Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI THỬ VÀO TRƯỜNG THPT KHOA HỌC TỰ NHIÊN MÔN TOÁN VÒNG 2 NĂM 2015


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
Dinh Xuan Hung

Dinh Xuan Hung

    Thành viên nổi bật 2015

  • Thành viên nổi bật 2016
  • 1396 Bài viết

                                                       TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ TỰ NHIÊN

                                                             TRƯỜNG THPT KHOA HỌC TỰ NHIÊN

                                                      ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM 2015

                                                                Ngày thi: 28 tháng 3 năm 2015 (Lần 2)

                                                                      MÔN:TOÁN (VÒNG 2)

                                                     Thời gian làm bài 150 phút,không kể thời gian giao đề

Câu I (3 điểm):

1)Cho $a,b,c$ là các nghiệm của phương trình:$x^3-(2+\sqrt{2})x-2=0$.Tính :$M=\frac{1+a}{1-a}+\frac{1+b}{1-b}+\frac{1+c}{1-c}$

2)Tìm nghiệm nguyên của hệ phương trình:$\left\{\begin{matrix} x^3+y^3=1241 & & \\ x^2+y^2=145 & & \end{matrix}\right.$

Câu II (3 điểm):

1)Tìm tất cả các dãy số nguyên tố $p_1<p_2<...<p_n$ sao cho $\left ( 1+\frac{1}{p_1} \right )\left ( 1+\frac{1}{p_2} \right )...\left ( 1+\frac{1}{p_n} \right )$ là một số nguyên 

2)Tìm tất cả các số thực $x,y,z$ lớn hơn 1 thỏa mãn:$x+y+z+\frac{3}{x-1}+\frac{3}{y-1}+\frac{3}{z-1}=2(\sqrt{x+2}+\sqrt{y+2}+\sqrt{z+2})$

Câu III (3 điểm):Cho tam giác $ABC$ cân tại $A$,$I$ là tâm đường tròn nội tiếp tam giác $ABC$.$M$ là điểm nằm trong tam giác $ABC$ sao cho $\widehat{BMC}=\widehat{BIC}$.Đường thẳng qua $M$ và song song $BC$ cắt $AB,AC$ lần lượt tại $P$ và $Q$.Các đường thẳng qua $M$ và song song với $AB,AC$ cắt $BC$ tại $D$ và $E$

1)Chứng minh rằng tứ giác $MQCD$ nội tiếp được

2)Gọi $N$ là giao điểm của $PD$ và $QE$.Chứng minh rằng khi $M$ thay đổi $N$ luôn chạy trên một đường tròn cố định

Câu IV (1 điểm):Cho $n$ và $k$ là các số nguyên dương mà $k\leq n$.$S$ là tập chứa $n$ số thực phân biệt , $T$ tập tất cả các số thực dạng $x_1+x_2+...+x_n$,trong đó $x_1,x_2,...,x_n$ là $k$ số thực phân biệt thuộc $S$.Chứng minh rằng:$T$ chứa ít nhất $k(n-k)+1$ số thực phân biệt

                                                                                         HẾT          



#2
hoctrocuaZel

hoctrocuaZel

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1162 Bài viết

$1$.

Để í rằng  $a+b+c=0;ab+ac+bc=-2-\sqrt{2};abc=2$.

b/ $x^2+y^2=9^2+8^2=1+12^2$. Mà $9^3+8^3=1241$

2/b/ 

$x+\frac{3}{x-1}\geqslant 2\sqrt{x+2}\Leftrightarrow (x^2-x+3)^2\geq 4(x+2)(x-1)^2\Leftrightarrow (x^2-3x-1)^2\geqslant 0$


Hướng TH Phan
$(1)$ Lòng như mây trắng
$(2)$: Forever Young
$(3)$: You are the apple of my eye
Người ta thường nói tuổi thanh xuân như một cơn mưa rào, nếu bị ướt một lần thì bạn vẫn mong muốn thêm 1 lần nữa ...
#hoctrocuaZel
:(

#3
devilloveangel

devilloveangel

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 78 Bài viết

                                                       TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ TỰ NHIÊN

                                                             TRƯỜNG THPT KHOA HỌC TỰ NHIÊN

                                                      ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM 2015

                                                                Ngày thi: 28 tháng 3 năm 2015 (Lần 2)

                                                                      MÔN:TOÁN (VÒNG 2)

                                                     Thời gian làm bài 150 phút,không kể thời gian giao đề

Câu I (3 điểm):

1)Cho $a,b,c$ là các nghiệm của phương trình:$x^3-(2+\sqrt{2})x-2=0$.Tính :$M=\frac{1+a}{1-a}+\frac{1+b}{1-b}+\frac{1+c}{1-c}$

2)Tìm nghiệm nguyên của hệ phương trình:$\left\{\begin{matrix} x^3+y^3=1241 & & \\ x^2+y^2=145 & & \end{matrix}\right.$

 

Câu 1.2 
Viết lại hệ : 
$\left\{\begin{matrix} (x+y)(x^{2} -xy + y^{2}) = 1241 & \\ x^{2} + y^{2} = 145 & \end{matrix}\right.$

=> $(x + y)(145 - xy) = 1241 = 17 . 73$

đến đây giải nghiệm nguyên ra x=9 , y=8


Imagination rules the world.


#4
dogsteven

dogsteven

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1567 Bài viết

Bài 2.2

$p_n\mid p_1p_2...p_n\mid (p_1+1)(p_2+1)...(p_n+1)$

Do $(p_n,p_1)=1$ và $p_1+1, p_2+1,...,p_{n-2}+1<p_n$ nên $p_n\mid p_{n-1}+1$

Do đó $p_{n}=p_{n-1}+1$ hay $p_{n-1}=2$ và $p_n=3$

Vậy $(2,3)$ là bộ số cần tìm.


Quyết tâm off dài dài cày hình, số, tổ, rời rạc.


#5
dogsteven

dogsteven

    Đại úy

  • Thành viên
  • 1567 Bài viết

Bài 4. Giả sử $x_1<x_2<...<x_n$

Khi đó xét các tổng:

$x_1+x_2+...+x_k<x_1+x_2+...+x_{k-1}+x_{k+1}<...<x_1+x_2+...+x_{k-1}+x_{n}<x_1+x_2+...+x_{k-2}+x_{k}+x_{n}<x_1+x_2+...+x_{k-2}+x_{k+1}+x_{n}<...<x_{n-k+1}+x_{n-k+2}+...+x_{n}$

Dãy này có đúng $k(n-k)+1$ tổng.


Quyết tâm off dài dài cày hình, số, tổ, rời rạc.





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh