Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi học sinh giỏi 9 TP.HCM 2014-2015


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
Nguyen Duc Phu

Nguyen Duc Phu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 184 Bài viết

Câu 1(3đ): Cho a, b, c dương thỏa $a+b+c=\frac{1}{abc}$. Chứng minh

$\sqrt{\frac{(1+b^2c^2)(1+a^2c^2)}{c^2+a^2b^2c^2}}=a+b$

Câu 2(2đ): Cho tam giác nhọn ABC. Từ điểm M trên đoạn BC vẽ các đường thẳng song song với AB và AC để tạo thành 1 hình bình hành. Tìm điểm M sao cho diện tích hình bình hành nhỏ nhất.

Câu 3(5đ): Giải phương trình và hệ pt sau:

a) $2x^2+x+3=3x\sqrt{x+3}$

b) $\left\{\begin{matrix} y=2\sqrt{x-1}\\ \sqrt{x+y}=x^2-y \end{matrix}\right.$

Câu 4(4đ): a) Ở đây

                   b) Tìm nghiệm nguyên (hay nghiệm nguyên dương gì đó không nhớ rõ  :mellow:) của pt sau:

$2x^2+y^2+3xy+3x+2y+2=0$

Câu 5(4đ): Cho tam giác ABC nội tiếp (O) có các đường cao BD và CE cắt nhau tại H. Đường tròn ngoại tiếp tam giác ADE cắt (O) tại K khác A. Chứng minh:

a)  KH đi qua trung điểm M của BC

b) BC là tiếp tuyến chung của các đường tròn ngoại tiếp tam giác BHK và CHK.

Câu 6(2đ): Không nhớ nhưng đại loại là cho cái bảng giá tiền rồi tính tiền điện.


Khi chúng ta dựa vào mày tính làm trung gian cho sự hiểu biết về thế giới thì trí thông minh của chúng ta đã trở thành trí tuệ giả tạo.(Nicholas  Carr trong Trí tuệ giả tạo-Internet đã làm gì chúng ta?)

 


#2
Ngoc Hung

Ngoc Hung

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1547 Bài viết

Câu 1(3đ): Cho a, b, c dương thỏa $a+b+c=\frac{1}{abc}$. Chứng minh

$\sqrt{\frac{(1+b^2c^2)(1+a^2c^2)}{c^2+a^2b^2c^2}}=a+b$

Ta có $1+b^{2}c^{2}=abc(a+b+c)+b^{2}c^{2}=bc(a^{2}+ab+ca+bc)=bc(a+b)(a+c)$

Tương tự $1+a^{2}c^{2}=ca(b+a)(b+c);1+a^{2}b^{2}=ab(c+a)(c+b)$

Do đó $\sqrt{\frac{(1+b^2c^2)(1+a^2c^2)}{c^2+a^2b^2c^2}}=a+b$



#3
Ngoc Hung

Ngoc Hung

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1547 Bài viết

Câu 3(5đ): Giải phương trình và hệ pt sau:

a) $2x^2+x+3=3x\sqrt{x+3}$

b) $\left\{\begin{matrix} y=2\sqrt{x-1}\\ \sqrt{x+y}=x^2-y \end{matrix}\right.$

a) $\Leftrightarrow \left ( x-\sqrt{x+3} \right )\left ( 2x-\sqrt{x+3} \right )=0$

b) Từ phương trình (1) thay vào (2) được $\sqrt{x+2\sqrt{x-1}}=x^{2}-2\sqrt{x-1}\Leftrightarrow \sqrt{x-1}+1=x^{2}-2\sqrt{x-1}\Leftrightarrow x^{2}-3\sqrt{x-1}-1=0$



#4
vda2000

vda2000

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 301 Bài viết

 

Câu 4(4đ): a) Ở đây

 

C1: Ta có: $\frac{x^2+12}{x+y}+y=\frac{x^2+xy+y^2+12}{x+y}$

Xét: $\frac{x^2+12}{x+y}-6=\frac{x^2+xy+y^2+12-6x-6y}{x+y}$

Ta có: $4(x^2+xy+12-6x-6y)=[(2x+y)^2-12(2x+y)+36]+3(y^2-4y+4)=(2x+y-6)^2+3(y-2)^2\geq 0$

Do đó, $\frac{x^2+12}{x+y}+y-6\geq 0$

$\Rightarrow\frac{x^2+12}{x+y}+y\geq 6$

Đẳng thức xảy ra tại $x=y=2$

C2: Chứng minh được: $x^2+xy+y^2\geq\frac{3}{4}(x+y)^2$

Do đó, $\frac{x^2+12}{x+y}+y\geq\frac{\frac{3}{4}(x+y)^2+12}{x+y}\geq\frac{2\sqrt{\frac{3}{4}.(x+y)^2.12}}{x+y}=6$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vda2000: 25-03-2015 - 22:46

$\boxed{\textrm{Silence is the peak of contempt!}}$

If you see this, you will visit my facebook.....!


#5
hoanglong2k

hoanglong2k

    Trung úy

  • Điều hành viên THCS
  • 965 Bài viết

Câu 5

10402629_1562381810702174_59221657969988

a) Ta có: AEHD nội tiếp nên 5 điểm A,E,H,D,K cùng thuộc (ADE)

$\Rightarrow \widehat{AKH}=90^{\circ}$

Gọi giao điểm KH với (O) là I thì AI là đường kính

$\Rightarrow $ BHCI là hình bình hành $\Rightarrow $ H,M,I thẳng hàng $\Rightarrow $ K,H,M thẳng hàng

b) Ta có: $\widehat{BKH}=\widehat{BAI}=90^{\circ}-\widehat{AED}=90^{\circ}-\widehat{ACB}=\widehat{HBC}$

                $\Rightarrow$ BC là tiếp tuyến $(BKH)$

Tương tự với (CKH)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoanglong2k: 26-03-2015 - 22:01


#6
Nguyen Duc Phu

Nguyen Duc Phu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 184 Bài viết

Câu 5

10402629_1562381810702174_59221657969988

a) Ta có: AEHD nội tiếp nên 5 điểm A,E,H,D,K cùng thuộc (ADE)

$\Rightarrow \widehat{AKH}=90^{\circ}$

Gọi giao điểm KH với (O) là I thì AI là đường kính

$\Rightarrow $ BHCI là hình bình hành $\Rightarrow $ H,M,I thẳng hàng $\Rightarrow $ K,H,M thẳng hàng

b) Ta có: $\widehat{KBH}=\widehat{BAI}=90^{\circ}-\widehat{AED}=90^{\circ}-\widehat{ACB}=\widehat{HBC}$

                $\Rightarrow$ BC là tiếp tuyến $(BKH)$

Tương tự với (CKH)

Phải là $\widehat{HBK }$ mới đúng chứ!


Khi chúng ta dựa vào mày tính làm trung gian cho sự hiểu biết về thế giới thì trí thông minh của chúng ta đã trở thành trí tuệ giả tạo.(Nicholas  Carr trong Trí tuệ giả tạo-Internet đã làm gì chúng ta?)

 


#7
Truong Gia Bao

Truong Gia Bao

    Thiếu úy

  • Điều hành viên THPT
  • 511 Bài viết

Câu 4b):

$2x^2+y^2+3xy+3x+2y+2=0\Leftrightarrow 2x^2+3(y+1)x+y^2+2y+2=0(*)$

  $\Delta=y^2+2y-7 $ (giải phương trình coi x là ẩn, y là tham số)

Để pt đã cho có nghiệm nguyên thì y nguyên và $\Delta$ phải là 1 số chính phương.

Đặt $y^2+2y-7=k^2 (k \in\ N)$

$\Leftrightarrow (y+1)^2-k^2=8 \Leftrightarrow (y-k+1)(y+k+1)=8=(-8)(-1)=(-4)(-2)=1.8=2.4$

Thử 4 trường hợp trên ta được 2 giá trị nguyên tương ứng của $y$ và $k$ là $(y;k)=(-4;1);(2;1)$

Lại thử lần lượt với $y=-4$ và $y=2$ vào pt $(*)$ ta được nghiệm nguyên duy nhất của pt đã cho là $(x;y)=(-2;2)$

 

Các bạn muốn xem bài 6 có thể vào: http://diendantoanho...minh-2014-2015/


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi satomiwakomoon: 31-03-2015 - 22:28

"Điều quan trọng không phải là vị trí ta đang đứng, mà là hướng ta đang đi."

#8
GeminiKid

GeminiKid

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 81 Bài viết

 

Câu 2(2đ): Cho tam giác nhọn ABC. Từ điểm M trên đoạn BC vẽ các đường thẳng song song với AB và AC để tạo thành 1 hình bình hành. Tìm điểm M sao cho diện tích hình bình hành nhỏ nhất.

 

kẻ đt // vs AB,AC cắt AC,AB tại E,F

đặt $S_{ABC}=S,S_{BMF}=S_{1},S_{CME}=S_{2}$,$S_{AEMF}=S_{3}$

dễ dàng có $\frac{S_{1}}{S}=\frac{BM^{2}}{BC^{2}},\frac{S_{2}}{S}=\frac{MC^{2}}{BC^{2}}$

$\Rightarrow \sqrt{\frac{S_{1}}{S}}+\sqrt{\frac{S_{2}}{S}}=1\Rightarrow \sqrt{S_{1}}+\sqrt{S_{2}}=\sqrt{S}$

$S_{1}+S_{2}\geq \frac{\left ( \sqrt{S_{1}}+\sqrt{S_{2}} \right )^{2}}{2}=\frac{S}{2}$

$\Rightarrow S_{3}\leq \frac{S}{2}$

đẳng thức xảy ra khi M là trung điểm BC=>KL



#9
Cantho2015

Cantho2015

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 48 Bài viết

kẻ đt // vs AB,AC cắt AC,AB tại E,F
đặt $S_{ABC}=S,S_{BMF}=S_{1},S_{CME}=S_{2}$,$S_{AEMF}=S_{3}$
dễ dàng có $\frac{S_{1}}{S}=\frac{BM^{2}}{BC^{2}},\frac{S_{2}}{S}=\frac{MC^{2}}{BC^{2}}$
$\Rightarrow \sqrt{\frac{S_{1}}{S}}+\sqrt{\frac{S_{2}}{S}}=1\Rightarrow \sqrt{S_{1}}+\sqrt{S_{2}}=\sqrt{S}$
$S_{1}+S_{2}\geq \frac{\left ( \sqrt{S_{1}}+\sqrt{S_{2}} \right )^{2}}{2}=\frac{S}{2}$
$\Rightarrow S_{3}\leq \frac{S}{2}
đẳng thức xảy ra khi M là trung điểm BC=>KL

Hình như cái cuối ngược dấu

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Cantho2015: 12-05-2015 - 22:23





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh