Đến nội dung

Hình ảnh

Người Việt giỏi toán ngoài nước Việt

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 23 trả lời

#21
QUANVU

QUANVU

    B&S-D

  • Hiệp sỹ
  • 4378 Bài viết
The Vietnamese mathematician Hô Hai Phùng was awarded the von Kaven Prize in Mathematics on 26 March 2007. He received this personal prize, which was awarded for the second time this year, in recognition of his outstanding work on quantum groups. The award ceremony took place during a joint conference in Berlin, held by the German Association of Mathematicians and the German Society for Mathematical Didactics from 25 - 30 March. The von Kaven Prize in Mathematics is endowed with 10,000 euros and is financed by the von Kaven Foundation, established in December 2004 by Herbert von Kaven (from Detmold) and the DFG.

Hô Hai Phùng is a researcher at the University of Duisburg-Essen, working closely with the group around the winners of the Gottfried Wilhelm Leibniz Prize, Professor Hélène Esnault and Professor Eckart Viehweg. Hô Hai Phùng was born in Hanoi, Vietnam, and has been funded by the DFG’s Heisenberg Programme since 2003. His talent was noticed at the age of 17, while a member of the Vietnamese Mathematics Olympics team, and he was sent to study at the Lomonossow University in Moscow, where he earned his degree at the age of 22. After the fall of the Soviet Union he continued his studies in Munich, where he obtained his doctorate at 26. This was followed by research visits to Hanoi and various research institutes in Europe and the USA. In 2004 he qualified as a university lecturer at the University of Duisburg-Essen (Essen campus) with his postdoctoral thesis entitled "On Representation Theory of Matrix Quantum Groups of Type A".

The research projects he plans to conduct with his Heisenberg fellowship build on his previous work on Tannaka duality and will expand on it with important new research topics relating to algebraic geometry such as the vector bundle theory and fundamental groups of projective varieties.

From http://www.eurekaler...f-hhp041207.php
1728

#22
Ban Biên Tập

Ban Biên Tập

    Ban Biên Tập

  • Thành viên
  • 70 Bài viết
Em Lavina Ngô, 9 tuổi, học sinh trường tiểu học Peters, vừa đoạt chức vô địch cuộc thi toán “Math Bees” dành cho lớp ba của Học Khu Garden Grove, tổ chức tại trường Edgar, Garden Grove, sáng Thứ Tư, 01/02/2012.

images/stories/be lavina.jpg
Em Lavina Ngô, hạng nhất, chụp hình với Tiến Sĩ George West, chủ tịch Học Khu Garden Grove, và bà Michelle Pinchot, hiệu trưởng tiểu học Peters. (Hình: Khôi Nguyên/Người Việt)



Cháu rất vui, nhưng không cảm thấy bất ngờ”, em Lavina Ngô nói với nhật báo Người Việt ngay sau khi cuộc thi kết thúc.

Cuộc thi, có 46 học sinh đại diện 46 trường của học khu, phải qua sáu chặng cho tới khi em Lavina Ngô là người còn lại duy nhất.

Một học sinh gốc Việt khác, em Jason Nguyễn, 8 tuổi, thuộc trường tiểu học Thomas Paine, về hạng nhì.

Ông Si Swun, một thầy giáo trong ban giám khảo, cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng khi thấy các em chứng tỏ khả năng toán học rất cao. Theo các nghiên cứu của học khu, học sinh lớp ba phát triển mạnh về trí tuệ và thu thập việc học được nhiều nhất. Nếu học lớp ba giỏi thì sau này các em cũng sẽ giỏi trong các lớp cao hơn.

Các thí sinh tham dự lần này là học sinh hoặc đã đoạt giải vô địch lớp ba toàn trường hoặc được các thầy cô giáo đề nghị vì thành tích xuất sắc về môn toán.

images/stories/bejason.jpg
Em Jason Nguyễn, hạng nhì cuộc thi “Math Bees.” (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)


Các câu hỏi trong đề thi, đặc biệt là toán nhân, được soạn thảo theo tiêu chuẩn của tiểu bang California, gồm toán đại số, toán căn bản, tìm đáp số cho các bài toán và tìm các ẩn số trong phương trình.

Sau khi cuộc thi kết thúc, em Lavina Ngô được học khu trao một chứng chỉ. Tên của em sẽ được khắc trên chiếc cúp luân lưu của học khu.

Ngoài các thí sinh, hiện diện tại cuộc thi là hàng trăm phụ huynh, các vị hiệu trưởng, Tiến Sĩ Laura Shwam (tổng quản trị học khu) và Tiến Sĩ George West (chủ tịch Hội Ðồng Giáo Dục Học Khu Garden Grove).

Ông West nhận xét: “Chúng tôi rất vui được tham dự và chứng kiến tài năng của các em. Phụ huynh và các thầy cô có thể hãnh diện vì thành tích xuất sắc của các học sinh đoạt giải.”

Ða số các em qua được ba vòng đầu với các bài toán căn bản như làm toán cộng một hay hai số, hoặc nhân hai số, trong đó có số hàng chục, hàng trăm và hàng ngàn. Thí dụ như 654x9 hoặc 4,358x9, v.v...

Em Julia Ðỗ, 8 tuổi rưỡi, học sinh trường Marshall, là một trong 13 em còn lại khi cuộc thi vào vòng thứ tư. Hiệu trưởng Jennifer Carter nói em Julia rất siêng năng và giỏi toán, em đang theo học với cô giáo tên Richardson.

Cùng với Julia, em Huy Phạm, 8 tuổi, học sinh trường Rosita, và em Brian Phạm, 8 tuổi, học sinh trường Faylane, cũng may mắn qua đến vòng thứ năm.

Ở vòng này, thí sinh phải làm những bài toán nhỏ và có đáp số trong vòng 35 giây. Chẳng hạn như Julie có 352 hộp. Mỗi hộp có 9 gói chip. Julie có tổng cộng bao nhiêu gói chip? Sau khi trả lời các câu hỏi loại này, còn năm em tiếp tục cuộc thi.

Vòng thứ năm còn lại bốn em gốc Việt. Các câu hỏi thuộc về tìm ẩn số trong một phương trình. Ví dụ, 42 cộng với 12 bằng một số nào đó nhân với 6?

Trong vòng này, ông Oanh Ðinh, 50 tuổi, cư dân Garden Grove, phát hiện một sơ suất của ban giám khảo và giúp cho bốn em sau cùng tiếp tục qua vòng thứ sáu. Ông có con là Lam Sơn Ðinh, học trường Getz, cũng dự thi, nhưng không phải trong bốn em này.

images/stories/bejulia.jpg

Em Julia Ðỗ của trường Marshall, vào được vòng năm cuộc thi. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)


Sau cùng, vòng thứ sáu còn lại hai em Lavina Ngô, giải nhất, và Jason Nguyễn, giải nhì.

Trong 46 thí sinh, có 33 em là gốc Việt.

Tiếng vỗ tay khen ngợi vang dội hội trường sau mỗi vòng loại để cổ võ tinh thần cho các thần đồng toán học trong tương lai.

images/stories/thisinh.jpg
Các thí sinh lãnh chứng chỉ dự thi “Math Bees” 2012. (Hình: Khôi Nguyên/Người Việt)


Trước đó, các học sinh được các thầy cô tập họp để điểm danh và dặn dò trước khi vào phòng thi. Bàn xếp hình chữ U để các thí sinh ngồi. Ban giám khảo ngồi tại bàn đặt trên sân khấu và người điều khiển cuộc thi là cô Stephanie Villareal. Phụ huynh ngồi ở hai hàng ghế hai bên trong lòng chữ U, trước mặt các em. Phía sau lưng cũng dành riêng cho phụ huynh và bàn để thực phẩm giải lao.

Theo Người Việt

Cùng thảo luận về vấn đề này tại: http://diendantoanho...l=&fromsearch=1

#23
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Niềm tự hào của người Việt trên đất Mỹ


Một nhà khoa học thành danh ở Mỹ với nhiều công trình nghiên cứu và hàng trăm bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế xuất thân từ một cậu bé bán dạo ở chợ Gò Vấp, Sài Gòn.

Câu chuyện của GS.TS hóa học Trương Nguyện Thành hiện đang giảng dạy tại Trường đại học Utah, Hoa Kỳ, là niềm hãnh diện của người Việt Nam trên trường quốc tế.



Hình đã gửi

GS.TS. Trương Nguyện Thành.


Năm 11 tuổi, cậu bé Thành đã bắt đầu bươn chải, dãi dầu mưa nắng để kiếm tiền phụ mẹ nuôi 9 anh chị em sau khi cha mình bị liệt nửa người. Ngày ngày, sau giờ tan trường từ giữa trưa đến tận 9, 10 giờ đêm, cậu bé rong ruổi với thùng thuốc lá trên vai đi bán dạo quanh bến xe lam chợ Gò Vấp. Năm 1976, gia đình Thành chuyển xuống Lái Thiêu xoay xở tậu được một miếng ruộng nhỏ và một cặp trâu. Ở tuổi 15, Thành bỏ nghề bán thuốc lá dạo để chuyển sang đi cày thuê cuốc mướn. Việc học của cậu bị cản trở và chi phối rất nhiều bởi những mưu sinh vất vả hằng ngày, nhưng ý chí quyết tâm theo đuổi con đường học vấn để đổi đời đã vun đúc trong lòng cậu bé từ rất sớm.


“Tôi rất thích học, những lúc rảnh rỗi, tôi thường lấy sách đọc. Chỉ có môn toán là tôi học được vì không đòi hỏi tập trung nhiều. Cứ rảnh là tôi ngó qua một cái rồi để đầu tôi làm việc. Tôi được sự dạy dỗ của ông nội và ba tôi. Họ thường khuyên rằng học vấn là con đường ngắn nhất để đưa một người không có gì tới thành công”. Tới năm học lớp 12, con đường học vấn của cậu bé nghèo, lam lũ bắt đầu rẽ bước ngoặt, xuất phát từ một đáp án dí dỏm của Thành trước câu hỏi của thầy đố các học sinh giỏi. Ấn tượng trước sự thông minh của Thành, người thầy đã soạn đưa cho cậu bé một số sách để tham khảo. GS. Trương Nguyện Thành kể lại: “Năm 1979, Việt Nam lần đầu tiên tổ chức kỳ thi toán toàn quốc.

Thầy tôi có đem mười mấy cuốn sách cho tôi mượn, bảo tôi đọc cho biết rồi tới dự lớp thầy dạy cho các học sinh giỏi dự thi toán. Tôi rất cảm động trước nghĩa cử này. Mỗi tối sau giờ làm ruộng, tôi đốt đèn dầu đọc sách từ 9 giờ tới 12 giờ đêm. Ông thầy lén đưa tôi đi theo đội tuyển, may quá tôi thi đậu. Tỉnh Bình Dương lúc đó chọn khoảng 30-40 học sinh giỏi toán lên tỉnh học chuyên toán trong 3 tháng. Sau 3 tháng, họ tuyển lại lấy 5 học sinh. Tôi cũng may mắn lọt vào trong số đó. Cũng vì thế, ba tôi nhận ra rằng tôi có tiềm năng. Từ lúc đó, ông khuyên tôi nên nghỉ đừng đi cày thêm mà tập trung học”.

19 tuổi, chàng thanh niên Trương Nguyện Thành sang Mỹ, sau 1 năm ở trung học với những khó khăn bước đầu về ngôn ngữ, anh từ giã gia đình bảo trợ người Mỹ để bắt đầu cuộc sống tự lập ngay từ năm thứ nhất đại học. Để trang trải sinh hoạt phí trong thời đèn sách, phần đông bạn trẻ ở đây thường phụ việc ở nhà hàng, tiệm giặt ủi hay đi giao báo.

Riêng Thành, anh tìm đến một người thầy và xin được theo chân làm việc trong phòng thí nghiệm để bắt đầu công việc nghiên cứu ngay từ năm đầu đại học, một công việc thường bắt đầu ở bậc cao học. Số tiền kiếm được đủ trang trải các khoản chi phí hết sức tiết kiệm hằng ngày. Còn học phí của anh chủ yếu nhờ các khoản vay từ nguồn quỹ dành cho sinh viên và các phần học bổng của Chính phủ. Sau 4 năm đại học, anh ra trường với bằng cử nhân hóa học cùng với 4 văn bằng phụ về lý, toán, công nghệ thông tin và thống kê.

Tốt nghiệp đại học, anh đi thẳng vào chương trình tiến sĩ. Trong thời gian nghiên cứu hậu tiến sĩ, anh dành được học bổng của Quỹ Khoa học quốc gia dành cho tiến sĩ trẻ có tiềm năng vì lúc tốt nghiệp tiến sĩ, anh đã có 16 bài nghiên cứu trong khi trung bình một tiến sĩ khi ra trường xuất bản chừng 4-5 bài nghiên cứu. Năm 1992, anh về làm giáo sư hóa Trường đại học Utah. Một năm sau, anh được chọn là một trong những nhà khoa học trẻ nhiều triển vọng của Hoa Kỳ với giải thưởng 500.000 USD cho công tác nghiên cứu. Năm 2002, anh được cấp bằng Giáo sư cao cấp, tức bậc cao nhất trong 3 cấp giáo sư của Mỹ.

Thành công ở xứ người, GS. Thành trở lại Việt Nam giúp thành lập Viện Khoa học Công nghệ tính toán TP.HCM, bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2009. Vừa tiếp tục giảng dạy tại Trường đại học Utah, Mỹ, vừa giúp điều hành Viện nghiên cứu tại Việt Nam, Viện trưởng Trương Nguyện Thành nói về công việc của mình: “Điều khiển một viện nghiên cứu từ xa rất khó. Cho nên, có một viện trưởng tại Việt Nam chuyên lo các vấn đề sự vụ hằng ngày. Còn tôi phụ trách chiến lược phát triển về khoa học, kêu gọi những người khác về giúp phát triển”.

Ngoài ra, cá nhân ông còn nhận bảo trợ cho sinh viên giỏi từ Việt Nam sang Mỹ du học bằng chính nguồn quỹ nghiên cứu của ông. Đích thân GS. Thành đứng ra phỏng vấn tuyển chọn người tài và từ năm 2001 tới nay, ông đã tài trợ cho trên dưới 20 sinh viên Việt Nam sang Mỹ học tập, nghiên cứu. Trong số này có nhiều người đã trở về giúp ông phát triển Viện Nghiên cứu tại Việt Nam.

TS. Trương Nguyện Thành tâm sự: “Tâm nguyện của tôi là nếu thành công, tôi sẽ đem cơ hội đó chia sẻ cho những người khác. Tôi thường nói chuyện với học trò của tôi khi họ tới cảm ơn tôi đã cho họ cơ hội. Tôi bảo họ không cần cảm ơn tôi. Điều họ có thể trả ơn tôi là đem cơ hội đó cho một vài người khác. Chính vì vậy, một số học trò của tôi về lại Việt Nam, giúp tôi lập Viện. Tôi gieo những hạt giống và từ đó sẽ nhân thành những hạt giống khác. Một con én không làm nên nổi mùa xuân. Tôi chỉ giống như người mở đường. Những người khác bước chân theo, làm cho con đường rộng ra, nhẵn thêm, dễ đi hơn”.



Theo Sức khỏe và Đời sống



#24
Ban Biên Tập

Ban Biên Tập

    Ban Biên Tập

  • Thành viên
  • 70 Bài viết
Lời BBT: Đây là bài viết của TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức đăng trên tạp chí Tia sáng.

Cuối năm trước, tại Thị phủ thành phố Würzburg, tỉnh Unterfranken (1 tỉnh hưởng quy chế tự trị, đông tới 1 triệu rưỡi dân số, bao trùm 3 thanh phố lớn và 9 huyện) thuộc Tiểu bang Bayern, Đức, đã diễn ra giải vô địch toán lớp 4 toàn tỉnh, vòng chung kết.



Hình đã gửi
Giải vô địch này được tỉnh tổ chức lần đầu tiên vào năm 2008, do hệ thống ngân hàng Volks-& Raiffeisenbanken bảo trợ, được chia làm 3 vòng loại, qua 3 cấp, trường, thành phố, và tỉnh. Khác với ở ta thi học sinh giỏi chỉ dành cho học sinh giỏi sẵn, đứng đầu lớp, giải này, vòng sơ khảo dành cho tất cả các em học sinh lớp 4 toàn tỉnh, không phân biệt kết qủa học tới đâu, tuân theo nguyên lý, bất cứ học sinh nào cũng có cơ hội bình đẳng ngang nhau, giành vô địch. Nhờ đó, giải còn tạo ra một sức hút phấn đấu rầm rộ như ngày hội, với hơn 7.800 em của 207 trường tiểu học toàn tỉnh tham gia. Em học sinh người Việt, Phạm Thanh Mai, 7 tuổi, trường tiểu học Dalbergschule ở vòng 1 đoạt giải nhất toàn trường, được chọn tham gia vòng loại cấp thành phố.

Thanh Mai sinh ra trong một gia đình thuần Việt, bố qua Đức du học từ năm 1987, hiện là chủ một công ty sản xuất phần mềm ứng dụng cho các trường đại học và hãng chế tạo ô tô Đức. Mẹ tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế, mở văn phòng kế toán, tư vấn thuế, nhằm vào đông đảo doanh nghiệp người Việt. Tài năng Thanh Mai sớm bộc lộ, lên 2 đã biết ghép vần và làm tính số tới 10, ham thích chương trình tự học qua máy tính Vtech dành cho trẻ lên 5. Ở tuổi lên 3, em đã học tiếng Anh trong nhà trẻ. Lên 5 tuổi, Thanh Mai vào tiểu học. Với kết qủa xuất sắc toàn diện, em được Sở Giáo dục đặc cách luôn lên lớp 3. Tuy nhẩy cóc bỏ qua lớp 2, nhưng Thanh Mai năm nào cũng đứng đầu lớp, và đặc biệt được tín nhiệm làm lớp trưởng liên tục từ lớp 1 tới nay. Một cô bé, cả người lẫn tuổi nhỏ nhất lớp, chắc chắn phải có “bảo bối“ uy lực “ghê gớm", mới có thể “cầm đầu“ tất cả bạn đồng học người Đức lớn hơn tới hai ba tuổi, và cao hơn chừng một cái đầu.

Tại vòng loại cấp thành phố tổ chức tháng tiếp theo, có 80 em tham dự, nửa nam, nửa nữ, đứng đầu 40 trường (ngay chọn học sinh giỏi, họ cũng tính đến bình đẳng nam nữ), với 16 thành viên Ban Giám khảo chấm thi, công bố điểm tại chỗ. Thanh Mai đoạt tiếp giải nhất, được trao bằng thủ khoa và 1 vé xem phim. Đề thi gồm 12 bài toán, dài tới 4 trang, hoàn toàn lấy từ thực tế, từ toán đố đến sắp hình, ghép khối, cắt dán, trò chơi chữ số... Thời gian lại rất hạn chế, chỉ trong 60 phút, nghĩa là đòi hỏi cực nhanh, nghĩ và viết cùng lúc mới kịp, muốn quay cóp cũng khó. Các bậc phụ huynh đưa con em tới thi, ngồi đợi mà ai cũng hồi hộp, căng thẳng hơn cả chúng. Đọc đề thi, nhiều phụ huynh còn “hoảng“ hơn nữa, không thể hình dung chúng lại giải được. Bởi đề toán không hề tương tự dạng nào trong sách giáo khoa và càng không thể học trước kiểu vượt cấp, bồi dưỡng trước như các lớp chuyên toán ở Việt Nam, hay học thêm từ phụ huynh.
Chẳng hạn bài số 4:


“Có 1 chiếc xe bus chở học sinh. $\frac{1}{3}$ số ghế bạn nam ngồi. Bạn nữ ngồi nhiều hơn bạn nam 6 ghế. Ngoài ra còn dư 7 ghế trống. Hỏi xe bus có bao nhiêu ghế ?“.

Dùng phương pháp đại số lập phương trình, thì đây là bài toán giản đơn với đáp số bằng 39 ghế. Nhưng dùng các công thức, quy tắc số học, thì quả không dễ. Tuy nhiên, học sinh nào có khả năng suy luận logic, và năng lực phát hiện nhạy cảm, thì lời giải lại trở nên dễ dàng:


Giả sử số bạn nữ bằng bạn nam, thì chúng ngồi tổng cộng $\frac{2}{3}$ tổng số ghế. $\frac{1}{3}$ số ghế còn lại trống bằng $6+7=13$. Suy ra tổng số ghế là $13 \times 3 = 39$.


Cách thứ 2:


Chia tổng số ghế ra 3 phần. Phần thứ nhất do nam ngồi chiếm $\frac{1}{3}$. Phần thứ 2 do nữ ngồi chiếm $\frac{1}{3}$. Phần thứ 3 cũng chiếm $\frac{1}{3}$ do 6 nữ ngồi và 7 ghế trống. Từ phần thứ 3 suy ra tổng số ghế là $(6+7) \times 3 = 39$.

Cách suy luận bài này phần nào tương tự bài toán đố kinh điển tiểu học ở ta:


Vừa gà vừa chó
Bó lại cho tròn
36 con
100 chân chẵn.
Hỏi mấy gà, mấy chó?

Các bậc phụ huynh có thể dùng bài này thử trí thông minh con em mình ở bậc tiểu học.

Hiệu trưởng trường nơi Thanh Mai theo học đánh giá cuộc thi, “đề bài, nhiều người lớn cũng phải bó tay, bởi để giải được nó đòi hỏi một khả năng tư duy logic đặc biệt, không phải ai cũng có“. Đúng như quan điểm giáo dục của Nữ Giám đốc phòng Giáo dục Aschaffenburg: Các đề toán này được soạn theo chương trình giáo dục, kích thích học sinh tiếp cận đề toán từ thực tế bằng tư duy logic tổng quát, và sử dụng tổng thể mọi phương pháp toán học để tìm lời giải nhanh nhất. Thi học sinh giỏi ít đề cập đến các công thức, quy tắc toán được học mà chủ yếu là phát minh sáng tạo. Chính vì thế ở Đức không có trường chuyên, hay lớp chọn nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi, kiểu “nuôi gà nòi thi đấu“ như ở ta.

Đoạt giải nhất vòng loại thành phố, Thanh Mai bước vào vòng chung kết tỉnh Unterfranken, đúng lúc em bước sang tuổi lên 8. Tham gia vòng loại này chỉ còn 24 học sinh đứng đầu 12 thành phố và huyện toàn Tỉnh. Thanh Mai nộp bài ở phút thứ 35 so với 60 phút được phép, đạt tổng số điểm 18/20 cao nhất trong tất cả các kỳ thi vô địch toán toàn tỉnh Unterfranken xưa nay, chỉ sai đáp số một bài do lỗi tính toán. Em được Chủ tịch Tỉnh trao tặng huy chương vàng, danh hiệu vô địch toán toàn tỉnh, kèm một bộ trò chơi bằng gỗ và một chú cáo tinh ranh, to lớn, cũng cao hơn em một cái đầu như bao bạn đồng học (xem ảnh). Còn Chủ tịch tập đoàn ngân hàng Volks- & Raifensenbanken trao tặng em một cuốn sổ tiết kiệm. Trả lời tại chỗ câu hỏi báo chí về tài năng toán học đáng thán phục, em hồn nhiên, thẳng thắn tính cách Đức: “Thực ra bài thi đối với tôi chẳng có gì khó. Bố mẹ tôi người Việt đều là nhà toán học giỏi mà!“. Đọc bài em làm, mới thấy trình độ giải toán thành thục của em, tìm đáp số rất nhẹ nhàng.

Chẳng hạn, đề số 4:


Cuốn sách Agnes đọc, dày chừng 160-170 trang. Ngày thứ 1, Agnes đọc được mấy trang thì thấy hay quá, sang ngày thứ 2 đọc nhiều gấp 3 ngày thứ 1, tới ngày thứ 3 đọc ngốn ngấu nhiều gấp 5. Hỏi sách có bao nhiêu trang ?

Thanh Mai giải:


Tổng số 3 ngày đọc là 9 lần có số trang bằng nhau. Vậy tổng số trang phải chia hết cho 9. Con số chia hết 9, nằm giữa 160 và 170, là 162. Đó chính là số trang sách.


Hay đề số 6:


Một gia đình chạy ô tô. Tuổi người lái nhân với số bánh xe và số người ngồi cho kết qủa 444. Hỏi lái xe bao nhiêu tuổi?

Thanh Mai giải:


Xe có 4 bánh, vậy tuổi của tài xế nhân với số người trong ô tô là $444:4 =111$. Xe chỉ chở được hoặc tối đa 4 người, hoặc 3 hoặc 2 hoặc 1. Do con số 111 phải chia hết cho số người, nên suy ra xe chỉ chở được 3 người, và số tuổi người lái xe là: $111:3 =37$ tuổi.

Bậc phụ huynh nào có con em bậc tiểu học, có thể cho chúng thử giải, để hình dung mức độ giỏi toán thành thục ở cấp vô địch do các nhà giáo Đức ra đề như thế nào ? Và con em mình muốn đạt tới, phải cố gắng phấn đấu tới đâu ?

Thanh Mai được bố mẹ dạy dỗ, hình thành khả năng tự học từ lúc lên 2, bằng cách cho chơi chương trình Toggolino tự học dành cho trẻ em 4-7 tuổi. Thấy con hứng thú ham thích, bố mẹ mua tiếp các điã CD chương trình tự học nhiều môn học khác nhau, của lớp cao hơn, để chúng tự tìm tòi, khám phá trên máy tính, mải mê như một trò chơi điện tử. Đó chính là phương pháp giáo dục hiện đại, được đề cập nhiều hiện nay, “chơi để học, học để chơi“.

Khi đài truyền hình “Bayern 1“ phỏng vấn “em muốn làm nghề gì trong tương lai?“, Thanh Mai trả lời không chút ngập ngừng: “Em muốn trở thành chuyên gia thuế hoặc luật sư kinh tế“. Chẳng rõ, mới tuổi lên 8, em đã hiểu gì về thuế, kinh tế, luật, nhưng có thể khách hàng người Việt của mẹ em, không ít người kinh doanh rủi ro, liêu điêu vì nó, gây cho em ấn tượng mạnh, ý thức phấn đấu, sau này giúp đỡ đồng hương mình, đáp hiếu thế hệ cha mẹ em sang Đức, không ai không khởi đầu sự nghiệp bằng 2 bàn tay trắng, cả đời lặn lội, tha phương, chỉ mỗi kỳ vọng, tương lai chúng phải rạng rỡ nơi xứ người ! – Cũng chính là biểu hiện của nguyên lý giáo dục trên nền tảng môi trường kinh tế xã hội và gia đình, và chính giáo dục phải quay trở lại đặt đòi hỏi cải cách nền tảng đó, nếu muốn tương lai con em "sánh vai với các cường quốc năm châu !“.

Theo Tia Sáng






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh