoặc x=2/3.

+với a+b=1. ta có.... các bạn tự giải :))))


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HoangVienDuy: 19-03-2015 - 15:49

Có một người đi qua hoa cúc

Có hai người đi qua hoa cúc

Bỏ lại sau lưng cả tuổi thơ mình...

FB:https://www.facebook.com/hoang.vienduy


#4
HoangVienDuy

HoangVienDuy

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 309 Bài viết

 

                     Đề Thi Học Sinh Giỏi Lớp 9 Cấp THCS

                                             Năm học : 2014-2015

                             Môn thi: TOÁN - BẢNG A

                                 Thời gian: 150 phút                                                                                                                                                                                                                                                                            câu 2:                   

 b) Giai Hệ Phương Trình

             $\left\{\begin{matrix} x^{2}+y^{2} = xy+2 & & \\ x^{3}+y^{3} =2x+4y & & \end{matrix}\right.$   

 

$\left\{\begin{matrix} x^{2}+y^{2} = xy+2 & & \\ x^{3}+y^{3} =2x+4y & & \end{matrix}\right$ từ pt (1) $\Rightarrow x^{2}-xy+y^{2}=2$.thay vào pt (2) ta có $2(x+y)=2x+4y\Leftrightarrow 2y=0\Rightarrow y=0\Rightarrow x=2$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HoangVienDuy: 19-03-2015 - 15:58

Có một người đi qua hoa cúc

Có hai người đi qua hoa cúc

Bỏ lại sau lưng cả tuổi thơ mình...

FB:https://www.facebook.com/hoang.vienduy


#5
vda2000

vda2000

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 301 Bài viết

vì bạn đăng đề sang topic này nên mình phải coppy bài viết của mình sang để mọi người cùng xem:

câu 3b: đặt $a=x^{2};b=y^{2},c=z^{2}$

ta có: $P=\sum \frac{1}{x^{2}+2y^{2}+3}$ $=\sum \frac{1}{x^{2}+y^{2}+y^{2}+1+2}\leq \sum \frac{1}{2}.\frac{1}{xy+y+1}$

mặt khác vì $x^{2}y^{2}z^{2}=1\Rightarrow xyz=1$. ta dễ dàng chứng minh được $\frac{1}{xy+y+1}+\frac{1}{yz+z+1}+\frac{1}{zx+x+1}=1$ từ đó suy ra $P\leq \frac{1}{2}$

Sai rồi bạn ơi, phải là $3z^2$ vì đề là $\sum\frac{1}{a+2b+3c}$

Theo mình thì thêm một bước nữa để trờ về bài giải của @HoangVienDuy

Áp dụng $Cauchy$ với $3$ số dương, ta có:

$a+b+c\geq 3\sqrt[3]{abc}=3$ vì $abc=1$

Do đó, $P\leq\sum\frac{1}{b+2c+3}$

Đến đây giống bài giải của bạn rồi, chỉ thay $a\rightarrow b;b\rightarrow c;c\rightarrow a$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vda2000: 19-03-2015 - 18:09

$\boxed{\textrm{Silence is the peak of contempt!}}$

If you see this, you will visit my facebook.....!


#6
Ngoc Hung

Ngoc Hung

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1547 Bài viết

Bài 2b: Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} x^{2}+y^{2}=xy+2 & \\ x^{3}+y^{3}=2x+4y & \end{matrix}\right.$

Từ phương trình thứ 2 ta có $(x+y)(x^{2}+y^{2}-xy)=2x+4y\Leftrightarrow 2(x+y)=2x+4y\Rightarrow 2y=4y\Leftrightarrow y=0$

Thay y = 0 vào phương trình thứ nhất được $x=\pm \sqrt{2}$



#7
Ngoc Hung

Ngoc Hung

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1547 Bài viết

Bài 1: a) Cho hai số tự nhiên a, b thỏa mãn điều kiện  $a^{2}+a=2b^{2}+b$. Chứng minh rằng a-b và a+b+1 đều là các số chính phương        

Giải: Ta có $a^{2}+a=2b^{2}+b\Leftrightarrow a^{2}-b^{2}+a-b=b^{2}\Rightarrow (a-b)(a+b+1)=b^{2}$

Tích của hai số là một số chính phương nên hai số a - b và a + b + 1 là các số chính phương



#8
rainfly22

rainfly22

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 42 Bài viết

 

Bài 1: a) Cho hai số tự nhiên a, b thỏa mãn điều kiện  $a^{2}+a=2b^{2}+b$. Chứng minh rằng a-b và a+b+1 đều là các số chính phương        

Giải: Ta có $a^{2}+a=2b^{2}+b\Leftrightarrow a^{2}-b^{2}+a-b=b^{2}\Rightarrow (a-b)(a+b+1)=b^{2}$

Tích của hai số là một số chính phương nên hai số a - b và a + b + 1 là các số chính phương

Tích 2 số là 1 số chính phương chưa suy ra được 2 số đó chính phương đâu.

Gọi d là ước nguyên tố chung của a-b và a+b+1.

$\left\{\begin{matrix} a-b\vdots d & \\ a+b+1\vdots d & \\ b^{2}\vdots d & \end{matrix}\right.$ mà d nguyên tố

$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} b\vdots d & \\ a+b+1\vdots d & \\ a\vdots d & \end{matrix}\right. \Rightarrow 1\vdots d$

=> không có d  thỏa mãn

=> a-b và a+b+1 nguyên tố cùng nhau

=> đpcm



#9
HoangVienDuy

HoangVienDuy

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 309 Bài viết

Sai rồi bạn ơi, phải là $3z^2$ vì đề là $\sum\frac{1}{a+2b+3c}$

Theo mình thì thêm một bước nữa để trờ về bài giải của @HoangVienDuy

Áp dụng $Cauchy$ với $3$ số dương, ta có:

$a+b+c\geq 3\sqrt[3]{abc}=3$ vì $abc=1$

Do đó, $P\leq\sum\frac{1}{b+2c+3}$

Đến đây giống bài giải của bạn rồi, chỉ thay $a\rightarrow b;b\rightarrow c;c\rightarrow a$

tại bạn @phanbalong viết đề sai. ở topic cũ(chỉ có ảnh) đề đúng là 3 chứ ko phải là 3c. chắc gõ latex sai ý mà :)))


Có một người đi qua hoa cúc

Có hai người đi qua hoa cúc

Bỏ lại sau lưng cả tuổi thơ mình...

FB:https://www.facebook.com/hoang.vienduy


#10
Dinh Xuan Hung

Dinh Xuan Hung

    Thành viên nổi bật 2015

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1396 Bài viết

tại bạn @phanbalong viết đề sai. ở topic cũ(chỉ có ảnh) đề đúng là 3 chứ ko phải là 3c. chắc gõ latex sai ý mà :)))

Đúng vậy đó ở TOPIC cũ còn đề thì Bài bất đẳng thức là 

Cho a,b,c dương tm abc=1.Tìm GTLN của $P=\sum \frac{1}{a+2b+3}$

Còn bài hệ cũng sai đề đề đúng là

GHPT:$\left\{\begin{matrix} x^2+y^2+xy=2 & & \\ x^3+y^3=2x+4y & & \end{matrix}\right.$



#11
HoangVienDuy

HoangVienDuy

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 309 Bài viết

Đúng vậy đó ở TOPIC cũ còn đề thì Bài bất đẳng thức là 

Cho a,b,c dương tm abc=1.Tìm GTLN của $P=\sum \frac{1}{a+2b+3}$

Còn bài hệ cũng sai đề đề đúng là

GHPT:$\left\{\begin{matrix} x^2+y^2+xy=2 & & \\ x^3+y^3=2x+4y & & \end{matrix}\right.$

nếu đề bài hpt như vậy thì:

ta có $(1)\Leftrightarrow x^{2}+y^{2}-xy=2-2xy$ thay vào (2) ta có $2(1-xy)(x+y)=2(x+2y)\Leftrightarrow (1-xy)(x+y)=x+2y\Leftrightarrow x+y-x^{2}y-y^{2}x=x+2y\Leftrightarrow y(1+x^{2}+xy)=0$

suy ra y=0 hoặc x2+xy=-1

thay lần lượt vào pt (1) thì xong :)))


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi HoangVienDuy: 19-03-2015 - 19:06

Có một người đi qua hoa cúc

Có hai người đi qua hoa cúc

Bỏ lại sau lưng cả tuổi thơ mình...

FB:https://www.facebook.com/hoang.vienduy


#12
Phanbalong

Phanbalong

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 216 Bài viết

xin lỗi các bạn lần đầu đăng còn nhiều sơ suất , 


'' Để Đạt Được Thành Tích Bạn Chưa Từng Đạt Được, Bạn Phải Làm Những Việc Mà Bạn Chưa Tứng Làm''


#13
viet nam in my heart

viet nam in my heart

    Thượng sĩ

  • Điều hành viên OLYMPIC
  • 242 Bài viết

    b) Tìm số tự nhiên n sao cho số 2015 viết được thành tổng của n hợp số nhưng không thể viết thành tổng của n+1 hợp số                                                                                                 

 

Vì mỗi hợp số đều $\geq 4$ nên ta có $n\leq \left [ \frac{2015}{4} \right ]=503$

Nếu n = 503 thì 

Giả sử 2015 viết được thành tổng của 503 hợp số khác 4 thì 503 hợp số này đều $\geq 6$

Khi đó tổng của 503 hợp số này $\geq 503.6=3018>2015$(vô lý)

Do đó trong 503 hợp số này có ít nhất 1 thừa số 4

Gọi số thừa số 4 trong 503 hợp số này là x thì số các thừa số còn lại là 503-x 

Mà chúng đều lớn hơn 4 và là hợp số nên chúng $\geq 6$

Khi đó $2015\geq 4x+6(503-x)\Rightarrow x\geq 502$

Thử x = 502 hoặc x = 503 đều không thỏa mãn

Suy ra 2015 không thể viết được thành tổng của 503 hợp số khác 4

$\Rightarrow n< 503$(1)

Ta có: 2015 = 2015 là hợp số

          2015 = 15 + 2000 là tổng của hai hợp số

          2015=6+9+4+4+...+4(500 số 4)  là tổng của 502 hợp số 

Xét 2000=4+4+...+4(500 số 4) là tổng của 500 hợp số. Mỗi thừa số của tổng đều chia hết cho 4. Do đó lấy tổng của hai thừa số bất kỳ trong tổng đều được 1 hợp số 

Do đó 2000 có thể tách thành tổng của 1,2,...,500 hợp số.

Suy ra 2015 có thể tách thành tổng của 1,2,...,502 hợp số

Nếu n < 502 thì 2015 có thể tách thành tổng n hợp số nhưng cũng tách được thành tổng của n+1 hợp số

Như vậy $n\geq 502$(2)

Từ (1) và (2) thì n chỉ có thể là 502


"Nếu bạn hỏi một người giỏi trượt băng làm sao để thành công, anh ta sẽ nói với bạn: ngã, đứng dậy là thành công." Isaac Newton

VMF's Marathon Hình học Olympic


#14
huythcsminhtan

huythcsminhtan

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 96 Bài viết

Câu 4  Mình ko biết vẽ hình :)

a) Mình ko phải làm nữa nhá :)

b) Gọi giao của AB và FM là N , giao của BC với DM là H , ME với AC là Q

 

Ta có :

 

$\frac{AB}{MF}+\frac{AC}{ME}=(\frac{AN}{MF}-\frac{BN}{FM})+(\frac{AQ}{ME}+\frac{CQ}{ME})=(\frac{AN}{2MN}+\frac{AQ}{2MQ})+(\frac{CQ}{2MQ}-\frac{BN}{2MN})$

 

Dễ dàng chứng minh : $(\frac{CQ}{2MQ}-\frac{BN}{2MN})=0$

 

và $\frac{AN}{2MN}+\frac{AQ}{2MQ}=\frac{CH}{2HM}+\frac{BH}{2HM}=\frac{CB}{DM}$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi huythcsminhtan: 19-03-2015 - 21:03

$\bigstar$ Số hoàn hảo giống như người hoàn hảo, rất hiếm có $\bigstar$

 
  $\bigstar$ Perfect numbers like perfect men are very rare. $\bigstar$ 
 
                                                                                                   
                                                                                       ____ Rene Descartes ____

#15
issacband365

issacband365

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 67 Bài viết

Tích 2 số là 1 số chính phương chưa suy ra được 2 số đó chính phương đâu.

Gọi d là ước nguyên tố chung của a-b và a+b+1.

$\left\{\begin{matrix} a-b\vdots d & \\ a+b+1\vdots d & \\ b^{2}\vdots d & \end{matrix}\right.$ mà d nguyên tố

$\Rightarrow \left\{\begin{matrix} b\vdots d & \\ a+b+1\vdots d & \\ a\vdots d & \end{matrix}\right. \Rightarrow 1\vdots d$

=> không có d  thỏa mãn

=> a-b và a+b+1 nguyên tố cùng nhau

=> đpcm

Bạn giải thích rõ hơn được không

 ^^



#16
rainfly22

rainfly22

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 42 Bài viết

Bạn giải thích rõ hơn được không

 ^^

bạn cần giải thích chỗ nào



#17
dogsteven

dogsteven

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1567 Bài viết

đọc lộn đề. mod xóa giúp


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dogsteven: 20-03-2015 - 13:23

Quyết tâm off dài dài cày hình, số, tổ, rời rạc.


#18
issacband365

issacband365

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 67 Bài viết

bạn cần giải thích chỗ nào

chỗ $b^{2}\vdots d$ ý



#19
hoaihhbg

hoaihhbg

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 48 Bài viết

chỗ $b^{2}\vdots d$ ý

vì $ (a-b)(a+b+1)=b^2$, d là ước nguyên tố của a-b,a+b+1 nên có $ b^2\vdots d$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoaihhbg: 20-03-2015 - 20:33

Thấy bài làm đúng và có ích hãy bấm LIKE

Ai tốt với mình thì mình tốt lại thế thôi =))
 Facebook: 
https://www.facebook...hoainguyen.hhbg :wub:

 

 

 


#20
Phanbalong

Phanbalong

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 216 Bài viết

ai làm giúp mình câu dirichle.


'' Để Đạt Được Thành Tích Bạn Chưa Từng Đạt Được, Bạn Phải Làm Những Việc Mà Bạn Chưa Tứng Làm''





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh