Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi HSG Toán 9 của tỉnh Hà Nam, năm học 2014-2015


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 12 trả lời

#1
Ngoc Hung

Ngoc Hung

    Đại úy

  • Điều hành viên THCS
  • 1547 Bài viết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                               KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9

             HÀ NAM                                                                  NĂM HỌC 2014-2015

     ĐỀ CHÍNH THỨC                                                                 Môn: Toán

                                   Thời gian làm bài : 150 phút

 

 

Bài 1: Cho biểu thức $M=\frac{\sqrt{x}(x+15)-4}{x-3\sqrt{x}-4}-\frac{\sqrt{x}-4}{\sqrt{x}+1}+\frac{3(\sqrt{x}+4)}{4-\sqrt{x}}$

         a) Tìm điều kiện xác định và  rút gọn biểu thức M

         b) Tìm x để $M=\frac{9}{2}$

  c) Tính giá trị của M biết $x=\frac{\sqrt{\sqrt{10}+3}+\sqrt{\sqrt{10}-3}}{\sqrt{\sqrt{10}+1}}+sin^{2}10^{0}+sin^{2}80^{0}+\sqrt[3]{7-5\sqrt{2}}$

Bài 2: a) Tìm m để đường thẳng y = x + m cắt đồ thị $y=x^{2}$ (P) taị hai điểm phân biệt $A(x_{1};y_{1});B(x_{2};y_{2})$ sao cho $\left ( x_{2}-x_{1} \right )^{2014}+\left ( y_{2}-y_{1} \right )^{2014}=2$

    b) Giải phương trình $\frac{3x+3}{\sqrt{x}}=3+\frac{2\sqrt{x^{2}+7x+1}}{x+1}$

Bài 3: a) Cho đa thức P(x) có các hệ số là các số nguyên và P(17) = 10; P(24) = 17. Biết a, b là hai số nguyên phân biệt  thỏa mãn P(a) = a + 3 và P(b) = b + 3. Tính ab

    b) Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} x^{3}+x=y^{3}+3y^{2}+4y+2 & \\ \sqrt{x+6-4\sqrt{x+2}}+\sqrt{y+12-6\sqrt{y+3}}=1& \end{matrix}\right.$

Bài 4:  Cho AB là đường kính của đường tròn (O; R). C  là một điểm thay đổi trên  đường tròn (C khác A và B), kẻ CH vuông góc với AB tại H. Gọi I là trung điểm AC, OI cắt tiếp tuyến tại A của đường tròn (O; R) tại M, MB cắt CH tại K.

a) Chứng minh MC là tiếp tuyến của (O; R).

b) Chứng minh K là  trung điểm của CH.

      c) Cho BI cắt CO tại D, AD cắt BC tại E. Gọi r là bán kính đường tròn nội tiếp  tam giác ABC. Chứng minh $\frac{r^{2}}{AE^{2}+BI^{2}}< \frac{1}{20}$

Bài 5: a) Cho các số thực dương x, y, z thoả mãn x + y + z = 3.

           Chứng minh rằng $\frac{x}{x+\sqrt{3x+yz}}+\frac{y}{y+\sqrt{3y+zx}}+\frac{z}{z+\sqrt{3z+xy}}\leq 1$

          b) Cho tam giác ABC  nhọn nội tiếp đường tròn (O;1), chứng minh trong ba cạnh của tam giác ABC có ít nhất một cạnh có độ dài lớn hơn hoặc bằng $\sqrt{3}$



#2
hoanglong2k

hoanglong2k

    Trung úy

  • Điều hành viên THCS
  • 965 Bài viết

Bài 5.

Ta có : $P=\sum \frac{x}{x+\sqrt{x^2+xy+yz+zx}}=\sum \frac{x}{x+\sqrt{(x+y)(x+z)}}$

Cách 1 :

Theo Cauchy-Schwarz với bộ $(x,y)-(z,x)$  thì 

$P\leq \sum \frac{x}{x+\sqrt{xz}+\sqrt{xy}}=\sum \frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}+\sqrt{y}+\sqrt{z}}=1$

 

Cách 2: 

Cũng theo Cauchy-Schwarz nhưng với bộ $(x,y)-(x,z)$ thì

$P\leq \sum \frac{x}{2x+\sqrt{yz}}=\sum \frac{1}{2+\frac{\sqrt{yz}}{x}}$

Đặt $(a,b,c)\rightarrow (\frac{\sqrt{xy}}{z},\frac{\sqrt{yz}}{x},\frac{\sqrt{zx}}{y})$ thì $abc=1$

Ta cần chứng minh $\sum \frac{1}{2+a}\leq 1\Leftrightarrow ab+bc+ca\geq 3$ ( luôn đúng theo AM-GM )

 

Dấu "=" xảy ra khi $x=y=z=1$



#3
toile432000

toile432000

    Lính mới

  • Thành viên
  • 9 Bài viết

Bài 5: b, Trong 3 góc AOB, BOC, COA tồn tại ít nhất 1 góc có số đo >= 120 độ. Không mất tính tổng quát giả sử góc BOC>= 120 độ

Xét tam giác BOC cân tại O có 180 độ > góc BOC>=120 độ ( vì góc BOC=2 lần góc BAC<2.90 độ=180 độ) và OB=OC=1 không đổi. Nên BC min khi góc BOC=120 độ

Khi đó: BC=2BH (H là trung điểm của BC)=2.$\frac{\sqrt{3}}{2}$=$\sqrt{3}$

Suy ra được đpcm! 


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi toile432000: 24-04-2015 - 09:20


#4
arsfanfc

arsfanfc

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 377 Bài viết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                               KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9

             HÀ NAM                                                                  NĂM HỌC 2014-2015

     ĐỀ CHÍNH THỨC                                                                 Môn: Toán

                                   Thời gian làm bài : 150 phút

 

 

 

   

BÀi 3:    b) Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} x^{3}+x=y^{3}+3y^{2}+4y+2 & \\ \sqrt{x+6-4\sqrt{x+2}}+\sqrt{y+12-6\sqrt{y+3}}=1& \end{matrix}\right.(*)$

 

$<=> \left\{\begin{matrix} (x-y+1)(y^2+xy+2y+x^2+x+2)=0 & \\ | \sqrt{x+2}-2|+|\sqrt{y+3}-3|=1\end{matrix}\right.$

 $<=> \left\{\begin{matrix} x=y+1 & \\ \left | \sqrt{y+3}-2 \right |+\left | \sqrt{y+3}-3=1 \right | & \end{matrix}\right.$

Đến đây xét khoảng là ra :D :D :D


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi arsfanfc: 24-04-2015 - 11:36

~YÊU ~


#5
Lychee

Lychee

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 26 Bài viết

ai giải giùm em bài hình với.



#6
luffy2000

luffy2000

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết

a/Ta có = =1/2  suy ra tứ giác MAOC nội tiếp suy ra góc MCO=90 độ suy ra MC là tiếp tuyến của (O)

 

b/ Ta có KH // MA suy ra  (1);

 đồng dạng  do góc A = góc H =90;

Góc MOA = góc ABO

Suy ra     (2)

AO=1/2 BA   (3)

Từ (1) (2) và (3) suy ra CH=2KH suy ra K là trung điểm của CH

câu c lỗi chữ nên bạn xem tệp đính kèm nhá

Hình gửi kèm

  • aaaaaaaaaaUntitled.png


#7
Air Force

Air Force

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 145 Bài viết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                               KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9

             HÀ NAM                                                                  NĂM HỌC 2014-2015

     ĐỀ CHÍNH THỨC                                                                 Môn: Toán

                                   Thời gian làm bài : 150 phút

 

 

 

Bài 2: b) Giải phương trình $\frac{3x+3}{\sqrt{x}}=3+\frac{2\sqrt{x^{2}+7x+1}}{x+1}$

Bài 3: a) Cho đa thức P(x) có các hệ số là các số nguyên và P(17) = 10; P(24) = 17. Biết a, b là hai số nguyên phân biệt  thỏa mãn P(a) = a + 3 và P(b) = b + 3. Tính ab

    b) Giải hệ phương trình $\left\{\begin{matrix} x^{3}+x=y^{3}+3y^{2}+4y+2 & \\ \sqrt{x+6-4\sqrt{x+2}}+\sqrt{y+12-6\sqrt{y+3}}=1& \end{matrix}\right.$

Bài 4:  Cho AB là đường kính của đường tròn (O; R). C  là một điểm thay đổi trên  đường tròn (C khác A và B), kẻ CH vuông góc với AB tại H. Gọi I là trung điểm AC, OI cắt tiếp tuyến tại A của đường tròn (O; R) tại M, MB cắt CH tại K.

a) Chứng minh MC là tiếp tuyến của (O; R).

b) Chứng minh K là  trung điểm của CH.

      c) Cho BI cắt CO tại D, AD cắt BC tại E. Gọi r là bán kính đường tròn nội tiếp  tam giác ABC. Chứng minh $\frac{r^{2}}{AE^{2}+BI^{2}}< \frac{1}{20}$

Bài 5: a) Cho các số thực dương x, y, z thoả mãn x + y + z = 3.

           Chứng minh rằng $\frac{x}{x+\sqrt{3x+yz}}+\frac{y}{y+\sqrt{3y+zx}}+\frac{z}{z+\sqrt{3z+xy}}\leq 1$

          b) Cho tam giác ABC  nhọn nội tiếp đường tròn (O;1), chứng minh trong ba cạnh của tam giác ABC có ít nhất một cạnh có độ dài lớn hơn hoặc bằng $\sqrt{3}$

Ai giải hộ mình những phần trên với !



#8
trunghtltbn

trunghtltbn

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 9 Bài viết

Bài 5.

Ta có : $P=\sum \frac{x}{x+\sqrt{x^2+xy+yz+zx}}=\sum \frac{x}{x+\sqrt{(x+y)(x+z)}}$

Cách 1 :

Theo Cauchy-Schwarz với bộ $(x,y)-(z,x)$  thì 

$P\leq \sum \frac{x}{x+\sqrt{xz}+\sqrt{xy}}=\sum \frac{\sqrt{x}}{\sqrt{x}+\sqrt{y}+\sqrt{z}}=1$

 

Cách 2: 

Cũng theo Cauchy-Schwarz nhưng với bộ $(x,y)-(x,z)$ thì

$P\leq \sum \frac{x}{2x+\sqrt{yz}}=\sum \frac{1}{2+\frac{\sqrt{yz}}{x}}$

Đặt $(a,b,c)\rightarrow (\frac{\sqrt{xy}}{z},\frac{\sqrt{yz}}{x},\frac{\sqrt{zx}}{y})$ thì $abc=1$

Ta cần chứng minh $\sum \frac{1}{2+a}\leq 1\Leftrightarrow ab+bc+ca\geq 3$ ( luôn đúng theo AM-GM )

 

Dấu "=" xảy ra khi $x=y=z=1$

Anh làm giúp em bài 3 phần 1 được không ạ



#9
Air Force

Air Force

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 145 Bài viết

ai làm hộ bài 3 phần 1 với. mình cần gấp lắm



#10
huykietbs

huykietbs

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 335 Bài viết

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                               KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9

             HÀ NAM                                                                  NĂM HỌC 2014-2015

     ĐỀ CHÍNH THỨC                                                                 Môn: Toán

                                   Thời gian làm bài : 150 phút

 

Bài 3: a) Cho đa thức P(x) có các hệ số là các số nguyên và P(17) = 10; P(24) = 17. Biết a, b là hai số nguyên phân biệt  thỏa mãn P(a) = a + 3 và P(b) = b + 3. Tính ab

    

Có ai làm giúp em bài này với được không ạ?



#11
anhdam1408

anhdam1408

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 65 Bài viết

    b) Giải phương trình $\frac{3x+3}{\sqrt{x}}=3+\frac{2\sqrt{x^{2}+7x+1}}{x+1}$
Bài 3: a) Cho đa thức P(x) có các hệ số là các số nguyên và P(17) = 10; P(24) = 17. Biết a, b là hai số nguyên phân biệt  thỏa mãn P(a) = a + 3 và P(b) = b + 3. Tính ab
    m.n ơi giải giúp mk câu này với ạ

$\int{x^{2} + (y - \sqrt[3]{x^{2}})^{2} = 1}$

    :wacko:  :icon12: I Love CSP   :icon12:   :wacko:


#12
anhdam1408

anhdam1408

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 65 Bài viết
bài ba nó ko cho là bậc mấy ạ

$\int{x^{2} + (y - \sqrt[3]{x^{2}})^{2} = 1}$

    :wacko:  :icon12: I Love CSP   :icon12:   :wacko:


#13
chiakisempai

chiakisempai

    Lính mới

  • Thành viên
  • 8 Bài viết

    b) Giải phương trình $\frac{3x+3}{\sqrt{x}}=3+\frac{2\sqrt{x^{2}+7x+1}}{x+1}$

ĐK: $x>0$
PT $\Leftrightarrow\dfrac{3x+3}{\sqrt{x}}-6=\dfrac{2\sqrt{x^2+7x+1}}{x+1}-3$
$\Leftrightarrow\dfrac{3(\sqrt{x}-1)^2}{\sqrt{x}}=\dfrac{2\sqrt{x^2+7x+1}-3(x+1)}{x+1}=\dfrac{-5(x-1)^2}{(x+1)\left[2\sqrt{x^2+7x+1}+3(x+1)\right]}$
Từ đó suy ra pt có nghiệm duy nhất $x=1$


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi chiakisempai: 09-02-2017 - 17:10





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh